kiểm tra hệ số 2, hóa 10, tự luận

3 519 2
kiểm tra hệ số 2, hóa 10, tự luận

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II (10- 11) TỔ HÓA KHỐI 10 MÔN HÓA Thời gian làm bài: 45 phút . A. PHẦN CHUNG : Các lớp 10A, 10CB và 10D cùng làm các câu 1, 2, sau đây: Câu 1: ( 2 điểm) Viết phương trình hóa học ( ghi rõ điều kiện , nếu có ) 1- Điều chế oxi từ KMnO 4 . 2- S + F 2 → . . . . . . 3- Chứng tỏ SO 2 có tính khử và tính oxi hóa . Câu 2: ( 3 điểm) 1- Có một hỗn hợp chất rắn gồm bột lưu huỳnh và bột sắt. Nêu phương pháp hóa học tách riêng lưu huỳnh ra khỏi hỗn hợp. Viết phương trình hóa học. 2- Nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa các muối NaF, NaBr và Na 2 SO 3 bằng phương pháp hóa học. B. PHẦN RIÊNG: • Các lớp 10A, CB làm câu 3 và 4 : Câu 3: ( 2 điểm) 1- Viết phương trình phản ứng chứng tỏ H 2 O 2 có tính oxi hóa và tính khử . 2- Dẫn khí H 2 S vào dung dịch hỗn hợp KMnO 4 và H 2 SO 4 , nhận thấy màu tím dung dịch chuyển sang không màu và có vẫn đục màu vàng. a- Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng. b- Giải thích hiện tượng quan sát được. Câu 4: (3 điểm) Cho 25,2 gam muối natrisunfit vào dung dịch axit clohidric lấy dư. Khí bay ra được hấp thụ hoàn toàn bởi 250ml dung dịch NaOH 1M. 1- Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. 2- Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng. Cho : Na = 23 ; S = 32 ; O = 16 ; H = 1 • Các lớp 10D làm câu 5 và 6 : Câu 5: (2 điểm) 1- Viết phương trình hóa học ( ghi rõ điều kiện) a- Ag + O 3 → b- FeS 2 + O 2 → 2- Khí lưu huỳnh dioxit là một trong những khí chủ yếu gây mưa axit. Mưa axit phá hủy những công trình xây dựng bằng đá , thép. Tính chất nào của SO 2 đã phá hủy công trình này? Hãy dẫn ra phản ứng hóa học để chứng minh. Câu 6: (3 điểm) Có 2 muối natri hidrosunfit ( NaHSO 3 ) và sắt sunfua ( FeS). Cho 2 muối này tác dụng với HCl dư, thu được 2 chất khí. Cho 2 khí vừa thu được tác dụng với nhau tạo thành 9,6 gam chất rắn. Tính khối lượng natri hidrosunfit và sắt sunfua đã lấy để phản ứng. Biết 2 khí tác dụng với nhau vừa đủ. Cho : Fe = 56 ; Na = 23 ; S = 32 ; O = 16 ; H = 1. HẾT Trường THPT Phan Đăng Lưu Tổ HÓA HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – HÓA 10 – NĂM HỌC 2010-2011 Câu Nội dung trả lời Điểm Câu 1: 2 điểm Viết phương trình phản ứng: 1- 2KMnO 4 → K 2 MnO 4 + MnO 2 + O 2 ↑ 2- S + 3F 2 → SF 6 3- SO 2 là chất khử : SO 2 + Br 2 + 2H 2 O → 2HBr + H 2 SO 4 SO 2 là chất oxi hóa ; SO 2 + 2Mg → 2MgO 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 2: 3 điểm 1- Tách riêng lưu huỳnh : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp trong dung dịch axit clohidric dư Fe tan hết, lọc dung dịch tách được lưu huỳnh. Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2 2- Nhận biết NaF, NaBr và Na 2 SO 3 • Dùng dd H 2 SO 4 loãng nhận biết được Na 2 SO 3 ( sủi bọt khí) Na 2 SO 3 + H 2 SO 4 → Na 2 SO 4 + SO 2 ↑ + H 2 O • Dùng dd AgNO 3 : nhận biết NaBr ( ↓ vàng nhạt) NaBr + AgNO 3 → AgBr↓ + NaNO 3 • Mẫu không hiện tượng là NaF. 0,5 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 3: 2 điểm 1- Tính chất của H 2 O 2 • Tính oxi hóa: H 2 O 2 + 2KI → I 2 + 2KOH • Tính khử: H 2 O 2 + Ag 2 O → 2Ag + H 2 O + O 2 2-phương trình phản ứng a- phương trình hóa học: 5H 2 S + 2KMnO 4 + 3H 2 SO 4 → 2MnSO 4 + K 2 SO 4 + 5S↓ + 8H 2 O b- Giải thích: dd KMnO 4 bị mất màu do nó bị khử rồi chuyển thành MnSO 4 không màu. Màu vàng vẫn đục là màu của S không tan trong nước. 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 4: 3 điểm 1- Phương trình hóa học Na 2 SO 3 + 2HCl → 2NaCl + SO 2 + H 2 O 0,2 → 0,2 SO 2 + NaOH → NaHSO 3 a a ← a SO 2 + 2NaOH → Na 2 SO 3 + H 2 O b 2b ← b 2- Khối lượng muối tạo thành Số mol Na 2 SO 3 = 25,2 : 126 = 0,2 mol Số mol NaOH = 0,25. 1 = 0,25 mol Tỉ lệ : 25,1 2,0 25,0 2 == SO NaOH n n Sau phản ứng thu 2 muối : NaHSO 3 ( a mol) và Na 2 SO 3 ( b mol) 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ t o t o Phương trình : a + 2b = 0,25 a + b = 0,2 Giải ra : a = 0,15 → khối lượng NaHSO 3 = 0,05 . 104 =15,6 gam b = 0,05 → khối lượng Na 2 SO 3 = 0,15 . 126 = 6,3 gam 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 5: 2 điểm 1- Viết phương trình hóa học: • 2Ag + O 3 → Ag 2 O + O 2 • 4 FeS 2 + 11 O 2 → Fe 2 O 3 + 8SO 2 2- Giải thích hiện tượng mưa axit • Tính khử của SO 2 • SO 2 do các nhà máy thải vào khí quyển, nhờ xúc tác là oxit kim loại có trong khói bụi của nhà máy, SO 2 bị oxi của không khí oxi hóa thành SO 3 : 2SO 2 + O 2 → 2SO 3 SO 3 tác dụng với nước mưa tạo ra H 2 SO 4 . H 2 SO 4 tan trong nước mưa tạo mưa axit. 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 6: 3 điểm Các phương trình hóa học : NaHSO 3 + HCl → NaCl + SO 2 ↑ + H 2 O 0,1 ← 0,1 FeS + 2HCl → FeCl 2 + H 2 S↑ 0,2 ← 0,2 SO 2 + 2H 2 S → 3S↓ + 2H 2 O 0,1 0,2 ← 0,3 Chất rắn là S có số mol = 9,6 : 32 = 0,3 mol Khối lượng FeS = 88 . 0,2 = 17,6 gam Khối lượng NaHSO 3 = 104 . 0,1 = 10,4 gam 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ t o . TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II (10- 11) TỔ HÓA KHỐI 10 MÔN HÓA Thời gian làm bài: 45 phút . A. PHẦN CHUNG : Các lớp 10A, 10CB và 10D cùng làm các câu 1, 2, sau đây: Câu 1: (. Na = 23 ; S = 32 ; O = 16 ; H = 1. HẾT Trường THPT Phan Đăng Lưu Tổ HÓA HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – HÓA 10 – NĂM HỌC 2010-2011 Câu Nội dung trả lời Điểm Câu 1: 2 điểm Viết. sắt. Nêu phương pháp hóa học tách riêng lưu huỳnh ra khỏi hỗn hợp. Viết phương trình hóa học. 2- Nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa các muối NaF, NaBr và Na 2 SO 3 bằng phương pháp hóa học. B. PHẦN RIÊNG:

Ngày đăng: 09/05/2015, 10:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan