Giải Phẫu Cơ Quan Thị Giác

13 941 2
Giải Phẫu Cơ Quan Thị Giác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải Phẫu Cơ Quan Thị Giác Mục tiêu bài giảng 1. Mô tả các thành ổ mắt. 2. Mô tả hình thể ngoài và trong của nhãn cầu qua thiết đồ ngang nhãn cầu. 3. Mô tả các cơ vận động nhãn cầu, chức năng và thần kinh chi phối các cơ, từ đó suy ra các tư thế nhãn cầu khi bị liệt các dây thần kinh đó. 4. Vẽ sơ đồ bộ lệ và giải thích sự lưu thông nước mắt. Cơ quan thị giác gồm có mắt (nhãn cầu + thần kinh thị giác) và các cơ quan mắt phụ. Nhìn chung, chúng được bảo vệ trong một hốc xương, gọi là ổ mắt. I.Ổ mắt Có hai ổ mắt nằm hai bên ổ mũi, phía dưới hố sọ trước. Mỗi ổ mắt là một hốc xương sâu, chứa nhãn cầu, các cơ, thần kinh, mạch máu, mỡ và phần lớn bộ lệ, có hình tháp 4 mặt mà đỉnh ở sau, nền ở trước. 1. Thành ổ mắt Có 4 thành, mỗi thành có hình tam giác, đáy ở trước. 1.1. Thành trên Do phần ổ mắt của xương trán và cánh nhỏ xương bướm tạo nên, ngăn giữa hố sọ trước và ổ mắt. Có hố tuyến lệ ở góc trước ngoài, hõm ròng rọc ở góc trước trong, và sau cùng là lỗ thị giác (lỗ trước của ống thị giác). 1.2. Thành ngoài Tạo nên bởi xương gò má, cánh lớn xương bướm và một phần nhỏ xương trán. Có khe ổ mắt trên (thông với hố sọ giữa và có các thần kinh III, IV, VI, nhánh thần kinh mắt và tĩnh mạch mắt đi qua), khe ổ mắt dưới thông với hố dưới thái dương và hố chân bướm khẩu cái (có thần kinh và động mạch dưới ổ mắt, thần kinh gò má đi qua). Hai thành ngoài của hai ổ mắt gần như vuông góc với nhau. 1.3. Thành dưới Do xương hàm trên, xương gò má và xương khẩu cái (mõm ổ mắt) tạo nên. Có rãnh dưới ổ mắt cho động mạch và thần kinh dưới ổ mắt đi qua. 1.4. Thành trong Do mảnh ổ mắt của xương sàng, xương lệ, xương trán và một phần thân xương bướm tạo nên. Có hố lệ, mào lệ trước và mào lệ sau. Thành trong của hai ổ mắt gần như song song với nhau. 2. Đỉnh ổ mắt Là nơi có khe ổ mắt trên và lỗ thị giác. 3. Nền ổ mắt Là lỗ trước hay đường vào ổ mắt, có hình tứ giác bốn góc hơi tròn, chiều ngang là 40mm, cao 35mm. Nền có 4 bờ là: trên, dưới, trong và ngoài. Ở bờ trên có khuyết (hoặc lỗ) trên ổ mắt, bờ trong có mào lệ trước và dưới. 4. Trục ổ mắt Đi từ đỉnh tới nền, theo hướng xiên ra ngoài. Trục hai ổ mắt tạo với nhau một góc khoảng 45 o . Mỗi trục dài khoảng 45mm. II. Nhãn cầu 1. Hình thể và kích thước Nhãn cầu có hình cầu không đều, vì phần trước là giác mạc (chiếm 1/6 nhãn cầu) là một phần của hình cầu mà đường kính nhỏ hơn nhiều so với đường kính nhãn cầu. Do vậy, đường kính trước sau của nhãn cầu (khoảng 25mm) lớn hơn các đường kính khác (khoảng 23mm). Trục của nhãn cầu đi qua hai cực trước và sau. Cực trước và cực sau là tâm điểm của phần trước và phần sau của nhãn cầu. Trục của hai nhãn cầu gần như song song nhau. Xích đạo là đường vòng quanh nhãn cầu., vuông góc với trục và cách đều hai cực. Kinh tuyến là những đường vòng đi qua hai cực. Nhãn cầu nặng khoảng 7-8g. 2. Vị trí và cấu tạo Mỗi nhãn cầu chỉ chiếm 1/3 trước của mỗi ổ mắt, nhô ra khỏi ổ mắt ở bờ ngoài. Trục của nhãn cầu hợp với trục ổ mắt một góc khoảng 20- 25 o . Nhãn cầu được giới hạn bên ngoài bởi các lớp vỏ, bên trong chứa các môi trường trong suốt. Thần kinh thị giác đi ra khỏi nhãn cầu ở phía trong dưới so với cực sau. 3. Các lớp vỏ nhãn cầu Nhãn cầu có 3 lớp từ ngoài vào trong là: 3.1. Lớp xơ Lơp xơ là lớp bảo vệ nhãn cầu gồm hai phần là củng mạc và giác mạc. 3.1.1. Củng mạc Là màng chắc cứng, tạo nên hình thể của nhãn cầu, chiếm 5/6 sau, phần trước thấy được qua kết mạc là phần tròng trắng của mắt. Củng mạc là nơi bám các cơ nhãn cầu, có lỗ để mạch máu và thần kinh đi qua, trong đó ở phía sau có lỗ cho thần kinh thị giác đi qua có cấu tạo như một mảnh sàng. Phía trước tiếp tục với giác mạc, có kết mạc che phủ. Mặt trong nhìn về phía trục của nhãn cầu, có màu nâu do có nhiều tế bào sắc tố, gọi là sắc tố củng mạc. 3.1.2. Giác mạc Trong suốt, chiếm 1/6 trước nhãn cầu có đường kính 12mm. Mặt trước lồi, mặt sau lõm. Phần trung tâm gọi là đỉnh giác mạc dày 0,5mm, còn phần ngoại biên dày 1mm. Nối với củng mạc ở rãnh củng mạc. Trong rảnh có xoang tĩnh mạch củng mạc. Hình 1. Cấu tạo của nhãn cầu (thiết đồ ngang) 1. Giác mạc 2. Kết mạc 3. Thấu kính 4. Thể thủy tinh 5. Củng mạc 6. Màng mạch 7. Võng mạc 8. Điểm mù 9. Điểm vàng 10. Thể mi 11. Hậu phòng 12. Mống mắt 13. Tiền phòng 3.1.3 Mạch máu Động mạch đến củng mạc từ động mạch mi ngắn và động mạch mi trước. Còn giác mạc là vùng vô mạch, sống nhờ sự thẩm thấu. 3.2. Lớp mạch Lớp mạch lót gần như toàn bộ mặt trong của củng mạc, đến phần trước (gần chỗ nối củng - giác mạc) thì tách ra, chạy vào trục nhãn cầu theo một mặt phẳng vuông góc với trục. Từ sau ra trước, có 3 phần: màng mạch, thể mi và mống mắt. 3.2.1 Màng mạch Màng mạch là một màng mỏng, che phủ phần lớn mặt trong củng mạc. Có hai mặt: mặt ngoài màu nâu, mặt trong màu đen. Có một lỗ phía sau cho thần kinh thị giác đi qua. Chức năng chính là nuôi dưỡng và tạo buồng tối cho nhãn cầu. 3.2.2. Thể mi Thể mi là phần dày lên của màng mạch, nối liền màng mạch với mống mắt, được phủ bởi một tầng sắc tố thể mi. Cắt đứng dọc qua nhãn cầu, thể mi có hình tam giác mà đỉnh ở phía sau, đáy hướng về trục của nhãn cầu. Thể mi được cấu tạo gồm cơ thể mi và mõm mi, có nhiệm vụ điều tiết thấu kính: - Cơ thể mi: gồm các sợi cơ kinh tuyến (chiếm đa số) và các sợi cơ vòng. - Mõm mi: có khoảng 70 gờ nổi lên, sắp xếp theo vòng tròn phía sau mống mắt. 3.2.3. Mống mắt Mống mắt còn gọi là tròng đen. Là phần trước của lớp mạch, có hình vành khăn, nằm theo mặt phẳng trán, ở trước thấu kính, chứa nhiều sắc tố, thay đổi theo nòi giống. Đường kính khoảng 12mm, dày 0.5mm. Có hai mặt và hai bờ: - Bờ trung tâm gọi là bờ con ngươi, giới hạn nên một lỗ là đồng tử hay con ngươi - Bờ ngoại biên gọi là bờ thể mi. - Mặt trước có vòng mống mắt nhỏ và vòng mống mắt lớn. - Mặt sau có nhiều nếp mống mắt. Mống mắt chứa cơ thắt đồng tử và cơ giản đồng tử để giúp sự điều tiết của mắt. 3.3. Lớp trong hay lớp võng mạc Lớp võng mạc nằm ở trong cùng, là lớp thần kinh của nhãn cầu, lót toàn bộ mặt trong của lớp mạch. Có 3 phần: - Võng mạc thị giác: là phần rộng lớn phía sau. Đến gần mỏm mi thì mỏng hơn gọi là miệng thắt của võng mạc. - Võng mạc thể mi: lót mặt trong thể mi, bắt đầu từ miệng thắt võng mạc. - Võng mạc mống mắt: ở mặt sau mống mắt đến bờ con ngươi. Trên võng mạc thị giác có hai vùng đặc biệt: - Vết võng mạc hay còn gọi là điểm vàng là một vùng nằm ngay cạnh cực sau của nhãn cầu. Trong vết có lõm trung tâm, là một vùng vô mạch được nuôi dưỡng bằng màng mạch, có nhiều tế bào hình nón để nhìn được các vật chi tiết và rõ nhất. Đường nối liền vật nhìn và lõm trung tâm gọi là trục thị giác của nhãn cầu. Đĩa thần kinh thị hay điểm mù: là vùng tương ứng nơi đi vào của thần kinh thị. Ở đây không có cơ quan cảm thụ ánh sáng. Đĩa thần kinh thị nằm ở phía trong và dưới so với lõm trung tâm và cực sau của nhãn cầu. Ở giữa đĩa thị có hố đĩa là nơi có mạch trung tâm võng mạc đi vào. Mạch máu cho võng mạc là động mạch trung tâm võng mạc: Nhánh của động mạch mắt, đi theo thần kinh thị giác vào nhãn cầu ở hố đĩa, phân chia hai nhánh lên và xuống, rồi chia nhỏ nhiều lần cho võng mạc. Tĩnh mạch đi theo động mạch và tập trung thành tĩnh mạch trung tâm võng mạc. 4. Các môi trường trong suốt của nhãn cầu Từ sau ra trước có: thể thuỷ tinh, thấu kính và thuỷ dịch. 4.1. Thể thuỷ tinh Thể thuỷ tinh là một khối chất keo, trong suốt, chứa đầy 4/5 sau thể tích nhãn cầu, dính với miệng thắt võng mạc. Trục của thể thuỷ tinh có một ống, gọi là ống thuỷ tinh, đi từ đĩa thần kinh thị đến thấu kính, có đường kính 1mm, tương đương với vị trí của động mạch đến cung cấp máu cho thấu kính lúc phôi thai. 4.2. Thấu kính Thấu kính là một đĩa hình thấu kính hai mặt lồi trong suốt, đàn hồi nằm ở giữa mống mắt và thể thuỷ tinh. Tuổi càng cao thì độ trong suốt và độ đàn hồi càng giảm. Mặt sau thấu kính lồi hơn mặt trước. Nơi hai mặt gặp nhau gọi là xích đạo của thấu kính. Điểm trung tâm của mặt trước và mặt sau gọi là cực trước và cực sau. Đường nối liền hai cực gọi là trục thấu kính. Thấu kính được cấu tạo ở ngoài bởi một bao mềm, đàn hồi, trong chứa các chất thấu kính. Phần ngoại biên của chất thấu kính thì mềm gọi là võ, còn trung tâm thì rắn hơn gọi là nhân thấu kính. Thấu kính được treo vào thể mi và võng mạc nhờ dây treo thấu kính, còn gọi là vòng mi. 4.3. Thuỷ dịch Thuỷ dịch là chất dịch không màu, trong suốt, chứa trong khoảng giữa giác mạc và thấu kính. Mống mắt chia khoảng này thành 2 phần: tiền phòng ở trước mống mắt và hậu phòng ở giữa mống mắt, thể mi và thấu kính. Thành phần của thuỷ dịch gần giống huyết tương nhưng không có protein. Thuỷ dịch được tiết ra từ mỏm mi, đổ vào hậu phòng, qua con ngươi sang tiền phòng rồi chảy đến góc mống mắt - giác mạc để được hấp thụ vào xoang tĩnh mạch củng mạc, đổ về các tĩnh mạch mi. Nếu bị tắt nghẽn lưu thông này, thì gây thêm bệnh tăng nhãn áp. III. Các cơ quan mắt phụ 1. Các cơ nhãn cầu Có 6 cơ cho nhãn cầu (4 cơ thẳng và 2 cơ chéo) và một cơ cho mi mắt. 1.1. Cơ nâng mi trên Có nguyên uỷ ở cánh xương bướm, trên lỗ thị giác, đi ra trước, đến bám vào sụn mi trên và da mi mắt trên. Có tác dụng nâng mi trên. Hình 2. Các cơ nhãn cầu A. Nhìn từ trên B. Nhìn từ ngoài 1. Cơ nâng mi trên 2. Cơ thẳng trên 3. Cơ thẳng ngoài 4. TK thị 5. Giao thoa thị giác 6. Cơ thẳng trong 7. Cơ chéo trên 8. Cơ thẳng dưới 9. Cơ chéo dưới 1.2. Các cơ thẳng Gồm các cơ thẳng trên, thẳng dưới, thẳng ngoài và thẳng trong. Các cơ có nguyên uỷ từ một vòng gân chung ở đỉnh ổ mắt (quanh lỗ thị và phần trong khe ổ mắt trên). Đi từ sau ra trước, tương ứng với các thành ổ mắt. Bám tận ở củng mạc, cách bờ giác mạc khoảng 7-9mm. 1.3. Các cơ chéo Có cơ chéo trên và cơ chéo dưới: - Cơ chéo trên: đi từ xương bướm (phía trên trong lỗ thị) theo góc trên trong của ổ mắt, ở phía trên cơ thẳng trên, đến ròng rọc (ở góc trên trong nền ổ mắt) rồi quặt ra ngoài, ra sau và xuống dưới để bám vào phần sau ngoài của củng mạc. - Cơ chéo dưới: có nguyên uỷ ở thành dưới ổ mắt (phần xương hàm trên ở phía ngoài ống lệ mũi). Cơ đi ra ngoài, ra sau và nằm dưới cơ thẳng dưới, chạy lên bám vào phần sau ngoài củng mạc, đối diện chỗ bám của cơ chéo trên. 1.4. Thần kinh điều khiển - Thần kinh ròng rọc (thần kinh IV): cơ chéo trên. - Thần kinh vận nhãn ngoài (thần kinh VI ): cơ thẳng ngoài. - Thần kinh vận nhãn chung (thần kinh III ): các cơ còn lại. 1.5. Động tác của các cơ nhãn cầu Các cơ thẳng và các cơ chéo có thể hoạt động riêng lẻ hoặc phối hợp nhau để đưa giác mạc vào trong, ra ngoài, lên trên, xuống dưới hoặc xoay vòng. 2. Mạc ổ mắt Mạc ổ mắt là một phức hợp tổ chức xơ nâng đở và bao bọc các thành phần trong ổ mắt. Mạc ổ mắt do màng não cứng tạo thành. Màng não cứng qua ống thị giác và khe ổ mắt trên vào ổ mắt chia hai lá: lá ngoài tạo nên ngoại cốt mạc ổ mắt, còn lá trong tạo nên các mạc bao phủ thần kinh thị giác, các cơ Gồm có: 2.1. Ngoại cốt mạc ổ mắt Lót các thành của ổ mắt và phía sau liên tục với các màng não cứng ở lỗ thị giác và khe ổ mắt trên. 2.2. Bao nhãn cầu Là lớp xơ mỏng bao bọc xung quanh củng mạc, ngăn cách nhãn cầu với khối mỡ xung quanh. 2.2. Mạc cơ Bọc các cơ nhãn cầu và nối nhau thành màng gian cơ, liên tục với bao nhãn cầu. 2.3. Vách ổ mắt Vách ổ mắt là một cấu trúc gồm 2 mảnh xơ sợi căng ngang qua đáy ổ mắt, liên tục với ngoại cốt mạc ở bờ trên và bờ dưới nền ổ mắt, đến gắn sụn mi mắt trên và dưới. 3. Lông mày Là một lồi da hình cung có lông ngắn nằm ngang trên nền ổ mắt. Phía sau, liên quan với cơ vòng mắt, cơ mày và cơ trán. 4. Mi mắt Mí mắt trên và mí mắt dưới dưới là 2 nếp da cơ mạc di động, nằm ở nền ổ mắt ngay trước nhãn cầu. Mí trên và mí dưới cách nhau bởi khe mí, gặp nhau hai đầu bởi mép mí, tạo nên góc mắt trong và góc mắt ngoài. Ở gần mép mí trong, giữa hai mí mắt và nhãn cầu là một khoảng tam giác nhỏ gọi là hồ lệ, trong đó có cục lệ. Trên mỗi mí mắt ở vùng hồ lệ có một lỗ nhỏ gọi là điểm lệ (nằm trên gai lê ) là lổ vào tiểu quản lệ. Mỗi mí có hai mặt: trước và sau. Bờ tự do của mí mắt có hai viền: viền trước: tròn có lông mi, viền sau tiếp xúc với nhãn cầu có lỗ của các tuyến sụn mi mắt. Mí mắt được cấu tạo bởi 5 lớp từ nông vào sâu là da, mô dưới da, cơ (cơ vòng mắt, cơ nâng mi) sụn mi mắt và kết mạc. 5. Kết mạc Kết mạc là niêm mạc lót mặt trong hai mí mắt và mặt trước nhãn cầu, nên gồm hai phần: - Kết mạc mi: lót mặt trong mí mắt. - Kết mạc nhãn cầu: phủ phía trước nhãn cầu, dính lỏng lẻo với củng mạc. Kết mạc nhãn cầu liên tục với lớp thượng mô trước giác mạc. Giữa kết mạc mi và kết mạc nhãn cầu là vòm kết mạc. Vòm kết mạc trên có lỗ của các ống tuyến lệ. 6. Bộ lệ [...]... mắt là động mạch mắt là một nhánh bên của động mạch cảnh trong Ở trong sọ động mạch mắt cùng thần kinh thị giác chui qua ống thị giác để vào ổ mắt, rồi phân ra nhiều nhánh (10-12 nhánh bên) để cấp máu cho các cơ quan trong ổ mắt, trong đó có nhánh động mạch trung tâm võng mạc chạy ở giữa thần kinh thị vào cấp máu cho võng mạc 2 Tĩnh mạch Có hai tĩnh mạch chính: - Tĩnh mạch mắt trên: do tĩnh mạch góc...Bộ lệ gồm có: 6.1 Tuyến lệ Nằm trong một hố ở góc trước ngoài thành trên ổ mắt Tuyến lệ tiết ra nước mắt, đổ vào vòm kết mạc trên bằng 10-12 ống tuyến, nhằm làm ẩm, rửa sạch giác mạc Ngoài ra nước mắt còn có tác dụng sát trùng nhẹ 6.2 Tiểu quản lệ Gồm ống trên và ống dưới, từ gai lệ đổ vào túi lệ Ở giữa phình ra, tạo thành bóng tiểu quản lệ 6.3 Túi lệ Nằm trong hố túi lệ ở... trung tâm võng mạc có thể đổ trực tiếp vào xoang hang, còn các tĩnh mạch xoắn chui từ củng mạc ra thì đổ vào tĩnh mạch mắt trên hoặc tĩnh mạch mắt dưới - See more at: http://yhvn.vn/tai-lieu/giai-phau-co -quan- thigiac#sthash.p0AOBOd0.dpuf . Các cơ nhãn cầu A. Nhìn từ trên B. Nhìn từ ngoài 1. Cơ nâng mi trên 2. Cơ thẳng trên 3. Cơ thẳng ngoài 4. TK thị 5. Giao thoa thị giác 6. Cơ thẳng trong 7. Cơ chéo trên 8. Cơ thẳng dưới 9. Cơ. các cơ, từ đó suy ra các tư thế nhãn cầu khi bị liệt các dây thần kinh đó. 4. Vẽ sơ đồ bộ lệ và giải thích sự lưu thông nước mắt. Cơ quan thị giác gồm có mắt (nhãn cầu + thần kinh thị giác) . tâm gọi là trục thị giác của nhãn cầu. Đĩa thần kinh thị hay điểm mù: là vùng tương ứng nơi đi vào của thần kinh thị. Ở đây không có cơ quan cảm thụ ánh sáng. Đĩa thần kinh thị nằm ở phía trong

Ngày đăng: 08/05/2015, 23:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan