Giải Phẫu Dạ Dày

10 1.4K 7
Giải Phẫu Dạ Dày

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giải Phẫu Dạ Dày Mục tiêu bài giảng 1. Biết được vị trí hình thể ngoài và liên quan của dạ dày. 2. Mô tả được các vòng động mạch, hệ bạch huyết của dạ dày. Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hoá, nối giữa thực quản và tá tràng, nằm sát dưới vòm hoành, ở sau cung sườn và vùng thượng vị trái. Dạ dày rất co dãn, có thể tích từ 2 đến 2,5 lít hoặc hơn nữa, nên không có hình dáng nhất định, dạ dày giống hình chữ J. Hình dạng dạ dày thay đổi tuỳ thuộc lượng ăn vào, tư thế, tuổi, giới tính, sức co bóp và tuìy theo cả lúc quan sát. I. Hình thể ngoài Dạ dày gồm có 2 thành trước và sau, 2 bờ cong vị lớn và nhỏ và 2 đầu: tâm vị ở trên, môn vị ở dưới, kể từ trên xuống dạ dày gồm có: Hình 5. 1. Hình thể ngoài của dạ dày 1. Gan 2. Các hạch bạch huyết 3. Túi mật 4. Bờ cong vị bé 5. Môn vị 6. Tâm vị 7. Thân vị 8. Mạc nối nhỏ 9. Lách 10. Tụy 11. Bờ cong vị lớn 12. Mạc nối lớn 1. Tâm vị Tõm v l mt vựng rng khong t 3 n 4 cm 2 , nm gn thc qun cú l tõm v. L ny thụng thc qun vi d dy, khụng cú van úng kớn m ch cú np niờm mc. ngi sng, l tõm v nm sau sn sn 7 trỏi, trc thõn t sng ngc X v lch bờn trỏi ng gia khong 2,5cm. 2. ỏy v ỏy v l phn phỡnh to hỡnh chm cu, bờn trỏi l tõm v, ngn cỏch vi thc qun bng bi mt khuyt gi l khuyt tõm v. ỏy v thng cha khụng khớ, nờn d nhỡn thy trờn phim X quang. 3. Thõn v Ni tip phớa di ỏy, hỡnh ng, cú 2 thnh v 2 b. Gii hn trờn l mt phng ngang qua l tõm v v di l mt phng xión qua khuyt goùc ca b cong v nh. 4. Phn mụn v Gm cú 2 phn. 4.1. Hang mụn v: tip ni vi thõn v chy sang phi v hi ra sau. 4.2. ng mụn v: thu hp li trụng ging cỏi phu v vo mụn v. 5. Mụn v Mt ngoi ca mụn v cú tnh mch trc mụn v. S bng tay bao gi cng s nhn bit c mụn v hn l nhỡn bng mt. gia mụn v l l mụn v coù cồ thừt thổỷc sổỷ laỡ cồ thừt mọn vở thụng vi hnh tỏ trng. L nm bờn phi t sng tht lng 1. II. Liờn quan ca d dy 1. Thnh trc Liờn quan vi thnh ngc trờn v thnh bng di. 1.1. Phn thnh ngc D dy liờn quan vi cỏc c quan trong lng ngc qua vũm c honh trỏi nh phi v mng phi trỏi, tim v mng ngoi tim. Mt phn thuỡy gan trỏi nm mt trc d dy. 1.2. Phần thành bụng: Dạ dày nằm sát dưới thành bụng trước, trong một tam giác giới hạn bởi bờ dưới gan, cung sườn trái và mặt trên kết tràng ngang. 2. Thành sau 2.1. Phần đáy tâm vị Nằm trên trụ trái cơ hoành, có dây chằng vị hoành gắn vào nên ít di động. 2.2. Phần thân vị Là thành trước của hậu cung mạc nối và qua đó dạ dày có liên quan với: + Đuôi tụy và các mạch máu của rốn lách. + Thận và thượng thận trái. 2.3. Phần ống môn vị Nằm tựa lên mặt trên mạc treo kết tràng ngang, qua đó có liên quan với góc tá hỗng tràng và các quai tiểu tràng. 3. Bờ cong vị nhỏ Có mạc nối nhỏ bám vào, bên trong chứa vòng động mạch bờ cong vị nhỏ và chuổi hạch bạch huyết. Qua hậu cung mạc nối, bờ cong này có liên quan với động mạch chủ bụng, động mạch thân tạng và đám rối tạng. 4. Bờ cong vị lớn Bờ cong lớn chia làm 3 đoạn: + Đoạn đáy vị: áp sát vòm hoành trái và liên quan với lách. + Đoạn có dây chằng hay mạc nối vị lách chứa các động mạch vị ngắn. + Đoạn có mạc nối lớn chứa vòng động mạch bờ cong vị lớn. Tóm lại, tuy dạ dày di động, nhưng được treo tại chỗ nhờ các mạc của phúc mạc như mạc nối nhỏ, mạc nối lớn, các dây chằng vị hoành, vị lách và vị kết tràng. Ba dây chằng này là thành phần của mạc nối lớn. III. Cấu tạo dạ dày Gồm 5 lớp. 1. Lớp thanh mạc Nằm ngoài cùng, thuộc lá tạng của phúc mạc và là sự liên tục của mạc nối nhỏ phủ 2 mặt trước và sau của dạ dày. Đến bờ cong vị lớn, chúng liên tục với mạc nối lớn và mạc nối vị lách. 2. Tấm dưới thanh mạc Là tổ chức liên kết rất mỏng, đặc biệt ở hai mặt trước và sau của dạ dày, lớp thanh mạc gần như dính chặt vào lớp cơ trừ ở gần 2 bờ cong vị dễ bóc tách hơn vì tổ chức này dày lên nhờ chứa mỡ và các bó mạch thần kinh. 3. Lớp cơ Kể từ ngoài vào trong gồm có: Hình 5. 2. Lớp cơ của dạ dày 1. Lớp cơ dọc 2. Lớp cơ vòng 3. Lớp cơ chéo 3.1. Cơ dọc Liên tục với các thớ cơ dọc của thực quản và tá tràng và dày nhất dọc theo bờ cong vị nhỏ. 3.2. Cơ vòng Ở giữa bao kín toàn thể dạ dày, đặc biệt là môn vị tạo nên cơ thắt môn vị rất chắc. 3.3. Thớ cơ chéo Là một lớp không hoàn toàn, chạy vòng quanh đáy vị và đi chéo xuống dưới về phía bờ cong vị lớn. 4. Tấm dưới niêm mạc Là tổ chức liên kết rất lỏng. 5. Lớp niêm mạc Lót mặt trong của dạ dày. Lớp này lồi lõm xếp thành các nếp, phần lớn chạy theo chiều dọc, nhất là dọc theo bờ cong nhỏ, các nếp trong đều và liên tục hơn tạo thành rãnh gọi là ống vị. Mặt của niêm mạc nổi lên rất nhiều núm con, có kích thước thay đổi từ 1mm đến 6mm. Trên mặt núm có nhiều hố ngăn cách nhau bởi các nếp theo mao vị. Hố là ống tiết của tuyến dạ dày. Các tuyến này tiết ra khoảng 2 lít dịch vị trong 24 giờ. Hình 5. 3. Lớp niêm mạc của dạ dày 1. Lỗ tâm vị 2. Khuyết góc 3. Lỗ môn vị 4. Hành tá tràng 5. Các nếp dạ dày IV. Mạch máu của dạ dày Bắt nguồn từ động mạch thân tạng. Động mạch thân tạng là nhánh của động mạch chủ bụng tách ra ngay dưới cơ hoành, ngang mức giữa đốt sống ngực 12 và đốt sống thắt lưng 1. Ngay sau khi xuất phát động mạch chia thành 3 ngành là: động mạch vị trái, động mạch lách và động mạch gan chung. 1. Vòng mạch bờ cong vị bé 1.2. Bó mạch vị phải - Động mạch vị phải thường xuất phát từ động mạch gan riêng. Trong cuống gan động mạch ở trước và bên trái, đến bờ cong nhỏ chia làm 2 nhánh đi lên để nối với 2 nhánh của động mạch vị trái. - Tĩnh mạch vị phải kèm theo các động mạch và đổ vào tĩnh mạch cửa. 1.3. Bó mạch vị trái - Động mạch vị trái xuất phát từ động mạch thân tạng, đội lên một nếp phúc mạc thành nếp vị tụy trái đến bờ cong nhỏ, ở 1/3 trên chia thành 2 nhánh: trước và sau, bó sát thành bờ cong nhỏ để xuống nối với 2 nhánh của động mạch vị phải. - Đường kính trung bình của động mạch vị trái là 2,5mm, trong một số trường hợp, động mạch vị trái còn cho nhánh đến thuỳ gan trái. - Tĩnh mạch vị trái phát sinh tâm vị đi kèm theo động mạch và đổ vào các nhánh của tĩnh mạch cửa. 2. Vòng mạch bờ cong vị lớn Hình 5. 4. Các vòng động mạch dạ dày 1. ĐM vị trái 2. ĐM hoành dưới 3. ĐM thân tạng 4. ĐM gan chung 5. ĐM gan riêng 6. ĐM vị phải 7. ĐM vị tá tràng 8. ĐM tá tuy 9. ĐM vị mạc nối phải 10. ĐM vị ngắn 11. ĐM lách 12. ĐM vị mạc nối trái 13. Nhánh mạc nối 2.1. Bó mạch vị mạc nối phải - Động mạch vị mạc nối phải phát sinh từ động mạch vị tá tràng đi trong dây chằng vị kết tràng, rồi song song với bờ cong vị lớn để cho những nhánh lên phân phối cho môn vị, thân vị, những nhánh xuống gọi là nhánh mạc nối. Đường kính của động mạch vị mạc nối phải ở người ViệtNamlà 2,1mm. - Tĩnh mạch vị mạc nối phải nó đi kèm theo động mạch, khi đến môn vị uốn lên trước đầu tụy để đổ vào tĩnh mạch mạc treo tràng trên. 2.2. Bó mạch vị mạc nối trái - Động mạch vị mạc nối trái phát sinh từ động mạch lách hoặc từ một nhánh của động mạch vị ngắn, đi vào mạc nối vị lách rồi theo dọc bờ cong vị lớn, trong dây chằng vị kết tràng để cho những nhánh bên tương tự như động mạch vị mạc nối phải. Đường kính của động mạch vị mạc nối trái ở người ViệtNamlà 1,5mm. -Tĩnh mạch vị mạc nối trái. Theo động mạch đổ vào tĩnh mạch lách. 3. Những động mạch vị ngắn Phát sinh từ động mạch lách hay một nhánh của nó, chừng 5-6 nhánh qua mạc nối vị lách phân phối cho phần trên bờ cong vị lớn. 4. Động mạch vùng đáy vị và tâm vị Gồm có: - Các nhánh thực quản phát sinh từ động mạch vị trái, đi ngược lên phân phối cho mặt trước và sau vùng tâm vị và đáy vị. - Động mạch sau lách từ động mạch lách đi trong dây chằng vị hoành phân phối cho đáy vị và mặt sau thực quản. - Các động mạch hoành dưới trái cho nhánh đến mặt sau tâm vị. Tóm lại, tất cả các động mạch tạo thành một mạng lưới thông nối ở 2 mặt dạ dày, đặc biệt là trong niêm mạc có sự thông nối động tĩnh mạch. V. Thần kinh dạ dày Dạ dày được chi phối bởi 2 thân thần kinh lang thang trước và sau thuộc hệ âäúi giao cảm và những sợi thần kinh từ đám rối tạng thuộc hệ giao cảm. VI. Hạch bạch huyết dạ dày 1. Chuỗi hạch bạch huyết dạ dày Theo dọc bờ cong vị nhỏ, nhận bạch huyết của nửa phải phần đứng và nửa trên phần ngang dạ dày. 2. Chuỗi hạch bạch huyết vị mạc nối Nhận bạch huyết trái thân vị và dưới phần ngang dọc bờ cong lớn. 3. Chuỗi hạch bạch huyết tụy lách Nhận bạch huyết của đáy vị và nửa trên thân vị. Bạch mạch dạ dày lưu thông tự do với mạng bạch mạch thưc quản, nhưng ít với mạng tá tràng, nên ung thư hang vị không lan tới tá tràng mà chỉ lên bờ cong vị nhỏ. - See more at: http://yhvn.vn/tai-lieu/giai-phau-da-day#sthash.O5VmVyi1.dpuf . Giải Phẫu Dạ Dày Mục tiêu bài giảng 1. Biết được vị trí hình thể ngoài và liên quan của dạ dày. 2. Mô tả được các vòng động mạch, hệ bạch huyết của dạ dày. Dạ dày là đoạn phình. sườn và vùng thượng vị trái. Dạ dày rất co dãn, có thể tích từ 2 đến 2,5 lít hoặc hơn nữa, nên không có hình dáng nhất định, dạ dày giống hình chữ J. Hình dạng dạ dày thay đổi tuỳ thuộc lượng. thể ngoài Dạ dày gồm có 2 thành trước và sau, 2 bờ cong vị lớn và nhỏ và 2 đầu: tâm vị ở trên, môn vị ở dưới, kể từ trên xuống dạ dày gồm có: Hình 5. 1. Hình thể ngoài của dạ dày 1. Gan

Ngày đăng: 08/05/2015, 22:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Giải Phẫu Dạ Dày

    •  Mục tiêu bài giảng

    • I. Hình thể ngoài

      • II. Liên quan của dạ dày

      • III. Cấu tạo dạ dày

        • Hình 5. 3. Lớp niêm mạc của dạ dày

        • V. Thần kinh dạ dày

        • VI. Hạch bạch huyết dạ dày

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan