Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội

115 701 6
Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “Từ nay đến năm 2020, phấn đấu xây dựng đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; đời sống vật chất và tinh thần cao; quốc phòng an ninh vững chắc; dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Với mục tiêu trên thì yêu cầu lực lượng sản xuất của chúng ta đế lúc đó sẽ đạt trình độ khá hiện đại, phần lớn lao động thủ công được thay thế bằng lao động sử dụng máy móc, điện khí hoá cơ bản được thực hiện trong cả nước; năng suất lao động xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn so với hiện nay. Công nghiệp và dịch vụ sẽ phải chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP. Muốn thực hiện được mục tiêu đề ra, chúng ta buộc phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghịêp hoá, hiện đại hoá. Trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, thành phố Hà Nội và huỵên Thanh Trì đã có những định hướng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, song thực tiễn cho thấy, cơ cấu khối kinh tế trên địa bàn huyện, việc chuyển đổi diễn ra chậm, chưa có sự thay đổi rõ rệt. Cơ cấu khối kinh tế do huyện quản lý có sự thay đổi căn bản hơn , song việc chuyển đổi lại bị chững lại trong vài năm gần đây, chưa đạt được mục tiêu đề ra. Huyện Thanh Trì cũng đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, trong đó chú trọng đến những định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên kết quả đạt được còn chưa được như mục tiêu đã đề ra. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội" làm đề tài luận văn thạc sỹ.

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Trần Thị Thu Hiền MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 5 1.1. Cơ cấu kinh tế ngành và sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 5 1.1.1. Cơ cấu kinh tế ngành và sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa 5 1.1.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 9 1.1.3. Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 13 1.2. Nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 16 1.2.1. Nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 16 1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 20 1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 26 1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương 26 1.3.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Thanh Trì - Thành phố Hà Nội. 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH KINH TẾ NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 34 2.1. Khái quát đặc điểm của huyện Thanh Trì ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 34 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội 34 2.1.2. Thuận lợi, khó khăn đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huỵên Thanh Trì 40 2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Thanh Trì. 44 2.2.1. Thực trạng cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn huyện Thanh Trì 44 2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành kinh tế tại huyện Thanh Trì 46 2.3. Đánh giá chung về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn huyện Thanh Trì 59 2.3.1. Những thành tựu đã đạt được 59 2.3.2. Những hạn chế và vấn đề đặt ra 62 2.3.3. Những nguyên nhân của hạn chế 65 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP 67 HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, HÀ NỘI 3.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Thanh Trì. 67 3.1.1. Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng, Nhà nước ta và Thủ đô Hà Nội 67 3.1.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Thanh Trì 72 3.2. Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Thanh Trì. 82 3.2.1. Nâng cao vai trò chỉ đạo của các cấp Ủy Đảng, Chính quyền; nhận thức của nhân dân về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện 82 3.2.2. Giải pháp về vốn đầu tư 83 3.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 86 3.2.4. Giải pháp mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm 93 3.2.5. Giải pháp về các chính sách và công cụ quản lý đất đai để chuyển đổi cơ cấu kinh tế và nghề nghiệp của lao động 94 3.2.6. Giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới 95 3.2.7. Giải pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ lao động và chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước 97 KẾT LUẬN 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện qua các năm 37 Bảng 2.2 Thu nhập bình quân đầu người 37 Bảng 2.3 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Trì (do Huyện quản lý). 43 Bảng 2.4 Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Trì (do Huyện quản lý). 44 Bảng 2.5 Giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn huyện 45 Bảng 2.6 Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện (do Huyện quản lý) 48 Bảng 2.7 Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng các ngành trong nông nghiệp 49 Bảng 2.8 Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành trong nông nghiệp 49 Bảng 2.9 Tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế huyện 53 Bảng 2.10 Số hộ và số người kinh doanh dịch vụ cá thể chia theo ngành kinh tế 54 Bảng 2.11 Số hộ và số người kinh doanh dịch vụ cá thể theo đơn vị hành chính 56 Bảng 3.1 Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện giai đoạn 2011 - 2030 73 TÓM TẮT LUẬN VĂN Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam là một vấn đề lớn, có tính chất đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI - năm 2011). Thanh Trì là một huyện ngoại thành Hà Nội, có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa. Quá trình này đòi hỏi Thanh Trì cần phải phát triển kinh tế huyện sao cho phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng cơ cấu kinh tế huyện phát triển theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp đang là định hướng phát triển trước mắt của huyện đến năm 2020. Trên cơ sở cơ cấu kinh tế ngành đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, dựa trên những lợi thế về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý, định hướng đến năm 2030, cơ cấu kinh tế ngành của huyện sẽ chuyển dịch và phát triển theo hướng hiện đại: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Trước yếu cầu cấp bách và nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tác giả đã chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị làm cơ sở, cùng các phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích, khảo sát thực tiễn, trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Luận văn gồm các chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.1. Cơ cấu kinh tế ngành và sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. i Trong phần này, luận văn đã trình bày khái quát các quan niệm về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế hợp lý, cơ cấu kinh tế ngành. Có nhiều quan niệm về cơ cấu kinh tế, song có thể hiểu: Cơ cấu kinh tế là tổng thể cấu trúc và mối quan hệ hữu cơ giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Trong đó cơ cấu giữa các ngành kinh tế là quan trọng nhất. Cơ cấu kinh tế hợp lý là một cơ cấu kinh tế toàn diện, cân đối, khoa học và phát huy được mọi nguồn lực để phát triển nền kinh tế có hiệu quả, ổn định và bền vững. Cơ cấu kinh tế ngành là sự tương quan tỷ lệ và mối quan hệ hữu cơ giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành của nền kinh tế được hình thành trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, trong từng thời kỳ. Từ các quan niệm đó, luận văn đi vào phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. * Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa0: Luận văn đi vào nghiên cứu xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên 4 nội dung: Thứ nhất, cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp: tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp: giảm tỷ trọng công nghiệp nặng, công nghiệp khai thác, phát triển các ngành công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật. Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp: giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản. Trong ngành trồng trọt, giảm các loại cây trồng truyền thống có hiệu quả thấp, phát triển các loại cây có hiệu quả cao, các loại cây nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp, dịch vụ. Trong ii chăn nuôi và thủy sản, phát triển các loại vật nuôi cho năng suất cao. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các khâu chuẩn bị sản xuất, sản xuất và thu hoạch. Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ: giảm tỷ trọng các ngành dich vụ truyền thống, phát triển các ngành dịch vụ hiện đại, có hàm lượng chất xám cao như tài chính, ngân hàng, du lịch * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành: là quá trình chuyển đổi các ngành, nội bộ từng ngành từ trình độ này sang trình độ khác, ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với sự phát triển của phân công lao động xã hội, với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phát triển khoa học công nghệ * Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Luôn là vấn đề then chốt, đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân; do thực trạng nền kinh tế nước ta còn mang nặng cơ cấu nông nghiệp, chậm phát triển và do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 1.2. Nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Luận văn nghiên cứu nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, gồm có các nội dung: chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế và trong nội bộ từng ngành kinh tế. Từ những nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, luận văn đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bao gồm: Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên; nhóm nhân tố về kinh tế xã hội; nhóm nhân tố về tổ chức kỹ thuật. 1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Để có thêm cơ sở rút ra những kinh nghiệm cho phương hướng và giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện Thanh Trì, tác giả đã tham khảo kinh nghiệm thực tiễn tại 3 địa phương có quy mô tương đồng với huyện Thanh Trì là: huyện Gia Lâm - Thành phố iii Hà Nội; huyện Từ Liêm - Thành phố Hà Nội, và quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho huyện Thanh Trì như sau: Một là, về tổng thể, trong những năm tới, cơ cấu kinh tế ngành của huyện Thanh Trì chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Trong tương lai xa hơn, cơ cấu kinh tế ngành của huyện sẽ thay đổi theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp thay vì chú trọng phát triển công nghiệp như giai đoạn trước đó. Hai là, cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Trong ngành trồng trọt, giảm tỷ trọng trồng lúa và cây lương thực, chú trọng trồng các cây lương thực có sản lượng và chất lượng cao, các cây công nghiệp, cây dược liệu. Phát triển chăn nuôi, hạn chế và giảm hẳn chăn nuôi đại gia súc, phát triển nuôi thủy sản với các loại cá đặc sản. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu trong sản xuất. Ba là, Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến và xây dựng, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác, các ngành công nghiệp nặng gây ô nhiễm môi trường. Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Chú trọng phục hồi và phát triển các làng nghề truyền thống, chú trọng xây dựng thương hiệu. Bốn là, cơ cấu ngành dịch vụ chuyển dịch theo hướng mở rộng phát triển các ngành dịch vụ hiện đại như tài chính ngân hàng, bảo hiểm, du lịch Phấn đấu phát triển nhanh ngành dịch vụ để xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Năm là, sự phát triển kinh tế của huyện cần có trọng tâm, có định hướng cụ thể cho mỗi vùng, trong đó các làng nghề có thể được chú trọng phát triển. Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì. Căn cứ vảo cơ sở lý luận ở chương 1, luận văn đã phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì. iv 2.1. Khái quát đặc điểm cuẩ huyện Thanh Trì ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thanh Trì là một huyện ngoại thành phía nam Hà Nội với 15 xã (3 xã vùng bãi nằm ngoài đê sông Hồng) và 01 thị trấn. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp sinh thái và các ngành dịch vụ hiện đại, huyện đang trong quá trình nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với định hướng phát triển của huyện. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì trong những năm qua có xu hướng đạt và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng so với mục tiêu quy hoạch giai đoạn 2005 - 2010. Nền kinh tế huyện có sự tăng trưởng khá, đạt bình quân 17,5%/năm. Tỷ trọng các ngành kinh tế năm 2012 trên địa bàn: công nghiệp: 69,62%; nông nghiệp: 7,86%; dịch vụ: 22,52%. 2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì. Luận văn đã làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì trên các khía cạnh: Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế: tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, trong đó công nghiệp đang tăng nhanh, mạnh hơn dịch vụ. Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp: giảm tỷ trọng công nghiệp nặng, công nghiệp khai thác, phát triển các ngành công nghiệp chế biến, các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp: giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản. Trong ngành trồng trọt, giảm diện tích trồng lúa có hiệu quả thấp, phát triển các loại cây, rau an toàn có hiệu quả cao, các loại cây dược liệu. Tỷ trọng chăn nuôi tăng chậm, không đều, thủy sản phát triển nhanh. Bước đầu đi vào chuyên canh các loại cây, các loại vật nuôi. Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ: tỷ trọng các ngành dịch vụ truyền thống còn lớn, chiếm chủ yếu giá trị sản xuất ngành dịch vụ, bước đầu phát v triển các ngành dịch vụ hiện đại, có hàm lượng chất xám cao như tài chính, ngân hàng, du lịch 2.3. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Trì Những thành tựu đã đạt được: Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế: chuyển dịch đúng hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp: ngành công nghiệp phát triển nhanh, giảm tỷ trọng công nghiệp nặng, công nghiệp khai thác, phát triển các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp: Tỷ trọng nông nghiệp giảm trong khi giá trị sản xuất không giảm. Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành thủy sản. Trong ngành trồng trọt, giảm diện tích trồng lúa có hiệu quả thấp, phát triển các loại cây, rau an toàn có hiệu quả cao, các loại cây dược liệu. Thủy sản phát triển nhanh. Bước đầu đi vào chuyên canh các loại cây, các loại vật nuôi. Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ: Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng đều hàng năm. Bước đầu phát triển các ngành dịch vụ hiện đại, có hàm lượng chất xám cao như tài chính, ngân hàng, du lịch Những hạn chế: Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế: Cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn huyện tuy chuyển dịch đúng hướng song tỷ trọng ngành dịch vụ còn hạn chế. Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp: Chưa phát triển các ngành công nghiệp hiện đại có hàm lượng chất xám cao, chưa áp dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ trong các ngành sản xuất của huyện vi [...]... chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 1.1 Cơ cấu kinh tế ngành và sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 1.1.1 Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế. .. huyện Thanh Trì Trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước ta và Thủ đô Hà Nội về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, luận văn đã đè xuất ra phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, bao gồm 4 nội dung chính sau: Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế: Đến năm 2020, tiếp tục chuyển. .. quốc gia trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải thực hiện cơ cấu kinh tế mở gắn với “chiến lược công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu”, đó là tất yếu khách quan 1.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa * Chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình cải biến kinh tế xã hội từ tình trạng... luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặt trong bối cảnh 4 của một huyện ngoại thành thành phố Hà Nội - Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn hiện nay ở huyện Thanh Trì - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp. .. Đề tài Luận văn thạc sỹ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình” của tác giả Nguyễn Việt Hùng năm 2010; Đề tài luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hải Dương của tác giả Nguyễn Văn Quế năm 2006 Ngoài ra cũng có một số đề tài luận văn thạc sỹ viết về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một... nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời gian tới đối với huyện Thanh Trì 7 Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội Chương 3: Phương hướng và... các ngành dịch vụ truyền thống, phát triển các ngành dịch vụ hiện đại, có hàm lượng chất xám cao như tài chính, ngân hàng, du lịch, các ngành diahcj vụ kho bãi, vận chuyển 3.2 Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì Trên cơ sở phân tích thực trạng và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn huyện Thanh. .. Muốn thực hiện được mục tiêu đề ra, chúng ta buộc phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghịêp hoá, hiện đại hoá Trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, thành phố Hà Nội và huỵên Thanh Trì đã có những định hướng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, song thực tiễn cho thấy, cơ cấu khối kinh tế trên địa bàn huyện, ... 2020, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện theo hướng công nghiệp – dịch vụ nông nghiệp Định hướng đến năm 2030 cơ cấu kinh tế ngành của huyện sẽ chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp viii Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp: Hạn chế côn nghiệp nặng, phát triển các ngành công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp hiện đại có hàm lượng chất xám... nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý 3.2.Nhiệm vụ của đề tài - Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá - Phân tích đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, theo đúng mục tiêu của Đảng, Nhà nước và địa phương đề ra, . mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì 3.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại. đó, luận văn đi vào phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. * Xu hướng. chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa0 : Luận văn đi vào nghiên cứu xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên 4 nội dung: Thứ nhất, cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp:

Ngày đăng: 06/05/2015, 16:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 7. Kết cấu của luận văn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan