tiểu luận Những thành tựu của sử học thời Nguyễn và nguyên nhân khiến sử học nhà Nguyễn phát triển

16 1.2K 0
tiểu luận Những thành tựu của sử học thời Nguyễn và nguyên nhân khiến sử học nhà Nguyễn phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thành tựu sử học thời Nguyễn và nguyên nhân phát triển của sử học và các ngành khoa học xã hội khác A. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dân téc Việt Nam có lịch sử lâu đời và việc nghiên cứu lịch sử dân téc đã trải qua nhiều thời kì, giai đoạn khác nhau cũng đã thu được nhiều thành tựu lớn. Do những điều kiện lịch sử xã hội nhất định chi phối, sử học mỗi thời kì, giai đoạn có những đóng góp tích cực song cũng có những hạn chế nhất định. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ tạo được một truyền thống tốt, trở thành công cụ vũ khí sắc bén phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đặc biệt là phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử hiện nay. Sử học Việt Nam đặc biệt thời phong kiến có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của sử học nước nhà và việc nghiên cứu lịch sử thời kì này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của đất nước. Sử học thời Nguyễn có vị trí đặc biệt quan trọng bởi nó đạt được nhiều thành tựu rực rỡ và việc nghiên cứu những thành tựu sử học thời Nguyễn sẽ giúp rất nhiều cho việc hình thành hệ thống kiến thức lịch sử một cách đầy đủ và trọn vẹn. Xuất phát từ những lý do trên mà tôi quyết định chọn đề tài cho tiểu luận của tôi là “Những thành tựu của sử học thời Nguyễn và nguyên nhân khiến sử học nhà Nguyễn phát triển” để thấy được những thành tựu rực rỡ của sử học trong mét giai đoạn lịch sử của dân téc. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tìm hiểu những thành tựu sử học thời nhà Nguyễn tôi dùng hai phương pháp nghiên cứu cơ bản của phương pháp luận sử học là Phương pháp lịch sử và Phương pháp lôgíc để khôi phục miêu tả đúng bộ mặt sử học thời Nguyễn trong điều kiện lịch sử xã hội nhất định. Phương pháp lịch sử là phương pháp xem các hiện tượng, sự vật qua các giai đoạn cụ thể của nó (ra đời, phát triển và tiêu vong) với mọi tính chất cụ thể của nó. Phương pháp lôgíc là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng trong hình thức tổng quát nhằm phát hiện ra qui luật, bản chất, khuynh hướng chung trong sự vận động của cái khách quan được nhận thức này. Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp tiếp cận để tìm hiểu trực tiếp các tác phẩm của thời đại, các tác giả, các khuynh hướng tư tưởng văn hoá để hiểu được tính đa dạng của sử học thời Nguyễn. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong phạm vi của một tiểu luận nhỏ tôi không có tham vọng trình bày một cách cụ thể chi tiết về những thành tựu sử học mà triều Nguyễn đạt được. Trong tiểu luận này tôi sẽ trình bày khái quát bối cảnh lịch sử của triều Nguyễn rồi đi sâu vào một số tác phẩm sử học tiêu biểu của nhà Nguyễn. Từ đó tôi cũng sẽ tìm hiểu lý do khiến sử học còng nh những ngành khoa học xã hội khác dưới triều Nguyễn phát triển và ý nghĩa của sử học thời Nguyễn đối với thời đại chúng ta. 1 Thành tựu sử học thời Nguyễn và nguyên nhân phát triển của sử học và các ngành khoa học xã hội khác IV. CẤU TẠO CỦA TIỂU LUẬN A. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU B. NỘI DUNG I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM DƯỚI TRIỀU NGUYỄN II. NHỮNG THÀNH TỰU SỬ HỌC TIÊU BIỂU CỦA NHÀ NGUYỄN 1.Những bộ sử do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn 1.1. Đại Nam thực lục 1.2. Đại Nam liệt truyện 1.3. Bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục 1.4. Đại Nam quốc sử diễn ca 1.5. Hoàng Lê nhất thống chí 1.6. Lịch triều hiến chương loại chí 1.7. Đại Nam nhất thống chí 1.8. Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ 2. Những tác phẩm do cá nhân biên soạn III. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA SỬ HỌC NHÀ NGUYỄN IV. NGUYÊN NHÂN KHIẾN SỬ HỌC VÀ CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI KHÁC PHÁT TRIỂN C. KẾT LUẬN THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO B. NỘI DUNG I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT Nam DƯỚI THỜI NGUYỄN. 2 Thành tựu sử học thời Nguyễn và nguyên nhân phát triển của sử học và các ngành khoa học xã hội khác 1852, sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi lập ra triều Nguyễn. Triều Nguyễn đã duy trì được sự thống trị của mình từ khi lên ngôi đến năm 1885- khi triều Nguyễn đầu hàng làm tay sai cho thực dân Pháp. Khi mới lên ngôi vua Gia Long đã xin triều đình Mãn Thanh cho đổi tên nước và 1804 chính thức công bố tên nước là Việt Nam. 1838, Minh Mạng đã cho đổi tên nước thành Đại Nam và tên này gắn suốt thời kì trị vì của nhà Nguyễn. Các vua nhà Nguyễn từ Gia Long (1802- 1819), Minh Mạng (1820- 1840), Thiệu Trị (1841- 1847), Tự Đức (1848- 1883) kế tiếp nhau xây dựng và củng cố nền thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến trong bối cảnh khủng hoảng, suy vong. Các vua nhà Nguyễn tăng cường bộ máy đàn áp, thi hành chính sách bóc lột nặng nề dẫn đến đời sống của nhân dân nhất là nông dân lâm vào cảnh đói khổ. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân không ngừng nổ ra khắp nơi tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Vũ Đình Lục, Ba Vành, Cao Bá Quát… Tuy nhiên, bên cạnh chính sách đàn áp, bóc lột nhân dân nhà Nguyễn cũng ra sức khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa để củng cố sự thống trị của mình. Đặc biệt là sự thống trị của nho giáo nhằm tạo ra sức sống cho chế độ. Mọi chính sách của nhà Nguyễn đều dùa trên khuôn mẫu của Nho giáo mục đích là để duy trì sự thống trị bền vững của mình trên một nền tảng lạc hậu. Chính điều này làm cho triều Nguyễn nhanh chóng lâm vào cuộc khủng hoảng trên đầy đủ các mặt của đất nước cả về kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng… Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến làm cho triều đình nhà Nguyễn đứng trước yêu cầu cấp bách là phải canh tân đất nước. Vì vậy, triều đình đã lắng nghe mà không thực hiện những đề nghị cải cách về nhiều mặt trong đó có yêu cầu về cải cách giáo dục. Mặt khác do sù chi phối bởi tư tưởng Nho giáo mà triều Nguyễn cũng quan tâm đến lịch sử, xem đó là kinh nghiệm quí báu của đời xưa cho sự thống trị hiện tại của mình, cho việc rút từ quá khứ những tấm gương lớn để trị nước an dân, để ru ngủ nhân dân trong đạo lý “trung quân ái quốc”. Triều Nguyễn lại được tiếp thu di sản văn hoá to lớn quí báu trong đó có sử học của 800 năm độc lập, tự chủ trước đó của nhân dân ta, của các triều đại trước. Trước hết, triều Nguyễn chăm lo tổ chức bộ máy chép sử để biên soạn Quốc sử và sử của đương triều. Sách Đại Nam thực lục chép rằng “Năm Minh Mệnh thứ hai (1861) đầu tiên mở ra sử quán, sai quan sử thần làm bộ Thực lục…, chia ra làm Tiền biên và Chính biên, cân nhắc ý nghĩa và điều lệ để làm khuôn phép cho nghìn muôn đời sau” 1 . Tiếp đó, hai mươi năm sau, vào năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), triều đình “bắt đầu đặt quan và thuộc viên ở sử quán. Vua dụ rằng: Nước nào cũng có sử chép. Việc Êy đã có từ lâu, sử cốt chép (1) Lịch sử sử học của Phan Ngọc Liên chủ biên- NXB Đại học sư phạm- 2006, trang 119 lại chính sử để dạy bảo cho đời sau. Nay chuẩn cho lấy Quốc sử quán làm nơi soạn sử. Về số nhân viên từ Chánh, Phó, Tổng tài cho đến các chức Toản tu, 3 Thành tựu sử học thời Nguyễn và nguyên nhân phát triển của sử học và các ngành khoa học xã hội khác Biên tu, Khảo liệu, Tằng lục. Chuẩn giao cho đình thần hội đồng kén chọn sung vào để làm. Các nhân viên được lấy vào không cứ là quan trong kinh hay ngoài các tỉnh, người nào thực có tài năng về sử học, có thể làm nổi việc chép sử Êy, chuẩn cho chọn mà tiến cử” 1 Bộ máy của Sử quán triều Nguyễn do Thiệu Trị lập ra vào năm 1874 có hai Tổng tài là Trương Đăng Quế và Vũ Xuân Cẩn, hai phó Tổng tài là Nguyễn Trung Mậu và Phạm Bá Đạt, bèn Toản tu, tám Biên tu, bốn Khảo hiệu, sáu Đằng lục, bốn Thu trường kiêm Biên sự. Nhà vua giao cho sử quán phải soạn tiếp bộ Đại Nam thực lục cho hoàn thành và tiến hành soạn chép bộ Đại Nam liệt truyện. Điều mà các vua nhà Nguyễn rất quan tâm là bên cạnh việc soạn sử của vương triều mình, còn phải chăm lo biên soạn bộ sử chung của dân téc trên cơ sở tiếp thu các thành tựu của đời trước, bổ sung sửa chữa phần cơ nghiệp nhà Nguyễn, để giáo dục nhân dân, để mọi người phải hiểu nước nhà, chứ không phải chỉ biết sử Trung Quốc. Năm 1855, vua Tự Đức ra chỉ dụ “Đời nào khởi nghiệp tất phải có sử đời Êy. Nước Việt ta từ đời Hồng Bàng trở về sau, đời Trần, đời Lê trở về trước, trong khoảng hơn mấy nghìn năm, chính trị hay dở, nhân vật giỏi hay không giỏi, bờ cõi trong nước vẫn nguyên như cũ hay đổi khác, chế độ chấn chỉnh hay đổ nát, sử cũ chép lại vẫn còn thiếu sót nhiều. Đến nh hình thức văn từ và nghĩa lý, thể hiện trong sách sai lầm cũng không phải Ýt ” 2 . Đặc biệt là phải có bộ Việt sử để đưa vào trong thi cử và cho rằng triều đình có trách nhiệm trong việc chưa có bộ việt sử để dẫn đến tình trạng học trò Ýt đoái hoài đến lịch sử nước nhà. Triều đình qui định rõ chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền lợi của những viên quan trong Viện Quốc sử. Chánh Tổng tài lo xem xét công việc chung. Phó tổng tài đôn đốc công việc. Từ Toản tu trở xuống chia nhau biên soạn. Giấy bót, đèn dầu và các vật dụng khác được qui định rõ ràng. Nhờ tổ chức chặt chẽ nh vậy, nên công việc biên soạn Quốc sử bắt đầu thu được nhiều kết quả, trong những năm đầu nửa đầu thế kỉ XIX. Tuy nhiên, phải nửa sau thế kỉ XIX các bộ sử mới được hoàn thành. Trong suốt thời kì thống trị của nhà Nguyễn từ 1802 đến 1945, lịch sử đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Đặc biệt đây là thời kì thực dân Pháp nhòm ngó và xâm lược Việt Nam cho nên sử học thời Nguyễn cũng thăng trầm theo lịch sử. Trước khi Pháp vào xâm lược (tức trước 1858), sử học đạt được nhiều thành tựu rực rỡ với các chính sách khuyến khích của các đời vua thời kì này. (1) Lịch sử sử học của Phan Ngọc Liên chủ biên- NXB Đại học sư phạm- 2006) trang 119 (2) Nh trên, trang 120. Từ sau năm 1858 trở đi là giai đoạn hoàn thành in Ên các tác phẩm lịch sử còn việc biên soạn thêm là rất Ýt bởi nhà Nguyễn lúc này mải lo đối phó với thực dân Pháp xâm lược. Ngoài những bộ sử chính thống do Quốc sử quán biên soạn 4 Thành tựu sử học thời Nguyễn và nguyên nhân phát triển của sử học và các ngành khoa học xã hội khác còn có rất nhiều bộ dã sử trong dân gian có giá trị rất lớn trong công tác nghiên cứu lịch sử nước nhà. II. NHỮNG THÀNH TỰU SỬ HỌC TIÊU BIỂU NHÀ NGUYỄN. 1. Những bộ sử do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. 1.1. Đại Nam thực lục. Đại Nam thực lục là bộ chính sử lớn nhất, quan trọng nhất của nhà Nguyễn do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn trong vòng 88 năm mới hoàn thành tính từ khi bắt đầu làm ( 1821-Minh Mệnh năm thứ hai) đến khi hoàn thành và khắc in xong những quyển cuối cùng (1909- Duy Tân năm thứ ba). Đại Nam thực lục chia làm hai phần là Tiền biên và Chính biên. Đại Nam thực lục Tiền biên (còn gọi là Liệt thánh thực lục tiền biên) ghi chép về sự nghiệp của 9 chóa Nguyễn, bắt đầu từ Nguyễn Hoàng (Thái tổ Gia Dụ hoàng đế) vào trấn thủ Thuận Hoá(1558) đến hết đời Nguyễn Phóc Thuần (Duệ Tông Hiếu định hoàng đế) tức là đến năm Nguyễn Phóc Thuần mất (1777). Đại Nam thực lục tiền biên được khởi soạn năm 1821(năm thứ hai niên hiệu Minh Mệnh) làm xong và hoàn thành việc khắc in năm 1844 (năm thứ tư niên hiệu Thiệu Trị). Tổng tài của sách là Trương Đăng Quế và Vũ Xuân Cẩn. Đại Nam thực lục chính biên ghi chép về lịch sử triều Nguyễn, từ Gia Long đến Đồng Khánh, chia làm nhiều kỉ, mỗi kỉ là một đời vua. 1. Kỉ thứ nhất- đời Gia Long (Nguyễn Phóc Ánh) từ 1778 đến 1819. Biên soạn trong 27 năm (từ 1821-1847). Tổng tài là Trương Đăng Quế và Vũ Xuân Cẩn. 2. Kỉ thứ hai- đời Minh Mệnh (Nguyễn Phóc Đảm) từ 1820 đến 1840. Biên soạn trong 20 năm (từ 1841- 1841). Tổng tài lần lượt có Trương Đăng Quế rồi Phan Thanh Giản. 3. Kỉ thứ ba- đời Thiệu Trị (Nguyễn Miên Tông) từ 1841 đến 1847. Sách khắc in xong năm 1879. Tổng tài là Trương Đăng Quế, Trần Tiễn Thành, Phan Thanh Giản. 4. Kỉ thứ tư- đời Tự Đức (Nguyễn Hồng Nhiệm) từ 1847 đến 1883. Sách khắc in xong năm 1879. Tổng tài Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình, Nguyễn Trọng Hợp. 5. Kỉ thứ năm- năm cuối đời Tự Đức và đời Kiến Phóc (Nguyễn Ưng Đăng) từ 1883 đến 1885. Sách khắc in xong năm 1902. Tổng tài là Trương Quang Đản. 6. Kỉ thứ sáu- đời Hàm Nghi (Nguyễn Ưng Lịch) và Đồng Khánh (Nguyễn Ưng Xuỵ) từ 1885 đến 1888. Sách khắc in xong năm 1909. Tổng tài là Cao Xuân Dục. Ngoài sáu kỉ của Đại Nam thực lục chính biên kể trên, năm 2003 các nhà nghiên cứu mới phát hiện thêm bản ghi chép tiếp theo của bộ sử này lưu lạc ở Pháp gồm hai phần là Đại Nam thực lục chính biên đệ lục kỉ phụ biên và Đại Nam thực lục chính biên đệ thất kỉ. 5 Thành tựu sử học thời Nguyễn và nguyên nhân phát triển của sử học và các ngành khoa học xã hội khác Đệ lục kỉ phụ biên, nghĩa là biên chép phụ vào Kỉ thứ sáu, kỉ chép về đời Đồng Khánh, là phần viết về hai đời vua là Thành Thái (1889- 1907) và Duy Tân (1907- 1916). Đệ thất kỉ viết về đời Khải Định (1916- 1925). Khải Định ở ngôi 10 năm nên trong Đệ thất kỉ có 10 quyển. Theo nguyên tắc đề ra trong Phàm lệ khi biên soạn Đại Nam thực lục thì mỗi đời vua là một kỉ. Nhưng hai ông vua Thành Thái, Duy Tân không được chép thành ki riêng mà chỉ chép phụ vào kỉ Đồng Khánh. “Trong tờ tấu của hai viên quan Tổng tài toản tu Quốc sử quán là Hồ Đắc Trung, Cao Xuân Tiếu, đề ngày 6 tháng 11 năm Khải Định thứ bảy (1922), có nói rằng nếu vua không có miếu hiệu (danh hiệu suy tôn sau khi mất để đặt thờ ở nhà Thái miếu) thì được làm chính biên, còn vua không có miếu hiệu thì không được làm riêng một kỉ, mà phụ chép vào kỉ trước, gọi là phụ biên” 1 Thành Thái, Duy Tân là hai ông vua không có miếu hiệu, vì vào đời Khải Định, khi biên soạn bộ sách này hai ông đang bị Thực dân Pháp đưa đi đày nên trong Đại Nam thực lục chính biên chỉ được chép phụ vào kỉ Đồng Khánh và gọi là Thành Thái phế đế phụ biên (ông ở ngôi 19 năm nên trong Phụ biên chép về ông mỗi năm có 1 quyển cộng lại có 19 quyển) và Duy Tân phế đế phụ biên (Duy Tân ở ngôi 10 năm nên có 10 quyển). Khi biên soạn Đại Nam thực lục, Quốc sử quán triều Nguyễn đã phải sử dụng một khối lượng lớn tài liệu gồm chiếu chỉ, sắc dụ, các bản tấu trình ở địa phương và tài liệu lịch sử các triều đại trước. Coi trọng công tác tư liệu khi biên soạn, vua Gia Long đã chỉ dụ: “Phàm sự tích cũ thì cần phải xem xét rộng rãi để sẵn mà tham khảo…tưởng ở chốn đồng quê, các nhà quan cũ và các cụ già, những điều ghi chép được, những điều tai nghe mắt thấy, hẳn có điều đáng đúng…Lời nào có thể ghi vào sử được thì thưởng, thảng hoặc có can phạm huý cũng không bắt tội…”. Vua Minh Mạng cũng khuyến khích việc sưu tầm tài liệu: “vậy chuẩn cho quan dân trong ngoài, phàm nhà nào cất được những bản biên chép điển cũ triều trước thì không kể tường hay lược, đem nguyên bản đến nép hoặc đưa cho nhà nước sao chép đều có khen thưởng” 2 Đại nam thực lục được biên soạn theo lối biên niên ghi chép các sự kiện về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, đối ngoại…xảy ra dưới thời các vua Nguyễn. Các vua là nhân vật trung tâm của việc chép sử. Tuy nhiên, qua Thực lục chúng ta còn thấy được nhiều mặt của đời sống xã hội nước ta lúc bấy giê: lễ tế Nam giao, cày (1) Phát hiện mới sẽ được công bố: Phần tiếp theo trọn bộ của Đại Nam thực lục chính biên- Trần Đưc Cường- Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3 năm 2004. 6 Thành tựu sử học thời Nguyễn và nguyên nhân phát triển của sử học và các ngành khoa học xã hội khác (2) Quốc sử quán triều Nguyễn- Đại Nam thực lục- NXB Xã hội-1969-tập 5,trang 99- Trích theo Lịch sử sử học- Phan Ngọc Liên chủ biên- NXB Đại học sư phạm-2006, trang122. ruộng tịch điền, chú trọng an ninh quốc phòng, phát triển nông nghiệp, lịch sử quan chế, khoa cử, tình hình các địa phương qua các chương sớ tâu lên nhà vua. Đặc biệt, Đại Nam thực lục lấy việc biên soạn chính xác làm chính cho nên các tư liệu ghi chép về hành động cử chỉ của nhà vua do Viện Đô sát đảm nhiệm được chuyển sang Quốc sử quán làm tư liệu mà không qua nhà vua. Vì vây, Thực lục cũng ghi được một số sự kiện khách quan, như “quân Xiêm trong lòng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”, hoặc ghi nguyên văn lời phê phán của Tổng đốc Bình Phú Thân Văn Nhiếp về việc vua Tự Đức trước tình hình “đất cũ bị mất giặc phương Bắc tràn qua, lũ hạn, nạn bão…dân không được nhờ để sống…thế mà nhà vua vẫn xây Vạn Niên Cơ, mua đàn tây, tranh tây, tổ chức vui chơi tốn kém” 1 1.2. Đại Nam liệt truyện Đại Nam liệt truyện gồm ba phần: Đại Nam liệt truyện Tiền biên soạn từ 1841- 1852, Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập hoàn thành trong thời gian 1852-1899. Đại Nam liệt truyện nhị tập bắt đầu soạn từ 1895 và bắt đầu in 1909. Đại Nam liệt truyện chép tiểu sử, sự nghiệp của các hậu phi, hoàng tử, công chóa, chư thần, cao tăng, Èn dật, nghịch tử gian thần ở mỗi đời vua. 1.3. Bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục Khâm định Việt sử thông giám cương mục do Tự Đức chủ trì việc biên soạn bắt đầu từ 1856 đến 1884 mới hoàn thành. Bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục gồm có hai phần là Tiền biên và Chính biên. Phần Tiền biên gồm có năm quyển chép từ Hùng Vương (1876- 258 trước công nguyên) đến thời Mười hai sứ quân (966- 967). Phần Chính biên gồm 47 quyển chép từ thời Đinh Tiên Hoàng (970- 979) đến thời Lê Mẫn Đế ( 1787- 1789). Bộ Cương mục được tổ chức biên soạn chặt chẽ, chu đáo hơn hẳn so với các bộ sử trước. Tham gia biên soạn có hơn 30 người và 12 người Đẳng tả với những tên tuổi nổi tiếng nh Phan Thanh Giản, Trương Đăng Quế, Trương Quang Đản…, nhà vua xem xét việc ghi chép và “ngự phê” một số nhân vật và sự kiện lịch sử. Tự Đức còn gợi ý viết phần Phàm lệ và việc phân kì. Các sử thần nhà Nguyễn rất coi trọng việc sưu tập tài liệu để viết. Năm 1856, Quốc sử quán đã “xin in ra nguyên bản bộ Đại Việt sử kí phát giao cho để tra xét. Xin viện Tập hiền ở Nội các soạn ra những sách nên cần để đủ tra cứu. Xin phái người ra Bắc kì để kiếm những sách dã sử của các nhà chứa sách riêng và sự tích từ sau khi nhà Lê Trung Hưng, cùng là những phả kí tục biên của các nhà có danh tiếng” 2 .Ngoài ra Quốc sử quán còn dùa trên 24 bộ chính sử của Trung Quốc để tìm các tài liệu có liên quan đến nước ta. Khi biên soạn Khâm định Việt sử thông giám cương mục, xuất phát từ quan điểm chính thống cho rằng “lịch sử là tấm gương lớn”, “viết sử là để nêu 7 Thành tựu sử học thời Nguyễn và nguyên nhân phát triển của sử học và các ngành khoa học xã hội khác (1) Lịch sử sử học- Phan Ngọc Liên chủ biên- NXB Đại học sư phạm, trang 123. (2) Nh trên, trang 126. gương cho mọi người”- từ vua đến dân chúng soi mà noi theo cho nên bộ sử này có tên gọi nh vậy. Quan điểm nêu gương và soi gương qua lịch sử ở bộ sách này hoàn toàn theo tiêu chuẩn cương thường đạo lý của Nho giáo để từ đó xem xét đánh giá con người sự việc. Đây cũng là cách để giữ vững vương triều nhà Nguyễn thông qua những tấm gương trong sử sách, tất cả những người chống đối chóa Nguyễn, vua Nguyễn đều là giặc. Tuy nhiên, thông qua Cương mục các nhà chép sử triều Nguyễn cũng thể hiện tinh thần yêu quê hương đất nước, tinh thần độc lập tự chủ, tự hào dân téc “Nước Đại Việt ta dựng bờ cõi ở minh đô thủ trời, định rõ núi sông, nên đất đúc nên văn vật, vua chóa đời sau thay đời trước, phong khí ngày càng mở mang, thời đại không giống nhau, quy mô mỗi thời một khác, song mọi việc xảy ra ở nước mình, trên đất mình do nước mình làm với tinh thần độc lập tự chủ”. 1 Cương mục là bộ sử cuối cùng do Quốc sử quán của một triều đại phong kiến nước ta hoàn thành. Nó tập hợp được thành tựu của sử học Việt Nam trước đó và đã có những đóng góp quan trọng về tư liệu và phương pháp chép sử. Tuy vẫn chép sử theo lối biên niên, song Cương mục đã chú ý đến việc kết hợp chép theo tuế thứ (chép thứ tự thời gian theo hệ can, chi của phép lịch xưa) và niên thứ (theo thứ tự hàng năm của một nhà vua). Các nhà chép sử đã dùa theo bộ Thông giám cương mục của Chu Hy đời Tống(1130- 1200), bộ Cương mục triều Nguyễn đã nêu ra từng “Cương”, chép ra thành từng “mục”, tức ở phần “cương” thì chép đại cương về sự việc, đến phần “mục” mới chép rõ chi tiết, sự việc. Nhờ vậy mà người đọc nhận thức và tiếp thu lịch sử có hệ thống hơn. Bé sử này cũng là cơ sở cho việc biên soạn nhiều sách sử thời Nguyễn. 1.4. Đại Nam quốc sử diễn ca. Đại Nam quốc sử diễn ca bắt nguồn từ Sử kí quốc ngữ ca do nhiều người viết và tham gia sửa chữa, từ khoảng thời Lê đến đầu những năm 70 của thế kỉ XIX mới hoàn thành. Loại lịch sử diễn ca đã có từ lâu và đã được nhân dân ta rất ưa chuộng. Vua Tự Đức đã chú ý đến việc biên soạn loại sử sách này để phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Năm 1858, Lê Ngô Cát là người của Quốc sử quán được cử sửa chữa quyển Sử kí quốc ngữ ca của một tác giả khuyết danh thời Lê, diễn ca suốt từ thời Hồng Bàng đến khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua Lê. Lê Ngô Cát đã sửa chữa bổ sung và diễn ca tiếp phần lịch sử thời vua Lê, chóa Trịnh. Về sau, Phạm Đình Toái đọc lại, sửa chữa, bổ sung, rút gọn thành một tác phẩm có 2054 câu lục bát và đặt tên là Đại Nam quốc sử diễn ca in năm 1870- 1871. Đại Nam quốc sử diễn ca là một loại sách lịch sử phổ thông, trích tóm tắt những sự kiện lớn xảy ra từ thời Hồng Bàng đến thời Lê Chiêu Thống. Vì sách 8 Thành tựu sử học thời Nguyễn và nguyên nhân phát triển của sử học và các ngành khoa học xã hội khác đã được soạn theo mục đích của vua nên nó chỉ chủ yếu nhằm vào việc ca ngợi công lao của nhà Nguyễn từ khi trấn thủ Đàng trong đến lúc thống nhất cả nước, coi đó là “việc hợp lòng trời, lòng người” và không thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. (1) Lịch sử sử học- Phan Ngọc Liên chủ biên- NXB Đại học sư phạm, trang 126 Đại Nam quốc sử diễn ca cũng đã diễn tả được lòng yêu nước và tự hào dân téc của nhân dân ta. Các tác giả đã có những câu thơ hào hùng về truyền thống đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm. Đây là một tác phẩm diễn ca lịch sử có giá trị về mặt sử học và văn học. 1.5. Hoàng Lê nhất thống chí Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm kí sự lịch sử nằm trong bộ sách lớn Ngô gia văn phái ra đời vào đầu thế kỉ XIX. Tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí là thuộc dòng họ Ngô Thời ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai nay là Hà Tây. Có nhiều ý kiến khác nhau về tác giả của tác phẩm này. Theo Ngô gia thế phả thì Ngô Thời Chí, Ngô Thời Du đều có tham gia biên soạn Hoàng Lê nhất thống chí. Một người khác có thể coi như sống đồng thời với Ngô Thời Chí là Phạm Đình Hổ (1768- 1840), trong Vò trung tuỳ bót của mình cũng nói Ngô Thời Chí “có soạn bộ Nhất thống chí” 1 Một số tài liệu khác lại ghi là Ngô Thời Nhậm viết. Ngô Thời Nhậm đã đỗ tiến sĩ, có tài văn thơ, có cái nhìn chính trị tiến bộ. Có ý kiến cho rằng Ngô Thời Nhậm viết cả 15 hồi của Hoàng lê nhất thống chí, ý kiến khác lại cho rằng Ngô Thời Chí viết phần chính biên gồm 7 hồi. Phần tục biên có 10 hồi thì 7 hồi do Ngô Thời Du viết. Hoàng Lê nhất thống chí được viết theo kiểu “chương hồi”, ghi chép các sự kiện lịch sử bên cạnh việc miêu tả tính cách nhân vật cho nên đây là tác phẩm minh hoạ khá sinh động, đặc sắc bức tranh về xã hội Việt Nam trong 3 thập kỉ của thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. Tác giả đã làm sống lại người thực, việc thực: vua chóa tranh giành quyền bính với nhau Trịnh Sâm bỏ con cả lập con thứ, phe cánh Đặng thị Huệ lộng hành, loạn kiêu binh…Các tác giả đã thể hiện thái độ khách quan trong việc miêu tả cảnh triều đình phong kiến mục nát, dân tình khèn khổ và hình ảnh đẹp đẽ của anh hùng áo vải Quang Trung nên có những lời lẽ trân trọng nhận xét xác đáng. Với Hoàng Lê nhất thống chí, những sự kiện quan trọng xảy ra ở nước ta suốt từ thời Lê Hiển Tông đến Gia Long đã được thuật lại khá trung thực và tỉ mỉ. “Nếu hình dung chế độ phong kiến thời Lê Trịnh như một cái nhà, thì theo Hoàng lê nhất thống chí, cái nhà Êy quả thật không còn cách gì có thể đứng vững được nữa. Cột kèo đều mục ruỗng, mộng chốt hết thảy rã rời, nền móng khắp nơi sụt lở, mối mọt đục từ bên trong đục ra” 2 . Là một quyển sử biên niên viết theo hình thức văn học cho nên các nhân vật lịch sử được tác giả đề cập đến được miêu tả hết sức sinh động “Lê Hiển Tông bên ngoài ra vẻ lắm: râu rồng, mòi cao, tóc bạc, mắt phượng, đi nhẹ như nước, ngồi vững như non” thế 9 Thành tựu sử học thời Nguyễn và nguyên nhân phát triển của sử học và các ngành khoa học xã hội khác nhưng suốt 17 năm ở ngôi chỉ biết mua vui với cung nữ cam chịu bị Trịnh Sâm đè nén “ Trời sai chóa phò ta. Chóa ghánh cái lo, ta hưởng cái vui. Mất chóa tức cái lo (1) Lê Trí Viễn- Hoàng Lê nhất thống chí- NXB Khoa học xã hội- trang 8 (2) Nh trên, trang 9 cái lo lại về ta, ta còn vui gì?”… Tóm lại, ta có thể thấy rằng Hoàng lê nhất thống chí là một nguồn tư liệu lịch sử quí báu ngoài giá trị văn học đích thực của nó. 1.6. Lịch triều hiến chương loại chí Lịch triều hiến chương loại chí là công trình xuất sắc của nhà sử học Phan Huy Chú được viết trong mười năm (1809- 1819),được chia làm 10 chí, mỗi chí giới thiệu một mặt của sinh hoạt đời sống xã hội nước ta: Địa dư chí: giới thiệu về điều kiện tự nhiên và địa lý lịch sử nước ta. Nhân vật chí: trình bày tiểu sử của các vua chóa, quan lại, các nho sĩ, tướng lĩnh, những người trung hiếu tiết nghĩa theo quan niệm phong kiến. Quan chức chí: nói về chế độ quan chức của các thời đại. Lễ nghi chí: nghiên cứu các hình thức tế lễ ở triều đình, phẩm phục của vua chóa, quan lại các cấp. Khoa mục chí: tìm hiểu tỉ mỉ về chế độ thi cử qua các triều đại và những người đậu từ tiến sĩ trở lên. Quốc dụng chí: ghi chép về chế độ thuế khoá và tài chính của các triều đại. Hình luật chí: nói về pháp chế đã tồn tại trong lịch sử. Binh chế chí: nói về chế độ và tổ chức quân đội của các đời. Văn tịch chí: giới thiệu về sử sách bằng chữ Hán và chữ Nôm. Bang giao chí: nói về chính sách ngoại giao và lịch sử quan hệ đối ngoại của các triều đại phong kiến nước ta với Trung Quốc. Sự phân chia này là sự phân chia toàn bộ tri thức thu thập được về đất nước, con người đến tổ chức, thiết kế, tinh thần, ngoại giao của nước ta. Trình tự này vừa thể hiện tính hệ thống khoa học, vừa đầy đủ, toàn diện. Mỗi chí được trình bày theo trình tự chung: những nét tổng quát, đại cương về vấn đề được nêu ở chí, sau đó đi sâu vào nội dung cụ thể thuộc về lịch sử và cơ cấu của bộ môn tri thức Êy. Tác giả đã có thái độ khách quan khi viết Lịch triều hiến chương loại chí “Khai xét dấu tích đời xưa mà không nói thêm, phân tích mọi việc bằng lý lẽ để tìm ra lẽ phải, có chỗ tường tận mà không đến nỗi rườm rà, có chô sơ lược mà nắm được cốt yếu, khiến cho công nghiệp chế tạo của các đời rõ rệt đủ làm bằng chứng” 1 . Điều này thể hiện tính khoa học trong nghiên cứu của Phan Huy Chú. Tính khoa học còn được biểu hiện ở phương pháp sưu tầm tài liệu cẩn 10 [...]... khẳng định và duy trì sự thống trị của mình nhà Nguyễn đã phải ra sức khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá, giáo dục, củng cố sự phát triển của Nho giáo nhằm tạo sức sống cho chế độ Chính những chính sách này của nhà Nguyễn là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của sử học và các ngành khoa học xã hội khác 14 Thành tựu sử học thời Nguyễn và nguyên nhân phát triển của sử học và các ngành khoa học xã hội... được những thành tựu rực rỡ Đây là thời kì sử học Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển trên cơ sở quan điểm phong kiến phục vô triều đình và là những thành tựu cuối cùng của sử học phong kiến Việt Nam Những thành tựu sử học còng chính là biểu hiện của tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân téc và cũng phần nào thể hiện sự trung thực, thẳng thắn của những người chép sử Những thành tựu sử học của nhà Nguyễn gắn... mình Nhưng không phải thời đại nào trong lịch sử dân téc sử học cũng đạt được nhiều thành tựu nh dưới triều đại nhà Nguyễn Sù phát triển của sử học nói riêng hay của các ngành khoa học xã hội nói chung dưới triều Nguyễn có những lý do nhất định Sau đây tôi xin mạnh dạn nêu ra vài nguyên nhân khiến sử học và các ngành khoa học xã hội khác phát triển dưới triều Nguyễn Thứ nhất, nhà Nguyễn thiết lập trong... thống của thời đại Sử học nhà Nguyễn cũng vẫn sử dụng phương pháp viết sử theo thể biên niên, cương mục và thực lục Tuy nhiên trong nhiều tác phẩm sự việc thật cũng đã được nhiều nhà chép sử đề cập đến để đến ngày nay chóng ta vẫn bíêt được việc xưa xảy ra nh thế nào 15 Thành tựu sử học thời Nguyễn và nguyên nhân phát triển của sử học và các ngành khoa học xã hội khác Mặc dù vẫn còn hạn chế của cách... là những nguyên nhân cơ bản khiến cho sử học triều Nguyễn phát triển và đạt nhiều thành tựu rực rỡ Tuy nhiên, ta cũng không thể không kể đến công lao của các nhà sử học tiêu biểu Phan Huy Chú, Phạm Thận Duật… những người đã đóng góp không nhỏ cho nền sử học nước nhà C KẾT LUẬN Nh vậy, trong lóc chế độ phong kiến Việt Nam đang suy tàn ở thế kỉ XIX nhưng sử học Việt Nam dưới triều Nguyễn vẫn đạt được những. .. lại những việc đã xảy ra chứ chưa phát hiện được ra quy luật phát triển của lịch sử và chủ yếu dùa vào yếu tố thần thánh, gắn với “ý trời” Ví dô nh khi Nguyễn Ánh gặp nạn năm 1782 đã có một con thuồng luồng xuất hiện dẫn đường cho Nguyễn Ánh thoát nạn… III NGUYÊN NHÂN KHIẾN SỬ HỌC VÀ CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI KHÁC PHÁT TRIỂN DƯỚI TRIỀU NGUYỄN Mặc dù còn có những hạn chế nhất định nhưng những thành tựu. .. bộ, chép sử phải tôn trọng sự thật, gạt bỏ định kiến hẹp hòi, tiếp thu cái mới Ông đã đề nghị nghiên cứu lịch sử các nước láng giềng và đã viết bé Chiêm Thành kí nhưng nay đã bị thất lạc 12 Thành tựu sử học thời Nguyễn và nguyên nhân phát triển của sử học và các ngành khoa học xã hội khác Nguyễn Đức Đạt (1823- 1887) đỗ Thám hoa, viết cuốn Việt sử thăng bình Ông viết theo thể hỏi đáp lịch sử từ thời Kinh... tựu sử học thời Nguyễn và nguyên nhân phát triển của sử học và các ngành khoa học xã hội khác Nội Các là cơ quan bên cạnh Quốc sử quán chuyên giữ việc Ên chương, giấy tờ, sổ sách của các cơ quan trong thiết chế triều đình Nhưng Nội Các triều Nguyễn còn được giao một số nhiệm vụ mang đậm tính chất sử học nh ghi lại lời nói và việc làm của vua, chép việc làm của các bộ, viện và điển chế của nhà nước đã.. .Thành tựu sử học thời Nguyễn và nguyên nhân phát triển của sử học và các ngành khoa học xã hội khác thận, tránh những nhầm lẫn, chủ quan, có ghi chú xuất xứ của mỗi tư liệu trích dẫn Đọc Lịch triều hiến chương loại chí ta thấy nổi bật ở đây là tinh thần dân téc ý thức tự chủ Trong lời tựa, ông đã khẳng định “Nước Việt Nam ta từ thời (1) Trích theo Phan Ngọc Liên- Lịch sử sử học- NXB Đại học sư... những thành tựu của sử học thời Nguyễn có đóng góp không nhỏ và không thể thiếu trong dòng chảy lịch sử dân téc Để có những công trình sử học đồ sộ lưu lại cho đời sau các nhà biên soạn lịch sử đã phải mất rất nhiều công sức và trí tuệ để tạo ra những công trình này Tất nhiên việc biên soạn là điều bắt buộc của mỗi triều đại lịch sử bởi sử học chính là công cụ của chính trị, biên soạn lịch sử là để khẳng . này của nhà Nguyễn là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của sử học và các ngành khoa học xã hội khác. 14 Thành tựu sử học thời Nguyễn và nguyên nhân phát triển của sử học và các ngành khoa học. khiến sử học còng nh những ngành khoa học xã hội khác dưới triều Nguyễn phát triển và ý nghĩa của sử học thời Nguyễn đối với thời đại chúng ta. 1 Thành tựu sử học thời Nguyễn và nguyên nhân phát. nguyên nhân khiến sử học nhà Nguyễn phát triển để thấy được những thành tựu rực rỡ của sử học trong mét giai đoạn lịch sử của dân téc. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tìm hiểu những thành tựu sử học

Ngày đăng: 06/05/2015, 07:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan