báo cáo thực tập tổng hợp Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh 132 Trần Khát Chân

29 542 0
báo cáo thực tập tổng hợp  Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh 132 Trần Khát Chân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập và mở cửa của nền kinh tế, Ngân hàng là một trung gian tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình luân chuyển vốn cho nền kinh tế. Gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội cho các Ngân hàng, bên cạnh đó cũng có không ít những thách thức mà các Ngân hàng đang phải đối mặt. Và ngày càng nhiều các Ngân hàng thương mại được thành lập, chính vì thế để có thể tồn tại và cạnh tranh được với nhau thì hệ thống các Ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao về mọi mặt. Bản thân em là một sinh viên được đào tạo chuyên ngành Ngân hàng, được các thầy cô hướng dẫn và giảng dạy nên em đã có được những đại ý chung về Ngân hàng. Thời gian này nhà trường đã tạo điều kiện và giới thiệu cho em đến thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh 132 Trần Khát Chân để có thêm một số thực tế về hoạt động của Ngân hàng. Trong thời gian thực tập vừa qua, được sự giúp đỡ của các anh, các chị em cũng đã có được những khái quát của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt, về Cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động, chức năng, nhiệm vụ… NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT 1. Tên và địa chỉ của NHTMCP Nam Việt Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt được phép hoạt động theo Giấy phép thành lập và hoạt động do Thống đốc NHNN cấp và có: a. Tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam. b. Tên của Ngân hàng là: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt.  Tên viết tắt bằng tiếng Việt: NAM VIỆT NGÂN HÀNG.  Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Nam Viet Commercial Joint Stock Bank.  Tên viết tắt bằng tiếng Anh: NAVIBANK. c. Trụ sở chính đặt tại: …, TP. Hồ Chí Minh.  Điện thoại: (08) …  Fax: (08) …  Trang web : http://www.navibank.com.vn d. Địa chỉ, tên gọi và một số thông tin về các chi nhánh của Ngân hàng: Chi nhánh Kiên Giang: Địa chỉ: 123 Mạc Cữu, Phường Vĩnh Thanh, TP. Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang. Điện thoại: (077) 921188 Fax: (077) 921011 e. Điều lệ tổ chức và hoạt động, các cơ quan quản lý và điều hành của Ngân hàng, gồm có:  Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của Ngân hàng.  Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra để quản trị Ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, các quy định khác của pháp luật, và Điều lệ này.  Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra để kiểm soát hoạt động tài chính của Ngân hàng, việc chấp hành chế độ kế toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ của Ngân hàng.  Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc điều hành hoạt động hàng ngày của Ngân hàng theo nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với các quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. f. Vốn điều lệ của Ngân hàng là 100.000.000.000 Đồng (bằng chữ: một trăm tỷ Đồng Việt Nam chẵn), có thể được thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của Ngân hàng và theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông được sự chấp thuận của NHNN. g. Ngân hàng có con dấu riêng và tài khoản riêng, số tài khoản 4531.00…. mở tại NHNN Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh và các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của NHNN. h. Ngân hàng có bảng cân đối tài sản và các quỹ theo quy định của pháp luật. i. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng là 50 năm kể từ ngày được NHNN Việt Nam cấp giấy phép thành lập và hoạt động, có thể gia hạn thời gian hoạt động bằng quyết định của Đại hội đồng cổ đông và được NHNN phê chuẩn. 2. Mô hình mạng lưới - Sở giao dịch do Ngân hàng thành lập đặt tại trụ sở chính của Ngân hàng hoặc địa điểm thích hợp để thay mặt Hội sở chính thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ ngân hàng do Hội sở chính ủy nhiệm. - Chi nhánh do Ngân hàng thành lập nhằm phát triển mạng lưới giao dịch của Ngân hàng tại các địa bàn trong và ngoài nước. Chi nhánh cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng theo sự ủy nhiệm của Hội sở chính. - Phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm do chi nhánh mở trong phạm vi hoạt động của mình nhằm phát triển mạng lưới giao dịch của chi nhánh. Phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm cung cấp một số dịch vụ ngân hàng cho khách hàng theo sự ủy nhiệm của Giám đốc chi nhánh. Sở giao dịch không phát triển mạng lưới phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm. 2.1 Sở giao dịch và chi nhánh 2.1.1 Nguyên tắc chung. a. Chi nhánh của Ngân hàng là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu, có bảng cân đối kế toán riêng. b. Chi nhánh thực hiện các hoạt động trong phạm vi các hoạt động được phép của Ngân hàng theo Điều lệ của Ngân hàng, theo uỷ nhiệm của Tổng Giám đốc và quy định của Quy chế này. c. Tên gọi của Sở giao dịch được quy định như sau:  Tên tiếng Việt: Sở giao dịch.  Tên tiếng Anh: Operation Center. d. Tên gọi của chi nhánh được quy định thống nhất như sau:  Tên tiếng Việt: Chi nhánh <tên địa danh>.  Tên tiếng Anh: <tên địa danh> Branch. Trong đó, <tên địa danh> là tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở, hoặc tên địa danh khác trong trường hợp có nhiều hơn một chi nhánh trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 2.1.2 Thành lập sở giao dịch, chi nhánh. a. Căn cứ vào kế hoạch phát triển mạng lưới chi nhánh được Đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua và khả năng đáp ứng các điều kiện quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc thành lập sở giao dịch/chi nhánh, Tổng Giám đốc lập đề án thành lập sở giao dịch/chi nhánh trình Hội đồng quản trị phê duyệt. b. Hội đồng quản trị xem xét đề án thành lập sở giao dịch/chi nhánh do Tổng Giám đốc trình. Nếu chấp thuận, Hội đồng quản trị trình hồ sơ mở sở giao dịch/chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. c. Sau khi có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc mở sở giao dịch/chi nhánh, Hội đồng quản trị ban hành quyết định thành lập sở giao dịch/chi nhánh. d. Trong thời hạn 06 tháng (đối với chi nhánh mở trong nước) hoặc thời gian theo quy định của pháp luật (đối với chi nhánh mở ngoài nước) kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, Tổng Giám đốc có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật để đưa sở giao dịch/chi nhánh vào hoạt động. e. Trước khi sở giao dịch/chi nhánh khai trương và đi vào hoạt động, Ngân hàng phải đăng báo theo quy định của pháp luật; đồng thời có văn bản báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước kèm bản sao có công chứng giấy đăng ký kinh doanh, văn bản xác nhận quyền sở hữu, hoặc quyền sử dụng hợp pháp trụ sở của sở giao dịch/chi nhánh. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức sở giao dịch, chi nhánh. Cơ cấu tổ chức chi nhánh của Ngân hàng như sau: a. Điều hành chung hoạt động của chi nhánh là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc có các Phó Giám đốc, và bộ máy các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ. b. Giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về việc điều hành mọi hoạt động của chi nhánh. c. Phó Giám đốc do Tổng Giám đốc quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc chi nhánh. Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của chi nhánh theo sự phân công của Giám đốc. Giám đốc chỉ định một Phó Giám đốc Khối Hỗ trợ − Kỹ thuật Khối Tác nghiệpKhối Tổng hợpKhối Quan hệ Khách hàng Ban Giám đốc Phòng Quan hệ Khách hàng Cá nhân Phòng Kế hoạch – Tiếp thị Phòng Dịch vụ Khách hàng cá nhân Phòng Hành chính – Nhân sự Phòng Quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp Phòng Phân tích Tín dụng Phòng Ngân quỹ Phòng Công nghệ thông tin Các hội đồng tư vấn Mạng lưới phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm của chi nhánh Phòng Tài chính − Kế toán Phòng Kiểm soát Nội bộ Phòng Dịch vụ Khách hàng tổ chức Phòng Xử lý bộ chứng từ làm nhiệm vụ Phó Giám đốc thường trực thay mặt Giám đốc điều hành hoạt động của Ngân hàng khi Giám đốc vắng mặt thời gian từ một ngày trở lên. d. Trưởng phòng Tài chính − Kế toán, Trưởng các phòng Quan hệ khách hàng, Trưởng phòng Phân tích Tín dụng và Trưởng các phòng giao dịch do Tổng Giám đốc quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc chi nhánh. Trưởng/phó phòng và kiểm soát viên của Phòng Kiểm soát nội bộ do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Kiểm soát nội bộ. e. Trưởng/phó các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ và các chức danh khác của chi nhánh (trừ các chức danh quy định tại khoản 4 Điều này) do Giám đốc chi nhánh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. f. Tùy theo tình hình hoạt động của chi nhánh, Giám đốc có thể trình Tổng Giám đốc việc điều chỉnh mô hình tổ chức của chi nhánh phù hợp mục tiêu kinh doanh và quy mô hoạt động của chi nhánh. 2.1.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc sở giao dịch, chi nhánh. a. Điều hành hoạt động hàng ngày tại chi nhánh trong phạm vi được quy định tại Quy chế này và ủy quyền của Tổng Giám đốc, báo cáo Tổng Giám đốc tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc theo chế độ báo cáo hiện hành. b. Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án huy động vốn, sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch chi tiêu tài chính, và đầu tư vào các dự án theo phương án đã được Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc phê duyệt. c. Trình Tổng Giám đốc:  Đề án thành lập các đơn vị trực thuộc  Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.  Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quy định tại khoản 4 Điều 6.  Phương án hoạt động kinh doanh hàng quý, năm.  Phương án chấm dứt hoạt động các đơn vị trực thuộc. d. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Tổng Giám đốc, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình. 2.1.5 Các hội đồng tư vấn. a. Giám đốc thành lập các hội đồng tư vấn cấp chi nhánh như Hội đồng tín dụng cơ sở, Hội đồng lương thưởng cơ sở…làm nhiệm vụ tư vấn cho Giám đốc trong việc quyết định các vấn đề trong công tác điều hành các hoạt động của Ngân hàng. b. Các hội đồng tư vấn làm việc theo nguyên tắc tư vấn, Giám đốc là người quyết định. Quy chế hoạt động của các hội đồng tư vấn do Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc ban hành. 2.1.6 Khối Quan hệ khách hàng. a. Chức năng chung của các phòng quan hệ khách hàng là đóng vai trò bộ phận tiếp thị bán hàng trực tiếp, có chức năng thiết lập, duy trì, và phát triển mối quan hệ toàn diện với khách hàng để cung cấp các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng cho khách hàng. b. Khối quan hệ khách hàng bao gồm các Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân và Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp. Các chi nhánh có quy mô tổng tài sản nhỏ có thể thành lập một Phòng quan hệ khách hàng cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. c. Phòng quan hệ khách hàng có các chức năng:  Thiết lập quan hệ với khách hàng: trên cơ sở phân khúc thị trường, phân nhóm khách hàng đã được xác định, sử dụng các công cụ tiếp thị trực tiếp để tiếp cận khách hàng, tìm hiểu nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng, xem xét sự phù hợp giữa nhu cầu của khách hàng với chính sách sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng để đưa ra các chính sách chào bán thích hợp.  Khai thác quan hệ với khách hàng: trên cơ sở nền khách hàng đã được thiết lập quan hệ, thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.  Đối với sản phẩm tín dụng: lập tờ trình đề xuất tín dụng tự phân tích, thẩm định, đánh giá hồ sơ tín dụng (nếu trong phạm vi hạn mức được ủy quyền), hoặc gửi Phòng Phân tích Tín dụng – Đầu tư để phân tích, thẩm định, đánh giá hồ sơ tín dụng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Trên cơ sở tờ trình đề xuất tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, lập hợp đồng tín dụng và hoàn tất các hồ sơ thủ tục cần thiết; Chuyển hồ sơ tín dụng của khách hàng sang bộ phận quản lý tín dụng của Phòng dịch vụ khách hàng để theo dõi giải ngân, thu lãi, thu nợ; Kiểm tra sự tuân thủ các điều kiện vay vốn của khách hàng, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ, trả lãi đúng hạn.  Đối với sản phẩm phi tín dụng: giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng các hồ sơ thủ tục liên quan; Tiếp nhận hồ sơ thủ tục của khách hàng, ký hợp đồng cung cấp dịch vụ phi tín dụng (nếu có); Chuyển hồ sơ cung cấp dịch vụ ngân hàng phi tín dụng sang các phòng tác nghiệp liên quan để thực hiện, xử lý.  Phát triển quan hệ với khách hàng: thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng, qua đó, tiếp tục tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để bán ngày càng nhiều hơn sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng cho khách hàng.  Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao. 2.1.7 Khối Tổng hợp. a. Chức năng chung của Khối Tổng hợp là đóng vai trò bộ phận tham mưu, có chức năng lập kế hoạch kinh doanh, triển khai các chính sách tiếp thị; tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc ra các quyết định về tín dụng; quản lý về tài chính, quản lý rủi ro, và kiểm soát nội bộ các hoạt động của chi nhánh. b. Khối Tổng hợp bao gồm các Phòng Kế hoạch − Tiếp thị, Phòng Phân tích tín dụng, và Phòng Kiểm soát nội bộ. Các chi nhánh có quy mô tổng tài sản nhỏ có thể thành lập 02 phòng: Phòng Tổng hợp (bao gồm chức năng kế hoạch − tiếp thị và phân tích tín dụng) và Phòng Kiểm soát nội bộ. c. Phòng Kế hoạch − Tiếp thị có các chức năng:  Công tác kế hoạch: lập, theo dõi, kiểm tra, báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh, xây dựng chương trình công tác để thực hiện kế hoạch kinh doanh; Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh, tiến hành lập, theo dõi, kiểm tra, báo cáo tiến độ thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh giao cho các phòng ban, đơn vị trực thuộc; Lập các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. [...]... chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh sau khi được sự chấp thuận của Tổng Giám đốc b Chi nhánh không được mở tài khoản tại các ngân hàng nước ngoài, kể cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam 3.1.7 Hoạt động khác của sở giao dịch Ngoài các hoạt động ngân hàng được quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11 nêu trên, sở giao dịch có nhiệm vụ thay mặt Hội sở chính thực. .. khách hàng  Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ  Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng  Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Tổng Giám đốc cho phép  Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng b Chi nhánh tham gia hệ thống thanh toán nội bộ của Ngân hàng và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước 3.1.5 Các hoạt động khác Chi nhánh thực. .. của chi nhánh đã được Tổng Giám đốc chấp thuận, Giám đốc chi nhánh lập đề án mở phòng giao dịch trình Tổng Giám đốc phê duyệt; hoặc ra quyết định thành lập đối với quỹ tiết kiệm b Tổng Giám đốc xem xét đề án thành lập phòng giao dịch do Giám đốc chi nhánh trình Nếu chấp thuận, Tổng Giám đốc ra quyết định thành lập phòng giao dịch c Giám đốc chi nhánh làm thủ tục đăng ký với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. .. viên của quỹ tiết kiệm thực hiện các giao dịch với khách hàng tại quầy giao dịch của quỹ tiết kiệm 3 Phạm vi hoạt động 3.1 Sở giao dịch và chi nhánh 3.1.1 Nguyên tắc chung a Chi nhánh được thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng theo các quy định tại Quy chế này trên cơ sở phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc b Tổng Giám đốc phân cấp, uỷ quyền cho chi nhánh các nghiệp vụ ngân hàng được thực hiện và các hạn... là xử lý, thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng (thanh toán, chuyển tiền, giải ngân, thu nợ, thu chi tiền mặt, xử lý bộ cứng từ…) để thực hiện các hợp đồng, các giao dịch mà Khối Quan hệ khách hàng đã ký kết, thỏa thuận với khách hàng b Khối Tác nghiệp bao gồm các Phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân, Phòng Dịch vụ khách hàng tổ chức, Phòng Xử lý bộ chứng từ và Phòng Ngân quỹ Các chi nhánh có quy mô tổng tài... bảo lãnh ngân hàng khác mà người nhận bảo lãnh là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước  Chi nhánh thực hiện chi t khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định pháp luật hiện hành 3.1.4 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ a Chi nhánh thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, như sau:  Cung ứng các phương tiện thanh toán  Thực hiện... có thẩm quyền f Xem xét và trình Giám đốc chi nhánh giải quyết các đơn thư khiếu tố, khiếu nại, tố cáo của khách hàng và của các cá nhân, đơn vị có liên quan đến hoạt động của chi nhánh, trường hợp cần thiết báo cáo lên Giám đốc Kiểm soát nội bộ để xử lý KẾT LUẬN Theo sự giới thiệu của nhà trường em đã được đến thực tập ở NHTMCP Nam Việt Qua quá trình thực tập ở đây, em được làm quen với không khí... khái quát về Nam Việt, về thời gian hoạt động, cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động… Trong quá trình làm báo cáo còn có những vướng mắc, thiếu sót…em mong thầy giáo chỉ dẫn cho em Em xin chân thành cảm ơn!!! MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT 2 2 Mô hình mạng lưới .4 2.1.1 Nguyên tắc chung 4 2.1.2 Thành lập sở giao dịch, chi nhánh ... hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định nội bộ của Ngân hàng về bảo quản, lưu trữ chứng từ, báo cáo kế toán d Công tác quản lý và lữu giữ chứng từ được thực hiện theo Quy định về quản lý và lưu giữ chứng từ do Tổng Giám đốc ban hành 4.3 Phòng cháy và chữa cháy a Nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy  Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Giám đốc chi nhánh có trách... tại chi nhánh theo kế hoạch, chương trình công tác đã lập hoặc theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh c Phối hợp với Phòng Kiểm soát nội bộ tại Hội sở chính, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, các tổ chức kiểm toán, và các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoạt động của chi nhánh d Báo cáo Giám đốc Kiểm soát nội bộ và Giám đốc chi nhánh . của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt, về Cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động, chức năng, nhiệm vụ… NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT 1. Tên và địa chỉ của NHTMCP Nam Việt Ngân hàng Thương. em đến thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh 132 Trần Khát Chân để có thêm một số thực tế về hoạt động của Ngân hàng. Trong thời gian thực tập vừa qua, được sự giúp đỡ của. Việt Nam. b. Tên của Ngân hàng là: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt.  Tên viết tắt bằng tiếng Việt: NAM VIỆT NGÂN HÀNG.  Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Nam Viet Commercial Joint Stock Bank. 

Ngày đăng: 07/05/2015, 14:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chấm dứt hoạt động phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan