luận văn Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản – thực tiễn áp dụng tại công ty Cổ phần sách MCBooks

50 2.1K 32
luận văn Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản – thực tiễn áp dụng tại công ty Cổ phần sách MCBooks

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN - THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH MCBOOKS CHUYÊN NGÀNH: LUẬT THƯƠNG MẠI Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực tập: Họ và tên: Th.S Nguyễn Thị Nguyệt Họ và tên: Trần Thị Hồng Bộ môn: Luật chuyên ngành Lớp: 47P3 Hà Nội, 2015 TÓM LƯỢC Chương 1 khóa luận nghiên cứu một cách chi tiết về khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của tác giả, quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản. Bên cạnh đó, khóa luận còn chỉ ra quá trình hình thành và nội dung của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản trên thế giới và tại Việt Nam. Đối với chương 2, khóa luận tập trung đánh giá về thực trạng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản và thực trạng thi hành pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản áp dụng tại Công ty Cổ phần Sách MCBooks. Qua việc đánh giá về thực trạng thi hành nhằm rút ra được những khuyết điểm, những thiếu sót của hệ thống pháp luật hiện tại và rút ra được những khó khăn trong việc áp dụng và thi hành các quy định về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản. Sau khi đánh giá thực trạng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản nói chung, khóa luận cũng đã nghiên cứu một cách chi tiết thực tiễn áp dụng tại công ty Cổ phần Sách MCBooks. Từ đó trong chương 3 khóa luận đã đưa ra được các kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản. LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, cho phép em gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Khoa Kinh tế - Luật Trường Đại học Thương Mại đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Bốn năm học trên giảng đường là khoảng thời gian chúng em tích lũy vốn kiến thức và rèn luyện kỹ năng để chuẩn bị bước vào môi trường làm việc thực tế. Trên hành trình đó không thể thiếu vắng hình bóng các thầy cô ngày đêm tận tụy chỉ bảo chúng em. Và đặc biệt, trong thời gian này, khi chúng em thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp các thầy cô đã dành rất nhiều thời gian để chỉ bảo và hướng dẫn cho chúng em. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Nguyệt đã tận tâm hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Với trình độ còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, bài khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót. Chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo để có thể hoàn thiện thêm vốn kiến thức về đề tài này cũng như có một nền tảng vững chắc cho những bài nghiên cứu sau này. Sau cùng, em xin kính chúc thầy cô Khoa Kinh tế - Luật và cô Nguyễn Thị Nguyệt thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Trân trọng! Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện Trần Thị Hồng MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Ý nghĩa 1 BLDS Bộ luật dân sự 2 SHTT Sở hữu trí tuệ 3 SĐBS Sửa đổi bổ sung 4 WIPO Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới 5 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận tốt nghiệp Thế kỷ XXI đánh dấu sự phát triển rực rỡ của nền kinh tế tri thức, mà trong đó sở hữu trí tuệ đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Do đó việc bảo hộ các tài sản trí tuệ chung của nhân loại cũng như tài sản trí tuệ của mỗi quốc gia trong xu thế hội nhập luôn là vấn đề được đặt ở tầm quốc gia và quốc tế. Quyền tác giả là một bộ phận quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ, nó có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như quá trình hội nhập phát triển của mỗi quốc gia. Chính vì thế mà việc bảo hộ quyền tác giả đã trở thành một nhu cầu tất yếu ở tất cả các quốc gia. Với Việt Nam hệ thống sở hữu trí tuệ của nước ta thực sự ra đời và phát triển kể từ khi Viêt Nam chuyển mình sang nền kinh tế thị trường. Sự xuất hiện của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 cũng như việc Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ vào tháng 6/2009 đã đánh dấu những bước phát triển quan trọng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng ở Việt Nam. Cho tới nay hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền tác giả cũng như thực thi quyền tác giả tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên tình trạng xâm phạm quyền tác giả trên thực tế vẫn tiếp tục diễn ra. Điều này không chỉ gây thiệt hại đáng kể cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sáng tạo, mà còn tác động xấu đến xã hội, môi trường cạnh tranh hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Nhìn chung tình trạng xâm phạm quyền tác giả xảy ra trong mọi lĩnh vực của cuộc sống từ những lĩnh vực khá phổ biến như xuất bản, âm thanh, truyền hình…cho tới những lĩnh vực khá mới mẻ như môi trường kỹ thuật số. Tuy vậy tình trạng vi phạm bản quyền trong lĩnh vực xuất bản vẫn được coi là vấn nạn thường xuyên nhất, dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú hơn cả. Xâm phạm quyền tác giả cũng có nghĩa là triệt tiêu sự sáng tạo và kìm hãm sự phát triển của ngành xuất bản. Việc vi phạm quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản tuy không còn mới nhưng ngày càng trở nên tinh vi và đa dạng hơn trước. Nó dẫn tới sự thiệt hại nghiêm trọng cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cũng như chính những nhà xuất bản tham gia vào hoạt động xuất bản. Đây chính là lý do em chọn đề tài: “Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản – thực tiễn áp dụng tại công ty Cổ phần sách MCBooks’’để nghiên cứu. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Vấn đề bảo hộ quyền tác giả nói chung và bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản nói riêng là một vấn đề được nhiều người quan tâm.Trong những năm qua đã có nhiều bài viết, những nghiên cứu của giới học thuật về vấn đề này. Tiêu biểu có thể kể ra đây một số công trình nghiên cứu: - Nguyễn Minh Tuấn (2010), “Bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường / Trường Đại học Luật Hà Nội; Vũ Thị Hải Yến chủ nhiệm đề tài, Hà Nội. Trong bài nghiên cứu này tác giả đã làm rõ nội dung quyền tác giả quyền liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó nghiên cứu chỉ ra tình hình thực thi quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam trước khi gia nhập WTO, cũng như những yêu cầu về bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan trong thời đại mới. Tuy nhiên do đề tài nghiên cứu khá rộng nên vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong một lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực xuất bản chưa được đề cập đến ở đây. - Vũ Thị Thơm (2011), “Bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình - Pháp luật, thực trạng và giải pháp”, Khóa luận tốt nghiệp của Vũ Thị Thơm do ThS. Nguyễn Thị Tuyết hướng dẫn, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Là một đề tài có nhiều thông tin gần với nội dung nghiên cứu của đề tài khóa luận, bài nghiên cứu phân tích khá rõ các vấn đề cơ bản về bảo hộ quyền của nhà xuất bản ghi âm, ghi hình, đặc biệt có điểm qua vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với các nhà xuất bản nói chung theo quy định của pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế đa phương mà Việt Nam là thành viên và sự tương thích của pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả phân tích, nhận định và đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại của hoạt động bảo hộ quyền của nhà xuất bản ghi âm ghi hình tại Việt Nam. Trên cơ sở đó mà đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường bảo hộ đối với vấn đề này. Mặc dù có sự nghiên cứu chi tiết vấn đề bảo hộ quyền tác giả liên quan đến nhà xuất bản, nhưng bài khóa luận chưa chỉ rõ đối với các nhà xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học thì quyền tác giả được thực thi như thế nào? - Hồ Thiệu và Nguyễn Đức Tiếu ( 2006) , “ Quyền tác giả và hoạt động xuất bản” , Công trình nghiên cứu dịch thuật, Nhà xuất bản Hội nhà văn trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam, Hà Nội. Công trình này được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu bản gốc tiếng pháp của Emmanuel Pierrat. Trong công trình nghiên cứu của mình tác giả làm rõ quyền tác giả được thể hiện như thế nào trong hoạt động xuất bản. Cụ thể, nghiên cứu đã chỉ ra các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, các hợp đồng liên quan đến quyền tác giả trong thực tế: hợp đồng xuất bản, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, hợp đồng sử dụng tác phẩm. Hơn thế nữa những quy định của pháp luật Pháp trong hợp đồng xuất bản về quyền tác giả, quyền nhà xuất bản, thù lao lệ phí…được phân tích một cách chi tiết, từ đó mà giúp người đọc có cái nhìn soi chiếu với quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Trong những bài viết nghiên cứu khoa học trên các tác giả tập trung luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả nói chung. Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu ở dạng bài báo đăng trên tạp chí, báo cáo hội thảo khoa học, các chuyên đề khoa học cũng như các sách đã được xuất bản ví dụ như: - Vũ Hoan (2009), “ Quyền tác giả trong xuất bản” Tạp trí Nhịp cầu tri thức, số 11/2009 - Ths. Trần Văn Hải ( 2010) “ Những bất cập trong quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành về quyền tác giả, quyền liên quan và đề xuất hoàn thiện”, Chuyên đề giảng dạy, Trường Đại Học Khoa Học xã hội và nhân văn. - Th.s Vũ Thị Hải Yến (2011), “Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền tác giả”, Chuyên đề giảng dạy, Trường ĐH Luật Hà Nội. - Vũ Mạnh Chu (2009), “ Sáng tạo văn học nghệ thuật và quyền tác giả ở Việt Nam”, Sách xuất bản, Nhà xuất bản Chính trị quốc qia Hà Nội năm 2009 - Lê Việt Long: “Xâm phạm sở hữu trí tuệ. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”, Tạp trí nghiên cứu lập pháp 10/2008. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập tới tầm quan trọng của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, đánh giá sự tác động của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với sự phát triển của nền kinh tế tri thức và có giá trị khoa học nhất định đối với cả lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản còn là một vấn đề cần khai thác với nhiều nét đặc thù và mang ý nghĩa thiết thực trong một lĩnh vực cụ thể. 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu Đề tài tập trung giải quyết vấn đề nghiên cứu hoàn thiện và bổ sung những quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản thông qua việc so sánh với Công Ước Bern về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và Pháp luật của Đức, Pháp về quyền tác giả. Vì vậy, em xin đề xuất đề tài khóa luận là: “Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản – thực tiễn áp dụng tại công ty Cổ phần Sách MCBooks’’. 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về các khái niệm, các quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản và sự tương thích của các quy định này với các cam kết quốc tế về bảo hộ quyền tác giả - quyền sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã tham gia. Bài khóa luận cũng đi sâu vào việc phân tích, so sánh với các quy định của vấn đề này được thể hiện trong các văn bản luật quốc tế như Công ước Bern về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật. Thêm vào đó, bài nghiên cứu lấy dẫn chứng những quy định của pháp luật Đức 1 , Pháp 2 về quyền tác giả để soi chiếu và có cái nhìn toàn diện về hệ thống pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh vấn đề này. Đồng thời trong bài khóa luận có sử dụng tư liệu về các tình huống thực tế liên quan đến việc bồi thường thiệt hại phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản. - Mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vự xuất bản, đồng thời đánh giá được thực trạng bảo hộ quyền tác giả diễn ra trên thực tế, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn pháp luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ quyền tác giả. Cụ thể bài nghiên cứu cần thực hiện những nhiệm vụ sau: + Trình bày những vấn đề pháp lý chung về quyền tác giả, pháp luật điều chỉnh vấn đề bảo hộ quyền tác giả nói chung và trong lĩnh vực xuất bản nói riêng. 1 Đức có Bộ luật dành riêng cho quyền tác giả và quyền liên quan - Gesetz über Urheberrecht und verwandte Schutzrechte và cả Luật xuất bản - Verlagsgesetz (ra đời từ năm 1901) 2 Pháp có Bộ luật về quyền sở hữu trí tuệ [...]... định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả tại Việt Nam 6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài khóa luận gồm 3 phần: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả. .. dung được tập trung giải quyết trong luận văn này CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH MCBOOKS 2.1 Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về đối tượng của quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản Trong lĩnh vực xuất bản, đối tượng của quyền tác giả chính là các tác phẩm văn học, nghệ thuật,... tác giả trong hoạt động xuất bản tại công ty Cổ phần Sách MCBooks Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN 1.1 1.1.1 Khái niệm chung về tác giả, quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản Khái niệm tác giả Xác định rõ ràng tác giả là gì?”... nghiên cứu pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản, đề tài tập trung làm rõ các vấn đề sau: (i) Những lý luận cơ bản về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản; (ii) Thực trạng và thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về vấn đề này bao gồm: Đối tượng của quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản, chủ thể của quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản, nội dung quyền tác giả trong. .. giá thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản Từ đó nhận thấy được những mặt hạn chế của pháp luật điều chỉnh vấn đề này + Đề xuất những kiến nghị với Nhà nước trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản - Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống lý luận và thực tiễn của pháp luật. .. vực xuất bản và bảo vệ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản Như vậy, với phạm vi nghiên cứu đã được chỉ rõ, đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích, so sánh, đánh giá và đưa ra quan điểm cũng như giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản + Về không gian, Khóa luận chủ yếu nghiên cứu các quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động. .. trí tuệ quy định về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản tại Việt Nam hiện nay Nhìn chung, pháp luật sở hữu trí tuệ quy định về bảo hộ quyền tác giả từ góc độ lý luận đến thực tiễn áp dụng còn tồn tại nhiều bất cập Các quy định hiện hành điều chỉnh về vấn đề này nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Bộ Luật dân sự 2005, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật xuất bản năm 2012 Vì... mà các tác phẩm này mang lại Do vậy khi quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản được bảo đảm sẽ khuyến khích sự sáng tạo và động viên tinh thần cho tác giả 1.2 Bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản Bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản được hiểu rằng các ấn phẩm của ngành xuất bản như báo chí, sách khi xuất bản ra mang bản quyền của tác giả và chỉ khi nào được sự cho phép của tác giả thì... quyền tác giả và bên sử dụng tác phẩm về chuyển một hay một số quyền sử dụng tác phẩm 1.3 Khái quát về pháp luật bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản trên thế giới và ở Việt Nam 1.3.1 Vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản trên thế giới Ý tưởng về bảo hộ bản quyền tác giả chỉ được bắt đầu từ khi sáng chế ra công nghệ in ấn cho phép các tác phẩm văn học được nhân bản nhờ các tiến trình... bằng văn bản, không thể là lời nói hay âm thanh Đây được xem như là điểm đặc trưng cơ bản nhất của quyền tác giả trong hoạt động xuất bản Về chủ thể: Trong hoạt động xuất quan hệ pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đựợc thể hiện rõ nét trong quan hệ giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nhà xuất bản và người sử dụng tác phẩm5 Đó là mối quan hệ giữa một bên là chủ thể nắm giữ các quyền nhân thân và quyền . văn học, nghệ thuật và Pháp luật của Đức, Pháp về quyền tác giả. Vì vậy, em xin đề xuất đề tài khóa luận là: Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản – thực tiễn áp dụng tại công. 3 phần: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản. Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hộ. luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản tại công ty Cổ phần Sách MCBooks. Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản. CHƯƠNG 1:

Ngày đăng: 06/05/2015, 03:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận tốt nghiệp

  • 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

  • 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

  • 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

  • 5. Phương pháp nghiên cứu

  • 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

    • 1.1. Khái niệm chung về tác giả, quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản

      • 1.1.1. Khái niệm tác giả

      • 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của quyền tác giả

      • 1.1.3. Khái niệm xuất bản và quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản

      • 1.3. Khái quát về pháp luật bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản trên thế giới và ở Việt Nam

        • 1.3.1. Vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản trên thế giới

        • 1.3.2. Sơ lược về Pháp luật bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam

        • 2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về nội dung quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản

          • 2.3.1. Nhóm quyền nhân thân

          • 2.3.2. Nhóm quyền tài sản

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan