Luận văn tốt nghiệp Khảo sát một số dòng, giống lúa cẩm ở vụ Xuân 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội

60 1.3K 0
Luận văn tốt nghiệp Khảo sát một số dòng, giống lúa cẩm ở vụ Xuân 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Thùy Dương, KHCT55A PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Ở Việt Nam, lúa cẩm (hay lúa than) được gieo trồng ở một số tỉnh và được sử dụng vào chế biến rượu, nấu cơm nếp, nấu chè phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, các giống lúa cẩm thường phản ứng với ánh sáng ngày ngắn vàchưa được đánh giá một cách đầy đủ về chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu kháng sâu bệnh, chưa có hướng sử dụng đúng giá trị của nó. Các giống lúa cẩm này thường cao cây, năng suất thấp, chỉ trồng một vụ trong một năm.Lúa cẩm được trồng chủ yếu ở vùng núi Tây Bắc như: Hoà Bình, Sơn La, rải rác ở các vùng khác như: Phú Thọ, Ninh Bình và vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 2 tỉnh Long An và Cần Thơ.Với khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau tạo ra những giống lúa cẩm với chất lượng khác nhau. Hiện nay, nhu cầu về dinh dưỡng lúa cẩm có vai trò rất lớn trên thế giới và trong nước.Nhiều nước trồng lúa trên thế giới đặc biệt là các nước châu Á, thường xảy ra bệnh thiếu sắt trong máu (IDA - Iron deficiency anaemia), bệnh thiếu vitamin A gây chứng mù mắt ở trẻ em. Theo Juliano (năm ?), trong gạo các giống lúa đen chứa nhiều Fe, Ca và một số loại vitamin cần thiết cho sức khoẻ con người. Lúa cẩm không chỉ đem lại giá trị vật chất mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng chống oxi hoá, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên ở nước ta, công tác nghiên cứu tuyển chọn các giống lúa cẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, phù hợp với điều kiện trồng trọt tại từng địa phương còn chưa có nhiều. Xuất phát từ nhu cầu thực tế tôi đã thực hiện đề tài “Khảo sát một số dòng, giống lúa cẩm ở vụ Xuân 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội”nhằm khảo sát đặc điểm nông sinh học của các dòng giống lúa cẩm, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, khả năng kháng sâu bệnh, từ đó chọn lựa ra các dòng/giống triển vọng phục vụ cho công tác chọn tạo giống lúa cẩm. 1.2. Mục tiêu - Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển, đặc điểm hình thái, nông sinh học của tập đoàn lúa cẩm. 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Thùy Dương, KHCT55A - Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng/giống tham gia thí nghiệm. - Đánh giá tình hình nhiễm sâu bệnh. -Đưa ra được một số dòng, giống có triển vọng phục vụ cho công tác chọn tạo giống lúa cẩm. 1.3. Yêu cầu - Theo dõi đặc điểm hình thái, thời gian sinh trưởng, các chỉ tiêu nông học, năng suất của tập đoàn các giống lúa cẩm. - Đánh giá khả năng nhiễm sâu bệnh hại. - Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. - Xây dựng cây di truyền bằng phân tích ADN. 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Thùy Dương, KHCT55A Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài. 2.1.1. Nguồn gốc, phân bố và một số đặc điểm của lúa cẩm. Ở Việt Nam, lúa nếp chiếm khoảng 10,9% sản lượng lúa (Báo cáo tình hình hoạt động tháng 12 năm 2013). Lúa cẩm (hay lúa than) là giống lúa cổ truyền của Việt Nam, là giống lúa phản ứng với ánh sáng ngày ngắn nên chỉ trồng được một vụ trong năm và được trồng chủ yếu ở vùng núi Tây bắc như: Hoà Bình, Sơn La, rải rác ở các vùng khác như: Phú Thọ, Ninh Bình và vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 2 tính Long An và Cần Thơ Tuy nhiên, giống lúa này có n ăng suất thấp nên chưa đáp ứng đượ c nhu cầu xã h ội ngày càng cao hiện nay. –lặp lại ở trên Lúa cẩm có tên khoa học là Oryza sativa l. Glutinosa Tanaka.Về mặt phân loại thực vật, cây lúa thuộc họ Gramineae (hòa thảo), tộc Oryzeae, chi Oryza (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy giống lúa này có thời gian sinh trưởng khá dài khoảng gần 6 tháng, thích hợp với các vùng đất cao khô thoáng. Trong Nếp Cẩm có chứa khoảng 70 % tinh bột, với hàm lượng chất khoáng ấn tượng với tỉ lệ đồng chứa 24PPM, Kẽm 23,6, Sắt 16,2 đơn vị Một số đặc trưng hình thái và sinh lý tổng quát của giống lúa cẩm: - Thân: thân cao - Nhánh: nở bụi mạnh - Lá: lá rộng, xanh nhạt - Hạt:  Hạt thon dài, hẹp.  Hạt hầu như không có râu  Trấu ít lông và lông ngắn  Hạt dễ rụng. - Lúa cẩm khi loại bỏ lớp trấu thì hạt gạo lật có màu tím đen (khoa học đã chứng minh gam màu này càng đậm thì hàm lượng sắt và các anthocyanine càng cao) đây cũng là đặc điểm nổi bật của giống lúa cẩm so với lúa thường. - Sinh học: Phản ứng mạnh với ánh sáng - Đời sống cây lúa bắt đầu từ lúc hạt nẩy mầm cho đến khi lúa chín, thời gian sinh trưởng của lúa cẩm được chia ra 3 giai đoạn: 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Thùy Dương, KHCT55A + Giai đoạn tăng trưởng: Từ khi nảy mầm tới khi đẻ nhánh tối đa (thời gian của giai đoạn này thay đổi tùy theo từng giống khác nhau). Giai đoạn biểu hiện ở sự đâm chồi tích cực, sự tăng dần chiều cao cây, sự tăng lên về số lá và số nhánh đạt tối đa. + Giai đoạn sinh sản: Từ lúc làm đòng tới khi trổ bông. Thời gian của giai đoạn này thường là 35 ngày.Giai đoạn biểu hiện ở sự dài ra của thân (tăng chiều cao cây), giảm số nhánh, xuất hiện lá cuối cờ (lá cuối cùng), ngậm đòng, trổ gié, và trổ bông. + Giai đoạn lúa chín: Từ lúc trổ bông tới khi thu hoạch. Thời gian của giai đoạn này khoảng 30 ngày. Giai đoạn này theo sau sự thụ tinh, có thể chia thành 3 giai đoạn: chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn. 2.1.2. Đặc điểm của nhóm giống phản ứng với ánh sáng ngày ngắn. Đối với khí hậu vùng Đồng bằng sông Hồng, các giống lúa ngày ngắn chỉ gieo trồng được trong vụ mùa. Các giống lúa này chỉ phân hóa đòng khi độ dài chiếu sáng ngày xuống dưới 12 giờ 30 phút nên nông dân Bắc Bộ mới có câu “chiêm cập cợi, mùa đợi nhau”. Ở đây “mùa đợi nhau” có nghĩa là các giống lúa mùa dù cấy trước hay cấy sau đều phải đợi đến thời kì có độ dài chiếu sáng trong ngày xuống dưới 12 giờ 30 phút mới phân hóa đòng và trổ bông được. Theo Nguyễn Văn Hoan (1997), dựa vào mức phản ứng với số giờ chiếu sáng trong ngày các giống lúa ngày ngắn chia thành ba nhóm như sau: Nhóm 1: Gồm các giống phản ứng nhẹ với ánh sáng ngày ngắn. Nhóm này khi đã sinh trưởng đủ số lá tối thiểu thì cây lúa có thể phân hóa đòng ở độ dài chiếu sáng đạt mức 12 giờ 30 phút. Vậy nhóm lúa này có thể phân hóa đòng xung quanh tiết Bạch lộ (8/9) và trổ khoảng cuối tháng 9 (26/9 – 28/9). Nhóm 2: Gồm các giống phản ứng chặt với ánh sáng ngày ngắn. Các giống lúa thuộc nhóm này chỉ phân hóa đòng khi số giờ chiếu sáng trong ngày đạt xung quanh 12 giờ 10 phút. Vậy các giống thuộc nhóm này sau khi sinh trưởng đủ số lá cần thiết có thể phân hóa đòng vào khoảng 20/9 – 24/9 và trổ bông vào khoảng đầu tháng 10. Nhóm 3: Gồm các giống có phản ứng rất chặt với ánh sáng ngày ngắn. Các giống thuộc nhóm này chỉ phân hóa đòng khi số giờ chiếu sáng trong ngày xuống dưới 12 giờ, có sinh trưởng đủ số lá cần thiết cũng phải đợi đến xung quanh 15/10 – 18/10 mới trổ bông. • Điều kiện để nhóm giống lúa phản ứng với ánh sáng ngày ngắn có thể hoàn thành chu kì sinh trưởng là: - Phải có ngày ngắn phù hợp với từng nhóm. 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Thùy Dương, KHCT55A - Sinh trưởng đủ số lá tối thiểu. - Không gặp nhiệt độ quá thấp vào giai đoạn trổ - chín. Đối với số lá tối thiểu mà cây lúa cần đạt để năng suất bình thường là 14 - 15 lá. Nếu ít hơn mà có điều kiện ánh sáng ngày ngắn thì cây lúa thấp bé, bông bé, ít hạt, năng suất giảm. 2.1.3. Thành phần dinh dưỡng trong hạt lúa cẩm Bảng 1. Thành phần của gạo lúa nếp cẩm và so sánh với các hạt gạo khác Thành phần dinh dưỡng /100g Gạo tẻ Jasmine Nếp thường Nếp cẩm Năng lượng, kcal 361 355 355 362 Protein, g 6 6,1 6.3 7.4 Carbohydrates,g 82,.0 81.1 81.0 77.7 Lipid,g 0.8 0.7 0.6 2.4 Xơ, g 0.6 0.8 0 2.8 Phosphorus, mg 87 65 63 255 Calciu, mg 8 5 7 12 Potassium, mg 111 113 0 326 Sodium, mg 31 34 0 12 Vitamin B1, mg 0.07 0.12 0.08 0.26 Vitamin B2, mg 0.02 0.02 0.03 0.04 Niacin, g 1.8 1.5 1.8 5.5 (Source: http://www.bionutrifood.chuyển dấu chấm thành dấu phẩy com) 2.2.4. Các hoạt chất trong hạt lúacẩm và công dụng của chúng. - Anthocyanin Màu tím của gạo là do có chứa Anthocyanin. Anthocyanin có tác dụng giúp máu lưu thông tốt, và là một chất chống oxy hóa ức chế sự lão hóa . Hình 1. Cấu trúc của Anthocyanin (nguồn gốc) 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Thùy Dương, KHCT55A - Cyanidin3-glucozit: Tác dụng của Cyanidin3-glucozit là giúp ngăn chặn tế bào ung thư đặc biệt là ung thư phổi. - Gamma Amino axit butyric (GABA): Là chất truyền thần kinh, giúp ngăn ngừa rối loạn thần kinh như BệnhAlzheimer… Giúp thư giãn, giảm bớt sự lo lắng và cải thiện chứng mất ngủ, Tăng sự trao đổi chất trong não, Làm giảm huyết áp, Ngăn chặn và ức chế sự phát triển tế bào ung thư và ung thư ruột kết. - Gamma-Oryzanol: Giúp duy trì một mức độ cao testosterone ở nam giới, cCải thiện các rối loạn trong thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ, Làm giảm cholesterol huyết tương, Kích thích sản xuất insulin, Kích thích sự hoạt động của Endorphins, Giúp sự phát triển của mô cơ nạc, Giảm viêm khớp đầu, Cải thiện sự bài tiết acid mật phân sử dụng trong tiêu hóa chất béo. (http://www.hardware-wholesale.com) 2.1.4. Tầm quan trọng của giống trong sản xuất. Giống cây trồng có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nhất là những nước công nghiệp hóa nông nghiệp.Theo GS, TS Nguyễn Văn Luật, giống tốt được coi như một trong những trợ thủ đắc lực nhất giúp nông dân tăng nhanh hơn hàm lượng chất xám trong nông sản. 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Thùy Dương, KHCT55A Ở Thái lan, người ta đã đặt trọng tâm vào phát triển nông nghiệp trên quy mô công nghiệp hiện đại, bằng các phương phát sinh học tối tân, họ đã sản xuất hàng loạt giống cây trồng mới, được chọn lọc và cho nhân giống, lai tạo ra những thế hệ cây trồng nhiều ưu điểm, cải tạo gen thành những giống cây kháng bệnh, kháng sâu rầy, giảm bớt chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian chăm sóc, tạo nên ưu thế vững chắc trong sản xuất nông nghiệp. Ở Việt Nam từ ngày xưa, trong quá trình trồng trọt sản xuất ông cha ta đã đúc kết tầm quan trọng của giống cây trồng thể hiện qua những câu ca dao được lưu truyền cho tới ngày nay như: “nhất nước nhì phân tam cần tứ giống”, hay “cố công không bằng giống tốt”… Ngày nay, trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài, nhiều biện pháp canh tác mới phù hợp, hiệu quả được đưa vào sản xuất:quản lý dịch hại tổng hợp, ba giảm ba tăng (giảm lượng giống gieo sạ, giảm thuốc trừ sâu bênh, giảm lượng phân bón, tăng năng suất lúa, tăng chất lượng gạo, tăng hiệu quả kinh tế)…, tiến hành cơ giới hóa nông nghiệp như sử dụng máy cày, máy cấy, phun thuốc bằng bình động cơ…, đã nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nông dân, phát huy tối đa tiềm năng năng suất của hạt giống, vì vậy việc lựa chọn giống tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương càng cần được coi trọng. Và khi Việt Nam đang dần dần hội nhập với nền kinh tế thế giới, sau khi tham gia và thực thi chính sách khu vực mậu dịch tự do ASIAN (AFTA), và thực hiện nghĩa vụ cam kết trong các chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA, nhất là từ khi nước ta hội nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Vviệt Nam có nhiều thuận lợi, nhiều cơ hội trao đổi hàng hóa với các nước được mở ra, song bên cạnh đó cũng có không ít những khó khăn, thử thách. Bối cảnh trên ảnh hưởng ngày một mạnh tới thị trường giá cả nông sản Việt Nam.Khi thị trường mở cửa, sản phẩm nông nghiệp của các nước tràn ngập thị trường trong nước, nông sản của chúng ta không thể cạnh tranh được về giá và chất lượng sản phẩm. Yêu cầu bức thiết hiện nay là nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.Để làm điều đó chúng ta cần đầu tư về hạt giống, tìm và chọn tạo ra giống tốt, cho năng suất chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Thùy Dương, KHCT55A tốt, khả năng thích nghi với điều kiện môi trường cao.Như vậy sẽ giảm được công chăm bón, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Có nhiều cách để có giống tốt.Người nông dân trong nông nghiệp cổ đại bắt đầu bằng hái lượm và săn bắt, rồi chọn trong tự nhiên giống tốt để tự sản xuất. Giống lúa Basmati và Khaodokmali hiện còn nổi tiếng thế giới được chọn theo cách này, giống OMCS7 có 75-80 ngày cũng được chọn từ sản xuất lúa ở huyện Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh).Việt Nam đang có những nỗ lực phục tráng giống lúa thơm đặc sản, như lúa tám thơm ở đồng bằng Sông Hồng và nàng thơm ở đồng bằng sông Cửu Long. Phương pháp tạo chọn giống truyền thống và phổ biến nhất là lai tạo, các phương pháp tạo giống lúa khác, như đột biến tạo giống lúa lai ba và hai dòng, nuôi cấy baotúi phấn đã có giống đưa ra phục vụ sản xuất, nhưng còn ở thế tiềm năng và vị trí bổ sung. Tạo giống bằng công nghệ sinh học hiện đại, bao gồm kỹ thuật di truyền, nuôi cấy túi baophấn đang được áp dụng ở Việt Nam.Phát triển giống cây trồng chuyển nạp gien (GM) hiện có ý nghĩa thương mại rộng rãi trong áp dụng công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại. Một tổng kết năm 1999, giống được tạo chọn bằng kỹ thuật di truyền đã được trồng trên 39,9 triệu ha, doanh thu từ những giống GM lên tới 2,3 tỷ USD. Ở Việt Nam, nhiều cơ quan khoa học đã tiếp cận và thực thi dự án thuộc loại này, trong đó có bộ môn Công nghệ Sinh học Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đang thực thi dự án Bin Ghết, trước đấy là Rockerfeller Foundation. Giống của loại cây trồng đang được nghiên cứu là lúa, bông, đậu tương (đậu nành). Ðã có giống lúa GM đưa về An Giang và Trà Vinh khảo nghiệm và sản xuất thử, tỏ ra có nhiều triển vọng. Ðây là công việc mới và khó, nhưng khi làm được thì có ý nghĩa rất lớn.Vừa giảm nhập thuốc trừ sâu tốn ngoại tệ, vừa tăng sản lượng để giảm nhập khẩu bông sợi, hạt bắp, hạt đậu nành, nhất là vừa bảo vệ nông dân khỏi nhiễm độc, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Thí nghiệm “Khảo sát một số dòng, giống lúa cẩm ở vụ Xuân 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội” cũng nhằm mục đích khảo sát đặc điểm nông sinh học của các dòng giống lúa cẩm, xem xét có phù hợp với điều kiện ở địa phương hay không, từ đó chọn lựa ra các dòng có đặc điểm ưu việt phục vụ cho công tác chọn giống. 2.2. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo lúa cẩm, một số sản phẩm từ lúa cẩm. 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Thùy Dương, KHCT55A 2.2.1. Tình hình nghiên cứu lúa nếp trong nước. Trong năm 2001, dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở khoa học – công nghệ - môi trường, Công ty giống cây trồng tỉnh Hải Dương đã triển khai có hiệu quả chương trình giống quốc gia. Công ty đã khôi phục được giống nếp Hoa vàng và Tám xoan.Theo Nguyễn Công Mai (2004), giống nếp Hoa vàng là giống quý của địa phương còn được lưu giữ trong dân, so với các giống cùng gieo trồng trên loại đất như U17, mộc tuyền thì nếp Hoa vàng cho năng suất cao hơn 0,8 – 1,6 tấn/ha, giá trị tăng 5-7 triệu đồng/ha. Vào vụ mùa năm 2002, Công ty giống cây trồng tỉnh Hải Dương đã cho sản xuất 30 ha nếp Hoa vàng.Qua chọn lọc khử lẫn đã cho kết quả gần 120 tấn giống nếp Hoa vàng. Lượng giống này có thể cung ứng cho bà con gieo cấy ở vụ mùa 2003. Ở khu vực phía Nam, một số giống nếp mới cực sớm được ưa chuộng, nhất là đồòng bào Khmer, được nhân giống ở tỉnh Trà Vinh trong phạm vi đề tài DANIDA (dự án do Đan Mạch tài trợ trong hợp phần giống) và nhiều nơi khác. Đây là giống lúa nếp cực sớm cao sản, kháng sâu bệnh có tên gốc OM2008. Giống lúa nếp OM2008 do KS Nguyễn Văn Loãn lai tạo, sau được Viện lúa ĐBSCL phối hợp với công ty dịch vụ Nông nghiệp Đồng Tháp nhân rộng để cung ứng nhu cầu ngày càng tăawng trong toàn vùng. Qua trồng thử nghiệm ở Long An, An Giang, giống OM2008 cho năng suất 6 tấn/ha, cây ít đổ ngã, hạt gạo dài, thời gian sinh trưởng 95 ngày, cơm dẻo thơm, có khả năng kháng: rầy nâu, bệnh đạo ôn, bạc lá. Nhằm khác phục nhược điểm của giống OM2008 là hạt gạo trong trắng lẫn lộn, tuy không ảnh hưởng tới năng suất chất lượng nhưng hình thức không đẹp, KS Nguyễn Văn Loãn đã tiếp tục tuyển chọn ra dòng thuần trắng đục đều đặc trưng cho gạo nếp, lấy tên là giống nếp OMCS22. Bên cạnh đó, TS Lê Vvĩnh Hảo (Hảo hay Thảo, xem lại) đã lai tạo giống nếp mới N97 từ hai giống N87 và giống N451. Đặc điểm của giống N97: thời gian sinh trưởng 108-113 ngày (vụ mùa), 125-130 ngày (vụ xuân), cao 90cm, cứng cây, chống đổ ngã tốt; kháng bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá; đẻ nhánh tốt, bông dài năng suất 6-7 tấn/ha (trong điều kiện canh tác tốt năng suất có thể cao hơn). Ở Tiền Giang, lúa nếp Bè được Trung tâm khuyến nông tỉnh Tiền Giang gửi đi tuyển chọn dòng lúa nếp thuần từ giống đang trồng phổ biến trong sản xuất theo hướng sản xuất lúa nếp hàng hóa. Trên 100 hạt mang điện di để đánh giá độ thuần, 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Thùy Dương, KHCT55A protein tổng số, hàm lượng amylase, chọn ra được 5 hạt ưu tú theo đặc tính mong muốn. Sau thời gian nhân lên, đánh giá kết quả các thí nghiệm, đếén tháng 4 năm 2004 tỉnh nghiệm thu được dòng nếp Bè 1-2. Dòng này có nhiều ưu điểm hơn so với dòng địa phương như chất lượng cơm nấu ngon dẻo, năng suất cao hơn hoặc bằng giống nguyên chủng được thanh lọc hàng năm của trại giống thực nghiệm Thân Cửu Nghĩa. Với năng suất, chất lượng như vậy, dòng nếp Bè 1-2 được tỉnh Tiên Giang cho phép nhân rộng tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, nơi chuyên trồng giống nếp Bè 5000 ha hàng năm. Ở An Giang, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, phát huy hết tiềm năng của vùng, Phòng xây dựng và phát triển nông thôn kết hợp cùng Trạm khuyến nông huyện Phú Tân và Trung tâm sản xuất giống của tỉnh đã tổ chức các điểm trình diễn kỹ thuật phục tráng các giống nếp truyền thống ra các giống mới VL3, LX9, CK92 cho năng suất cao, chất lượng tốt. Trung tâm khuyến nông tỉnh còn khuyến cáo cung cấp bổ sung nhiều giống nếp mới như: CK2003, OM2008, VD20, nếp Bè. Tất cả các giống mới, các giống phục tráng đề cho năng suất cao bình quân từ 6-8 tấn/ha, cá biệt vùng chuyên canh Phú Mĩ, Tân Hòa, Phú Thọ năng suất đạt 9 tấn/ha trong vụ đông xuân, 5,5-6,5 tấn/ha trong vụ hè thu, tăng 1 tấn/ha so với giống truyền thống. Các giống này có thời gian sinh trưởng ngắn, từ 90-100 ngày, chiều cao từ 85-95 cm, cơm dẻo ngon. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo lúa cẩm. Cho tới nay, Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về lúa cẩm. Trong năm 2006 – 2008, PGS. TS. Lê Vĩnh Thảo thuộc Viện Cây lương thực-Cây thực phẩm đã thự hiện đề tài “ Chọn tạo và phát triển một số giống lúa Cẩm năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ nội tiêu trong nước”. Đề tài thu thập mới 180 mẫu giống lúa cẩm, lúa thơm, lúa nếp, lúa nương, lúa Japonica từ nhiều vùng sinh thái khác nhau để bổ sung vào các tập đoàn, tổng số các mẫu giống của 3 tập đoàn là 312 mẫu. Đánh giá khả năng chống bệnh bạc lá của các giống trong tập đoàn, đánh giá mùi thơm lúa cẩm. Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu bằng lai hữu tính, đột biến các mẫu hạt bằng Co 60. Kết quả thu được các tổ hợp đạt được các tính trạng mong muốn không lớn. Tỷ lệ các tổ hợp chống bệnh bạc lá cao chỉ chiếm 12 đến 27%, các tổ 10 [...]... Ngạn – Bắc Giang N32 Nếp cẩm Lục Nam- Bắc Giang N8 Nếp cẩm Bắc Hà – Lào Cai N33 Nếp cẩm Như Xuân – Thanh Hóa N9 Nếp cẩm nương Than Uyên – Lào Cai N34 Nếp cẩm Trung tâm TNDT N10 Nếp cẩm đen Bảo Thắng – Lào Cai N36 Nếp cẩm Viện clt và cây tp N11 Nếp cẩm Vị Xuyên – Hà Giang N37 Tẻ cẩm Viện clt và cây tp N13 Nếp cẩm N14 Nếp cẩm Cẩm Thủy – Thanh Hóa N39 Tẻ cẩm Viện clt và cây tp N15 Nếp cẩm nương Cẩm Thủy... chọn dòng ưu tú và làm thuần từ vụ Mùa năm 2010 đến vụ Xuân năm 2012 bắt đầu gửi khảo nghiệm Quốc gia Thời gian sinh trưởng của giống nếp cẩm ĐH6 thuộc nhóm ngắn ngày: vụ Xuân từ 127-142 ngày, vụ Mùa từ 105-115 ngày; gieo vào vụ Mùa sớm, Xuân 11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Thùy Dương, KHCT55A chính vụ Giống phù hợp khi gieo cấy ở chân đất vàn, có kết cấu đất tốt. ĐH6 có chiều cao cây thuộc... chất lượng, điều kiện môi trường trong thời gian lúa chín còn ảnh hưởng đến cả chất lượng gạo do đó xác định chính xác thời gian sinh trưởng của giống ở từng khu vực là hết sức quan trọng Kết quả theo dõi thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng được thể hiện ở bảng 4.2 Bảng 4.2 Thời gian qua từng giai đoạn sinh trưởng của các dòng /giống lúa cẩm trong vụ Xuân năm 2014 (ngày) Dòng Tuổi mạ N1 N2 N3 N6 N9... cây qua từng tuần của các dòng, giống lúa cẩm vụ xuân 2014 Qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.1 nhận thấy chiều cao cây của các dòng giống lúa cẩm thí nghiệm tăng dần theo thời gian sinh trưởng và ở mỗi dòng khác nhau thì chiều cao cây không giống nhau Sau 10 ngày cấy, đây là thời gian cây lúa vừa trải qua giai đoạn bén rễ hồi xanh Chiều cao cây của giai đoạn biến đổi không lớn so với giai đoạn mạ (trước cấy),... phương N1 Lúa lốc nếp cẩm Nho Quan – Ninh Bình N25 N2 Lúa nếp cẩm Yên Bình – Yên Bái N26 Nếp cẩm dạng1 Ngọc Lặc – Thanh Hóa N3 Nếp cẩm dạng 1 Lục Yên – Yên Bái N27 Nếp cẩm đen Bá Thước – Thanh Hóa N4 Nếp cẩm Vị Xuyên – Hà Giang N29 Nếp cẩm Mai Châu – Hòa Bình N5 Nếp cẩm Bắc Quang – Hà Giang N30 Nếp cẩm Chiêm Hóa-Tuyên Quang N6 Nếp cẩm dạng 2 Lục Yên – Yên Bái N31 Nếp cẩm Trung tâm TNDT N7 Nếp cẩm Lục... đánh giá thời gian sinh trưởng của các giống là cơ sở để xác định thời vụ gieo cấy, cơ cấu giống trong công thức luân canh tăng vụ Mặt khác, thời gian sinh trưởng là tổng thời gian của các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa, biết được thời gian của các giai đoạn ta có các biện pháp tác động thích hợp nhất cho từng giai đoạn để phát huy tiềm năng năng suất của giống Đối với giống chất lượng,... trưởng nhanh, rút ngắn thời gian ở giai đoạn này Ngược lại, nếu điều kiện ngoại cảnh bất lợi, nhiệt độ thấp, kéo dài thì mạ sinh trưởng chậm, số lá ra được ít, thời kì mạ kéo dài Khi nhiệt độ xuống quá thấp, thời gian rét kéo dài quá lâu mạ có thể bị chết Thời kì mạ là giai đoạn rất quan trọng trong thời kì sinh trưởng của cây lúa Mạ tốt là cơ sở để cây lúa sinh trưởng phát triển, các giống lúa tốt. .. các giai đoạn sinh trưởng tính từ khi gieo hạt cho tới khi lúa chín hoàn toàn Nghiên cứu thời gian sinh trưởng của giống giúp chúng ta phân biệt được giống dài ngày, giống trung ngày hay giống ngắn ngày Là cơ sở để bố trí thời vụ hợp lý, xây dựng cơ cấu cây trồng thích hợp giúp tăng vụ, tăng năng suất ở các vùng trồng khác nhau, phát huy được những đặc tính tốt của giống Các giống khác nhau có thời gian... Bộ môn Di truyền - Giống, khoa Nông học –Học Viện Nông nghiệp Việt Nam Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội + Thời gian: từ tháng 01 /2014 đến tháng 07 /2014 14 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Thùy Dương, KHCT55A 3.3 Nội dung nghiên cứu -Nghiên cứu đặc điểm hình thái: thân lúa, lá đòng, bông lúa, hạt -Nghiên cứu các chỉ tiêu nông học: thời gian các giai đoạn sinh trưởng và thời gian trỗ bông, chín,... Bình, Nam Định, Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa Giống cũng được gieo cấy trong Sóc Trăng và có khả năng thích nghi được ở cả vụ Đông xuân và Hè thu Năm 2011, Tiến sĩ Lê Hữu Hải, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Cai Lậy đã đưa giống lúa than đặc sản về trồng trên đất Cai Lậy và thủ tục đăng ký giống lúa mới này dưới tên gọi Lúa cẩm Cai Lậy” Giống lúc này thích nghi tốt với điều kiện . hiện đề tài Khảo sát một số dòng, giống lúa cẩm ở vụ Xuân 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội nhằm khảo sát đặc điểm nông sinh học của các dòng giống lúa cẩm, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất,. nghiệm Khảo sát một số dòng, giống lúa cẩm ở vụ Xuân 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội cũng nhằm mục đích khảo sát đặc điểm nông sinh học của các dòng giống lúa cẩm, xem xét có phù hợp với điều kiện ở địa. tạo và phát triển một số giống lúa Cẩm năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ nội tiêu trong nước”. Đề tài thu thập mới 180 mẫu giống lúa cẩm, lúa thơm, lúa nếp, lúa nương, lúa Japonica từ nhiều

Ngày đăng: 05/05/2015, 18:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN III.VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

    • 4.1 Đặc điểm mạ của các dòng lúa cẩm

    • 4.2 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng/, giống thí nghiệmvật liệu

    • 4.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây

      • 4.4 Động thái đẻ nhánh của dòng

      • 4.6 Một số đặc điểm hình thái của của các dòng/giống lúa cẩm.

        • Phiến lá hầu hết các dòng lúa cẩm đều tím ở mép lá, một số dòng đặc biệt trên phiến lá có đốm tím như dòng N30, N36 hay có màu xanh nhạt như dòng N9, màu xanh như dòng N2, N25.

        • 4.7 Mức độ nhiễm sâu, bệnh của các dòng/giống vật liệu

        • Bảng 4.9 Mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng/giống lúa cẩm vụ Xuân 2014

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan