Lịch sử địa phương Gia Lai tuần 17

4 4.4K 35
Lịch sử địa phương Gia Lai tuần 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuần: 17 Ngày soạn: 8/12/2010 Tiết: 34 Ngày dạy: 9/12/2010 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG: Bài: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ GIA LAI. I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS: - Hiểu được các dân tộc thiểu số Gia Lai có một đời sống tinh thần phong phú đa dạng. - Biết và hiểu rõ những lễ hội lớn của dồng bào như lễ bỏ mả, lễ đâm trâu. Cuộc sống cộng đồng và ý nghĩa của nó trong điều kiện và môi trường tự nhiên của Tây Nguyên - Biết được những nét lớn trong văn học và các loại hình nghệ thuật đặc sắc cảu đồng bào Tây Nguyên nói chung và Gia lai nói riêng. - Hiểu được một số tập tục của đồng bào và tín ngưỡng của họ 2. Về tư tưởng: - Giao dục cho học sinh ý thức tôn trọng và bảo vệ các di sản van hóa của dân tộc; hiểu biết và tôn trọng những sinh hoạt văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số. 3. Về kĩ năng: - Rèn kĩ năng sống cộng đồng, sống hòa nhập. - Bồi dưỡng kĩ năng nhân xét, phân tích, so sánh và đánh giá II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh về lễ hội của đồng bào, một loại nhạc khí, nhạc cụ của địa phương, trang sức làm bằng bạc…. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu những chính sách cai trị của nhà Minh? - Trình bày những khởi nghĩa của quý tộc Trần? 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Đồng bào các dân tộc thiểu số Gia Lai có một đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú, da dạng. Hoạt động văn hóa của đồng bào còn mang những nét của thời nguyên thủy và nạng về tâm linh. Trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của cư dân bản địa Gia Lai nổi bật lên là các hoạt động tín ngưỡng và lễ hội. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về vấn đề này: - Nội dung: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: H: Bằng hiểu biết của mình, em hãy cho 1.Hoạt động lễ hội: biết thế nào thì người ta gọi là lễ hội? H: Lễ hội có tác dụng gì? H: Cộng đồng các dân tộc ở tây nguyên có những lễ hội gì? HS trả lời, - GV Giảng: + Các lễ hội liên quan đến con người: Lễ thổi tai, lễ trưởng thành, lễ trao vòng, lễ mừng sức khỏe…. + Các lễ về nông nghiệp: lễ chọn dất làm rẫy, lễ phát rẫy, lễ đốt rẫy, lễ tỉa lúa, lễ ăn mừng láu mới…. + Các lễ hội liên quan đến sự tồn tại và phát triển của cộng đồng: lễ ăn mừng nhà mới, lễ rửa bến nước, lễ đâm trâu… H: Trong lễ hội thường kéo dài thời gian bao lâu? H: Trong lễ hội người ta thường làm những việc gì? H: Người dân tộc thiểu số ở Gia Lai có rất nhiều lễ hội, vậy lễ hội nào có quy mô hơn cả? H: Tại sao người đồng bào dân tộc thường tổ chức lễ bỏ mả với quy mô lớn? - HS đọc phần đầu trong SGK: Là lễ cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ giữa người sống và người chết sau thời gian dài giữ mả. là lễ chia tay lân cuối, người sống thông báo cho hồn ma biết rằng người sống đã hoàn thành phận sự của mình, do vậy lễ bỏ mả thường có quy mô lớn. - Để chuẩn bị lễ hội bỏ mả, người đồng bào thường làm những công việc gì? H: Ngoài lễ bỏ mả, người đồng bào còn có lễ hội nào cũng có quy mô lớn nữa? - Lễ hội là sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung. - Tác dụng: Liên kết các dân tộc cùng chung lưng đấu cật với nhau trong cuộc đấu tranh cải tạo tự nhiên và xã hội - Các lễ hội: bỏ mả, đâm trâu, mừng lúa mới… - Lễ hội thường kéo dài hai, ba ngày. - Lễ hội đâm trâu H: Đồng bào dân tộc tổ chức lễ hội đâm trâu nhằm mục đích gì? - Lễ hội đâm trâu cầu thần linh phù hộ cho con người có sức khỏe Hoạt động 2: H: Các trường của các dân tộc thiểu số ở Gia Lai thê hiện điều gì? H: Em hãy kể tên một trường ca của đân tộc em? - Hơ mon Đam Noi, Đông Dư…. H: Ngoài các trường ca nêu trên của người Bana và Gia rai, em còn biết trường ca nào của người Tây Nguyên? - Trường ca Đam San, Trường ca Xinh Nhã… HS thảo luận nhóm: Kể tên các loại nhạc cụ , nhạc khí của các dân tộc ở Gia Lai? H: Nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc có đặc điểm gì? H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật điêu khắc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên? - Là nghệ thuật điêu khắc dân gian mô tả những sinh hoạt hằng ngày của cộng đồng, phản ánh lịch sử điêu khắc cổ xưa của người dân địa phương. Hoạt động 3: H: Em hãy nêu các tập tục, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai? 2. Văn học nghệ thuật: * Văn học: - Các trường ca thể hiện sự hùng vĩ của núi rừng, đậm đà tình người và phản anh khá đầy đủ, trung thực cuộc sống, lao động chiến đấu và những khát vọng tốt đẹp về tình yêu, cuộc sống thanh bình, no đủ của họ. * Nghệ thuật: - Nhạc cụ: Đàn Plong Pút, đàn đá, đàn T’ Rưng…., có nhiều làn điệu dân ca, nhiều loại hát trữ tình… - Nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc tượng nhà mồ: là nét văn hóa đặc sắc của người Tây Nguyên. 3.Tín ngưỡng và tập tục: - Tín ngưỡng: Họ cúng tế Thần linh ( Giàng) - Tập tục: Cà răng, căng tai, đeo vòng, hạt chuỗi… 4. Củng cố: - Em hãy tìm hiểu và kể lại lễ bỏ mả của đồng bào các đồng bào dân tộc ở tây nguyên? Em có nhận xét gì? - Em biết gì về lễ đâm trâu? Mô tả cụ thể lễ hội này? - Thôn làng em còn có những loại cồng chiêng nào? Họ thường sử dụng vào những loại đó vào những dịp nào? 5. Dặn dò: Về nhà học bài. Ôn lại tât cả các bài đã học . Tuần: 17 Ngày soạn: 8/12/2010 Tiết: 34 Ngày dạy: 9/12/2010 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG: Bài: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ GIA LAI. I. Mục tiêu bài học: 1 của cộng đồng, phản ánh lịch sử điêu khắc cổ xưa của người dân địa phương. Hoạt động 3: H: Em hãy nêu các tập tục, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai? 2. Văn học nghệ thuật: *. của thời nguyên thủy và nạng về tâm linh. Trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của cư dân bản địa Gia Lai nổi bật lên là các hoạt động tín ngưỡng và lễ hội. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu

Ngày đăng: 06/05/2015, 02:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan