bài học quý giá ở đời

16 348 0
bài học quý giá ở đời

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Lựa chọn quần áo và cách mặc quần áo cho trẻ sơ sinh Quần áo cho trẻ sơ sinh nên chọn màu trắng hoặc màu nhạt. Vải sợ bông không phai màu nhẹ nhàng mềm mại là tốt nhất, cần may rộng rãi cho trẻ dễ chụi, thoải mái không vướng víu chân tay khi cử động. Nếu trời lạnh mặc thêm áo bông cho bé, khi mặc nhớ luồn tay vào trước hoặc người lớn luồn một ngón tay qua miệng tay áo, nắm lấy tay cháu bé kéo vào,mặc xong kéo lại cho ngay thẳng rồi cài cúc hoặc kéo xéc. Áo lót mới may hay các loại vật dụng bằng vải phải giặt sạch sẽ rồi mới mặc hoặc sử dụng cho các bé quần áo lấy trong tue raphải phơi nắng đã rồi mới cho trẻ mặc vì nhiều trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với mùi băng phiến dễ gây nên bệnh vàng da mắt ( Một loại bệnh thuộc loại viêm gan) sau này. Nếu thời tiết quá nóng, mặc 1 chiếc áo mỏng cho trẻ để nó có tác dụng thấm mồ hôi lại có thể bảo vệ cho da được sạch sẽ tránh bị lạnh và va chạm gây thương tích. 2. Chăn , mũ cho trẻ sơ sinh Da thịt trẻ sơ sinh còn non nớt vì thế các loại chăn đắp cũng phải dùng loại mềm mại, giữ nhiệt tốt, được làm từ vải sợ bông hoặc vải mỏng có màu sáng, nhạt.Không nên dùng vải ni lông hoặc vải sợ tổng hợp vì những loại vải ấy không thấm nước, không thoáng mát dễ làm cho da trẻ bị viêm hoặc nổi các mọng nước Tối thiểu cũng phải chuẩn bị sẵn 2-3 chiếc để đắp thay đổi. Trẻ sơ sinh nói chung chưa cần dùng mũ trừ khi nhiệt độ quá thấp hoặc cho trẻ ra ngoài trời mới phải sử dụng tới mũ. Mũ cũng phải được may từ vải sợi bông không nên dùng len hoặc vải tổng hợp. 3. Tã, lót Tã lót phải tơi xốp, mềm mại, phơi mau khô, bền, chụi được giặt giũ luôn, thấm nước tốt, màu sáng nhạt, được khâu từ vải sợ bông, tốt nhất nên dùng mền bông cũ, ga trải giường cũ hoặc áo lót cũ.Không nên dùng vải sợ hóa chất dẻo.Cũng không nên dùng vải đỏ bởi vì các chất tạo màu dễ kích thích da trẻ sơ sinh.Mỗi cháu tối thiểu cũng phải có từ 30-40 cái tã.Khi sử dụng tã người ta thường gấp thành 6-8 lớp có thêr gấp thnàh hình chữ nhật hoặc gấp chéo thnàh hình tam giác. Tã, lót nên thay thường xuyên. Khi cho trẻ bú, trẻ uống nước hoặc quan tâm chăm sóc, tiện thể nên kiểm tra cả tã lót. Nếu trẻ có đi ra cả tã thì phải thay ngay (Tã thay ra khyông được tự tay vứt bừa ra sàn nhà) tốt nhất hãy giặt sạc ngay và phơi nắng cho khô. Khi giặt chớ nên cho nhiều xà phòng càng không nên dùng nước muối để tránh làm hại da trẻ. Nếu sử dụng tã hình tam giác hãy đặt cạnh đáy tã ở ngang lưng đỉnh, tam giác vòng qua hậu môn, lên tới bụng trẻ, hai đầu đáy tam giác vòng ra phía trước quấn đè lên. Để nâng cao hiệu quả thấm nước, không cho thấm ra ngoài, có thể lót thêm bên trong tã tam giác ba bốn lớp băng vải mềm nữa phòng trẻ đi ngoài thấm đến chăn lót bên ngoài. 4. Thay tã Trẻ sơ sinh có thể đi tiểu từng ít một nhưng lại nhiều lần có thể 20-30 lần /1 ngày nhưng không nhất thiết sau mỗi lần đều phải thay tã để tránh lamnf cho trẻ bị lạnh., Thay tã xong mới cho bú, cho ăn hay cho uống nước để tránh hiện tượng ói sữa, ói nước Động tác thay tã cho trẻ cần phải nhanh tránh làm cho trẻ bị lạnh , dễ bị cảm lạnh. 5. Tã lót rơi xuống đất còn dùng được nữa hay không? Quần áo và tã lót nhơc tay rơi xuống đất nên bỏ đi không dùng được. Chủ yếu là do da trẻ còn quá non nớt, sức đề kháng yếu, các loại tã lót, quần áo đã rơi xuống đất nhất là những thứ chạm vào da thịt trẻ, vi khguẩn có thể chui qua mao quản lỗ chân lông tác quai tác quái gây bệnh gây tật, cho nên phải đem phơi nắng hoặc đem giặt lại rồi mới dùng. 6. Những yêu cầu về phòng ở cho trẻ sơ sinh Chức năng tự điều tiết thân nhiệt của trẻ sơ sinh chưa được kiện toàn, sức đề kháng lại yếu, vì thế đòi hỏi phòng ở phải đảm bảo không khí trong lành, có đủ ánh sáng mặt trời, yên tĩnh, dễ chụi, nhiệt độ và độ ẩm không đổi. Nói chung nhiệt độ trong phòng 21- 35 0 C, độ ẩm tương đối 50-60% là thích hợp có điều là phải cố định như vậy để duy trì thân nhiệt cho trẻ sơ sinh là 36-37 0 C. Về mùa hè nên mở cửa sổ, nhưng tránh để các cháu trực tiếp đối mặt với cửa sổ hoặc cửa chính sẽ bị gió lùa vào. Nếu là thời kỳ giữa mùa hè để tránh nhiệt độ trong phòng lên quá cao có thể để một chậu nước lã trong phòng hoặc thỉnh thoảng vảy ít nước lã xuống dưới đất. Vào mùa đông cũng cần định giờ để mở cửa sổ để thay đổi không khí trong phòng, nếu nhiệt độ trong phòng quá thấp có thể dùng túi nước nóng đặt dưới chăn nhiệt độ nước 40-60 0 C là vừa phải nhưng chớ để túi nước nóng trực tiếp tiếp xúc với da trẻ, dễ bị bỏng; Cứ 1-2 giờ thay nước một lần, giữ cho thân nhiệt duy trì 36-37 0 C. Hàng ngày dùng chổi ướt , khăn lau ướt sàn nhà sạch sẽ, dùng khăn lau thấm nước lau đồ đạc trong nhà để tránh bụi bặm , làm bẩn không khí. Vì thế cần thường xuyên giữ gìn sạch sẽ, cần kiên trì nhẫn nại chăm sóc nơi ở của các cháu sơ sinh. 7. Mẹ và con có nên ngủ cùng buồng không? Nói chung trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nên ngủ chung cùng buồng với mẹ, còn trẻ trên 6 tháng tuổi thì nên ngủ riêng. Khi thực hiện ngủ riêng nên dỗ trẻ ngủ say đã rồi mới đưa cháu sang chỗ ngủ riêng của bé để đảm bảo bé yên tâm giấc ngủ của mình. Hai mẹ con ngủ chung buồng ngủ có những đặc điểm gì? - Người mẹ có thể kịp thời nhận biết được tình hình của bé đang nằm ngay cạnh mình, kéo chăn đắp cho con khi cần thiết, lúc nóng lúc lạnh có thể chăm sóc con chu đáo. - Tiện cho việc cho con bú - Tiện cho việc thay tã lót - Có tác dụng làm yên tâm cho cả mẹ lẫn con Nhưng đương nhiên mẹ và con ngủ chung cùng buồng cũng có những điều bất tiện sau : - Mẹ và con ngủ chung cùng buồng làm ảnh hưởng tới giấc ngủ - Đôi khi do ngủ chung giường mà bị ngạt thở, thiếu không khí (Trường hợp này ít gặp) - Mẹ bị ốm rất dễ lây sang con 8. Trẻ sơ sinh cần năm gối không? Bình thường trẻ sơ sinh khi ngủ không cần nằm gối. Do cột sống trẻ sơ sinh thẳng, nên khi nằm lưng và gáy cùng ở trên một mặt phẳng không thể gây ra một trạng thái căng cơ mà dẫn đến một đầu ra khỏi gối vả lại đầu trẻ sơ sinh rất to cơ hồ tương đương với chiều rộng của vai nên khi nằm nghiêng cũng rất tự nhiên vì vậy trẻ sơ sinh không cần phải nằm gối. Nếu để trẻ năm gối cao dẫn đến đầu và cỏ bị cong ảnh hưởng đến sự hô hấp và nuốt sữa của trẻ, thậm chí còn gây nên những hậu quả chẳng lành. Đôi khi để đề phòng trẻ sơ sinh trớ sữa thì hãy đệm cao cả nửa người phía trên lên một chút. 9. Tư thế nằm ngủ tốt nhất cho trẻ sơ sinh Khi lọt lòng mẹ, trẻ sơ sinh vẫn giữ nguyên tư thế như khi còn là bào thai, tay chân vẫn bị cong. Để làm cho nước và niêm dịch trẻ hít phải khi chui từ trong bụng mẹ ra được thoát ra khỏi miệng trẻ, 24 h sau khi sinh phải để trẻ nằm nghiêng sang bên phải, thấp đầu, dưới cổ đệm một chiếc khăn bông, đồng thời định giờ đổi bên cho trẻ, nếu không xương sọ của trẻ sơ sinh còn chưa phủ kín toàn bộ, nếu cứ ngủ nghiêng về một phía mãi xương sọ sẽ bị biến dạng. Nhưng vừa cho bú hoặc uống sữa lại phải đặt nằm nghiêng về phía phải đề phòng trẻ bị trớ Trẻ sơ sinh không nên gối cao đầu, tránh để ảnh hưởng đến việc hô hấp và còng lưng sau này. Jhi nằm nghiêng cần chú ý không để vành tai bị cấn ép nghiêng về phía trước. 10. Làm thế nào để trẻ sơ sinh ngủ yên giấc. Giấc ngủ là một quá trình ức chế mang tính chất sinh lý, hàng ngày ngoài việc kêu khóc đòi ăn còn lại hầu như là ngủ thông thường trẻ sơ sinh ngủ khoảng 20 giờ/ngày Khi bé ngủ trong phòng nên giữ yên tĩnh. Nếu có điều kiện, có thể bố trí cho trẻ ngủ riêng trên một chiếc giường con như vậy sẽ làm giảm khae năng gây bệnh lại có lợi cho việc hình thành những nếp sống và thói quen bình thường của trẻ con. Cho dù có ngủ cùng giường với mẹ cũng cố gắng không đắp cùng chăn, đề phòng sơ ý mẹ chèn phải con. Ngoài ra chăn cũng không nên quá dày, quá nặng hoặc trùm kín lên đầu con. Do trẻ sơ sinh chưa biết trở mình, nếu luôn ngủ nghiêng về một phía sẽ làm cho méo đầu biến thành đầu bẹp hoặc đầu như hình lưỡi xẻng vì vậy thông thường cứ khoảng 4 tiếng đồng hồ phải giúp trẻ trở mình, đổi tư thế nằm một lần, đồng thời phải lưu ý không để vành tai bị chèn nghiêng về phía trước. Cho trẻ ăn sữa, uống nước, thay tã tốt hơn hết là tiến hành đồng thời cùng một lúc, tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Tiếng khóc của trẻ có thể thúc đẩy sự phát triển của phổi, cho nên chớ nên cứ nghe tiếng trẻ sơ sinh khóc mẹ đã cuống cuồng vội vã bế lên cho bú hoặc bế ẵm hoặc đặt vào nôi ru cho bé ngủ như vậy sẽ tạo thành tật xấu cho trẻ. 11. Chăm sóc rốn Tuần hoàn rau thai chỉ có tác dụng khi còn là đời sống bào thai. Nhưng khi trẻ đã ra đời, phổi bắt đầu làm việc thì các mạch máu rốn sẽ xẹp và xơ hóa. Quá trình sơ hóa này hoàn thiện sau 6-8 tuần. Cũng có những trường hợp kéo dài đến 9-11 tuần. Đoạn rốn còn lại sẽ khô và rụng. Bình thường rốn sẽ rụng ở ngày thứ 5-7 sau sinh. Nhưng có những trường hợp kéo dài hơn nhất là đối với những trẻ đẻ non. Hiện nay sản phụ xuất viện rất sớm. Bà mẹ đẻ bình thường có thể về nhà được sau 24 giờ. Bà mẹ phải đẻ mổ thì sau 4-5 ngày họ đã muốn về nhà. Ở những thời điểm đó rốn trẻ sơ sinh chưa rụng, chưa khô, chưa thành sẹo, do vậy đòi hỏi gia đình phải chăm sốn cẩn thận chu đáo. Rốn là ngõ để vi trùng xâm nhập vào cơ thể. Hàng ngày cần phải thay băng rốn. Thao tác thay băng rốn cũng giống như thay vết thương. Trước hết phải rửa tay bằng xà phòng và nước, sau đó xát trùng lại bằng cồn, gỡ bỏ gạc cũ. Dùng cồn 70-90 0 lau sạch chân rốn, đoạn rốn còn lại và lau xung quanh rốn một vùng với đường kính 4-5cm. Sau đó lấy bông khô đã hấp tiệt trùng lau khô cồn rồi dùng gạc vô trùng bọc kín đoạn rốn còn lại và dùng băng vô trùng băng lại. Phải thay băng như vậy cho đến khi nào rốn rụng vết thương thành sẹo. Phải giữ rốn luôn khô sạch. Tuyệt đối không để rốn thấm nước tiểu hoặc phân nếu như rốn chưa rụng, chân rốn chưa lành.Để kết thúc sớm thời gian rụng rốn, hạn chế nhiễm trùng, tránh lõi rốn, ở một số khoa sản đã tiến hành cắt rốn lại lần thứ 2 sau sinh 24 giờ. Những loại nhiễm trùng rốn thường gặp ở trẻ sơ sinh: * Viêm rốn có mủ: Thường là kèm theo viêm da và viêm tổ chức dưới da xung quanh rốn. Rốn bị tấy đỏ phù nề, tiết ra dịch vàng hoặc mủ sánh đặc. Trẻ quấy khóc biếng ăn, sốt nhẹ hoặc không sốt. Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị. Nếu viêm nhẹ thì hàng ngày phải thay băng, nặn hết mủ. Dùng ôxy già để rửa vết thương sau đó lau sạch và rắc bột kháng sinh. Dùng gạc và bông vô trùng băng lại. Nếu trường hợp viêm nặng, trẻ sốt cao, toàn trạng mệt mỏi suy sụp thì ngoài việc điều trị tại chỗ còn phải dùng kháng sinh toàn thân uống hay tiêm tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. * Viêm mạch máu rốn Mạch máu rốn gồm 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Viêm động mạch gặp nhiều hơn là viêm tĩnh mạch, bởi vì sau khi cắt rốn máu trong động mạch còn lại. Đó chính là môi trường tốt để vi khuẩn phát triển nếu vi khuẩn xâm nhập vào rốn. Còn ở tĩnh mạch, sau khi cắt rốn máu bị hút về tim, tĩnh mạch xẹp, không có máu đọng lại do đó ít bị viêm. Nhưng nếu bị viêm tĩnh mạch rốn thì nặng hơn dễ lan ra các cơ quan lân cận như gan, dễ dẫn đến nhiễm trùng huyết, vì vậy trẻ phải điều trị tích cực tại cơ sở y tế. Nếu bị viêm động mạch rốn thì thành bụng phía dưới rốn phù nề, tấy đỏ, nếu vuốt thành bụng từ xương mu lên rốn sẽ thấy mủ chảy ra. Còn nếu viêm tĩnh mạch rốn thì thành bụng phía trên tấy đỏ phù nề. Tuàn hoàn bàng hệ rõ. Trẻ mệt mỏi, biếng ăn , sốt, vuốt thành bụng từ mõm ức vuốt xuống rốn thấy mủ chảy ra. Hàng ngày phải nặn sạch mủ, rửa rốn bằng ôxy già rắc kháng sinh tại chỗ, đồng thời phải dùng kháng sinh oàn thân liều cao, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Nếu có nghi ngờ nhiễm trùng huyết thì phải điều trị thật tích cực. * Rồn còn lõi: Bình thường ở trẻ sau 5-7 ngày sau sinh rốn rụng, các mạch máu rốn xơ hóa. Vết thường liền sẹo và khô, song có số trường hợp rụng rốn không hết vẫn còn lõi.Lõi rốn có màu hồng nhạt, có nhiều mạch máu nhỏ. Lõi dòn,dễ đứt. Nếu bị đứt sẽ bị chảy máu nhiều. Rốn còn lõi luôn tiết dịch vàng làm cho rốn ẩm ướt. Bờ rốn tấy đỏ hoặc loét. Phải điều trị cho rốn hết lõi rốn mới khô được, trẻ phải được điều trị tại cơ sở y tế. 12. Chăm sóc mắt Khi đẻ thai nhi lọt qua đường sinh đạo của người mẹ, mắt trẻ phải tiếp xúc với chất bẩn nhất là trong những trường hợp mẹ bị viêm nhiễm âm đạo. Bởi vậy ngay sau khi sinh nên lấy bông hoặc gạc thấm nước sạch hoặc nước muối sinh lý rửa mắt cho trẻ, lau mỗi mắt một miếng gạc. Lau từ phía mũi ra ngoài rồi nhỏ thuốc mắt vào từng bên mắt cho trẻ. Có thể nhỏ dung dịch Natri 0.9% để rửa cho trẻ Nếu trẻ bị đau mắt phải đưa trẻ đi khám chuyên khoa mắt. 13. Chăm sóc da và niêm mạc Da của trẻ rất mỏng manh. Tổ chức mỡ dưới da liên kết lỏng lẻo do vậy da bé rất dễ bị tổn thương và dễ bị nhiễm khuẩn. Khi vi khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể trẻ thì quá tẻình viêm nhiễm phát triển rất nhanh, dễ dẫn đến nhiễm trùng huyết, vì vậy cần chú ý chăm sóc và bảo vệ lớp da nguyên vẹn cho trẻ. Lúc mới sinh trên da trẻ thường bao phủ một lớp gây trắng. Có quan điểm cho rằng lớp gây trắng đó có tác dụng bảo vệ da, nuôi dưỡng da và giữ nhiệt độ cho cơ thể, vì vậy sau khi sinh chỉ cần lau khô nước ối trên da trên tóc trẻ là được, những nếu lớp gây trắng đọng lại ở da lâu ngày có thể làm da hăm loét., Hiện nay không cần tắm ngay sau khi sinh sợ bé lạnh, hạ thân nhiệt, mà chỉ cần lau khô da tóc của bé rồi mặc quần áo tã vào ngay để giữ ấm cho trẻ. Ngày hôm sau tắm bằng nước ấm sẽ làm sạch nước gây trắng. Không nên giữ lâu lớp gây trắng trên da trẻ. Sau mỗi lần trẻ đái ỉa nên rửa sạch bằng nước ấm và lau khô. Mỗi lần thay tã cho bé bạn phải rửa sạch sẽ bộ phận sinh dục và hậu môn, nếu không muốn rửa thì bạn phải làm bằng cạch như sau : * Cách làm sạch cho cháu gái: Đặt bé lên tấm nylon mềm hoặc tấm nệm lót không ngấm nước. Dùng giấy vệ sinh mềm lau sạch để phân không chạm vào da bé, dùng miếng gạc nhỏ thấm ấm lau hết vùng xương mu nổi lên tới rốn. Lấy miếng gạc sạch khác thấm nước ấm lau 2 bên bẹn, lau từ trên xuống dưới và chú ý lau từ trong ra ngoài, từ trước ra phía sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào âm đạo của bé. Sau đó dùng gạc sạch làm ẩm để lau hậu môn, mông và đùi bé. Lau từ ngoài vào trong, hướng từ phía hậu môn. Sau khi lau sạch sẽ có thể bôi kem dưỡng da lên phần xương mu, vùng bẹn, xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn và mông rồi quấn tã lại cho bé. * Cách làm sạch cho bé trai: Đối với cháu trai hay bị nước tiểu thấm nhiều xung quanh nhất là phía trên vùng mu và vùng dưới rốn do đó cần làm sạch không những chỉ ở hậu mon, bộ phận sinh dục mà còn phải làm sạch vùng bụng dưới rốn. Lấy gạc thấm nước ấm ròi lau cho bé, bắt đầu lau từ bụng lên đến rốn ( tất nhiên không chạm vào rốn). Dùng miếng gạc sạch khác lau bẹn, bộ phận sinh dục và nhớ lau theo hướng từ trong ra ngoài. Chú ý nâng bùi lên để làm sạch phía dưới. Dàng gạc mới làm ẩm lau toàn bộ bùi, lau toàn bộ dương vật, vì nước tiểu và phân hay đọng ở đấy. Dùng miếng bông thấm nước làm sạch dương vật của bé, lau theo hướng từ trong ra ngoài. Tuyệt đối không vuốt ngược bao quy đầu. Lau sạch mông, hậu môn. Lấy khăn khô sạch lau mềm mại, lau toàn bộ vùng quấn tã. Sau đó dùng kem dưỡng da bôi lên bẹn và bùi, xung quanh hậu môn và mông của bé để đề phòng hăm loét da. Dùng tã sạch quấn lại cho bé. Ở một số trẻ nhất là trẻ đẻ non hoặc trẻ yếu mắc bệnh phải dùng kháng sinh dài ngày thường xuyên xuất hiện tưa miệng. Trên niêm mạc miệng, lưỡi phủ một màng trắng khó bóc. Tưa miệng là do loại nấm Candida albican gây nên. Tưa lưỡi thường gây đau làm cho trẻ khó bú. Nếu trẻ bị tưa lưỡi nên điều trị sớm để đảm bảo việc ăn uống của trẻ. Hàng ngày phải chà lưỡi niêm mạc miệng bé bằng gạc thấm dung dịch glycerin 3% hoặc dung dịch Nystatin.Dùng miếng gạc ẩm thấm dung dịch nói trên là lưỡi và niêm mạc miệng, rà từ từ nhẹ nhàng, nếu ta rầ mạnh sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc và làm chảy máu, trẻ bị đau. Nên đánh tưa trước bữa ăn 30 phút là tốt nhất.Nếu vừa đánh tưa xong bé sẽ không bú vì miệng còn đau. Nhưng đánh tưa sau bữa ăn trẻ dễ bị trớ. Kinh nghiệm dân gian thường dùng là rau thường dùng lá rau ngót, mật ong…dể dùng đánh tưa lưỡi cũng có kết quả tốt. Để đề phòng tưa lưỡi cho trẻ trước hết bà mẹ nên điều trị nấm âm đạo ( Nếu có) 14. Trẻ sơ sinh nên hạn chế tiếp xúc với người lạ Trẻ sơ sinh thể chất còn non nớt, sức đề kháng với nhiều vi khuẩn, vi rút còn rất hạn chế vì vậy đồi hỏi người tiếp xúc chăm sóc bé phải là người khỏe mạnh, luôn giữ vệ sinh sạch sẽ. Phải cắt ngắn móng tay, tay phải luôn sạch sẽ, hạn chế khả năng lây bệnh cho bé. Trẻ sơ sinh càng ít tiếp xúc với người lạc càng tốt, làm bố làm mẹ phải hết sức tránh bế trẻ sơ sinh đến chỗ đông ngườu. Người lớn cũng nên lưu ý hạn chế tiếp xúc với trẻ sơ sinh, nhất là những người đang bị cảm cúm, lại bế ẵm hôn hít, nựng nụi trẻ sơ sinh, rất dễ lây bệnh sang trẻ sơ sinh. Vì thế để đảm bảo cho trẻ sơ sinh phải hạn chế để trẻ sơ sinh tiếp xúc với người lạ. 15. Tắm không khí bên ngoài phòng cho trẻ sơ sinh Không nên đưa trẻ dưới 1 tháng ra chỗ đông người là để đề phòng bệnh lây nhiễm nhưng cho trẻ sơ sinh tắm không khí bên ngoài phòng ở lại là một việc làm rất cần thiết. Trẻ sơ sinh khi đã được 3 tuần nên dần cho trẻ tiếp xúc với không khí bên ngoài. Vào mùa hè nên mở cửa ra vào và cửa sổ, cho không khí trong lành tươi mát bên ngoài tràn vào lưu thông trong phòng. Vào mùa xuân, mùa thu nếu nhiệt độ không khí bên ngoài trên 18 0 C mà không có gió to là có thể mở cửa sổ. Vào mùa đông khi ấm áp trời có nắng thì cứ mỗi giờ nên mở cửa một lần để thay đổi không khí. Trẻ sơ sinh sắp tròn tháng, trừ những ngày giá rét chỉ cần không mưa , không gió đều có thể bế trẻ ra sân cho không khí bên ngoài tiếp xúc với da chân, da mặt, da tay để được rèn luyện, cho trẻ sơ sinh hít thở không khí lạnh hơn trong phòng kín một ít, để rèn luyện chức năng niêm mạc của phế quản. Hàng ngày nên bế trẻ ra ngoài 2 lần, mỗi lần khoảng 5 phút. Nếu nhiệt độ bên ngoài dưới 10 0 C thì không nên bế bé ra ngoài. Ngoài ra trẻ sơ sinh cũng cần phải tránh ánh nắng gay gắt rọi thẳng vào người, lưu ý là chưa được tắm nắng. 16. Trẻ sơ sinh nên tắm như thế nào? Da trẻ sơ sinh còn rất non, cơ năng chống đỡ còn chưa hoàn thiện, nếu bị thương tổn rất dễ bị lây bệnh vì thế muốn trẻ khỏe mạnh phải năng tắm rửa giữ cho da sạch sẽ chú ý bảo vệ da thúc đẩy việc lưu thông khí huyết tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nói chung sau khi ra đời được một hôm là phải lau người cho bé, chờ cho đến khi rụng rốn xong mới có thể tắm được. Về mùa hè mồ hôi nhiều hàng ngày ít nhất cũng phải tắm cho bé 1 lần. Mùa đông khi nhiệt độ trong phòng 24-26 0 C mới tắm được. Nếu điều kiện không cho phép có thể chỉ lau người, năng thay quần áo. Thời gian tắm, thông thường nên tắm trước khi cho ăn, cho bú để đề phòng bị trớ sữa. Nhiệt độ nước, nên khống chế vào khoảng 40 0 C, lấy khuỷu tay thử nước nếu cảm thấy không nóng cũng không lạnh là được. Có thể pha 1 nước sôi và 3 nước lã. CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TẮM * Nơi tắm : Nơi để tắm cho bé phải ấm, nhất là mùa đông. Đóng kín cửa tránh gió. Bật đèn sáng, để lò sưởi, nhiệt độ trong phòng khoảng 29-30 0 C * Đồ dùng để tắm: - Chuẩn bị sẵn 2 chậu nước đun sôi để ấm, nhiệt độ 36-37 0 C hoặc có thể tử bằng khuỷu tay. - Sắp sẵn khăn tắm, khăn để lau khô, áo, tã, khố,phấn rôm, tất,, mũ, tăm bông để lau tai, lau mũi, nước tắm… - Xà phòng tắm cho bé nên dùng loại tốt không chứa nhiều kiềm - Nếu có điều kiện thoa dầu trẻ em loại tốt lên lưng, ngực và bụng giúp bé chống lạnh trong khi tắm thì càng tốt. CÁCH TẮM CHO BÉ 1. Tư thế của mẹ: Người tắm cho bé có thể ngồi trên ghế thấp một cách thoải mái. Bế trẻ trên cánh tay trái. Đầu bé nằm gọn trong lòng bàn tay và lưng bé nằm gọn trên cẳng tay trái. Mông trẻ đặt trên đùi của bạn. 2. Cách tắm : * Rửa mặt cho bé : Tay phải dùng khăn tắm thấm nước ấm vắt khô lau mặt, lau tai, lau cổ….cho bé. * Gội đàu : Dùng ngón tay cai và ngón tay giữa của bàn tay trái bịt 2 lỗ tai của bé. Tay phải dội nước rồi dùng xà phòng tốt hoặc dầu gội đầu xoa lên đầu bé. Sau đó gội sạch đầu bằng nước ấm cảu chậu nước thứ nhất rồi lau khô tóc. * Tắm toàn thân cho bé : Cởi áo và tã lót cho bé. Xoa xà phòng hoặc dầu tắm lên người cho bé. Nếu rốn chưa rụng bạn vớt nước tắm lên phần trên rốn, ngực, nách , tay, lưng… sau đó chuyển bé sang cánh tay phải. Đầu bé quay về phía nách bạn. Đặt mông bé vào chậu nước. Tay trái vớt nước tắm phần dưới rốn, bẹn, mông, hậu môn và 2 chân. Sau đó dùng chậu nước thứ 2 để rửa sạch lại. Chú ý tránh không làm ướt rốn. * Thay băng rốn, chăm sóc da và mặc áo quần tã lót cho bé. Sau khi tắm xong đặt bé vào khăn lau khô toàn thân ( Chú ý lau khô các vùng có nếp gấp da). Mặc áo cho bé,sau đó bạn sát trùng tay bằng cồn rồi tiến hành thay băng rốn cho bé. Sau khi thay băng rốn xong thì tiến hành bôi phấn rôm lên cổ, nách, ngực, khuỷu tay, khuỷu chân, bôi kem dưỡng da vào phần hăm loét, rôm sảy. Quấn tã đóng khố,đi tất, bao tay, đội mũ và quấn chăn nếu vào mùa rét. Chú ý :- Thời gian tăm không nên quá 10 phút - Làm ẩm tăm bông bằng nước chín để lau mũi, lau vành tai - Khi rốn đã rụng, chân rốn đã lành thì việc tắm cho bé dễ dàng hơn. Sau khi gội đầu và lau khô, bạn có thể xoa xà phòng lên người bé rồi đặt bé vào chậu nước. Tay phải đỡ đầu và bé, tay trái kỳ cọ nhẹ nhàng những phần còn lại. Sau đó chuyển bé sang chậu nước khác để rửa sạch rồi lau khô toàn thân cho bé, rồi bạn tiếp tục các phần chăm sóc khác như HD ở trên. 17. Rửa mông, rửa bẹn Do phần mông, bẹn trẻ sơ sinh thường xuyên bị bẩn. Để phòng chống viêm da do tã lót phải cố gắng giữ sạch mông và bẹn cho bé. Khi rửa ráy phần mông, bẹn cần phải chú ý những gì? - Sau khi bé đi ngoài phải dùng nước ấm để rửa (Với các bé gái khi rửa ráy phải rửa từ trước ra sau để tránh chất bẩn xâm nhập vào âm đạo và niệu đạo). Nếu thấy hiện tượng tấy đỏ ở phần mông, bẹn thì phải tăng cường thay tã lót. - Lau khô ở phần vừa vệ sinh - Bôi phấn hoặc dùng dầu hạt cải đã chưng cách nhiệt, dầu lạc , dầu vừng cũng được. 18. Làm sạch xoang miệng, mũi, mắt. Khi mới lọt lòng , trong miệng trẻ sơ sinh thường có một ít giãi nhớt do cơ thể tiết ra đó là hiện tượng bình thường. Thông thường không cần phải lau rửa, khử đi. Để làm sạch xoang miệng người mẹ có thể định giờ cho con uống một ít nước sôi để nguội, là đã làm sạch những chất dịch có trong xoang miêng. Nếu muốn làm sạch một cách tuyệt đối, có thể dùng những cục bông vê tròn đã khử trung để lau mồm cho bé, nhưng động tác phải khéo léo nhẹ nhàng bởi vì niêm mạc miệng của trẻ sơ sinh rất non và mỏng lại ít nước bọt, dễ bị trầy xước mà sinh ra viêmn nhiễm. Mũi trẻ sơ sinh, nếu có rỉ mũi, có thể dùng bông khử trùng quấn lên que nhỏ, luồn vào lau nhẹ nhàng cho bé. Hàng ngày khi rửa mặt có thể dùng khăn bông hay vải xô chấm vào nước sạch hoặc dung dịch axít boríc 20% để lau rửa mắt. Lưu ý phải lau từng mắt một, đồng thời nhớ lau từ trong ra ngoài như vậy mới có thể hạn chế được chất bẩn xâm nhập vào ống lệ của mắt. Nếu rử mắt quá nhiều hoặc kết mạc mắt bị xung huyết có thể nhỏ thuốc đau mắt mỗi ngày 4 lần, mỗi kần 1 giọt cho một mắt, cho đến khi nào hết rửa mắt mới thôi. 19. Cách lau người cho bé khi trời lạnh Trời rét, không thể tắm cho trẻ sơ sinh được nên tìm cáh tạo ra môi trường ấm áp cho trẻ, chuẩn bị sẵn mọi thứ cần thiết để lau người cho bé. Khi tiuếnhành lau người cho bé, người mẹ ngồi trên giường, bế bé vẫn còn trong chăn ấm, nới lỏng quần áo, dùng khăn mặt đã ngâm trong nước nóng, vắt khô sau đó luồn tay vào bên trong lau ngực, lưng, nách Lau cho bé nửa người trên xong thì xoa phấn . Khi lau người nên có một người khác đứng ngay bên cạnh để hỗ trợ giúp sức, lo việc thay khăn nóng. Hai người chia việc ra mà làm, động tác phải nhanh,. Nửa người phía dưới có thể để bé trực tiếp dầm trong nước ấm, rửa ráy cho bé. Sau đó dùng khăn khô lau khô, xoa phấn, rồi bế bé lên mặc quần áo cho bé, cuối cùng là lau nốt 2 cánh tay. 20. Xoa phấn cho trẻ sơ sinh Sau khi tắm hoặc lau mình không, thông thường vẫn nê xoa phấn cho trẻ. Xin lưu ý: Không nên xoa phấn trực tiếp lên ngực và cổ bời vì bột phấn tung ra rất dễ bé hít vào nên cho phấn vào lòng bàn tay mẹ sau đó hãy xoa lên ngực, cổ và phía sau tai cho trẻ. Còn phần mông, đùi nếu có dấu hiệu hơi đỏ tấy có thể đổ ra lòng bàn tay một ít phấn thơm, dùng tay xoa đều nhưng chớ xoa quá nhiều đề phòng xuất hiện những vết chai, dộp. Nếu dùng tã lót để xoa phấn, những vết chai, dộp ấy có thể làm cho da bị trầy xước, ngoài ra cần chú ý không được xoa phấn lên rốn trẻ. 21. Có nhất thiết ngày nào cũng phải tắm rửa cho trẻ sơ sinh không? Vấn đề này cần phải căn cứ vào nhiệt độ cảu môi trường và độ tuổi của bé mà quyết định. Cho dù trong tình huống nào đi chăng nữa, việc thường xuyên tắm rửa cho trẻ sơ sinh là rất cần thiết , luôn giữ sạch da cho trẻ đều có lợi cho sức khỏe của trẻ. Vả lại các loại bệnh tật trên bề mặt cơ thể và những bệnh tật biểu hiện ở những hoạt động của chân và tay chỉ có thể phát hiện được khi chuẩn bị tắm rửa, cởi quần áo ra mà thôi. Trời oi bức, thì hàng ngày nên thường xuyên tắm rửa cho bé, đôi khi, một ngày đâu phải chỉ tắm rửa 1 lần là xong. Nhưng nếu khi trời rét lại khác, không thể gò ép được, nếu trong phòng có lò sưởi hoặc bếp có thể tắm rửa nhiều, còn không một tuần tắm cho bé một lần cũng được. Nếu quả là khó khăn, không có điều kiện thì có thể chỉ cho lau người nhiều lần, rửa mông rửa bẹn cũng được. Đã làm cha làm mẹ, hãy ghi nhớ rằng : Nếu chỉ vì tắm rửa sạch sẽ mà để con ốm đau là chuyện không nên một tý nào. 22.Theo dõi phân và nước tiểu Bình thường sau khi sinh trong vòng 24 giờ đầu trẻ đã ỉa phân su. Thời gian ỉa phân su kéo dài 2-4 ngày. Phân su có màu vàng đen hoặc màu xanh thãm, không có mùi. Nếu phân su loãng, có mùi khẳm, bụng chướng, nề thành bụng, trẻ nôn nhiều thì phải nghĩ đến nhiễm khuẩn đường ruốt, viêm ruột hoại tử. Bé phải được điều trị tại bệnh viện, nếu sau 24 giờ mà bé vẫn chưa ỉa phân su, bụng chướng, nôn trớ thì có thể phân su quánh hoặc tắc ruột do teo ruột thì phải cấp cứu ngoài khoa. Theo dõi phân trong vòng 24 giờ đầu sau sinh rất quan trọng, giúp phát hiện kịp thời những bất thường ở trẻ. Hết thời kỳ phân su chuyển sang phân vàng nhuyễn hoặc hoa cà, hoa cải. Mỗi ngày trung bình bé đi tiểu 8-9 lần về sau số lần đi tiểu giảm dần theo thời gian. Bé đi tiểu cũng nhiều, cứ 15-20 phút bé đái một bãi. Nước tiểu trong, không có mùi vì chức năng thận còn yếu chưa cô đặc được nước tiểu. Nếu bé đái ít, nước tiểu nặng mùi, có màu sẫm thì điều đầu tiên nghĩ đến có thể bé bú chưa đủ sữa, phải cho bé bú nhiều hơn, bé bú lúc nào bé muốn. 23. Nôn trớ ở trẻ mới đẻ Nôn trớ ở trẻ mới sinh là hiện tượng thường gặp, có thể là sinh lý nhưng cũng có thể là bệnh lý a. Nôn trớ sinh lý Trong những giờ đầu sau khi sinh bé nôn trớ tất cả những nước ối, dịch bẩn mà bé nuốt phải trong suốt trình chuyển dạ. Trong trường hợp này không cần điều trị, chỉ cần đặt trẻ nằm nghiêng, đầu hơi cao để chất dịch trớ ra không bị sặc vào đường hô hấp. Có những trường hợp trẻ bị trớ do bú không đúng quy cách. Ở trẻ mới đẻ lớp cơ vùng tâm vị mỏng, chưa phát triển, co thắt chưa kín lỗ. Ngược lại, ở môn vị cơ phát triển mạnh, co bóp nhiều, dễ đẩy sữa ra khỏi dạ dày, làm trẻ nôn trớ. Dần dần sau vài ba tháng sẽ khỏi hẳn vì cơ vùng tâm vị phát triển dần lên, đóng kín vùng tâm vị khi co bóp. Nếu trẻ nôn nhiều thì nên giảm bớt lượng sữa mỗi bữa và tăng số lần bú trong ngày để đảm bảo số lượng sữa cần thiết cho cơ thể. Sau khi ăn xong nên bế trẻ lên một lúc. Khi trẻ ngủ từ từ đặt trẻ nằm xuống giường, nằm nghiêng, đầu hơi cao. b. Nôn trớ bệnh lý - Nôn trớ do hẹp môn vị : Bệnh thường xuất hiện ở những ngày 8-10 sau khi sinh. Trẻ nôn nhiều, nôn vọt. Bữa ăn nào cũng nôn, Trẻ sút cân, chậm lớn phải đưa ngay đến cơ sở y tế điều trị. - Nôn do co thắt môn vị : Trẻ cũng nôn giống như hẹp môn vị, nhưng không phải sau bữa ăn nào trẻ cũng nôn, trẻ sút cân ít hơn. - Nôn trớ do tắc ruột : Trẻ nôn nhiều. Nếu tắc ruột thấp thì có kèm theo chướng bụng, quai ruột nổi rõ. Không có phân su. - Ngoài ra trẻ nôn trớ có thể là do dị ứng sữa, do viêm nhiễm đường hô hấp, đường tiêu hóa, viêm não, màng não, nhiễm khuẩn huyết Nói chung, những trường hợp trẻ nôn trớ bệnh lý đều phải được đưa dến cơ sở y tế để xác định chuẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp. 24. Tiêm phòng a. Vitamin K ở các nước tiên tiến hiện tượng thiếu Vitamin K ở trẻ sơ sinh chiếm khoảng 5-10%. Tỷ lệ này ở các nước đang phát triển thì cao hơn nhiều. Thiếu Vitamin K gây nguy cơ chảy máu ở ruột ,dạ dày, phổi, não, màng não nhất là trẻ đẻ non. Vì vậy các chuyên viên nhi khoa đã khuyến cáo nên dùng VitaminK cho tát cả trẻ mới đẻ để phòng ngừa chảy máu. Ngay sau đẻ cho trẻ uống 2mg Vitamin K hoặc tiêm bắp 1mg B, Tiêm phòng lao Trong giai đoạn sơ sinh tất cả các cháu phải được tiêm phòng lao và chỉ tiêm 1 lần. c. Uống Vacsxin bại liệt Nếu ở những vùng có nguy cơ mắc bệnh bại liệt cao thì nên cho trẻ sơ sinh uống một liều vacsxin bại liệt. 25. Ăn uống của trẻ sơ sinh a. Đặc điểm về chức năng tiêu hóa Ở trẻ sơ sinh hoạt tính ở các men tiêu hóa rất yếu, khó tiêu hóa chất béo và chất tinh bột Chức năng của đại tràng chưa hoàn thiện, thức ăn vận chuyển nhanh, khả năng hấp thụ nước trở lại rấy kém Khả năng miễn dịch yếu, Globulin miễn dịch IgA tiết ít, trẻ có nguy cơ viêm ruột non b. Sữa mẹ Thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh là sữa mẹ, đặc biệt là sữa non phù hợp với sự tiêu hóa của trẻ, đồng thời lại có nhiều chất kháng khuẩn để bảo vệ cơ thể chỗng đỡ các bệnh nhiễm trùng sau khi sinh. Vì vậy nên cho trẻ bú sớm trong vòng 30 phút đầu sau khi sinh để trẻ được bú sữa non. Cho bú theo nhu cầu, khoảng 7-8 lần/ngày. Nếu trẻ ngủ quá lâu thì nên đánh thức trẻ dậy để cho bú. Không nên cho trẻ ăn thêm bất cứ thức ăn gì ngoài sữa mẹ nhất là trước bữa bú đầu tiên. 26. Giúp bé ợ hơi sau bữa ăn Một số trẻ khi bú có thể nuốt không khí vào trong dạ dày làm cho bé cảm giác no, không muốn ăn thêm, vì vậy chúng ta cố gắng giúp bé ợ hơi. Các bà mẹ có thể làm như sau để giúp bé ợ hơi ra a. Bế vác bế lên vai Má em bé áp vào vai bạn. Một tay đỡ mong và trọng lượng em bé. Tay kia xoa nhẹ vào mông từ dưới lên trên để hơi thoát ra ngoài một cạch dễ dàng. Khi em bé ợ hơi có thể trớ ra 1 ít sữa. Để quần áo bạn không bị bẩn bạn có thể đặt một chiếc khăn màn lên vai chỗ bé áp má vào để hứng sữa trớ ra. b. Bạn có thể đặt bé ngồi vào đùi bạn với tư thế hơi ngả về phía trước Một tay bạn đỡ càm bé để đầu bé đỡ bị gục xuống. Tay kia bạn xoa nhẹ vào lưng bé. Xoa theo hướng từ dưới lên trên để khí từ dạ dày thoát ra ngoài. c. Khi bé ngừng bú Bạn cứ để bé ở tư thế như vậy khoảng chừng 2-3 phút, nâng đầu hơi cao một chút, xoa nhẹ ở ngực và lưng bé theo hướng từ dưới lên trên sẽ giúp bé ợ hơi d. Bạn có thể đặt bé nằm sấp trên 2 đùi khép lại của bạn Một tay kia bạn đỡ cằm bé cho đầu bé được ngẩng lên. Tay kia bạn xoa nhẹ lưng bé từ dưới lên trên. Cách làm như vậy cũng giúp bé ợ hơi. 27. Đặc điểm sinh lý của trẻ sơ sinh Trẻ sơ sinh, trẻ lọt lòng chỉ giai đoạn trẻ vừa sinh ra cho đến khi đầy tháng. Về mặt sinh lý, trẻ sơ simnh có nhiều điểm khác biệt với người lớn. Làm bố làm mẹ, việc tìm hiểu kỹ càng giai đoạn này là một điều vô cùng quan trọng, giúp cho những ông bố và những bà mẹ trẻ hiểu biết thêm việc nuôi dạy con cái, tạo điều kiện nuôi dạy con trẻ sơ sinh khỏe mạnh khôn lớn. • Trạng thái bình thường : Trẻ sơ sinh khỏe mạnh, sau khi chào đời, tiếng khóc vang to, nhưng không có nước mắt, có những động tác quẫy đạp liên tục vô ý thức, bú khỏe, tràn trề sức sống. • Đặc điểm thể cách : Đầu to, chiếm ¼ chiều dài cơ thể, vòng đầu 33-34cm, thóp trước 2x2-2,5cm, thóp sau đã kín miệng hoặc có thể vẫn chưa còn kín miệng, đã phân biệt được các kẽ xương, tóc trẻ đã dày, có trẻ lưa thưa vài sợi. Lúc mới đẻ 2 mắt khép chặt, hoặc cứ đứng yên không động đậy, ít khi mở mắt. Niêm mạc miệng khô, lưỡi ngắn nhưng rộng bản. Góc trong 2 má nhô cao 2 đêm mỡ, dân dã vẫn gọi là 2 cánh chuồn giúp cho bé ngậm chặt đầu vú khi bú sữa, chớ nên cắt bỏ. Xương tai mềm, ngực có hình dáng tựa như chiếc thùng gánh nước, nhỏ ơn vòng đầu 1- 2cm. Vú hơi nhô lên, đã kết núm. Bụng căng phồng, sau khi rụng rốn sẽ hình thành rốn vì máu tập trung nhiều ở thân và phần nội tạng, gan có thể sờ thấy cách sườn 2cm. Xương sống thẳng, vẫn chưa có dáng cong nhô ra ngoài Tay nắm chặt, ống chân hơi cong về phía trong, đầu gối hướng về phía ngoài, bàn chân bằng và dẹt, móng tay móng chân nhỏ và dài. Cơ quan sinh dục của bé trai to nhỏ khác nhau theo từng é,màng ngoài luôn tích dịch nhẹ, dịch hoàn thường phần lớn sa xuống dưới, làm cho bùi có dạng treo, cũng có thể có lớp vỏ sinh lýhoặc tiền liệt tuyến phát triển phình to, hiện tượng ấy vẫn thuộc dạng bình thường. Nếu là bé gái, môi âm thần nhỏ đã phát triển khá to, môi am thần lớn chưa thể che kín môi ânm thần nhỏ, thường có những bọng nước ở bên ngoài. Da trên toàn thân non, nhưng dài, có sức đàn hồi. Trẻ sơ sinh da thường có màu đỏ tím nhạt, mặt bàn chân, bàn tay có màu tím xanh, cho đến khi máu đã ở trạng thái bão hòa thì màu xanh tím ấy mới nhạt dần chuyển sang màu đỏ hoa hồng. Mông và bẹn thường có [...]... đòi ăn , bú, mút sứa, nuốt, lè lưỡi Vị giác đã phát triển tốt, khứu giác còn rất yếu, phản ứng trước cái đau còn chậm, nhưng xúc giác và những phản xạ nhiệt độ đã khá nhạy cảm, ấm áp đã có thể dẫn đến hưng phấn, rét buốt lại làm cho bất an Đã có phản xạ với ánh sáng nhưng nhìn chưa rõ Sau khi ra đời từ 5-7 ngày, thính giác dần dần được tăng cường 28 Sau khi ra đời, tại sao thể trọng trẻ lại tụt xuống?... đường chui ra ngoià gây nên Về mặt bài tiết, thông thường khoảng 10 giờ sau khi sinh ra là bắt đầu đi ngoài, bài tiết phân tồn đọng từ khi chưa ra đời, phân có màu xanh lục, đen hoặc màu nâu, đến ngày thứ 2 và ngày thứ 3 bài tiết ra phân mang tính chất quá đọ pha lẫn nửa đen nửa vàng, đến ngày thứ 4 mới bắt đầu chuyển sang màu vàng bình thường của trẻ sơ sinh Sau khi ra đời từ 1-6 ngày, hàng ngày trẻ đi... 10% Thường thì trong vòng 10 ngày sau khi ra đời, thể trọng của trẻ lại khôi phục trở lại mức độ thể trọng như lúc trẻ mới chào đời Nếu trẻ tụt cân quá nhiều cần phải làm rõ nguyên nhân, liệu có phải do lượng sữa mẹ không đủ, bị trớ sữa, đi ngoài phân loãng hay bị nhiễm bệnh hay không? 29 Bao giờ thì chứng ban chẩn ở trẻ sơ sinh mới hết? * Chứng ban đỏ ở trẻ sơ sinh : Trẻ sơ sinh, da còn non, nhưng... bị ngạt thở Đối với các bé hay bị trớ sữa, mà mẹ định cho con bú xong bé sẽ ngủ nhân đó mà tranh thủ đi chợ búa phải nhớ rằng những cục sữa mà bé trớ ra rất có thể sẽ bịt kín phế quản của bé làm bé ngạt thở, nếu để bé hay bị trớ sữa ấy ở nhà một mình phải đặt bé nằm nghiêng mà ngủ Đôi khi trẻ sơ sinh cũng bị lợn hay chuột cắn ở những nơi thường có lợn rừng xuất hiện, không nên tùy tiện mở cửa sổ Ngoài... của trẻ mở rộng để ngậm nhiều quần vú, quầng vú ở phía trên miệng trẻ còn nhiều hơn phía dưới cằm tỳ vào vú mẹ Moi dưới đưa ra ngoài, lưỡi đưa ra trước ở dưới xoang sữa, sau đó trẻ dùng sức hút để kéo mô vú tạo thành đầu vú, lưỡi ép các xoang sữa lên vòm miệng cứng để đẩy sữa vào miệng nếu bà mẹ chú ý có thể thấy động tác nuốt của trẻ Ngược lại, ta thấy miệng cua rtrer không mở rộng, quầng vú ở phía... ngày liền uống thuốc an thần chưa ảnh hưởng gì đến việc phát triển não của bé đau, đừng lo quá Ngoài ra đêm đến, để cho bé ngủ ngon, giảm bớt một lần cho bú, cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ 31 Trẻ sơ sinh khi thở có tiếng động, liệu có gì đáng ngại không? Bé sinh ra trong một tuần, có thể người mẹ sẽ nhận thấy một hiện tượng lạ, trẻ sơ sinh khi thở, trong cổ họng thường phát ra tiếng, nhất... xanh, đó là do ở tầng sâu bên trong da tồn đọng các tế bào sắc tố, thông thường phải đếnh 5-6 tuổi mới tan hết Trên mặt da vẫn còn lưu lại mỡ và lông từ th ở còn là bào thai, mức độ nhiều ít ở mỗi bé một khác • Đặc trưng sinh lý: Các cơ quan của trẻ sơ sinh vẫn chưa được hoàn thiện, việc hô hấp khi mới sinh ra rất non yếu nhưng nhanh và không sâu, thường là chưa có quy luật, nhịp thở chưa đều mỗi phút... ra đời là cơ bản hết và nó tự bong ra, đó là một hiện tượng sinh lý , không cần thiết phải xử lý, chữa trị già cả, cũng có thể dùng hoa cúc dại, sắc lấy nước để lau rửa, nhưng phải lưu ý, chớ quá tay mà làm trầy xước da trẻ * Dấu son : Sai khi chào đời, ở cổ, gáy và đặc biệt là mi mắt thường xuất hiện những đám lấm tấm đỏ giới hạn không rõ ràng, diện tích nhỏ, thậm chí chỉ bằng hạt vừng, trong y học. .. như người lớn Phần lớn máu tập trung ở thân và nội tạng còn da và chân tay rất ít vì thế nên nhiệt độ ở chân và tay tương đối thấp dễ xuất hiện hiện tượng tím tái vẫn là hiện tượng bình thường Tim đập mỗi lần 120-140 lần/phút Cơ năng điều tiết thân nhiệt vẫn chưa được kiện toàn, diện tích bề mặt cơ thể lớn, mỡ dưới da còn ít nên dễ bị mất nhiệt vì thế mà dao động ở thân nhiệt khá lớn Da của trẻ sơ sinh... ngày sau khi chào đời, thể trọng đều tụt xuống, vì sao lại như vậy? Đó là do trẻ ăn ít, sữa mẹ không đủ, đồng thời cũng còn là vì bìa tiết phân mang sẵn từ khi còn là bào thai, tiểu tiện và ói nước ối mà bé đã hít vào trên đường chui ra ngoài, mất nước do thở và mất nước qua da làm cho thể trọng tụt xuống Khi xảy ra hiện tượng thể trọng sinh lý tụt xống, thông thường so với lúc mới chào đời, trẻ sụt 3-9% . tránh làm hại da trẻ. Nếu sử dụng tã hình tam giác hãy đặt cạnh đáy tã ở ngang lưng đỉnh, tam giác vòng qua hậu môn, lên tới bụng trẻ, hai đầu đáy tam giác vòng ra phía trước quấn đè lên. Để nâng. cơ sở y tế để xác định chuẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp. 24. Tiêm phòng a. Vitamin K ở các nước tiên tiến hiện tượng thiếu Vitamin K ở trẻ sơ sinh chiếm khoảng 5-10%. Tỷ lệ này ở các. mặt bài tiết, thông thường khoảng 10 giờ sau khi sinh ra là bắt đầu đi ngoài, bài tiết phân tồn đọng từ khi chưa ra đời, phân có màu xanh lục, đen hoặc màu nâu, đến ngày thứ 2 và ngày thứ 3 bài

Ngày đăng: 09/05/2015, 12:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan