Nghiên cứu khoa học - Đề tài về Phòng, chống rửa tiền qua thị trường Bất động sản

51 894 4
Nghiên cứu khoa học - Đề tài về Phòng, chống rửa tiền qua thị trường Bất động sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Mục Lục Lời nói đầu 2 I. Cơ sở khoa học về phòng chống rửa tiền qua thị trường Bất động sản.5 1. Một số khái niệm liên quan 5 3.2. Các tổ chức phòng chống rửa tiền 11 3.3. Thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch 11 4. Một phương thức rửa ền thông qua bất động sản trên thế giới 14 4.3 Phương thức 3: Sử dụng công cụ có tính pháp lí 17 4.6 Phương thức 6: Sử dụng phương thức vay thế chấp 24 4.7 Phương thức 7: Các tổ chức đầu tư và tài chính 24 2.1. Thực trạng 1: Hàng tồn kho trong thị trường BĐS 29 2.4. Thực trạng 4: Các công ty đầu tư và kinh doanh BĐS phá sản, giải thể nhiều, thua lỗ nặng 31 2.5. Thực trạng 5: Tồn tại nhiều lỗ hổng cho tội phạm rửa tiền 32 III. Phương hướng và giải pháp 41 1. Quan điểm về phòng chống rửa ền 41 2. Các giải pháp 41 3. Kiến nghị 46 Kết luận 47 Tài liệu tham khảo 49 2 Lời nói đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Không giống như các loại hình tội phạm kinh tế như lừa đảo, buôn lậu, trốn thuế …, rửa tiền không ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, nhưng về lâu về dài nó lại có tác động tiêu cực kỳ to lớn đến nền kinh tế. Rửa tiền làm cho nền kinh tế trở nên kém minh bạch tạo cơ hội cho các loại hình tội phạm kinh tế phát triển. Ngược lại, ở một số quốc gia có các biện pháp phòng, chống rửa tiền đủ mạnh, các đối tượng phạm tội sẽ rất khó để có thể sử dụng được những đồng tiền bất chính, từ đó sẽ giúp giảm đáng kể các loại hình tội phạm khác, làm tăng độ minh bạch của nền kinh tế. Với Việt Nam, từ sau Đại hội Đảng VI năm 1986, nước ta bắt đầu có sự đổi mới về kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp sau đó là hàng loạt các sự kiện khác thể hiện sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam với nền kinh tế thế giới, ví dụ như việc nước ta gia nhập WTO vào năm 2007. Đi kèm với quá trình hội nhập này là sự xuất hiện hàng loạt nguồn vốn từ trong và ngoài nước đổ vào nền kinh tế. Và một số lượng không nhỏ số 3 vốn này được đưa vào nền kinh tế nước ta không nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất, kinh doanh mà là để hợp pháp hóa nguồn gốc của chúng. Có thể những nguồn vốn này được hình thành từ các hoạt động phi pháp như buôn ma túy, buôn lậu, tham nhũng…, khi được đưa vào thị trường, qua một số khâu trung gian thì chúng trở thành những đồng tiền có nguồn gốc hợp pháp. Và một trong những con đường mà bọn tội phạm thường sử dụng để rửa tiền là thông qua thị trường bất động sản. Thật vậy, với tình hình hiện nay thì việc rửa tiền thông qua lĩnh vực bất động sản ở nước ta là không hề khó khăn. Việc mua bán bất động sản đa phần thực hiện bằng tiền mặt và hầu như không có sự giám sát nguồn gốc của những đồng vốn này. Vậy nên việc phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản ở nước ta đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu không bắt đầu làm quyết liệt ngay từ bây giờ thì chắc chắn trong tương lai thị trường bất động sản nước ta sẽ bị lũng đoạn bởi các tổ chức tội phạm trong và ngoài nước nhờ vào nguồn vốn dồi dào thu được từ hoạt động phi pháp của chúng. Nhìn rộng hơn, hiện tượng này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới cả nền kinh tế. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2013, Luật phòng, chống rửa tiền bắt đầu có hiệu lực và một trong các lĩnh vực chính mà bộ luật này hướng đến chính là thị trường bất động sản. Đây có thể nói là một động thái tích cực nhằm minh bạch hóa nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều câu hỏi được đặt ra hiện nay. Liệu các doanh nghiệp đã thật sự nhận thức được tác động của Bộ luật này đến thị trường Bất động sản? Liệu Bộ luật này thật sự đã đáp ứng được yêu cầu phòng, chống rửa tiền nhưng đồng thời không gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp? Tóm lại, việc nhận thức được mối quan hệ giữa thị trường Bất động sản với công tác phòng, chống rửa tiền đang trở thành nhu cầu cấp thiết của không chỉ các nhà làm luật, các doanh nghiệp mà còn với bất cứ ai đã, đang và sẽ tham gia thị trường này. 4 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về rửa tiền: khái niệm, nhân tố ảnh hưởng, phương thức… - Nghiên cứu kinh nghiệm phòng chống rửa tiền qua bất động sản ở một số nước trên thế giới. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động rửa tiền qua bất động sản ở Việt Nam từ trước đến nay, dự báo tác động của Luật phòng, chống rửa tiền đến thị trường trong thời gian tới. Từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị cho cơ quan Nhà nước cũng như các tổ chức quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Hoạt động rửa tiền qua bất động sản ở các nước trên thế giới: thực trạng, xu hướng, kinh nghiệm rút ra. + Hoạt động rửa tiền qua bất động sản ở Việt Nam: thực trạng, xu hướng, một số giải pháp, kiến nghị. - Phạm vi nghiên cứu + Quốc tế + Việt Nam 4. Cơ sở trong việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Trên thế giới, “Rửa tiền”, “phòng, chống rửa tiền” có thể xem là những thuật ngữ tương đối mới, chúng mới chỉ xuất hiện và được sử dụng thông dụng trong khoảng mấy thập kỷ gần đây. Còn với Việt Nam thì những thuật ngữ này còn mới lạ hơn nữa. Phải đến ngày 26/03/2002 thì Ngân hàng Nhà nước mới ban hành văn bản đầu tiên có liên quan tới tới vấn đề phòng chống rửa tiền, đó là quyết định 226/2002/QĐ-NHNN. Vậy nên để có thể phân tích được một cách tương đối chính xác về hoạt đồng này thì cần nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước. Mặc dù mỗi quốc gia có một hoàn cảnh, môi trường khác nhau nhưng việc nghiên cứu các kinh nghiệm ở nước ngoài hoàn toàn có thể giúp ích cho các nhà làm luật cũng như doanh nghiệp trong nước nhằm tránh được những sai lầm không đáng có cũng như tiếp thu các bài học hữu ích. 5 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chủ yếu được sử dụng là các phương pháp thu thập thông tin, phân tích, so sánh, đối chiếu, dự báo. 6. Kết cấu đề tài Đề tài được bố cục theo 3 chương chính như sau: Chương 1: Cơ sở khoa học về phòng, chống rửa tiền qua bất động sản. Chương 2: Thực trạng phòng, chống rửa tiền qua thị trường bất động sản ở Việt Nam. Chương 3: Phương hướng và giải pháp. I. Cơ sở khoa học về phòng chống rửa tiền qua thị trường Bất động sản 1. Một số khái niệm liên quan Theo khoản 1, điều 4 Luật phòng chống rửa tiền thì: - Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm: • Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự (điều 251). Theo điều 251 Bộ luật Hình sự, tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có là hành vi thông qua các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác 6 để hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc sử dụng tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác. • Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có. • Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản. - Giao dịch đáng ngờ là giao dịch có dấu hiệu bất thường hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc từ hoạt động tội phạm hoặc liên quan tới rửa tiền. - Giao dịch có giá trị lớn là giao dịch bằng tiền mặt, bằng vàng hoặc ngoại tệ tiền mặt có tổng giá trị bằng hoặc vượt mức do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền quy định, được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một ngày. - Chủ sở hữu hưởng lợi là cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế một tài khoản, có quyền chi phối khi khách hàng thực hiện giao dịch cho cá nhân này hoặc cá nhân có quyền chi phối một pháp nhân hoặc một thỏa thuận ủy thác đầu tư. - Bất động sản: theo khoản 1, điều 174 Luật dân sự thì Bất động sản là các tài sản bao gồm: • Đất đai. • Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó. • Các tài sản khác gắn liền với đất đai. • Các tài sản khác do pháp luật quy định. - FATF: lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế, chuyên chống rửa tiền và tài trợ khủng bố trên bình diện quốc tế. 2. Đặc điểm của rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản 2.1 Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau Cũng giống như trong các lĩnh vực khác, hoạt động rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản được chia làm 3 giai đoạn chính. 7 • Giai đoạn 1: giai đoạn cài đặt (placement). Đây là giai đoạn đưa tiền bất hợp pháp vào lưu chuyển trong hệ thống kinh tế tài chính. “Cài đặt” được coi là thao tác đầu tiên của hoạt động rửa tiền nhằm chuyển đổi các khoản tiền do phạm tội mà có sang các hình thức hợp pháp khác và đưa vào các chu trình kinh tế tài chính. Giai đoạn này được coi là khó khăn nhất đối với bọn tội phạm vì tiền và tài sản có được là bất hợp pháp và đang bị các cơ quan điều tra theo dõi, hơn nữa Nhà nước và các cơ quan đặt ra nhiều quy chế để “đón lõng” bọn tội phạm này, ví dụ như: quy định lượng tiền mặt được đưa qua biên giới, được phép thanh toán, quy định về khai báo mở tài khoản ngân hàng. Ở giai đoạn này, bọn tội phạm cố gắng chuyển những tờ giấy bạc “bẩn” sang đơn vị tiền tệ lớn hơn, sec tiền mặt hoặc trực tiếp dùng những đồng tiền đó mua các nhà hàng, khách sạn, các công ty kinh doanh máy bán hàng tự động, các sòng bạc, các tiệm rửa xe,… • Giai đoạn 2: giai đoạn phân loại, chia nhỏ (layering). Tại giai đoạn này sẽ diễn ra quá trình tích tụ và quay vòng các khoản tiền sau khi chúng đã thâm nhập vào hệ thống tài chính. Hàng ngàn thao tác nghiệp vụ được thực hiện làm cho đồng tiền chuyển dịch khắp nơi, quay vòng nhiều lần để xóa đi dấu vết tội phạm, cắt đứt một cách giả tạo mối liên hệ giữa tài sản và tổ chức tội phạm. Bọn tội phạm muốn rửa những số tiền lớn thường tìm đến các quốc gia có hệ thống luật doanh nhiệp thông thoáng, hệ thống pháp luật về bảo mật ngân hàng ít khắt khe hoặc những quy định về phòng chống rửa tiền còn lỏng lẻo để thành lập các công ty phục vụ cho hoạt động rửa tiền. Dưới những vỏ bọc an toàn, những đồng tiền bẩn được luân chuyển không ngừng và dần trở thành “sạch sẽ”. Bên cạnh đó, bọn tội phạm có thể nhờ danh của người khác để mua các tài sản có giá trị lớn (chứng khoán, ô tô, máy bay, sec du lịch) để tránh bị nghi vấn. Sòng bạc cũng có thể trở thành một nơi lý tưởng để làm sạch đồng tiền vì tại một số nước việc kinh doanh các sòng bạc không bị cấm, các sòng bạc lại có thể chấp nhận tiền mặt. Khi thắng bạc, bọn tội phạm dễ dàng rút sec tại các ngân hàng của sòng bạc và số tiền thắng bạc cũng có thể được coi là hợp pháp. 8 • Giai đoạn 3: giai đoạn hòa nhập (intergration). Đây là giai đoạn cuối cùng trong quy trình rửa tiền. Sau khi tiền “bẩn” trở nên tương đối “sạch” thì bọn tội phạm bắt đầu đầu tư một cách hợp pháp vào hoạt động sản xuất kinh doanh dưới các hình thức như vốn đầu tư cho các doanh nghiệp, các khoản vay cá nhân, cổ phiếu, tín phiếu, bất động sản… Việc đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ làm gia tăng giá trị cho đồng tiền của bọn tội phạm, trộn lẫn đồng tiền hợp pháp và bất hợp pháp, đây cũng là công đoạn khó khăn để có thể xác định hành vi cấu thành tội phạm. 2.2 Lượng vốn lớn Lượng vốn đổ vào thị trường bất động sản là rất lớn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Xây dựng thì dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản hiện nay đã lên tới 1 triệu tỷ VNĐ. Đó là ở cấp độ vĩ mô, còn ở cấp độ vi mô, giá bất động sản ở nước ta hiện nay, đặc biệt là các thành phố lớn đang ở mức rất cao so với thu nhập trung bình của người dân. Những căn hộ chung cư thương mại hiện nay có giá thấp nhất cũng trong khoảng 1,2 tỷ đồng. Cá biệt có những căn hộ ở D’.Palais de Louis (Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội), Vincom Center (Lê Thánh Tôn, TP HCM), có giá lên tới hàng triệu USD. Qua đó có thể thấy rằng, khi mua bán trót lọt những bất động sản có giá trị lớn như vậy thì đồng nghĩa với việc các tổ chức tội phạm có thể rửa được một số tiền rất lớn. 2.3 Khó kiểm soát được lượng vốn chảy vào bất động sản Với tình hình nước ta hiện nay, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu vốn để xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng cũng như các dự án bất động sản là rất lớn. Bởi vậy Nhà nước ta có rất nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào thị trường bất động sản mà không quá coi trọng vào việc kiểm soát nguồn gốc của những nguồn vốn đó. Ở các nước phát triển, các giao dịch mua, bán, thế chấp… đều sử dụng tài khoảng ngân hàng để thanh toán tiền, hạn chế sử dụng tiền mặt. Nhưng Việt Nam lại khác, chưa có bộ luật nào quy định các giao dịch liên quan đến bất động sản phải 9 được thực hiện thông qua ngân hàng. Do đó, tiền bẩn hoàn toàn có thể được sử dụng để giao dịch mà không có bất cứ sự nghi ngờ nào từ cơ quan chức năng. Cùng với sự khuyến khích đầu tư cũng như sự lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nguồn vốn, Việt Nam hiện nay gần như không có khả năng kiểm soát được lượng vốn chảy vào thị trường bất động sản. Và đây chính là một trong những kẽ hở rất lớn mà bọn tội phạm rửa tiền có thể lợi dụng. 2.4 Đa dạng về loại hình và cách thể hiện Với lĩnh vực bất động sản, có rất nhiều cách để che dấu nguồn gốc của nguồn vốn mà người ta dùng để mua bất động sản. Họ có thể mua bất động sản dưới tên của người thân, bạn bè… Họ cũng có thể mua đất đai, nhà ở, công trình… và thế chấp ngay bất động sản đó để có ngay một lượng tiền hợp pháp. Đặc biệt, với những tổ chức tội phạm cỡ lớn thì chúng hoàn toàn có thể đầu tư một dự án bất động sản phục vụ cho việc rửa tiền. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chống rửa tiền qua thị trường bất động sản 3.1. Luật pháp Việc chống lại các hoạt động phi pháp như rửa tiền phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống luật pháp. Với những quốc gia có hệ thống luật pháp chặt chẽ trong lĩnh vực tài chính, bất động sản… thì sẽ ngăn chặn tốt các hoạt động rửa tiền từ các tổ chức tội phạm trong và ngoài nước. Còn với những quốc gia có hệ thống pháp luật lỏng lẻo hoặc có những khe hở thì sẽ là thiên đường để bọn tội phạm hợp pháp hóa tài sản bất chính của chúng. Trên thế giới, các bộ luật về phòng chống rửa tiền đã xuất hiện từ cách đây hàng thập kỷ. Ví dụ như: ở Mỹ, cơ sở pháp lý đầu tiên của Mỹ về chống rửa tiền là luật bảo mật ngân hàng ra đời năm 1970 (Bank Secrecy Act). Luật về bảo mật ngân hàng ra đời và được áp dụng trong một thời gian dài cho đến năm 1986, một đạo luật riêng về chống rửa tiền mới ra đời (Money Laundering Control Act). Sau đó hai năm, đạo luật về phòng chống ma túy (Anti- drug Abuse Act of 1988) ra đời, đưa ra những điều lệ làm gia tăng đáng kể mức hình phạt và đòi hỏi sự nghiêm ngặt, chính xác 10 trong điều tra, phát hiện ra các tài liệu ghi chép về lượng tiền mặt từ hoạt động làm tiền cụ thể. Đồng thời luật này cũng mở rộng định nghĩa về các định chế tài chính sang cả những người làm môi giới xe hơi, bất động sản và yêu cầu các tổ chức này cũng phải thực hiện việc lưu trữ và báo cáo các giao dịch tiền tệ lớn với cơ quan chuyên trách. Tiếp theo đó, năm 1992, đạo luật chống rửa tiền Annunzio- Wylie (Annunzio- Wylie Anti- Money Laundering Act) ra đời. Đạo luật củng cố thêm cho các phê chuẩn trong luật bảo mật ngân hàng, yêu cầu thêm về việc xác nhận các điện chuyển tiền và thông báo, hướng dẫn thành lập ban cố vấn luật bảo mật ngân hàng (Bank Secrecy Act Advisory Group). Năm 1994, luật về ngăn chặn rửa tiền (Money Laundering Suppression) ra đời. Luật này đưa thêm các quy định về việc các ngân hàng đại lý cũng cần phải hoàn thiện hệ thống báo cáo các giao dịch đáng ngờ. Điều mới hơn so với các luật khác của luật này là nó điều chỉnh vai trò và trách nhiệm của các công ty dịch vụ tiền tệ trong phòng chống rửa tiền. Gần đây nhất, Mỹ đã cho ra đời đạo luật về thông tin tình báo và ngăn chặn khủng bố vào năm 2004 (Intelligence Reform & Terrorism Prevention Act of 2004). Đạo luật yêu cầu các định chế tài chính phải luôn sẵn sàng báo cáo và cung cấp thông tin về các giao dịch chuyển tiền bằng điện giữa các nước để phục vụ công cuộc chống rửa tiền và khủng bố. Nhờ sự cập nhật hệ thống cơ sở pháp lý một cách thường xuyên nên mặc dù là trung tâm tài chính của thế giới nhưng Mỹ không phải là nơi tội phạm rửa tiền có thể lợi dụng để thực hiện hành vi phạm pháp của mình. Còn với Việt Nam thì những thuật ngữ này còn khá mới lạ. Cho đến 26/03/2002 thì Ngân hàng Nhà nước mới ban hành văn bản đầu tiên có liên quan tới tới vấn đề phòng chống rửa tiền, đó là Nghị định số 74/2005/NĐ-CP. Và phải 7 năm sau, tức năm 2012, thì Luật phòng chống rửa tiền mới ra đời và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2013, đã bước đầu đi vào nền kinh tế quốc gia. Như vậy với Việt Nam có thể thấy rằng hệ thống luật pháp về phòng chống rửa tiền vẫn chưa thật sự hoàn thiện. [...]... phòng chống rửa tiền qua thị trường bất động sản ở Việt Nam 1 Đặc điểm của thị trường bất động sản Việt Nam Thị trường BĐS là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế thị trường, thị trường này liên quan trực tiếp đến một lượng tài sản cực lớn cả về quy mô, tính chất cũng như giá trị của các mặt trong nền kinh tế quốc dân Đối với mỗi quốc gia, BĐS là một ngành có khối lượng tài sản lớn... cao thì hoạt động sôi động hơn thị trường BĐS ở nông thôn, miền núi v.v 1.2 Thị trường bất động sản phản ứng “trễ” của cung so với cầu Do đặc điểm đầu tư bất động sản thường phải kéo dài từ 2 – 3 năm mới có sản phẩm vì vậy khi nghiên cứu thị trường quyết định đầu tư thì trung bình 3 năm sau mới có sản phẩm tung ra thị trường Mặt khác, do tính không cố định về vị trí của hàng hóa bất động sản nên khi... thể chuyển bất động sản từ Hải Dương hay bắc Ninh về bán như những sản phẩm hàng hóa thông thường khác nên trên thị trường bất động sản cầu luôn phản ứng trễ so với cung 1.3 Thị trường bất động sản có chu kỳ Do đặc điểm không di rời được và đặc điểm trễ của cung so với cầu nên thị trường bất động sản luôn có tính chu kỳ Chu kì dao động của thị trường BĐS gồm có 4 giai đoạn: phồn vinh (sôi động) , suy... trạng phòng chống rửa tiền qua thị trường BĐS Việt Nam 4.1 Thực trạng rửa tiền qua thị trường bất động sản Việt Nam Nhằm mục tiêu phòng chống rửa tiền, Trung tâm thông tin chống rửa tiền thuộc NHNN đã được thành lập theo Quyết định số 1002/QĐ-NHNN ngày 08/7/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ 01/8/2005 Đến năm 2009, trung tâm này đã nhận được khoảng 20 báo cáo về các giao... bảo mật thông tin; đào tạo về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản; kiểm soát và báo cáo công tác phòng, chống rửa tiền; trách nhiệm của Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản; xử lý vi phạm Chương III: Điều khoản thi hành Chương này gồm có 2 điều 17,18, quy định về hiệu lực thi hành và tổ chức... Tồn tại nhiều lỗ hổng cho tội phạm rửa tiền - Trên thị trường BĐS thông tin không minh bạch, rõ ràng, đây chính là một điểm yếu và tạo nên một lỗ hổng lớn trên thị trường BĐS có sức hút lớn với bọn tội phạm rửa tiền chọn bất động sản làm kênh rửa tiền ưa thích nhất Lợi dụng sự thiếu minh bạch cũng như rất ít thông tin liên quan đến bất động sản giao dịch trên thị trường nên bọn tội phạm sẽ đầu tư vào... sản 3.1 Luật phòng, chống rửa tiền Luật Phòng, chống rửa tiền có 05 chương, bao gồm 50 điều, cụ thể như sau: Chương I: Những quy định chung 34 Chương này gồm 7 điều, từ điều 1 đến điều 7 quy định những nội dung cơ bản về: phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; áp dụng Luật phòng, chống rửa tiền, các luật có liên quan và điều ước quốc tế; giải thích từ ngữ; nguyên tắc về phòng, chống rửa tiền Chính sách... thể là trực tiếp thông qua các tài khoản tiết kiệm truyền thống Hộp 3 Nghiên cứu trường hợp 2.1: Lợi dụng một sàn giao dịch BĐS để rửa tiền (Nhận dạng hành vi phạm tội: nghi ngờ khủng bố tài chính) Một người được ủy quyền tiếp cận một sàn bất động sản ở nước ngoài để mua bất động sản tại nước đó Đồng thời, người này cũng yêu cầu sàn giao dịch bất động sản đứng ra vay một khoản tiền Ngân hàng đã từ chối... tư tiền, rửa tiền Giá BĐS ở Việt Nam ở mức rất cao và có rất nhiều cơ hội để gia tăng giá trị từ chính BĐS đó, như tạo lập để bán, hay kinh doanh, cho thuê… Hơn nữa, bất động sản là tài sản có giá trị rất lớn, vì vậy việc rửa tiền có khối lượng lớn sẽ tạo nên sự hợp lý hơn và né tránh được nhiều nghi ngờ từ các cơ quan chính quyền 3 Cơ sở pháp lý phòng chống rửa tiền thông qua lĩnh vực bất động sản. .. (Fincen) Cơ quan này trực thuộc Bộ Tài Chính Mỹ Chức năng chính của cơ quan này là thu thập, phân tích, phổ biến các thông tin có liên quan đến tội phạm tài chính, đặc biệt là có liên quan đến rửa tiền Tuy nhiên, điểm khác biệt của Cơ quan này so với Cục phòng, chống rửa tiền của Việt Nam là bao quanh nó có rất nhiều cơ quan hỗ trợ như Hải quan, Cảnh sát, các tổ chức tài chính… Các cơ quan này hợp . khoa học về phòng, chống rửa tiền qua bất động sản. Chương 2: Thực trạng phòng, chống rửa tiền qua thị trường bất động sản ở Việt Nam. Chương 3: Phương hướng và giải pháp. I. Cơ sở khoa học về. thị trường này. 4 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về rửa tiền: khái niệm, nhân tố ảnh hưởng, phương thức… - Nghiên cứu kinh nghiệm phòng chống rửa tiền qua bất động sản. dự án bất động sản phục vụ cho việc rửa tiền. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chống rửa tiền qua thị trường bất động sản 3.1. Luật pháp Việc chống lại các hoạt động phi pháp như rửa tiền phụ

Ngày đăng: 08/05/2015, 23:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời nói đầu

  • I. Cơ sở khoa học về phòng chống rửa tiền qua thị trường Bất động sản

    • 1. Một số khái niệm liên quan

      • 3.2. Các tổ chức phòng chống rửa tiền

      • 3.3. Thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch

      • 4. Một phương thức rửa tiền thông qua bất động sản trên thế giới

        • 4.3 Phương thức 3: Sử dụng công cụ có tính pháp lí

        • 4.6 Phương thức 6: Sử dụng phương thức vay thế chấp

        • 4.7 Phương thức 7: Các tổ chức đầu tư và tài chính

        • 2.1. Thực trạng 1: Hàng tồn kho trong thị trường BĐS

        • 2.4. Thực trạng 4: Các công ty đầu tư và kinh doanh BĐS phá sản, giải thể nhiều, thua lỗ nặng

        • 2.5. Thực trạng 5: Tồn tại nhiều lỗ hổng cho tội phạm rửa tiền

        • III. Phương hướng và giải pháp

          • 1. Quan điểm về phòng chống rửa tiền

          • 2. Các giải pháp

          • 3. Kiến nghị

          • Kết luận

          • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan