Tăng cường tài trợ xuất khẩu cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ngân hàng Tiên Phong

60 701 0
Tăng cường tài trợ xuất khẩu cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ngân hàng Tiên Phong

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ  CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Đề tài: Tăng cường tài trợ xuất khẩu cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ngân hàng Tiên Phong. Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Tạ Lợi Sinh viên thực hiện: Đinh Văn Sơn MSV: CQ533313 Chuyên ngành: QTKD Quốc tế A Hệ: Chính quy Năm: 2014 – 2015 Hà Nội, tháng 09 năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: - Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. - Ban Chủ nhiệm Viện Thương mại & Kinh tế Quốc tế. Tên em là Đinh Văn Sơn, sinh viên lớp Quản trị kinh doanh quốc tế 53A, Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế. Để hoàn thành được chuyên đề này, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình từ PGS. TS Tạ Lợi - Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế, Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, cùng sự giúp đỡ của các cán bộ, nhân viên Phòng Phát triển Kinh Doanh – Khối ngân hàng cá nhân, Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong. Em xin cam đoan bài chuyên đề này là công trình nghiên cứu độc lập của em, có sự tham khảo các tài liệu tại cơ sở thực tập và trên các phương tiện thông tin đại chúng mà không phải bản sao chép từ các tác giả khác. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Sinh viên Đinh Văn Sơn MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang giữ một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Với con số trên 500.000 doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 97.5% số lượng doanh nghiệp cả nước, đóng góp 40% giá trị vào tổng thu nhập quốc dân và góp phần giải quyết việc làm cho 51% lực lượng lao động cả nước. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam mà còn góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động và việc làm, đồng thời còn là một trong các nhân tố quan trọng dẫn đến thành công trong việc giải quyết các mục tiêu kinh tế xã hội. Đối với hoạt động xuất khẩu mặc dù đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chưa cao, chỉ khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu nhưng tiềm năng gia tăng tỷ trọng xuất khẩu trong tổng giá trị xuất khẩu còn rất lớn. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào xuất khẩu trực tiếp hiện khoảng 52.000 doanh nghiệp, chưa kể đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ gián tiếp tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng xuất khẩu. Điều này cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng đóng góp nhiều hơn cho xuất khẩu của Việt Nam. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (NHTMCP Tiên phong) các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một vị trí rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Đặc điểm của NHTMCP Tiên Phong là mới thành lập và quy mô vốn chưa lớn, nên tỉ lệ khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn chiếm trên 70% tổng số khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng. Các dịch vụ tài trợ vốn để doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn với các ngân hàng thương mại, trong đó có NHTMCP Tiên Phong. Nó mang lại mức lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn nhanh và giúp hoàn thiện các nghiệp vụ ngân hàng thương mại của ngân hàng, bắt kịp với xu hướng phát triển của các dịch vụ ngân hàng trên thế giới. Mặt khác tài trợ xuất khẩu có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn khi xâm nhập ra thị trường nước 5 ngoài như cạnh tranh khốc liệt hơn, các rủi ro về thanh toán. Đặc biệt doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn lớn hơn khi thực hiện các đơn hàng xuất khẩu, phải bù đắp vốn lưu động khi thực hiện bán chịu cho khách hàng của mình. Các doanh nghiệp lớn sẽ dễ dàng nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ với tiềm lực tài chính yếu khó có thể tự đáp ứng được nhu cầu vốn của mình, điều này đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải tài trợ tích cực hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động xuất khẩu. Với những lý do ở trên em quyết định lựa chọn đề tài “Tăng cường tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên phong”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài là tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên phong (NHTMCP Tiên phong). Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, chỉ nghiên cứu tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phạm vi hoạt động của NHTMCP Tiên phong. Về thời gian, nghiên cứu thực trạng tài trợ xuất khẩu ở NHTMCP Tiên phong từ 2011 đến 2014 và đề xuất giải pháp đến 2020. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên của đề tài là đề xuất ra các giải pháp tăng cường tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở NHTMCP Tiên phong. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Thứ nhất, Phân tích thực trạng tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở NHTMCP Tiên phong. + Thứ hai, Đề xuất các giải pháp để tăng cường tài trợ xuất khẩu cho các DNVVN nhằm giúp các DNVVN tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ tài trợ xuất khẩu. 4. Tổng quan các công trình nghiên cứu “Hoàn thiện hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng, luận văn tốt nghiệp năm 2009, Viện Ngân hàng – Tài chính. Đề tài nghiên cứu về hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại sở giao dịch ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Phân tích và đánh giá thực 6 trạng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng. Căn cứ vào các phân tích và đánh giá chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại từ hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động. “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm”, tác giả Đặng Thị Hoàng Ánh, chuyên đề thực tập năm 2009, Viện Thương mại & Kinh tế quốc tế. Đề tài nghiên cứu hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, đánh giá các tồn tại và nguyên nhân từ đó xác định các tồn tại và nguyên nhân. Cuối cùng đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. “Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, tác giả Nguyễn Mai Anh, chuyên đề thực tập năm 2007, Viện Thương mại & Kinh tế quốc tế. Đề tài nghiên cứu hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Phân tích thực trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu của Ngân hàng Ngoại thương từ 2003 – 2006, từ đó xác định các tồn tại và bất cập trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu. Cuối cùng đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu. “Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu tại Eximbank – Chi nhánh Long Biên” tác giả Nguyễn Hoàng Thanh Minh, chuyên đề thực tập năm 2009, Viện Thương mại & Kinh tế quốc tế. Đề tài nghiên cứu hoạt động tài trợ xuất khẩu tại Eximbank – Chi nhánh Long Biên. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu từ đó đánh giá các ưu điểm và tồn tại. Cuối cùng đề ra các giải pháp để phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu. Đề tài “Tăng cường tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên phong” có đối tượng nghiên cứu khác với đối tượng nghiên cứu của các đề tài trên đó là tài trợ xuất khẩu, với đối tượng này đề tài sẽ đi theo hướng nghiên cứu tài trợ 7 xuất khẩu theo các chức năng quản trị, bắt đầu từ khâu hoạch định kế hoạch tài trợ xuất khẩu đến các khâu lãnh đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá. Mặt khác đề tài cũng giới hạn phạm vi tài trợ trên các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà không phải mọi doanh nghiệp nói chung và tại NHTMCP Tiên phong. Tóm lại đề tài nghiên cứu là mới và không trùng lắp với các đề tài khác. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập tài liệu: Sử dụng các tài liệu thứ cấp như báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên của NHTMCP Tiên Phong, các báo cáo kinh doanh, tài liệu về khách hàng và thị trường của NHTMCP Tiên phong trong giai đoạn từ 2011 – 2014, các tài liệu về tình hình kinh tế thế giới 2014. Thu thập thông tin sơ cấp bằng cách phỏng vấn người hướng dẫn thực tập tại đơn vị thực tập. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp phân tích duy vật biện chứng, đối chiếu so sánh, tổng hợp, nội suy và ngoại suy để nghiên cứu các tài liệu và số liệu đã thu thập về đối tượng nghiên cứu. 6. Kết cấu dự kiến Chương 1: Thực trạng tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên phong giai đoạn 2011 – 2014 Chương 2: Phương hướng và giải pháp tăng cường tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên phong 8 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NHTMCP TIÊN PHONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2014 1.1. Đặc điểm của ngân hàng thương mại cổ phần Tiên phong ảnh hưởng tới tài trợ xuất khẩu 1.1.1. Lịch sử hình thành phát triển của NHTMCP Tiên phong Ngân hàng TMCP Tiên phong được thành lập ngày 5/5/2008 thuộc sở hữu của các cổ đông chiến lược gồm công ty cổ phần FPT, công ty thông tin di động VMS (Mobifone), tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI, tổng công ty tái bảo hiểm Việt Nam Vinare và tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd Singapore. Là một ngân hàng trẻ kế thừa thế mạnh công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường và tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược, NHTMCP Tiên phong đã nhanh chóng vươn lên khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của Việt Nam, thể hiện được sự năng động và trẻ trung của một ngân hàng hiện đại. Qua hơn 6 năm hoạt động NHTMCP Tiên phong đã nhanh chóng mở rộng mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch trên phạm vi cả nước, nỗ lực nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của các cá nhân và doanh nghiệp trong nền kinh tế. Ngay sau khi thành lập năm 2008, ngân hàng Tiên Phong đã hoàn tất việc triển 9 khai hệ thống ngân hàng lõi Flex-cube, đồng thời kí kết hợp tác chiến lược với ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Các chi nhánh đầu tiên cũng được mở ra tại Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các dịch vụ của ngân hàng được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Trong thời gian này ngân hàng cũng chính thức tham gia mạng thanh toán lớn nhất Việt Nam Smartlink. Năm 2009, ngân hàng Tiên Phong bắt đầu mở rộng 3 chi nhánh tại Cần Thơ, Hải Phòng và Đà Nẵng bước đầu cung cấp các dịch vụ tại những thành phố này. Năm 2010, Khai trương 1 sở giao dịch tại Hà nội và 2 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đồng thời ngân hàng cũng tăng vốn điều lệ lên 3000 tỉ đồng để phục vụ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Năm 2011, Khai trương thêm 2 chi nhánh tại Đồng Nai và An Giang, mở 2 quỹ tiết kiệm Khâm Thiêm và Nguyễn Trãi. Năm 2012, khai trương thêm 3 phòng giao dịch tại Hà Nội. Năm 2013, Ngân hàng Tiên Phong chính thức tham gia thị trường vàng và cho ra mắt giải pháp công nghệ eCounter – eGold, Thẻ tiêu dùng Đa tiện ích – là các giải pháp công nghệ thông minh lần đầu tiên tại Việt Nam. Cùng với đó ngân hàng cũng đạt giải "Ngân hàng sáng tạo tiêu biểu" năm 2013 - giải thưởng do Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG song hành cùng hội thảo Diễn đàn Ngân hàng khu vực Đông Nam Á bình chọn. Đạt Giải thưởng "Tin và Dùng" 2013 cho Dịch vụ Ngân hàng điện tử do độc giả Thời báo Kinh tế Việt Nam - Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng bình chọn. Trong năm 2013 ngân hàng cũng mở thêm 4 điểm giao dịch mới và 5 chi nhánh trên toàn quốc. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Tiên Phong Đại hội đồng cổ đông Ban Kiểm Soát Trung Tâm Kiểm Soát Nội Bộ Hội Đồng Quản Trị Ban Điều Hành Ủy Ban Điều hành Ủy Ban Quản trị rủi ro 10 [...]... xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở NHTMCP Tiên phong Quỹ tài trợ xuất khẩu dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTMCP Tiên phong Hoạt động tài trợ xuất khẩu của ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn mà ngân hàng dành cho nó Mỗi ngân hàng đều phải bỏ ra một số tiền nhất định để tài trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu, tạo nên quỹ tài trợ xuất khẩu Ngân quỹ này được sử dụng để cấp vốn cho các thương... dịch vụ tài trợ mới, hội nhập với thế giới trong lĩnh vực tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp Mặt khác trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung đang rất cần được tài trợ vốn phục vụ cho việc xuất khẩu hàng hóa, tăng cường tài trợ góp phần giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường của mình 1.2.2 Các kết quả tài trợ xuất khẩu đạt được ở NHTMCP Tiên phong 1.2.2.1... tượng doanh nghiệp nhỏ lại chiếm tỉ lệ lớn trong các khách hàng doanh nghiệp Tăng cường tài trợ xuất khẩu góp phần phục vụ tốt hơn nhóm khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng, nâng cao chất lượng các dịch vụ tài trợ xuất khẩu, cải thiện hình ảnh của ngân hàng từ đó giữ chân các khách hàng doanh nghiệp cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới Tăng cường tài trợ xuất khẩu giúp ngân hàng mở rộng cung cấp các. .. quỹ tài trợ xuất khẩu của ngân hàng ngày càng lớn về quy mô điều này tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc tăng số món tài trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như giúp ngân hàng có thể đảm nhận các thương vụ cần vốn lớn Chính sách tài trợ xuất khẩu của NHTMCP Tiên phong Chính sách tài trợ xuất khẩu là những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo và các biện pháp nhằm giúp ngân hàng tài trợ cho các doanh nghiệp. .. doanh của ngân hàng gồm các khối bán hàng và kênh phân phối, bán trực tiếp và kênh thay thế, khối ngân hàng cá nhân, khối ngân hàng doanh nghiệp và khối nguồn vốn và thị trường tài chính 12 1.2 Thực trạng tài trợ xuất khẩu của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên phong giai đoạn từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 1.2.1 Tầm quan trọng tăng cường tài trợ xuất khẩu ở NHTMCP Tiên phong Tài trợ xuất khẩu là một... cụ thể tài trợ xuất khẩu được cấp cho các đối tượng là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp Trong đó ưu tiên các lĩnh vực tài trợ như nông lâm, ngư nghiệp và công nghiệp trọng điểm là ngành công nghiệp phụ trợ Quy định về hàng hóa hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp tối thiểu phải không nằm trong danh mục các hàng hóa bị cấm và hạn chế sản xuất, tương... được tài trợ xuất khẩu đã tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 số doanh nghiệp được cấp vốn tài trợ cho hoạt động xuất khẩu là 734 doanh nghiệp đến năm 2012 con số này tăng lên 976 doanh nghiệp được nhận tài trợ xuất khẩu (tăng 32.97% so với 2011) và năm 2013 tăng lên 1379 doanh nghiệp (tăng 141.29% so với 2012) Đặc biệt chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014 số doanh nghiệp được tài trợ cho hoạt động xuất khẩu. .. với ưu thế về mặt tài chính và uy tín có vẻ sẽ là điểm đến tốt hơn cho các ngân hàng nói chung và NHTMCP Tiên phong nói riêng 1.2.2.2 Doanh số tài trợ xuất khẩu đạt được qua các năm Cùng với sự gia tăng về số lượng khách hàng doanh số tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 nhìn chung tăng lên khá mạnh Năm 2011, doanh số tài trợ xuất khẩu của NHTMCP Tiên phong đạt mức 62.7... trong các hoạt động kinh doanh mang lại doanh thu và lợi nhuận cho NHTMCP Tiên phong, tăng cường tài trợ xuất khẩu góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận đóng góp vào hiệu quả kinh doanh chung của ngân hàng Đối với NHTMCP Tiên phong nhóm khách hàng doanh nghiệp là một nhóm khách hàng có số lượng ít hơn so với nhóm khách hàng cá nhân, nhưng lại có đóng góp lớn vào doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng, ... 2014, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được cải thiện hơn hoạt động xuất khẩu ổn định trở lại, tình hình tài chính khả quan hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp vốn tài trợ, tăng chất lượng của các khoản vốn đã cấp Trình độ quản lý và kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trình độ quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ảnh hưởng lớn đến việc sử . hướng và giải pháp tăng cường tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên phong 8 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ. cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở NHTMCP Tiên phong Quỹ tài trợ xuất khẩu dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTMCP Tiên phong Hoạt động tài trợ xuất khẩu của ngân hàng phụ thuộc vào nguồn. trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở NHTMCP Tiên phong. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Thứ nhất, Phân tích thực trạng tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở NHTMCP Tiên phong. +

Ngày đăng: 05/05/2015, 15:38

Mục lục

    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

    CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU CHO

    CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NHTMCP TIÊN PHONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2014

    1.1. Đặc điểm của ngân hàng thương mại cổ phần Tiên phong ảnh hưởng tới tài trợ xuất khẩu

    1.1.1. Lịch sử hình thành phát triển của NHTMCP Tiên phong

    1.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Tiên Phong

    1.2. Thực trạng tài trợ xuất khẩu của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên phong giai đoạn từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

    1.2.1. Tầm quan trọng tăng cường tài trợ xuất khẩu ở NHTMCP Tiên phong

    1.2.2. Các kết quả tài trợ xuất khẩu đạt được ở NHTMCP Tiên phong

    1.2.2.1. Số lượng và cơ cấu khách hàng nhận tài trợ xuất khẩu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan