luận văn kỹ thuật dệt may Giải pháp đổi mới công nghệ trong ngành công nghiệp dệt may

42 997 1
luận  văn kỹ thuật dệt may Giải pháp đổi mới công nghệ trong ngành công nghiệp dệt may

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu Đối với các nước đang phát triển nói chung hay các nước nghèo nói riêng, nơi mà đa số người dân còn vất vả với những nhu cầu cơ bản nhất, nông nghiệp và ngành dệt may cũng là hai lĩnh vực kinh tế hàng đầu. Và trong các nước công nghiệp phát triển, hai ngành này tuy đã trở thành thứ yếu, với những tỉ lệ khiêm tốn trên số dân lao động và tổng sản lượng quốc gia song vẫn giữ vị trí quan trọng trong tâm lý công chúng và trong nền kinh tế. Tuy không được chú ý bằng ngành công nghiêp, ngành dệt may vẫn là một đề tài quan trọng trong các quan hệ ngoại thương và thương mại quốc tế từ nhiều năm nay. Đối với Việt Nam, tuy tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu dệt may đã tăng dần qua các năm nhưng thế cạnh tranh của ngành dệt may vẫn còn nhiều mặt yếu. Xuất khẩu hàng dệt may tuy đạt kim ngạch cao nhưng chủ yếu là làm gia công còn các mặt hàng có giá trị, đòi hỏi kỹ thuật thì các doanh nghiệp đã sản xuất được nhưng còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân cơ bản của vấn đề đó là do công nghệ dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết đã lỗi thời, lạc hậu tiêu hao vật chất cao, hiệu quả sản xuất kém và có ít khả năng xuất khẩu. Hiện nay, khi tốc độ phát triển khoa học và công nghệ diễn ra ngày càng nhanh và hội nhập kinh tế trở thành một xu thế tất yếu, các nhà kinh tế cho rằng, đổi mới đã thực sự trở thành nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Sự đổi mới liên tục của công nghệ và tổ chức trong các ngành kinh tế đã trở thành yếu tố then chốt để duy trì sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đổi mới cũng là nguồn cung cấp các giải pháp để vượt qua những thách đố cả về mặt xã hội, y tế, môi trường. Riêng đối với khu vực dệt may, đổi mới đã trở thành nhân tố đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự tăng trưởng và thành công mang tính chiến lược. Vì vậy, đổi mới công nghệ là một hướng đi đúng đắn và rất cần thiết của ngành dệt may trong giai đoạn hiện nay. Chương I : Những vấn đề cơ bản về đổi mới công nghệ I . Công nghệ và đổi mới công nghệ 1 . Công nghệ Công nghệ là hệ thống các kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Hoặc công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp. Cũng có thể hiểu công nghệ là cách thức sản xuất theo phương pháp xác định là do con người sáng tạo ra và vận dụng vào quá trình sản xuất với hệ thống máy móc, thiết bị kỹ thuật tương ứng. Theo nghĩa rộng, người ta quan niệm cả yếu tố kiến thức, phương tiện vật chất, con người và tổ chức đều là các nội dung cơ bản cấu thành công nghệ. Như vậy công nghệ gồm bốn thành phần cơ bản là: Các công cụ, thiết bị, máy móc, phương tiện, và các cấu trúc hạ tầng khác. Trong công nghệ sản xuất, các vật thể này thường làm thành dây chuyền để thực hiện quá trình biến đổi thường gọi là dây chuyền công nghệ, ứng với quy trình công nghệ nhất định, đảm bảo quá trình liên tục của quá trình công nghệ. Gọi thành phần này là phần kỹ thuật (Technoware – kí hiệu là T). Các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học hỏi, tích luỹ được trong quá trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tố chất của con người như tính sang tạo, sự khôn ngoan, khả năng phối hợp, đạo đức lao động…Gọi thành phần này là phần con người (Humanware – kí hiệu là H). Những quy định về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ, sự phối hợp của các cá nhân hoạt động trong công nghệ, kể cả những quy trình đào tạo công nhân, bố trí sắp xếp thiết bị nhằm sử dụng tốt nhất phần kỹ thuật và phần con người. Gọi thành phần này là phần tổ chức (Orgaware – kí hiệu là O). Các dữ kiệu về phần kỹ thuật, về phần con người và phần tổ chức như các thông số về đặc tính của thiết bị, số liệu về vận hành thiết bị, để duy trì và bảo dưỡng, dữ liệu để nâng cao và dữ liệu để thiết kế các bộ phận của phần kỹ thuật. Gọi thành phần này là phần thông tin của công nghệ (Inforware – kí hiệu là I). 2 . Đổi mới công nghệ Đổi mới công nghệ là việc chủ động thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt lõi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn. a.Lựa chọn phương pháp đổi mới công nghệ Có hai phương pháp đổi mới công nghệ là cải tiến và hoàn thiện dần công nghệ đã có hoặc thay thế dần công nghệ cũ bằng công nghệ mới. Phương pháp cải tiến và hoàn thiện dần công nghệ đã có cho phép cải tiến nâng cao trình độ và hiện đại hoá từng phần công nghệ đang áp dụng trong điều kiện không thay đổi nhiều về trang thiết bị công nghệ, về trình độ người lao động…nên không cần nhiều vốn đầu tư, không làm xáo trộn nhiều các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên tình trạng này sẽ dẫn đến tình trạng kỹ thuật công nghệ chắp vá, không đồng bộ nên không dẫn đến những thay đổi lớn về sản phẩm, năng suất và hiệu quả. Do đó đòi hỏi phải kéo dài thời gian sử dụng công nghệ cũ nhằm không chấm dứt chu kỳ công nghệ ở thời điểm thích hợp, làm giảm hiệu quả kinh doanh vì khi đã chuyển sang giai đoạn chín muồi thì việc tiếp tục kéo dài chu kỳ sống của công nghệ không đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Thay thế công nghệ cũ bằng công nghệ mới đòi hỏi đầu tư lớn, tạo ra thay đổi lớn trong sản xuất nhưng nếu đúng thời điểm sẽ là giải pháp đúng đắn làm tăng kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc lựa chọn áp dụng phương pháp đổi mới công nghệ cụ thể gắn với chu kỳ sống của công nghệ, khả năng sáng tạo của lực lượng nghiên cứu, khả năng đầu tư cho nghiên cứu, chi phí đầu tư đổi mới công nghệ và đặc biệt là đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. b.Chuyển giao công nghệ Trong điều kiện chưa đủ trình độ sáng tạo công nghệ mới thì việc nghiên cứu chuyển giao công nghệ giữ vai trò quan trọng đối với quá trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Nội dung chủ yếu của chuyển giao công nghệ bao gồm: Xác định thời điểm cần đưa công nghệ mới vào áp dụng. Thời điểm này phụ thuộc vào chu kỳ sống và tác dụng của công nghệ hiện tại đối với sản xuất, khả năng về tài chính gắn với việc đổi mới công nghệ, sự sẵn sàng đổi mới của các doanh nghiệp… Nghiên cứu và dự báo về các nhân tố tác động đến công nghệ mới: thị trường sản phẩm, tình trạng cạnh tranh, khả năng về các nguồn lực… Đánh giá tính thích hợp của công nghệ mới về kỹ thuật, kinh tế và khả năng tài chính để lựa chọn công nghệ tối ưu. Tìm kiếm thông tin cụ thể về thị trường công nghệ mới, về các đối tác đang có ý định chuyển giao công nghệ, về các rào cản có thể trong quá trình chuyển giao… Các nghiên cứu tiếp theo là nghiên cứu dự án tuân theo các yêu cầu về nghiên cứu đầu tư hay liên doanh tuỳ theo cách thức chuyển giao mà doanh nghiệp lựa chọn. II . Vai trò của công nghệ đối với nền kinh tế. Công nghệ là yếu tố cơ bản của sự phát triển. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ là động lực của phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành. Đổi mới công nghệ sẽ thúc đẩy sự hình thành và phát triển các ngành mới đại diện cho tiến bộ khoa học công nghệ. Dưới tác động của khoa học công nghệ, cơ cấu ngành sẽ đa dạng và phong phú, phức tạp hơn, các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao sẽ phát triển nhanh hơn nhiều hơn so với các ngành truyền thống hao tồn nhiều nhiên liệu, năng lượng…Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên liệu…Nhờ vậy, sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trưòng, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ giải quyết được các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sống và làm giảm lao động nặng nhọc, độc hại, biến đổi cơ cấu lao động theo hướng: nâng cao tỷ trọng lao động chất xám, lao động có kỹ thuật, giảm lao động phổ thông, lao động giản đơn. Chương II : Tổng quan về ngành dệt may I . Vai trò và vị trí của ngành dệt may trong nền kinh tế Dệt may vẫn là một trong những ngành có tiềm năng xuất khẩu cao và sẽ giữ vai trò này trong 10 năm tới. Trong giai đoạn 2000 – 2004, dệt may tuy tốc độ phát triển không đều song luôn giữ ở mức hơn 8% và ngày càng mở rộng quy mô, phát triển từ 16.089 chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP cả nước, tăng từ 5.88% năm 2000 lên 6.55% năm 2002 và có những bước đột phá vào 2 năm 2003 và 2004. Đến năm 2004, dệt may Việt Nam đã chiếm đến 8.04% tổng sản phẩm quốc nội. Mặc dù tỷ trọng dệt may so với giá trị sản xuất công nghiệp và công nghiệp chế biến không tăng rõ nét như so với GDP nhưng dệt may cũng vẫn khẳng định vị trí của mình trong công nghiệp chế biến với tỷ trọng hàng năm lần lượt trên 7.5% và 9.5%. Trong giai đoạn 31/12/2000 – 31/12/2004 kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng 231.8%, tương đương mức tăng bình quân 23.4%/năm. Điều này cho thấy dệt may vẫn xứng đáng là “ mũi nhọn xuất khẩu “ của nước ta. Ngành dệt may Việt Nam hiện là ngành sử dụng nhiều lao động nhất, khoảng gần 2 triệu lao động, gần 5% trong tổng lực lượng lao động toàn quốc. Đối với một đất nước có nguồn lao động dồi dào như nước ta (40.8055 triệu lao động) giải quyết công ăn việc làm là điều khó khăn, do đó dệt may không những đóng vai trò quan trọng trong khía cạnh kinh tế mà còn trong khía cạnh xã hội. Với gần 2000 doanh nghiệp và hàng chục nghìn cơ sở nhỏ của các thành phần kinh tế như tạo công việc trồng bông, trồng dâu – nuôi tằm, dệt may đã giải quyết việc làm cho những đối tưọng có thu nhập thấp, đối tượng đang được nhà nước đặc biệt quan tâm. Như vậy trong điều kiện nước ta hiện nay, ngành dệt may vẫn đóng vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế bởi chính sự đóng góp tích cực của ngành. II . Đặc điểm của ngành dệt may và sự cần thiết đổi mới công nghệ cuả ngành dệt may Dệt may là ngành truyền thống của Việt Nam. Trong bối cảnh của nền kinh tế tuy đang tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá song vẫn còn mang nét nông nghiệp lạc hậu, ngành dệt may có những đặc điểm cơ bản sau như: 1 . Sự phân bố rộng Ngành dệt may được phân bố và phát triển trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, từ Bắc đến Nam và phân bố thành 3 khu vực: miền Bắc, miền Trung, miền Nam trong đó: Bảng 1: Phân bố các doanh nghiệp dệt may trong cả nước Khu vực Số tỉnh, thành phố Tổng số DN DNNN DNTN DN ĐTNN Hội viên VITAS Miền Bắc 25 285 140 106 39 112 Miền Trung 16 58 30 19 9 27 Miền Nam 20 688 61 324 303 312 Tổng số 64 1031 231 449 352 451 2 . Thu hút nhiều lao động và yêu cầu trình độ không cao Với gần 2000 doanh nghiệp dệt may thuộc các thành phần kinh tế, dệt may tạo công ăn việc làm cho 2 triệu lao động, trong đó 80% là lao động nữ (chưa kể số lao động sản xuất nguyên liệu, trồng bong, trồng dâu nuôi tằm…). Một trong những khó khăn đối với ngành là nguồn nhân lực. Đối với lao động trức tiếp sản xuất, phần lớn là người ngoại tỉnh, lao động phổ thông (hơn 60%), trình độ văn hoá thấp, trình độ khi vào doanh nghiệp là dưới cơ bản. Hầu hết các doanh nghiệp phải tự đầu tư công nghệ trước khi đưa vào dây truyền sản xuất. Tuy nhiên, một thế mạnh của lao động ngànhđệt may là trẻ, dễ đào tạo khi có điều kiện. Bên cạnh đó, lực lượng lao động quản lý cũng có trình độ chuyên môn thấp, hầu hết trưởng thành từ sản xuất. Do vậy kinh nghiệm được hình thành, tích luỹ ở mỗi doanh nghiệp một khác, chất lượng cũng không đều. Với trình độ trên, các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong quản lý, tổ chức sản xuất như: -Nhận thức về pháp luật, chính sách lao động, nội quy kỷ luật, khoa học công nghệ tiên tiến. -Trình độ văn hoá và tay nghề của cán bộ quản lý hạn chế dẫn đến tổ chức sản xuất kém hiệu quả, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém. 3 . Sản phẩm mang tính tổng hợp Dệt may là ngành nghề công nghiệp có sự kết hợp chặt chẽ của ngành công nghiệp dệt và công nghiệp may, hai ngành này có mối quan hệ hữu cơ với nhau tuy nhiên mỗi ngành lại có công nghệ riêng và tạo rất nhiều sản phẩm khác nhau, phục vụ tiêu dùng như sợi, vải lụa, vải bạt, vải màn, quần áo dệt kim, len, khăn…Nói chung những sản phẩm chính của dệt may Việt Nam đều có sự tăng lên về số lượng và cải thiện về chất lượng. Sản phẩm dệt may rất phong phú và đa dạng về chủng loại, quy cách chất liệu được đưa ra thị trường. Chính sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã khiến các doanh nghiệp không thể đào tạo vào tất cả các sản phẩm. Doanh nghiệp phải lựa chọn sản phẩm và công nghệ thích hợp. 4 . Thị trường tiêu thụ ngày càng khắt khe -Thị trường trong nước: Thị trường trong nước gồm thị trường nông thôn và thị trường thành thị. Hai thị trường này khác biệt nhau khá lớn về nhu cầu hàng dệt may. Thị trường nông thôn chiếm khoảng 80% dân số song lại có thu nhập bình quân đầu người thấp, nhu cầu của thị trường này là bền, chắc, phục vụ tại chỗ và quan trọng là giá cả phải chăng. Tại thị trường này doanh nghiệp dệt may ít có chỗ đứng, không phải do chất lượng mà do giá cả. Hàng Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam, tuy chất lượng không bằng nhưng giá cả thấp. Thị trường thành thị yêu cầu chủ yếu là kiểu dáng, mẫu mã, giá cả không phải là vấn đề cốt lõi. Nhưng trên thị trường này hàng dệt may vẫn có chỗ đứng chưa vững chắc. Ngoài một số doanh nghiệp có sự đầu tư khá cao về thiết kế, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng và đã xây dựng được thương hiệu như Nhà Bè, May 10…thì đa số các doanh nghiệp còn lại chưa tạo được hình ảnh với người tiêu dùng. Một phần lớn thị trường này là các sản phẩm dệt may Trung Quốc cao cấp, Hàn Quốc, Hồng Kông… -Thị trường xuất khẩu Hàng dệt may đã tìm được đường đi đến các thị trường trên thế giới, song việc xác lập một chỗ đứng chắc chắn trên thị trường ấy không phải dễ dàng. Sóng gió đến với các doanh nghiệp vào cuối năm 2000 - đầu năm 2001, khi hầu như toàn ngành dệt may thiếu đơn đặt hàng, các doanh nghiệp buộc phải đặt giá gia công 30-40% đến mức không còn lợi nhuận. Trong khi đó thị trường EU là thị trường truyền thống, hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các nhà sản xuất lớn khác là Trung Quốc. Không chỉ với Trung Quốc, hàng dệt may Việt Nam còn phải cạnh tranh với hàng dệt may từ nhiều nước khác, nhất là khi EU bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu dệt may của các nước thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Trên các thị trường truyền thống năm 2002 hàng dệt may Việt Nam tuy đã phục hồi, dẫn đến sự tăng trưởng 3% song vẫn rất chậm chạp, thị trường Hồng Kông có tốc độ tăng trưởng cao, kim ngạch tuyệt đối vẫn tăng chưa đáng kể so với các thị trường khác. Thị trường Mỹ tuy đã có những tín hiệu lạc quan thông qua việc xuất khẩu những lô hàng tương đối lớn của Dệt Thành Công, May Việt Tiến…song không phải là dễ tính. Theo đánh giá của các chuyên gia thì trong tương lai gần, Việt Nam chưa thể hy vọng kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng đột biến vào thị trường này. Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 1995-2002 Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 KNXK 850 1.150 1.500 1.451 1.764 1.892 1.962 1.050 Theo Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam [...]... tới là ngành dệt may sẽ tự nghiên cứu và triển khai một số dây chuyền thiết bị trong nước Tuy nhiên đây cũng là lượng vốn không nhỏ đối với ngành dệt may do đó đòi hỏi cùng với nỗ lực của các doanh nghiệp thì nhà nước cũng có những hỗ trợ kịp thời về nguồn vốn Chương V : Giải pháp đổi mới công nghệ trong ngành công nghiệp dệt may I Lựa chọn giải pháp cho phần kỹ thuật của công nghệ 1 Công nghệ nhập... đổi mới công nghệ của 64 DN dệt may II Đánh giá thực trạng đổi mới công nghệ trong ngành công nghiệp dệt may 1 Những thành tựu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Cả nước hiện có khoảng 1000 doanh nghiệp dệt may trong đó có khoảng 700 doanh nghiệp lớn làm hàng xuất khẩu Trong số trên 70 doanh nghiệp Nhà nước xuất ngành dệt may đã có trên 40 đơn vị áp dụng và được cấp chứng chỉ hệ... chế đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh Gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước bài toán nan giải, đó là vấn đề đổi mới công. .. Kỳ, ngành may đã phát triển khá nhanh và đầu tư lượng khá lớn thiết bị máy móc mới Hiện nay, toàn ngành có 1446 doanh nghiệp may với khoảng 750000 máy may các loại và trình độ công nghệ đánh giá chung là khá Lĩnh vực may đổi mới trên 90% thiết bị và công nghệ Phần lớn thiết bị các công đoạn cắt, may, hoàn tất sản phẩm và sản xuất phụ kiện may được nâng cấp, đổi mới Một số công ty đã áp dụng công nghệ. .. công nghệ 2 Nhu cầu vốn đổi mới công nghệ đến năm 2010 Ngành dệt may là một ngành công nghiệp mũi nhọn xuất khẩu của đất nước, góp phần quan trọng vào GDP nhưng do còn thiếu vốn và trình độ công nghệ ở mức trung bình trong khu vực nên việc đầu tư đổi mới công nghệ cần phải có tính toán và chọn lọc kỹ càng Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010, ngành đặt ra mục tiêu là...Chương III : Thực trạng đối mới công nghệ trong ngành công nghiệp dệt may I Thực trạng về đổi mới công nghệ trong ngành công nghiệp dệt may Sản phẩm dệt may xuất khẩu từ lâu đã được coi là mặt hàng mũi nhọn của nước ta, có thể cạnh tranh trong hội nhập thị trường khu vực và quốc tế, đã đứng vững trên thị trường Mỹ, các nước EU, Nhật... kiệm không nhỏ chi phí đổi mới công nghệ và tạo ra thị trường chuyển giao công nghệ sôi động liên tục trong toàn ngành II Phát triển nguồn nhân lực cho đổi mới công nghệ ngành dệt may Để tạo ra những công nghệ mới, chuyển giao vào sản xuất đa sản phẩm phát triển thì cần có những cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ mạnh về đội ngũ cán bộ và đầy đủ cở vật chất Hệ thống các giải pháp về nguồn nhân lực... doanh nghiệp -Thiết bị công nghệ may mặc Những năm đầu tiên phát triển, ngành công nghiệp dệt may tổ chức may dây chuyền bằng các máy may đạp chân, dần dần được trang bị bằng máy may công nghiệp của Trung Quốc, Liên Xô, Cộng hoà liên bang Đức, Hunggary Ngành may liên tục mở rộng đầu tư sản xuất và đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu chất lượng thị trường thế giới ngày càng nâng cao Đặc biệt trong. .. ổn định Như công ty dệt may Thắng Lợi đã đầu tư gần 100 tỷ đồng cho dây chuỳen kéo sợi, cotton, đầu tư thay thế thiết bị công nghệ dệt để trở thành trung tâm in hoa lớn nhất toàn ngành Công ty may Phương Đông đã đầu tư nâng cao công nghệ để đưa tỷ lệ hàng bán FOB từ 5% lên đến 80% tổng doanh thu Công ty dệt may Huế, công ty dệt Phong Phú cũng đang là những đơn vị đi đầu trong đổi mới công nghệ, nâng... Việt Nam hội nhập vững vàng dệt may thế giới và khu vực II Phương hướng đầu tư đổi mới công nghệ ngành dệt may đến năm 2010 1 Phương hướng, mục tiêu và nội dung đổi mới công nghệ Chiến lược được chỉ ra rằng các doanh nghiệp nên đầu tư phát triển dệt may theo hướng chuyên môn hoá cao theo loại công nghệ Có như vậy mới tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng sản phẩm Mỗi doanh nghiệp cần thiết phải đi chuyên . Nam Chương III : Thực trạng đối mới công nghệ trong ngành công nghiệp dệt may I . Thực trạng về đổi mới công nghệ trong ngành công nghiệp dệt may Sản phẩm dệt may xuất khẩu từ lâu đã được coi. thực trạng đổi mới công nghệ trong ngành công nghiệp dệt may 1 .Những thành tựu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Cả nước hiện có khoảng 1000 doanh nghiệp dệt may trong đó. và rất cần thiết của ngành dệt may trong giai đoạn hiện nay. Chương I : Những vấn đề cơ bản về đổi mới công nghệ I . Công nghệ và đổi mới công nghệ 1 . Công nghệ Công nghệ là hệ thống các kiến

Ngày đăng: 09/05/2015, 10:10

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan