Nền kinh tế hàng hóa Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII

10 4.7K 26
Nền kinh tế hàng hóa Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nền kinh tế hàng hóa Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII

1 Trong giai đoạn từ thế kỉ XVI-XVIII, nền kinh tế hàng hố Việt Nam khơng chỉ bị tác động bởi những biến động kinh tế ở trong nước mà còn chịu ảnh hưởng khơng nhỏ của tình hình quốc tế. Thế kỉ XV, tư bản thế giới phát triển kéo theo đó là sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Vấn đề quan trọng được đặt ra lúc bấy giờ là thị trường để trao đổi bn bán, thị trường mà ở đó có thể tìm thấy những ngun liệu mới mà Phương Tây khơng có. Chính do nhu cầu mở rộng hoạt động thương mại và nhờ vào những tiến bộ kĩ thuật của ngành hàng hải, từ cuối thế kỉ XV, ở Phương Tây đã diễn ra nhiều cuộc phát kiến địa lý sang Phương Đơng với hi vọng sẽ kiếm được nhiều vàng bạc và của cải. Có thể kể đến 3 cuộc phát kiến địa lý lớn đó là cuộc hành trình của Vaxcơ đơ Gama, Crixtơp Cơlơng và Vêxpuxơ Amêrigơ, của Magienlan… Sau các cuộc phát kiến đó đã diễn ra nhiều cuộc di chuyển cư dân trên qui mơ lớn, thương nhân vội vã giành giật thị trường và các nguồn ngun liệu ở các địa bàn mới vì thế người Phương Tây ngày càng hiểu rõ hơn về về Phương Đơng và muốn mở rộng quan hệ bn bán với Phương Đơng trong đó có Việt Nam. Thêm vào đó là hoạt động thương thuyền Châu Á đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng nhộn nhịp đã tạo nên một thời kì được gọi là “thương mại Biển Đơng ”. Việt Nam cũng tham gia vào hoạt động trao đổi bn bán này và đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hố Việt Nam phát triển. Trong bối cảnh khu vực hết sức thuận lợi cùng với những thành tích trong kinh tế nơng nghiệp, thủ cơng nghiệp, khai mỏ, nội thương… đã khiến cho nền kinh tế hàng hố Việt Nam ra đời và đạt được nhiều thành tựu. * Sản xuất thủ cơng nghiệp Cả chính quyền Lê-Trịnh ở Đàng Ngồi và Nguyễn ở Đàng Trong đều cho lập ra các quan xưởng. Đàng Ngồi, ở Thăng Long, chúa Trịnh lập ra nhiều xưởng lớn chun sản xuất vũ khí cho qn đội, làm đồ trang sức cho cung đình, may trang phục cho vua chúa. Từ năm 1760, Nhà nước cho phép các chấn mở xưởng đúc tiền. Đàng Trong, chúa Nguyễn đặc biệt chú ý các cơng xưởng đúc súng và THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN 2 đóng thuyền. Nhưng do lực lượng lao động trong các quan xưởng đều là những thợ thủ cơng giỏi được trưng tập từ các địa phương theo chế độ cơng tượng nên sản phẩm làm ra chỉ phục vụ nhu cầu rất hạn chế của chính quyền nên ít có tác động đến sự phát triển kinh tế trong kì nước. Bộ phận chủ yếu làm nên diện mạo hưng khởi của kinh tế hàng hố thời này là các nghề thủ cơng trong dân gian… - Nghề làm gốm: Nhiều làng chun làm gốm đã được hình thành từ những thế kỉ trước và cho đến thời kì này nhiều làng gốm như Bát Tràng, Chu Đậu, Thổ Hà . ở Đàng Ngồi và Mý Thiện, Lộc Thiện ở Đàng Trong đã trở thành những trung tâm sản xuất lớn. Sản phẩm làm ra chẳng những được lưu thơng trên cả nước mà với chất lượng khá cao còn là một mặt hàng xuất khẩu được nước ngồi ưa chuộng. - Nghề kéo tơ, dệt lụa: Đàng Ngồi, n Thái, Nghi Tàm, Bưởi, Trúc Bạch và các làng phụ cận như Thiên Mỗ, Ỷ La, Hạ Hội là những nơi nổi tiếng về mặt hàng này. Tơ lụa trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Từ năm 1637, người Hà Lan đã mua tơ ở Đàng Ngồi với số lượng lớn: Năm 1644: 645 tạ Năm 1645: 920 tạ ( 800 tạ đem bán ở Nhật và 120 tạ trở về Châu Âu. Người Bồ Đào Nha hàng năm cũng đặt hàng vạn lạng bạc cho chúa Trịnh để mua tơ. Đàng Trong, nghề kéo tơ dệt lụa phát triển cả về số lượng và chất lượng. Thương nhân Paovorơ đánh giá rất cao về mặt hàng này: “ Tơ của họ rất đẹp . họ có thể cung cấp nhiều hơn nữa nếu Đàng Trong có thị trường tiêu thụ ” Tơ lụa khi ấy là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị nên ở Đàng Ngồi chính quyền và quan lại cũng tham gia vào cơng việc bn bán. Tuy nhiên, hàng của chúa khơng đẹp nhưng lại buộc thương nhân mua đắt với giá cao gấp 2 lần . Phương thức mua bán này chính là một trong những ngun nhân làm cho ngoại thương Đàng Ngồi sớm lụi tàn. THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN 3 - Trồng mía làm đường: Là một nghề truyền thống có từ thời Bắc Thuộc, nghề này phát triển rộng rãi trong thế kỉ XVII-XVIII, đặc biệt là ở vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đường cũng là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng lúc bấy giờ, theo Paovrơ: “trước kia, họ chỉ làm đủ dùng trong xứ, nhưng vì các lái bn Trung Quốc đem lại cho họ nguồn tiêu thụ nên họ đã tăng các lò nấu đường nên đến mức có thể đủ hàng cho 80 chiếc thuyền”. Năm 1637, tàu Hà Lan đã cập cảng Hội An mua gần 2.000 cân đường chở về Batavia. Các nghề thủ cơng khác như làm giấy, rèn sắt, đúc đồng, dệt chiếu, làm nón, chạm khắc mỹ nghệ…đều có những bước phát triển. Một số nghề mới cũng xuất hiện trong thời kì này. Đàng Ngồi hai làng Liễu Tràng và Hồng Lục ( Hải Dương ) đã phát triển thành trung tâm khắc ván in và bia đá nổi tiếng. Đàng Trong xuất hiện một số nghề du từ Phương Tây. Một người tên là Nguyễn Văn Tú ở Đăng Xương –Thừa Thiên sau khi du học 2 năm ở Hà Lan đã học được nghề chế tạo đồng hồ. Tuy nhiên, sản phẩm chỉ dừng lại ở mức phục vụ cho nhu cầu của giới q tộc. - Nghề khai mỏ: Trong các thế kỉ XVII-XVIII, nghề khai khống phát triển khá rầm rộ. Các mỏ vàng, bạc, đồng, kẽm đều hình thành các cơng trường khai thác nhưng phát triển mạnh nhất là ở các vùng mỏ có đồng. Phan Huy Chú từng có nhận xét về tình hình khai mỏ ở Đàng ngồi như sau: “lợi về hầm mỏ phần nhiều ở các Tứ Xun, Hưng, Thái, Lạng, Vàng, bạc, đồng, thiếc thật là vơ tận. Chi dụng trong nước sở dĩ được đầy đủ là do thuế của các mỏ khơng thiếu”…Từ thời Lê Trung Hưng, khi nghề khai mỏ phát triển mạnh mẽ, chúa Trịnh đã cho các chủ thầu Trung Quốc tổ chức khai thác, nhân cơng chủ yếu là người Trung Quốc. Một số quan lại người Việt cũng xin Nhà nước cho phép bỏ vốn ra bao thầu khai thác. Khống sản khai thác được đem ra bán trên thị trường trong nước và xuất khẩu. THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN 4 Đàng Trong khơng có nhiều khống sản nên nghề này kém phát triển. Đến thế kỉ XVIII mới hình thành một số cơng trường khai thác vàng và quặng sắt, chủ yếu là ở Quảng Nam. Đến cuối thế kỉ XVIII xuất hịên một số cơng trường khai thác lớn. Giang Huyền một người giàu có đã bỏ tiền ra mua cả một quả núi ở Thu Bồn. Hàng năm, số vàng đào được chở đến Hội An bán cho tàu nước ngồi lên đến gần 1.000 thoi. Nghề khai khống trong thế kỉ XVII-XVIII trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đã xuất hiện nhiều cơng trường thủ cơng. * Tình hình nội thương Thế kỉ XVI-XVIII là giai đoạn bùng phát của hệ thống các chợ, bên cạnh các chợ làng đã xuất hiện các chợ tổng, chợ huyện họp theo phiên. Có những làng nghề có chợ riêng chun bán sản phẩm làm ra: chợ Đại Bái bán đồ đồng, chợ Thổ Hà Bát Tràng chun bán đồ sành sứ, chợ Vân Chàng, Nho Lâm chun bán đồ rèn sắt. Cùng với các chợ địa phương đã có những chợ lớn Nhà nước đứng ra thu thuế. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế hàng hố trong thời kì này đã làm hưng khởi bộ mặt của các đơ thị. Đàng Ngồi, hai đơ thị được coi là lớn và hoạt động thương mại sầm uất là Thăng Long và Phố Hiến. Thăng Long khi ấy còn có tên gọi là Kẻ Chợ - từ 36 phố phường thời Lê đã trở thành trung tâm chính trị và thương mại quan trọng. Theo giáo sĩ Marini, ở Thăng Long vào năm 1666: “có 62 khu phố mà mỗi khu rộng bằng một thành phố nhỏ của nước Ý .Các phố đều đầy thợ thủ cơng và thương nhân ”. Cuối thế kỉ XVII, Baroon nhận xét : “ thành phố Kẻ Chợ có thể so sánh với các thành phố ở Châu Á nhưng lại đơng hơn ….các con đường rộng bấy giờ đều trở thành chật chội đến nỗi chen qua đám đơng người độ 100 bước trong khoảng nửa tiếng đồng hồ là một điều sung sướng”. Năm 1736, một sứ thần Trung Quốc khi đi chơi phố đã hứng khởi làm thơ : “ Ngày dài thuyền chở, xe dong Bán bn lũ lượt, trập trùng chen đua” THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN 5 Thành phố đứng thứ 2 ở đàng ngồi khi đó là Phố Hiến. Nhờ có vị trí giao thơng thuận lợi, vùng đất này đã phát triển thành một trung tâm trung chuyển thương mại lớn trong các thế kỉ XVI-XVII. Phố Hiến có 12 phường trong đó có 8 phường sản xuất các mặt hàng thủ cơng nghiệp. Phố Hiến cũng là nơi người nước ngồi đến làm ăn sinh sống nhiều nhất đặc biệt là người Trung Quốc. Người Hà Lan, Anh, Pháp cũng đã từng xin phép được lập điếm tại đây. Với vai trò trung chuyển thương mại, sự hưng thịnh của Phố Hiến phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển thương mại từ các nơi khác trong nước và tình hình ngoại thương. Ngồi những trung tâm thương mại lớn còn cần phải kể đến hiện tượng những tụ điểm bn bán mang dáng dấp đơ thị được mọc lên ở rất nhiều nơi như Kì Lừa, Đồng Đăng ( Lạng Sơn ), Vân Đồn, Vạn Nịnh (Quảng Ninh)… Đàng Trong, bên cạnh mạng lưới chợ nhỏ dày đặc, mỗi phủ thường có 4-5 chợ lớn. Đặc biệt ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ đã xuất hiện những tụ điểm cơng- nơng-thương-tín ở những vị trí giao thơng thuận lợi vừa bn bán vừa dịch vụ gọi là Thị Tứ đã góp phần đáng kể vào việc phát triển hàng hố ở nơng thơn. Đơ thị sầm uất nhất là thương cảng Hội An ( vốn là một hải cảng quan trọng của Champa) từ lâu đã trở thành nơi giao lưu bn bán mang tính quốc tế. Đến thế kỉ XVI, khi hoạt động thương mại trên biển Đơng trở nên nhộn nhịp, nhiều tầu bn nước ngồi đã đến đây bn bán. Hội An thực sự trở thành một thương cảng quốc tế vào đầu thế kỉ XVII. Theo nhà sư Thích Đại Sán đến Hội An vào năm 1695 thì : “Hội An là một mã đầu lớn, nơi tụ họp của khách hàng các nước…”. Một hiện tượng đáng lưu ý trong thời gian này là sự xuất hiện các luồng lưu thơng bn bán rộng lớn giữa các vùng. Có những luồng chun bn bán ngược xi từ đồng bằng lên miền núi và ngược lại. Có những luồng chun lưu thơng hàng hố giữa các trung tâm thương mại lớn như Thăng Long, Phố Hiến, Hội An .Do kinh tế hàng hố phát triển đã xuất hiện một làng nghề chun đi bn như làng Đa Ngưu - chun bn thuốc Bắc, làng Phủ Lưu chun bn bán the, lụa. THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN 6 Chính quyền Lê-Trịnh khơng mấy thiện cảm với nghề bn, khi thấy hoạt động này sơi động nhận định: “bọn hào phú và những kẻ tiểu dân…đua nhau làm nghề ngọn, ít kẻ chun chú vào nghề nơng…Từ năm 1664 đến năm 1743 chúa Trịnh đã lần lượt cho triệt bỏ các sở tuần ty, bến đò . Đó là một trong những ngun nhân cản trở sự phát triển của thương nghiệp. * Tình hình ngoại thương Nội thương phát triển đã thúc đẩy ngoại thương phát triển. Với hơn 3000 km bờ biển với nhiều hải cảng tốt, tàu biển có thể neo đậu, thêm vào đó hoạt động thượng mại trên biển Đơng diễn ra sơi động, tàu bn nhiều nước đã đến bn bán với nước ta. Ngồi các nước đã có quan hệ bn bán với ta từ trước như Trung Quốc, Mã Lai, Giava, Xiêm, thời kì này xuất hiện thêm những khách thương mới đến từ Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Pháp, Hà Lan, Anh…Trong số này quan hệ bn bán với Trung Quốc và Nhật Bản là mật thiết hơn cả. - Với thương nhân Trung Quốc: Trung Quốc vốn là bạn hàng truyền thống của Đại Việt nhưng trong khoảng thế kỉ XIV-XV do chính sách cấm vận của nhà Minh, thuyền bn Trung Quốc bị hạn chế ra nước ngồi nên việc bn bán với nhà Minh gần như bị ngừng trệ. Đến thế kỉ XVII khi Minh Mục Tơng bãi bỏ lệnh cấm vận, hoạt động của các thương nhân Trung Quốc lại trở nên nhộn nhịp. Đàng Ngồi, thuyền bn Trung Quốc thường cập cảng Vân Đồn ( Quảng Ninh) rồi đến phố Hiến ( Hưng n) hoặc đến Vị Hồng ( Nam Định ). Đàng Trong, chủ yếu họ đến bn bán tại các cảng Hội An ( Quảng Nam ), Nước Mặn (Bình Định), Bến Nghé ( Gia Định ). Hoạt động thương mại của người Trung Quốc trở nên đặc biệt sơi động. Lúc này các thuyền bn Trung Quốc khơng chỉ giữ quan hệ bn bán hai chiều giữa Trung Quốc với các nước Đơng Nam Á mà còn là cầu nối giữa các cảng thị ở vùng Đơng Á và Đơng Nam Á. Theo số liệu thống kê, trong khoảng thời gian từ năm 1651 đến năm 1724, số lượt chuyến các tàu bn lớn là 251 chuyến…Cuối thế kỉ XVII-đầu thế kỉ XVIII, nhiều người Hoa đã ở hẳn các cảng thị của Đại Việt. Riêng ở Hội An đã có THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN 7 đến 6.000 Hoa kiều. Khi việc bn bán với các nước khác bắt đầu sa sút, các thương nhân Hoa Kiều vẫn tiếp tục bn bán với Đại Việt. - Với Nhật Bản: Ngay từ cuối thế kỉ XVI đã có các thuyền bn Nhật Bản đến bn bán tại các cảng Đàng Trong. Tuy nhiên, thời kì bn bán thịnh đạt nhất của Nhật đối với cả Đàng Trong và Đàng Ngồi là ba mươi năm đầu thế kỉ XVII. Số thuyền được cấp giấy phép chính thức đến bn bán ở Đại Việt từ năm 1604 đến 1635 là 120 chiếc thuyền. Tuy nhiên, do chính sách cởi mở và ưu ái của chính quyền Đàng Trong, người Nhật chủ yếu đến bn bán ở Hội An. Tại đây người Nhật được phép lập phố riêng của mình. Theo một nhà nghiên cứu Nhật Bản, trong tổng số kim ngạch xuất-nhập khẩu của Nhật Bản qua hai trung tâm thương mại lớn là Hirađơ và Nagadaki đến trước năm 1640 là chiếm 10%. Mặt hàng chủ yếu người Nhật thường chở đến là bạc, đồng, khí giới. Họ mua về chủ yếu là tơ tằm, hương liệu và đồ gốm sứ. Sau khi Mạc Phủ ban hành lệnh Toả Quốc(sakoku), hạn chế ngoại thương, Nhật Bản vẫn tiếp tục bn bán với Đại Việt thơng qua các tàu bn Trung quốc và Hà Lan. - Với các tàu bn Bồ Đào Nha: Thương nhân Bồ Đào Nha là những khách bn đến sớm nhất từ Phương Tây. Bồ Đào Nha là một trong những nước Châu Âu có nền hàng hải phát triển sớm và mạnh. Năm 1498, Vaxcơ đơ Gama đã tìm ra con đường từ Lixbon đến Ấn Độ. Năm 1521, phái đồn Magienlan đã thực hiện thành cơng một chuyến đi lịch sử vòng quanh thế giới bằng đường biển. Những phát kiến này đã sớm đưa người Bồ Đào Nha đến Châu Á, trong đó có Việt Nam. Từ trung tâm truyền giáo và căn cứ thương mại Ma Cao các thương nhân Bồ Đào Nha đã tìm đến bn bán ở Hội An. Hàng hố bn bán là diêm sinh, cánh kiến, đồ sành sứ…Người Bồ Đào Nha khơng đạt thương điếm thường trực mà thơng qua các mơi giới người Hoa hay người Nhật để gom hàng, hàng hố chở đi từ Hội An là yến sào, tơ sống, gỗ q, đường THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN 8 Sang thế kỉ XVII, việc bn bán của người Bồ Đào Nha gặp nhiều cạnh tranh từ phía người Hà Lan, cho nên từ giữa thế kỉ XVII người Bồ Đào Nha chuyển hướng bn bán ra Đàng Ngồi - Với các tàu bn Hà Lan: Năm 1602, tại Amxtecđam, một cơng ty lớn chun bn bán với Phương Đơng mang tên Cơng ty Đơng Ấn Hà Lan (VOC) được thành lập. Họ nhanh chóng giành được ưu thế trong hoạt động thương mại trên biển Đơng. Chúa Nguyễn Phúc Ngun là người chủ động tìm cách thiết lập quan hệ với VOC nhưng phải đến năm 1633, quan hệ mới chính thức được thiết lập. Năm 1636, Hà Lan xin phép mở một thương điếm ở Hội An. Các thương nhân được phép mang hàng hố lên Kẻ Chợ để bn bán. Thuyền trưởng Karen Hactơxinh được vua Lê Thánh Tơng nhận làm con ni. Cùng năm ấy, Hà Lan thiết lập thương điếm ở Phố Hiến và ít lâu sau họ lại được phép mở thương điếm thứ hai ở Thăng Long. Năm 1641, nhân sự kiện hai chiếc tàu Hà Lan bị đắm gần Cù Lao Chàm, hàng hố bị tịch thu, thuỷ thủ còn sống sót bị bắt, quan hệ giữa chúa Nguyễn với VOC trở nên căng thẳng, thương điếm của họ ở Hội An phải đóng cửa. Thấy việc bn bán với Đàng Trong gặp nhiều khó khăn, người Hà Lan tăng cường quan hệ với chúa Trịnh và gây sức ép qn sự với chúa Nguyễn. Đến cuối thế kỉ XVII, việc bn bán của người Hà Lan ở Đàng Ngồi giảm sút. - Với các tàu bn Anh: Từ đầu thế kỉ XVII, người Anh tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình sang khu vực Đơng Nam Á. Lúc bấy giờ, do bị các thương nhân nước ngồi chèn ép, các tầu bn của Anh khơng thu được kết quả trong hoạt động bn bán. Đến năm 1673, họ mới được chúa Trịnh cho phép lập thương điếm ở Phố Hiến. Sau mười năm hoạt động khơng hiệu quả, họ xin chuyển cơ quan đại diện của mình lên Kẻ Chợ. Người Anh thường đem bán len dạ, hàng xa xỉ, các hoả khí. Hàng hố thì đắt đỏ mà chúa Trịnh và quan lại mua hàng mà khơng trả tiền ngay nên đến năm 1697, người Anh đóng cửa thương điếm của họ ở Thăng Long. Năm 1695, tàu Đenphin THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN 9 chở đầy hàng hố đến Hội An xin được bn bán và mở thương điếm nhưng chúa Nguyễn tỏ ra thờ ờ với đề nghị này và chỉ quan tâm đến việc người Anh có thể cung cấp đại bác cho Đàng Trong hay khơng, ép người Anh bán hàng với giá rẻ. - Với các tàu bn của Pháp: Trong số các nước ở Châu Âu, Pháp đến Việt Nam khá muộn. Năm 1681, Pháp lập thương điếm ở Phố Hiến nhưng chẳng bao lâu người Pháp dừng bn bán với Đàng Ngồi. Pháp cố ý nhòm ngó đảo Cơn Lơn nhưng trước bài học thất bại của người Anh họ rất thận trọng. Năm 1748, triều đình Pháp đã cử Poavrơ một thương nhân kiêm giáo sĩ đến điều tra tình hình, sau chuyến đi đó Poavrơ trình lên một bản báo cáo đánh giá tiêu cực về khả năng bn bán với Đàng Trong. Các tàu bn của Pháp khơng đến đó bn bán nữa. Hoạt động thương mại quốc tế trong khu vực bước vào thời kì sơi động đã ảnh hưởng đến diên mạo kinh tế-xã hội của Đại Việt. Kinh tế hàng hố phát triển đạt được nhiều thành tựu lớn. Nhiều hoạt động thương nghiệp nhộn nhịp diễn ra trong nước cũng như với các tàu bn nước ngồi đã cuốn hút nhiều tầng lớp xã hội vào bn bán. Tuy nhiên, nền kinh tế hàng hố đã lụi tàn vào cuối thế kỉ XVIII. Ngun nhân dẫn đến sự lụi tàn này là do sự yếu kém của nền kinh tế hàng hố ở Việt Nam. Mặt khác, các chính sách của nhà nước áp dụng trong trao đổi bn bán với người nước ngồi còn nhiều điều chưa hợp lý như việc ép mua hàng với giá rẻ, mua hàng nhưng khơng trả tiền ngay đã tạo ra những ấn tượng khơng tốt đối với các đồn bn đến từ các nước khác. Điều đó đã góp phần làm cho thị trường trao đổi bn bán ở Việt Nam khơng còn sức hấp dẫn để lơi cuốn các đồn bn nữa. Một ngun nhân nữa đó là do điêu kiện tự nhiên ở Việt Nam khác nhiều so với các nước ở Phương Tây nên các thương gia đến làm ăn và sinh sống ở Việt Nam khó thích nghi nên sau một thời gian đến Việt Nam bn bán thì họ sẽ quay trở về nước hoặc đi nơi khác làm ăn. Tất cả nhưng ngun nhân kể trên đã góp phần làm cho nền kinh tế hàng hố ở Việt Nam sớm lụi tàn vào cuối thế kỉ XVIII. THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN 10 MỤC LỤC Sự ra đời và phát triển của kinh tế hàng hóa Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII * Sản xuất thủ cơng nghiệp - Nghề làm gốm - Nghề kéo tơ, dệt lụa - Trồng mía làm đường - Nghề khai mỏ * Tình hình nội thương * Tình hình ngoại thương - Với thương nhân Trung Quốc - Với Nhật Bản: - Với các tàu bn Bồ Đào Nha - Với các tàu bn Hà Lan - Với các tàu bn Anh - Với các tàu bn của Pháp THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN . của kinh tế hàng hóa Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII * Sản xuất thủ cơng nghiệp - Nghề làm gốm - Nghề kéo tơ, dệt lụa - Trồng mía làm đường - Nghề. 1 Trong giai đoạn từ thế kỉ XVI- XVIII, nền kinh tế hàng hố Việt Nam khơng chỉ bị tác động bởi những biến động kinh tế ở trong nước mà còn

Ngày đăng: 06/04/2013, 11:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan