Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

106 2K 7
Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản “đóng hưởng” được hình thành và phát triển đã tạo bước đột phá quan trọng cho sự bình đẳng của người lao động. Người lao động làm việc ở các thành phần kinh tế khác nhau, các ngành nghề khác nhau, ở từng địa bàn khác nhau đều được tham gia BHXH. Phạm vi, đối tượng không ngừng mở rộng đã thu hút được sự tham gia của hàng triệu người lao động thuộc các thành phần kinh tế, tạo được sự yên tâm và tin tưởng trong lao động, sản xuất, kinh doanh.Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, BHXH đều có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, bao gồm những nội dung về phạm vi đối tượng tham gia; loại hình BHXH; nội dung các chế độ; việc tổ chức quản lý quá trình thực hiện cũng như khung pháp lý cho việc ban hành và thực hiện chính sách BHXH.Việc Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (có hiệu lực từ ngày 01012007) đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện chính sách BHXH nói chung, BHXH bắt buộc nói riêng.Đến nay, Luật Bảo hiểm xã hội đã được triển khai thực hiện hơn 6 năm và từng bước đi vào đời sống xã hội, trở thành một công cụ pháp luật có hiệu quả, góp phần điều tiết xã hội, phục vụ công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Đối tượng tham gia các loại hình BHXH tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2006 cả nước mới chỉ có hơn 6,7 triệu người tham gia BHXH bắt buộc thì đến cuối năm 2011 số người tham gia đã tăng trên 10 triệu người. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, năm 2008 mới chỉ có 896.000 người tham gia BHXH bắt buộc thì đến cuối năm 2011 số người tham gia là hơn 1,1 triệu người. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình thực hiện, đặc biệt từ thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội trung tâm chính trị kinh tế của cả nước, BHXH bắt buộc hiện hành đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế cần được bổ sung, sửa đổi cả về mặt nội dung luật và việc tổ chức thực hiện. Trong hơn 6 năm thực hiện Luật BHXH, quyền và lợi ích chính đáng của người lao động vẫn chưa được đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật; Một số quy định liên quan đến việc đóng, hưởng các chế độ BHXH còn bộc lộ những bất cập trong quá trình thực hiện; Quỹ hưu trí và tử tuất tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối trong những năm tới; Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH còn chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao; Việc quy định các chế tài để xử lý các hành vi vi phạm Luật BHXH còn nhẹ, thiếu tính thuyết phục, một số nội dung không thống nhất giữa các quy định của Luật BHXH và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Thực tế vẫn còn tình trạng một số cơ quan, đơn vị sử dụng lao động cố tình trốn đóng, nợ đóng BHXH; Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách pháp luật về BHXH còn chưa hiệu quả, mang nặng tính hình thức.Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, nhất là giai đoạn 20112020, chúng ta sẽ có những sự phát triển vượt bậc về kinh tế xã hội mà đích đến là năm 2020, nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp, việc nghiên cứu đánh giá BHXH bắt buộc hiện hành trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm thấy rõ những ưu điểm cũng như những tồn tại, hạn chế để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng BHXH, phù hợp với giai đoạn phát triển mới của thủ đô có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển bền vững xã hội.Với mục đích đó, tác giả chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn cao học của mình. Nghiên cứu thành công đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận và giá trị về mặt thực tiễn.

LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ yêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc. Kết quả trình bày trong luận văn thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Hòa Bình LỜI CẢM ƠN Trong quá trình viết luận văn, học viên đã được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo ở Học viện Hành chính, sự động viên và tạo điều kiện của bạn bè, người thân trong gia đình. Học viên bày tỏ sự cảm ơn chân thành đối với sự quan tâm, động viên, giúp đỡ đó. Học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo hướng dẫn khoa học TS. Bùi Huy Khiên về sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo và những ý kiến đóng góp quý báu để luận văn được hoàn thành đúng kế hoạch. Sau cùng, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ thuộc Bảo hiểm xã hội Hà Nội, Viện Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam về những góp ý quý báu về lý luận và thực tiễn cho luận văn, đặc biệt đã cung cấp các số liệu thống kê giúp học viên có những thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu, góp phần quan trọng cho việc nghiên cứu luận văn thành công. Vì điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp nhiệt tình để có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài nhằm phục vụ tốt hơn trong công tác thực tế cũng như những nghiên cứu khoa học sau này. Tác giả Nguyễn Hòa Bình MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN 3.2. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP 74 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ILO Tổ chức lao động quốc tế BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tê BHTN Bảo hiểm thất nghiệp ÔĐ-TS-DS Ốm đau - thai sản - dưỡng sức TNLĐ-BNN Tai nạn lao động- Bệnh nghề nghiệp KNLĐ Khả năng lao động LĐ-TB-XH Lao động – Thương binh- Xã hội DANH MỤC CÁC BẢNG 3.2. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP 74 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản “đóng - hưởng” được hình thành và phát triển đã tạo bước đột phá quan trọng cho sự bình đẳng của người lao động. Người lao động làm việc ở các thành phần kinh tế khác nhau, các ngành nghề khác nhau, ở từng địa bàn khác nhau đều được tham gia BHXH. Phạm vi, đối tượng không ngừng mở rộng đã thu hút được sự tham gia của hàng triệu người lao động thuộc các thành phần kinh tế, tạo được sự yên tâm và tin tưởng trong lao động, sản xuất, kinh doanh. Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, BHXH đều có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, bao gồm những nội dung về phạm vi đối tượng tham gia; loại hình BHXH; nội dung các chế độ; việc tổ chức quản lý quá trình thực hiện cũng như khung pháp lý cho việc ban hành và thực hiện chính sách BHXH. Việc Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (có hiệu lực từ ngày 01/01/2007) đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện chính sách BHXH nói chung, BHXH bắt buộc nói riêng. Đến nay, Luật Bảo hiểm xã hội đã được triển khai thực hiện hơn 6 năm và từng bước đi vào đời sống xã hội, trở thành một công cụ pháp luật có hiệu quả, góp phần điều tiết xã hội, phục vụ công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Đối tượng tham gia các loại hình BHXH tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2006 cả nước mới chỉ có hơn 6,7 triệu người tham gia BHXH bắt buộc thì đến cuối năm 2011 số người tham gia đã tăng trên 10 triệu người. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, năm 2008 mới chỉ có 896.000 người tham gia BHXH bắt buộc thì đến cuối năm 2011 số người tham gia là hơn 1,1 triệu người. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình thực hiện, đặc biệt từ thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội - trung tâm chính trị - kinh tế của cả nước, BHXH bắt buộc hiện hành đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế cần được bổ sung, sửa 1 đổi cả về mặt nội dung luật và việc tổ chức thực hiện. Trong hơn 6 năm thực hiện Luật BHXH, quyền và lợi ích chính đáng của người lao động vẫn chưa được đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật; Một số quy định liên quan đến việc đóng, hưởng các chế độ BHXH còn bộc lộ những bất cập trong quá trình thực hiện; Quỹ hưu trí và tử tuất tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối trong những năm tới; Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH còn chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao; Việc quy định các chế tài để xử lý các hành vi vi phạm Luật BHXH còn nhẹ, thiếu tính thuyết phục, một số nội dung không thống nhất giữa các quy định của Luật BHXH và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Thực tế vẫn còn tình trạng một số cơ quan, đơn vị sử dụng lao động cố tình trốn đóng, nợ đóng BHXH; Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách pháp luật về BHXH còn chưa hiệu quả, mang nặng tính hình thức. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, nhất là giai đoạn 2011-2020, chúng ta sẽ có những sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội mà đích đến là năm 2020, nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp, việc nghiên cứu đánh giá BHXH bắt buộc hiện hành trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm thấy rõ những ưu điểm cũng như những tồn tại, hạn chế để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng BHXH, phù hợp với giai đoạn phát triển mới của thủ đô có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển bền vững xã hội. Với mục đích đó, tác giả chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn cao học của mình. Nghiên cứu thành công đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận và giá trị về mặt thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến nay đã có một số cơ quan và tác giả nghiên cứu về Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã nghiên cứu đề tài: - Phát triển hệ thống an sinh xã hội Việt Nam phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đề tài khoa học cấp bộ, năm 2006. 2 Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng nghiên cứu: - Đề án xây dựng chiến lược phát triển Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2020, năm 2012. Ngân hàng thế giới (World Bank), OECD và Trung tâm nghiên cứu quốc gia về chính sách y tế và xã hội Hàn Quốc: - Những đánh giá sơ bộ về hệ thống hưu trí Châu Á-Thái Bình Dương, năm 2011. Một số tác giả cũng đã quan tâm nghiên cứu đề tài này, như: - Mai Ngọc Cường, Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2009. - Hồ Ngọc Cẩn, Võ Thanh Nhu, Chế độ, chính sách mới về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, NXB Lao động, Hà Nôi - 2006. Ngoài các sách chuyên khảo trên, một số tác giả đã viết bài đăng trên các tạp chí, như: - Đinh Quốc Dũng, Thực trạng và giải pháp về chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí ở Việt Nam, tạp chí BHXH tháng 3 năm 2010 - Lê Bạch Hồng, Vai trò của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với an sinh xã hội của đất nước, tạp chí Bảo hiểm Xã hội, số tháng 9 năm 2010 - Bùi Thị Lâm Hà, Chế độ tai nạn ở Việt Nam - nhìn từ cơ sở lý luận, tạp chí BHXH tháng 6 năm 2011 - Phạm Đình Thành, 65 năm chính sách bảo hiểm xã hội phát triển cùng đất nước, tạp chí Bảo hiểm Xã hội, tháng 8 năm 2010 - Ban quản lý dự án TF058179, Đánh giá hệ thống chính sách BHXH, Bản tin số 25- Viện Khoa học BHXH, năm 2010 Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung vào phân tích vị trí, vai trò của BHXH ở cả hai khía cạnh lý luận và thực tiễn, đồng thời đã đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ, chính sách về BHXH bắt buộc hiện nay. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ đề cập tới từng lĩnh vực, từng chế độ BHXH, chưa phân tích đầy đủ những khó khăn, vướng mắc của BHXH bắt buộc hiện hành cả về nội dung những văn bản quy phạm pháp luật cũng như công tác tổ 3 chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của BHXH bắt buộc; thực trạng BHXH bắt buộc ở Hà Nội hiện nay để thông qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng BHXH bắt buộc trong thời gian tới là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích: Phân tích thực trạng chính sách BHXH bắt buộc, đánh giá những ưu điểm và tồn tại, hạn chế của BHXH bắt buộc hiện nay ở Hà Nội, thông qua đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng BHXH bắt buộc ở Hà Nội trong thời gian tới. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của BHXH bắt buộc ở nước ta. - Phân tích thực trạng chính sách BHXH bắt buộc trên địa bàn thủ đô Hà Nội trong những năm gần đây. - Đề xuất những kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng BHXH bắt buộc ở Hà Nội trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian: trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phạm vi về thời gian: từ năm 2007 đến nay. Phạm vi về nội dung: Trên thực tế có rất nhiều yếu tố tác động đến chất lượng BHXH bắt buộc, tuy nhiên, phạm vi đề tài chỉ đề cập tới sự tác động của các quy định pháp luật hiện hành (luật BHXH và các văn bản hướng dẫn) và công tác tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Nghiên cứu đề tài này, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa 4 duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, lấy học thuyết Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về chính sách phát triển kinh tế - xã hội làm cơ sở lý luận. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, lấy ý kiến chuyên gia trong việc đánh giá BHXH bắt buộc cả về nội dung và công tác tổ chức thực hiện. 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn đã đề cập tới những nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHXH và các giải pháp về tổ chức thực hiện. Qua đó, nội dung một số quy định của luật BHXH được bổ sung, sửa đổi một cách cơ bản; nội dung các chế độ BHXH được đề xuất điều chỉnh, hoàn thiện cho phù hợp với thực tế nhằm khắc phục nhanh những tồn tại, hạn chế trong công tác BHXH thời gian qua, phát huy tính ưu việt của BHXH bắt buộc trong đời sống xã hội. 7. Ý nghĩa của luận văn Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn của BHXH bắt buộc ở nước ta; đánh giá thực trạng BHXH bắt buộc trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian qua, tác giả đề xuất những kiến nghị và giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập của các quy định hiện hành nhằm nâng cao chất lượng BHXH bắt buộc ở Hà Nội trong những năm tiếp theo cho phù hợp với điều kiện thực tế ở Hà Nội và Việt Nam, đáp ứng yêu cầu mới của phát triển kinh tế xã hội và hội nhập của đất nước. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của BHXH bắt buộc ở Việt Nam. Chương 2: Thực trạng BHXH bắt buộc ở Hà Nội hiện nay. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng BHXH bắt buộc ở Hà Nội trong thời gian tới. 5 [...]... đối với công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2012 – 2020 đã khẳng định: Bảo hiểm xã hội là chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội 13 Bảo hiểm xã hội là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, vì vậy việc hoàn thiện chính sách... cách hành chính chung của cả Ngành BHXH góp phần nâng cao chất lượng BHXH - Nhóm các nhân tố khác: Công bằng xã hội, bình đẳng xã hội, vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội, khả năng chống đỡ về tài chính của quỹ BHXH 10 1.1.4 Những nguyên tắc của bảo hiểm xã hội Khi thiết kế và thực hiện chính sách, chế độ BHXH cần quán triệt các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc bảo đảm về mặt xã hội. .. 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở VIỆT NAM 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN Bảo hiểm xã hội ra đời trên cơ sở nền kinh tế hàng hoá phát triển và việc thuê mướn nhân công trở nên phổ biến Theo quan niệm trên thế giới thì BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và... định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước là cơ sở để đề ra quan điểm xây dựng Luật BHXH Quan điểm đó phải phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước: Mọi người lao động trong xã hội đều có quyền tham gia và hưởng quyền lợi BHXH, nhất là khi về già; đảm bảo bình đẳng, công bằng xã hội giữa các thành viên trong xã hội trên... động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội 7 Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan (định nghĩa của Tổ chức Quốc tế về Tiệu chuẩn hóa ISO) Chất lượng BHXH là mức độ mà... Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã khẳng định: "Bảo đảm an sinh xã hội; tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong đời sống” Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính... không thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH sẽ gây ảnh hưởng tới quyền lợi của các đối tượng thụ hưởng, làm giảm chất lượng BHXH Các yếu tố cấu thành chất lượng BHXH trên đây còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và chuẩn mực xã hội từng thời kì 9 1.1.3 Các nhân tố tác động đến chất lượng BHXH - Nhóm các nhân tố liên quan đến điều kiện kinh tế -xã hội của đất nước Trong giai đoạn kinh... khách hàng Chất lượng BHXH phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và đáp ứng những thay đổi của xã hội Chất lượng chính sách BHXH tốt phải phản ánh được tác động của nó đến các tổ chức cũng như quyền lợi của các đối tượng thụ hưởng BHXH và mối quan tâm chung của xã hội, đảm bảo phát huy những mặt tích cực và hạn chế những yếu tố tiêu cực Chính sách bảo hiểm xã hội là những quy định chung của Nhà nước... cách kinh tế - xã hội ở nước ta 1.3.4 Chính sách BHXH từ 2006 đến nay Ngày 29 tháng 6 năm 2006, Luật Bảo hiểm xã hội đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007 Luật BHXH ra đời đánh dấu bước phát triển mới về chính sách BHXH, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mở cửa, hội nhập, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, tạo hành lang pháp... hưởng đến quyền lợi về bảo hiểm 1.1.5 Cơ sở hình thành chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội Chính sách BHXH có phạm vi tác động rất lớn đến người lao động, người sử dụng lao động và cả nền kinh tế của đất nước Vì thế, khi ban hành chính sách BHXH nói chung, BHXH bắt buộc nói riêng phải dựa trên những cơ sở sinh học về giới tính, lứa tuổi của người lao động; điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong . BHXH bắt buộc ở Hà Nội hiện nay. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng BHXH bắt buộc ở Hà Nội trong thời gian tới. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở. vững xã hội. Với mục đích đó, tác giả chọn đề tài: Nâng cao chất lượng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay làm đề tài nghiên cứu luận văn cao học của mình. Nghiên cứu thành. pháp nhằm nâng cao chất lượng BHXH bắt buộc ở Hà Nội trong thời gian tới. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của BHXH bắt buộc ở nước ta. - Phân tích thực trạng chính sách BHXH bắt buộc trên

Ngày đăng: 07/05/2015, 11:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.2. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP

    • Qua nghiên cứu thực trạng bảo hiểm xã hội ở Hà Nội trong những năm vừa qua và tham khảo kinh nghiệm của các nước cũng như qua các công ước quốc tế của ILO trong việc xây dựng và thực thi chính sách BHXH, tác giả kiến nghị sửa đổi nguyên tắc hoạt động và các chế độ của BHXH như sau:

    • Khoản 1 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: “Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH”. Đây là nguyên tắc làm căn cứ cho việc quy định mức hưởng của các chế độ BHXH. Nguyên tắc này cần được xem xét, nghiên cứu sâu hơn để nguyên tắc hoạt động của BHXH thể hiện rõ nội dung, bản chất của BHXH, nhất là đối với chế độ hưu trí.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan