Đề và đáp án HSG môn Sinh học 9.

4 657 2
Đề và đáp án HSG môn Sinh học 9.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT KRÔNG NĂNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 9 TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ Thởi gian: 150 phút Câu 1:(2đ) a) Dòng thuần chủng là gì? b) Phương pháp tạo dòng thuần chủng ở thực vật, và động vật ? C âu 2 (4,0đ ): So sánh định luật phân li và định luật phân li độc lập ? Câu 3: (1.5đ) so sánh thường biến và đột biến? Câu 4:(1.5đ) Nêu bản chất quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ? Gen (một đoạn AND  mARN  prôtêin tính trạng) Câu 5: (4,0 điểm) Nêu ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh? Câu 6: (2 điểm) 1) Trong sản xuất có những cách nào để tạo ra thể tam bội (3n) và thể tứ bội (4n) ? 2) Số liên kết Hiđrô của gen sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau: - Mất 1 cặp Nuclêôtít. - Thay cặp Nuclêôtít này bằng cặp Nuclêôtít khác. Câu 7. (2 điểm) Ở lúa, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn (B), chín sớm (b), hạt dài(D), hạt tròn (d). Các gen trên phân li độc lập. Cho ba thứ lúa di hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với lúa đồng hợp tử về thân cao, dị hợp tử về tính trạng chín muộn và hạt tròn. Không viết sơ đồ lai (hoặc kẻ bảng) hãy xác định : a. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1? b. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1? Câu 8: (3điểm) Gen B có chiều dài 0,51µm bị đột biến thành gen b. Gen b có chiều dài hơn gen B là 3,4 A 0 . a) Xác định dạng đột biến và cho biết tên gọi cụ thể của dạng đột biến nói trên. b) Tính khối lượng phân tử của gen b. Biết khối lượng phân tử trung bình của 1 nuclêôtit là 300 ĐVC. c) Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Hết Câu 1: (2đ) a) Dòng thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất qua nhiều thế hệ đều mang kiểu gen đồng hợp tử, đều có kiểu hình giông nhau. (0.5đ) b) – Thực vật: Cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. (0.5đ) – Động vật: Cho giao phối cận huyết (0.5đ) – Sau đó tiến hành kiểm tra kiểu gen bằng phép lai phân tích (0.5đ) C âu 2 (4,0đ ): *Giống nhau : - Đều có các nghiệm đúng giống nhau. (0,25đ) + Bố, mẹ đem lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được theo dõi. (0,25đ) + Tính trạng trội phải trội hoàn toàn. (0,25đ) + Số lượng con lai phải đủ lớn. (0,25đ) - Ở F2 xuất hiện nhiều hơn 1 kiểu hình. (0,25đ) - Sự di truyền của các cặp tính trạng đều dựa trên sự kết hợp giữa 2 cơ chế : Phân li các cặp gen trong giảm phân tạo giao tử và tổ hợp các gen trong thụ tinh tạo hợp tử. (0,25đ) * Khác nhau : Định luật phân li Định luật phân li độc lập - Phản ánh sự di truyền của 1 cặp tính trạng . (0,25đ) - F1 dị hợp tử 1 cặp gen (Aa) tạo ra 2 loại giao tử 1A : 1a. (0,25đ) - F2 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3 : 1(0,25đ) - F2 có 4 loại tổ hợp với 3 kiểu gen. (0,25đ) - F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp. (0,25đ) - Phản ánh sự di truyền của 2 cặp tính trạng. (0,25đ) - F1 dị hợp tử 2 cặp gen (AaBb) tạo ra 4 loại giao tử 1Ab : 1Ab : 1Ab : 1 ab. (0,25đ) - F2 có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1. (0,25đ) - F2 có 16 loại tổ hợp với 9 kiểu gen. (0,25đ) - F2 xuất hiện biến dị tổ hợp. (0,25đ) Câu 3: (1. 5đ) Giống - Điều gây biến đổi kiểu hình của cơ thể (0.5đ) - Khác : Đột biến Thương biến - Biến đổi vật chất di truyền  biến đổi kiểu hình  di truyền. - Đột biến thường biểu hiện riêng rẻ không theo hướng xác định. - Biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen  không di truyền (0.5đ) - Xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định. (0.5đ) Câu 4: (1.5đ) - Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn của ADN quy định trình tự các nucleotit trong mạch mARN. (0.5đ) - Trình tự các nucleotit trong mạch mARN quy định trình tự các axit amin trong câú trúc bậc một của protein. (0.5đ) - Protein tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng. (0.5đ) - Gen quy định tính trạng. Câu 5 (4,0điểm) • Ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân: - Nguyên phân là hình thức sinh sản của hợp tử, của tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. (0,25đ) - Cơ thể đa bào lớn lên nhờ nguyên phân. Khi các cơ quan của cơ thể đạt khối lượng tới hạn thì ngừng sinh trưởng, lúc này nguyên phân bị ức chế. .(0,5đ) - Nhờ tự sự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của nguyên phân, bộ NST 2n của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào của một cơ thể và qua các thế hệ sinh vật của những loài sinh sản vô tính.(0,5đ) • Ý nghĩa sinh học của quá trình giảm phân: - Giảm phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dục (noãn bào bậc 1, tinh bào bậc 1) xảy ra ở thời kì chín của tế bào này.(0,25đ) - Nhờ sự phân li cuả NST trong cặp tương đồng xảy ra trong giảm phân, số lượng NST trong giao tử giảm xuống còn n NST nên khi thụ tinh bộ NST 2n cuả loài lại được phục hồi.(0,5đ) - Sự trao đổi chéo giữa 2 cromatit trong cặp NST kép tương đồng xảy ra ở kì đầu, sự phân li độc lập và tổ hợp tự do giữa những NST kép trong cặp tương đồng xảy ra ở kì sau của giảm phân 1 đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau là cơ sở cho sự xuất hiện biến dị tổ hợp.(0,5đ) • Ý nghĩa sinh học của quá trình thụ tinh: - Thụ tinh là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, thực chất là sự kết hợp hai bộ NST đơn bội thành bộ NST lưỡng bội 2n của hợp tử.(0,25đ) - Thụ tinh là cơ chế hình thành hợp tử, từ đó phát triển thành cơ thể mới.(0,25đ) - Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử khác nhau làm cho NST của loài tuy vẫn ổn định về mặt số lượng, hình dạng, kích thước nhưng lại xuất hiện dưới dạng những tổ hợp mới, tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới.(0,5đ) • Kết luận: Sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho mỗi loài giao phối qua các thế hệ cơ thể, đồng thời còn tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống.(0,5đ) Câu 6: (2 điểm) 1) Trong sản xuất có thể tạo ra thể tam bội (3n) và thể tứ bội (4n) (1 điểm) * Cách tạo ra thể tam bội (3n): (0.5 điểm) - Tác động vào quá trình giảm phân ở một bên bố hay mẹ tạo ra giao tử 2n; cho giao tử 2n kết hợp với giao tử n - Cho lai thể tứ bội 4n (cho giao tử 2n) với thể lưỡng bội 2n (cho giao tử n) * Cách tạo ra thể tứ bội (4n): (0.5 điểm) - Tác động vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (2n) tạo tế bào 4n → phát triển thành thể tứ bội - Tác động vào quá trình giảm phân tạo ra giao tử 2n; sau đó cho các giao tử 2n kết hợp với nhau 2) Số liên kết Hiđrô của gen sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau: (1 điểm) - Mất 1 cặp Nuclêôtít(0.5 điểm):+ Nếu mất cặp A -T sẽ giảm 2 liên kết H + Nếu mất cặp G - X sẽ giảm 3 liên kết H - Thay cặp Nuclêôtít này bằng cặp Nuclêôtít khác: (0.5 điểm) + Thay cặp A - T bằng cặp T - A hoặc cặp G - X bằng cặp X - G sẽ không thay đổi. + Thay cặp G - X bằng cặp T - A giảm 1 liên kết H + Thay cặp A - T bằng cặp G - X tăng 1 liên kết H Câu 7. (2 điểm) a. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 : - Kiểu gen của P : AaBbDd ( Cao, muộn, dài ) x AABbdd ( cao, muộn, tròn ) - Số kiểu gen ở F1 : 12(0.5 điểm) - Tỉ lệ kiểu gen ở F1 : (1 : 1) (1 : 2 : 1) (1 : 1) = 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1(0. 5 điểm) b. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 : - Số loại kiểu hình ở F1 : 4 (0.5 điểm) - Tỉ lệ kiểu hình ở F1 : (1) ( 3 : 1 ) (1 : 1) = 3 : 3 : 1 : 1(0.5 điểm) Câu 8: (3 điểm) Gen B có chiều dài 0,51µm bị đột biến thành gen b. Gen b có chiều dài hơn gen B là 3,4 A 0 . a) Dạng đột biến: (1 điểm) - Chiều dài tăng thêm 3,4 A 0 → tương ứng 1 cặp nuclêôtit. (0.5 điểm) - Chiều dài gen b hơn gen B → đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit(0.5 điểm) b) Khối lượng phân tử gen b: (1 điểm) - Đổi 0,51 µm = 5100 A 0 (0.25 điểm) - Chiều dài gen b: 5100 + 3,4 = 5103, 4 A 0 (0.25 điểm) - Số nuclêôtit của gen b: 5103, 4 2 3002 3,4 × = nuclêôtit (0.25 điểm) - Khối lượng phân tử gen b: 300 x 3002 = 900.600 đvc. (0.25 điểm) c) Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. (1 điểm) . ĐT KRÔNG NĂNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 9 TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ Thởi gian: 150 phút Câu 1:(2đ) a) Dòng thuần chủng là gì? b) Phương pháp tạo dòng thuần chủng ở thực vật, và động vật ? C. vật ? C âu 2 (4,0đ ): So sánh định luật phân li và định luật phân li độc lập ? Câu 3: (1.5đ) so sánh thường biến và đột biến? Câu 4:(1.5đ) Nêu bản chất quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ? . trúc và hoạt động sinh lý của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng. (0.5đ) - Gen quy định tính trạng. Câu 5 (4,0điểm) • Ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân: - Nguyên phân là hình thức sinh

Ngày đăng: 10/05/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan