Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp ở vùng Đồng bằng Sông Hồng sử dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả sử dụng đất ngành trồng trọt ở ba tỉnh Hà

80 3.4K 4
Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp ở vùng Đồng bằng Sông Hồng sử dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả sử dụng đất ngành trồng trọt ở ba tỉnh Hà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: Từ hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước trước, tổ tiên đã biết cách săn bắn hái lượm và biết trồng cây để lấy thức ăn. Những hoạt động săn bắt, trồng trọt, hái lượm ấy có thể gọi là những hoạt động sơ khai của nông nghiệp. Cùng với thời gian, xã hội con người ngày càng phát triển tiến bộ nhưng vẫn không thể thiếu được các hoạt động nông nghiệp. Từ khi thực hiện chính sách Đổi Mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, làm thay đổi diện mạo đất nước. Tổng sản phẩm trong nước tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng của năm sau cao hơn năm trước, giai đoạn 2001 – 2005 tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân 7,5% năm. Cơ cấu nền kinh tế dịch chuyển theo định hướng đề ra, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Ngành nông nghiệp tuy giảm về tỷ trọng trong tổng sản phẩm cả nước nhưng vẫn tăng về giá trị sản phẩm, đạt mức tăng trưởng khá. Theo báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ pháp triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 – 2010: “Nụng nghiệp tiếp tục phát triển khá; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 5,4%/năm (kế hoạch 4,8%), giá trị tăng thêm tăng khoảng 3,8%/năm. Năng suất, sản lượng và hàm lượng công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản tăng đáng kể; an ninh lương thực quốc gia được đảm bảo; một số sản phẩm xuất khẩu chiếm được vị trí cao trên thị trường thế giới.” Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp trên 20% tổng sản phẩm trong nước nhưng lao động trong lĩnh vực này chiếm trên 50% tổng số lao động của cả nước. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong tổng sản Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47 Líp To¸n Kinh TÕ 47 Chuyên đề tốt nghiệp phẩm trong nước năm 2000 là 24,53%; 2004 là 21,81%; tỷ trọng lao động trong lĩnh vực này năm 2000 là 65,1%; 2004 là 58,8%. Những con số này cho thấy lao động nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong dân số và thu nhập bình quân đầu người của họ thấp hơn rất nhiều so với lao động trong các lĩnh vực khác. Vì vậy, để nâng cao đời sống người dân, giảm chênh lệch trong thu nhập của người lao động, việc nâng cao thu nhập bình quân đầu người của lao động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là cần thiết. Một trong những đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp nước ta là phân tán, quy mô nhỏ, chủ yếu ở quy mô hộ gia đình cho nên muốn tăng thu nhập lao động nông nghiệp thì phải tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lao động tập trung ở ngành trồng trọt. Tuy nhiên, giá trị của ngành trồng trọt mang lại trên tổng giá trị của ngành nông nghiệp lại có xu hướng ngày càng giảm. Một trong những nguyên nhân chính của cơ cấu giá trị trồng trọt trong ngành nông nghiệp giảm là do hiệu quả sử dụng đất trong ngành trồng trọt thấp. Từ trước đến nay đó cú những nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất của hộ gia đình trong trồng trọt nhưng có rất ít nghiên cứu sử dụng phương pháp kinh tế lượng đánh giá hiệu quả dụng đất của hộ gia đình trong trồng trọt. Để có thể sử dụng phương pháp kinh tế lượng đánh giá hiệu quả sử dụng đất của hộ gia đình trong trồng trọt thì phải cú cỏc thông tin liên quan về hộ gia đình, điều này có nghĩa là phải tiến hành khảo sát hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình. Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47 Líp To¸n Kinh TÕ 47 Chuyên đề tốt nghiệp Hình 1- mức độ đóng góp giá trị của ngành trồng trọt trong ngành nông nghiệp Hiện nay Việt Nam đó cú bốn cuộc khảo sát mức sống của hộ gia đình được tiến hành vào các năm: 1992-1993, 1997-1998, 2002, 2004; số liệu của bốn cuộc khảo sát này có thể kết nối lại với nhau. Thông qua các bộ số liệu này chúng ta có thể sử dụng phương pháp kinh tế lượng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất của hộ gia đình trong trồng trọt ở Việt Nam mà cụ thể là ở ba tỉnh ĐBSH là Hà Nội, Hải Phũng, Thỏi Bỡnh(Hà Nội không bao gồm tỉnh Hà Tây cũ). 2. Mục tiêu nghiên cứu:  Thứ nhất, tìm hiểu và phát triển mô hình kinh tế lượng cho số liệu mảng trong ngành trồng trọt.  Thứ hai, phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt của hộ gia đình, phân tích thống kê mô tả các yếu tố tác động tới hiệu quả sử dụng đất của hộ gia đình cho trồng trọt. Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47 Líp To¸n Kinh TÕ 47 Chuyên đề tốt nghiệp  Thứ ba, xây dựng mô hình kinh tế lượng thực nghiệm để phân tích, đánh giá các yếu tố tác động tới hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt của hộ gia đình từ đó rút ra kết luận và kiến nghị chính sách. 3. Phạm vi nghiên cứu: Phân tích đánh giá các yếu tố tác động tới hiệu quả sử dụng đất cho trồng trọt của hộ gia đình 3 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình bao gồm: thu nhập từ trồng trọt của hộ, thu nhập bình quân/ lao động trồng trọt, thu nhập bình quân/ héc ta đất canh tác của hộ gia đình. 4. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là hộ gia đình ở nông thôn, làm nghề trồng trọt ở ba tỉnh thuộc vùng ĐBSH là Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng. Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở số liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2002 kết hợp với số liệu năm 2004, nghĩa là sẽ có một bộ số liệu về hộ gia đình trong cả nước trong hai năm 2002 và 2004. Đây là bộ số liệu mảng nên trong luận văn này sẽ sử dụng phương pháp thống kê mô tả và mô hình tác động cố định, tác động ngẫu nhiên để phân tích. 5. Phương pháp nghiên cứu: Ứng dụng mô hình kinh tế lượng cho số liệu mảng là mô hình tác động cá thể riêng biệt (dạng tuyến tính) vào phân tích các yếu tố tác động tới hiệu quả sử dụng đất trong ngành trồng trọt của hộ gia đình ở ba tỉnh ĐBSH. 6. Kết cấu của đề tài: Chuyên đề thực tập gồm có ba chương với nội dung sau: + Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất trong ngành trồng trọt: nêu khái quát về đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất ngành trồng trọt, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong ngành trồng trọt. Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47 Líp To¸n Kinh TÕ 47 Chuyên đề tốt nghiệp + Chương 2: Thực trạng về sử dụng đất trong ngành trồng trọt ở ĐBSH: nêu khái quát về đặc điểm vùng ĐBSH, những khó khăn và thuận lợi cho trồng trọt, đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng trọt ở ba tỉnh ĐBSH. + Chương 3: Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp ở vùng Đồng bằng Sông Hồng: sử dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả sử dụng đất ngành trồng trọt ở ba tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình vùng ĐBSH. Trong quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại Trung Tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giỏo cựng cỏc cán bộ nhân viên Trung Tâm em đã hoàn thành được bài chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn thầy Ngô Văn Mỹ, các thầy cô giáo khoa Toán Kinh Tế cựng cỏc cán bộ nhân viên Trung Tâm đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này cũng như nâng cao nhận thức của mình về thực tiễn. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc cà chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót do còn hạn chế trong nhận thức và lý luận thực tiễn. Do vậy, em mong các thầy cô thông cảm và đóng góp ý kiến giúp em ngày càng hoàn thiện hơn những hạn chế của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Gấm Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47 Líp To¸n Kinh TÕ 47 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRONG NGÀNH TRỒNG TRỌT 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đất trồng trọt: 1.1.1. Khái niệm đất và đất nông nghiệp: - Khái niệm đất: Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mọi quốc gia vì: “Mặc cho những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”( UNEP) ,là cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân, là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt của sản xuất nông nghiệp,là một trong các yếu tố sản xuất quan trọng nhất và là địa bàn phân bố dân cư. Ngoài ra, đất đai được dùng hầu hết vào các ngành sản xuất,cỏc lĩnh vực của đời sống. Theo từng ngành sản xuất, từng lĩnh vực của đời sống, đất đai được phân thành các loại khác nhau và gọi tên theo ngành và lĩnh vực sử dụng chúng. - Khái niệm đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào các ngành của sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc sử dụng để nghiên cứu thí điểm về nông nghiệp. Ngoài tên gọi đất nông nghiệp, đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp còn được gọi là ruộng đất. Đất trồng trọt là đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích trồng trọt các loại cây trồng như cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm,… - Khái niệm hiệu quả sử dụng đất: Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47 Líp To¸n Kinh TÕ 47 Chuyên đề tốt nghiệp Quan niệm hiệu quả sử dụng hợp lý đất nông nghiệp: phải nhận biết rõ những nhân tố có lợi để khai thác phát huy, đồng thời nhận biết những yếu tố bất lợi để phòng tránh khắc phục. Sử dụng hiệu quả hợp lý đất trồng trọt tức là:  Đưa hết số lượng đất nông nghiệp, lâm nghiệp của đất nước vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp.  Bố trí các loại cây trồng vật nuôi trên từng vùng phù hợp với các điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu của vựng đú nhằm thu hồi được khối lượng sản phẩm lớn nhất trên mỗi ha đất đai.  Bố trí các loại cây trồng vật nuôi trên từng vùng cho vừa đảm bảo được hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ đất, chống xói mòn và rửa trôi đất bảo vệ được môi trường sinh thái của vùng.  Có những biện pháp hợp lý trong việc cải tạo đất(tưới, tiờu,thau chua,ửửa mặn, bón phân, luân canh, làm đất) nhằm nâng cao độ phì nhiêu của đất bảo đảm cho sức sản xuất của đất không ngừng tăng lên. 1.1.2. Đặc điểm : - Đặc điểm của đất nông nghiệp(ruộng đất): + Đất nông nghiệp vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm lao động của con người: Ruộng đất là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Đất là một thành phần cấu tạo nên Trái Đất. Từ khi con người khai phá và sử dụng đất thì đất tạo ra các sản phẩm cho con người, ruụng đất kết tinh sức lao động của con người và trở thành sản phẩm của con người. Vì thế, trong quá trình sử dụng, con người cần không ngừng cải tạo và bồi dưỡng ruộng đất cho đất ngày càng màu mỡ hơn. Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47 Líp To¸n Kinh TÕ 47 Chuyên đề tốt nghiệp + Đất nông nghiệp bị giới hạn về mặt không gian, nhưng sức sản xuất của ruộng đất là không có giới hạn: Diện tích đất đai trên thế giới thuộc về từng vùng, từng lãnh thổ, từng quốc gia khác nhau trên thế giới là hữu hạn. Diện tích đất đai dưa vào canh tác trong trồng trọt lại càng nhỏ hơn nhiều so với tổng diện tích đất. Do đó, ruộng đất có giới hạn về mặt không gian. Tuy nhiên, nếu như đầi tư vào đất đai vốn, sức lao động để cải tạo chất lượng đất thì sản phẩm ròng thu được sẽ ngày càng gia tăng. Như vậy, có thể nói, sức sản xuất của ruộng đất là không có giới hạn. Do đặc tính này của ruộng đất nên phải biết sử dụng hợp lý đất đai, hạn chế việc chuyển đổi ruộng đất sang mục đích sử dụng khác. + Đất nông nghiệp có vị trí cố định, chất lượng không đồng đều: Ruộng đất không thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác giống như những tư liệu sản xuất(TLSX) khỏc vỡ nó có vị trí cố dịnh, gắn liền với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi vựng. Nó khụng thế tự tìm đến với những TLSX khác mà ngược lại, các TLSX khác phải tìm đến nó để tiến hành các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, chất lượng đất ở từng vùng không đều nhau. Nguyên nhân là do kết quả của sự hành thành của tự nhiên, dẫn đến loại đất, độ màu mỡ khác nhau, quan trọng không kém cũng là do quá trình cải tạo đất canh tác của người lao động đã làm thay đổi độ màu mỡ vốn có của đất đai. + Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đào thải tron g quá trình sản xuất và nếu được sử dụng hợp lý thỡ nó ngày càng tốt lên: Tất cả các TLSX đều có sự hao mòn sau một thời gian sử dụng, tất yếu sẽ được thay bằng TLSX mới, cho năng suất cao hơn và giá thấp hơn. Nhưng Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47 Líp To¸n Kinh TÕ 47 Chuyên đề tốt nghiệp điều này không đúng với TLSX là ruộng đất. Ruộng đất có đặc điểm là TLSX hữu hạn, do vậy không thể đào thải nó ra khỏi quá trình sản xuất mà ta chỉ có thể cải tạo đất để nâng cao chất lượng đất, nõng cõo năng suất sản xuất của đất. Điều này đòi hỏi nhiều vào tính hợp lý trong sử dụng đất của con người. 1.1.3. Vai trò: - Vai trò của đất nông nghiệp: + Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp vỡ nó cú vai trò quyết định tạo ra các loại nông sản phẩm. Nếu không có đất thì không thể tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp được thì cũng không thể có nông sản được. + Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, nó cũng là tài sản của quốc gia(thuộc sở hữu toàn dân), nó tham gia vào mọi quá trình sản xuất của xã hội và trỏ thành TLSX chung của mọi ngành. Tùy từng ngành sản xuất kỏc nhau mà vai trò của đất cũng bểu hiện khác nhau. Trong công nghiệp và các ngành kinh tế khác đất đai chỉ là nơi cư trú, là địa bàn để xây dựng nhà xưởng và bố trí sản xuất. Nhưng trong nong nghiệp và đặc biệt là trồng trọt thì đất được sử dụng vào mục đích sản xuất, tham gia vào quá trình tạo nên nông sản với tư các là yếu tố sản xuất tích cực và chủ yếu. + Đất đai là TLSX chủ yếu không thể thay thế được vì: Đất đai là TLSX đặc biệt và nếu như biết khai thác cải tạo và sử dụng một cách hợp lý thì độ phì của đất càng tăng. Nó cũng là TLSX không đồng nhất do các yếu tố cấu thành nờn nó. Đất đai là sản phẩm tự nhiên có trước lao động, nhưng nó cũng là sản phẩm lao động của con người. Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47 Líp To¸n Kinh TÕ 47 Chuyên đề tốt nghiệp Đất đai là nguồn dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng để phát triển cây trồng qua độ phì nhiêu của đất, độ phì nhiêu là thuộc tính quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp(đặc biệt là trồng trọt), đất có nhiều loại nên độ phì nhiêu của chúng cũng khác nhau. Độ phì nhiêu của đất hình thành là do kết quả của quá trình hình thành và phát triển của đất gắn liền với sự tác động của yếu tố tự nhiên, là cơ sở để sinh ra năng suất tự nhiên. 1.2. Một số quy luật tác động đến hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp: 1.2.1. Quy luật khan hiếm: Đất đai là nguồn lực có hạn, Trái Đất chỉ có ẳ là đất, hơn nữa cùng với xu thế nóng lên ở toàn cầu làm băng ở 2 cực Trái Đất tan ra, mực nước biển dâng lên dẫn đến diện tích đất giảm đi. Tốc độ gia tăng tự nhiên cao, làm cho mật độ dân số ngày càng tăng, các hoạt động sống của con người tăng lên và mở rộng quy mô, diện tích đất ở và chuyên dùng ngày càng tăng, diện tích rừng và đất sản xuất nông gnhiệp( đặc biệt là đất trồng) ngày càng giảm nhưng tổng diện tích đất thỡ khụng tăng lên. 1.2.2. Đất đai có giới hạn và độ màu mỡ tự nhiên của đất ngày càng giảm: Với sự khai thác và sử dụng đất của con người như hiện nay thì độ màu mỡ tự nhiên của đất ngày càng giảm sút. Khi con người tiến hành khai thác và sử dụng đất bừa bãi đã làm cho đất bị xói mòn, bạc màu. Khoa học kỹ thuật phát triển cho phép con người khai thác triệt để độ phì nhiêu màu mỡ của đất, làm thay đổi chất đất. Nếu như giảm tác động của khoa học vào ruộng đất thì có thể sẽ làm giảm năng suất cây trồng so với ban đầu. 1.2.3. Luật Mathus: Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47 Líp To¸n Kinh TÕ 47 [...]... hiện hiệu quả sử dụng đất trồng trọt không cao ở ba tỉnh trên Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47 Líp To¸n Kinh TÕ 47 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRONG TRỒNG TRỌT Ở VÙNG ĐBSH 3.1 Đặt vấn đề: Có nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt với những tiêu chí khác nhau Trong khuôn khổ chuyên đề thực tập này, ta sử dụng. .. ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt: Hiệu quả sử dụng đất đai trong nông nghiệp Điều kiện tự nhiên Điều kiện kinh tế xã hội Điều kiện về cơ sở vật chất , kỹ thuật Hình 1.3-sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp 1.3.1 Điều kiện tự nhiên: 1.3.1.1 Vị trí địa lý, địa hình: Vị trí địa lý có ảnh hưởng lớn đến bố trí sản xuất nói chung và có ảnh hưởng trực tiếp... trên một ha đất canh tác để đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt ở ba tỉnh ĐBSH là Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình với thước đo giá trị Sử dụng chỉ tiêu này có thuận lợi là quy hiệu quả sử dụng đất trồng trọt về giá trị, có thể so sánh định lượng giữa các năm với nhau của một tỉnh và giữu các tỉnh với nhau trong cùng một năm Mặt khác, đánh giá sử dụng đất, đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu. .. dụng đất trong trồng trọt: 1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng đất trong trồng trọt: -Kết quả khai thác đất đai trong trồng trọt: Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47 Líp To¸n Kinh TÕ 47 Chuyên đề tốt nghiệp + Số diện tích đất đưa vào sản xuất trong trồng trọt trong tổng số quỹ đất có thể tham gia vào sản xuất nông nghiệp + Hệ số sử dụng đất: là hệ số giữa tổng diện tích gieo trồng tớnh trờn... động trồng trọt xu hướng hơi giảm: ở Hà Nội là 1575.7 nghìn đồng; Hải Phòng là 1557.6 nghìn đồng; ở Thái Bình là 1076.8 nghìn đồng Thu nhập từ trồng trọt bình quân trên một ha đất canh tác là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng trên cơ sở tính thu nhập mà một ha đất mang lại cho người lao động là bao nhiêu Đây là chỉ tiêu sử dụng thước đo giá trị để đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng. .. trình độ học vấn của chủ hộ lấy từ mục 2 của phiếu điều tra 2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt: Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt khác nhau và chúng được lựa chọn và sử dụng tùy theo yêu cầu nhất định cử những mục đích khác nhau Trong phạm vi của chuyên đề thực tập này ta quan tâm đến hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt trên khía cạnh... trồng trọt( 1 ha) Năng suất đất đai của ngành trồng trọt = Tổng sản lượng ngành trồng trọt / Tổng diện tích đất trồng trọt Năng suất đất phản ánh hiệuquả sử dụng đất trong trồng trọt, tổng hợp đánh giá trình độ thâm canh tăng năng suất cây trồng và tình hình bố trí cây trồng Nâng cao năng suất cây trồng còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp của nước ta Nguyễn Thị Hồng GấmLớp... cấu ngành nghề trong nền kinh tế lao động trong nông nghiệp chuyển dần sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, phản ánh sự tiến bộ của nền kinh tế 1.2.5 Các yếu tố sản xuất như vốn, lao động, đất đai đều trở thành hàng hóa trong nền kinh tế thị trường: Từ thời công xã nguyên thủy đến nay xã hội loài người đã trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế xã hội là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa Nguyễn Thị Hồng. .. người ta ước lượng hệ số tương quan nhờ thống kê sau: R = R12 = CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG ĐẤT TRONG NGÀNH TRỒNG TRỌT Ở ĐBSH 2.1 Thực trạng: 2.1.1 Vị trí địa lý ĐBSH: - Vùng ĐBSH nằm ở phía Bắc Việt Nam và nằm ở 200 đến 200 30’ Vĩ Bắc, 1050 30’ đến 1070 Kinh Đông Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47 Líp To¸n Kinh TÕ 47 Chuyên đề tốt nghiệp - Vùng đồng bằng Bắc bộ gồm 10 tỉnh thành là: Hà Nội, Hải... 0.669 0.148 Bảng 3.2.a- đánh giá ảnh hưởng của một số chỉ tiêu tới các chỉ tiêu thu nhập từ trồng trọt, thu nhập bình quân trên một lao động từ trồng trọt, thu nhập bình quân trên một ha đất canh tác ngành trồng trọt ở Hà Nội Nguyễn Thị Hồng GấmLớp Toán Kinh Tế 47 Líp To¸n Kinh TÕ 47 Chuyên đề tốt nghiệp Hải Phòng: Thu nhập Thu nhập bình Thu nhập bình quân/ha quân / lao động đất canh tác Năm 2002 2004 . cho trồng trọt, đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng trọt ở ba tỉnh ĐBSH. + Chương 3: Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp ở vùng Đồng bằng Sông Hồng: sử dụng mô hình. bản, điển hình là ở nước Anh. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt: Hình 1.3-sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp 1.3.1. Điều. Hồng: sử dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả sử dụng đất ngành trồng trọt ở ba tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình vùng ĐBSH. Trong quá trình học tập

Ngày đăng: 07/05/2015, 14:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan