Giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động ở Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng

62 191 0
Giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động ở Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong hoạt động sản xuất kinh doanh hay trong lĩnh vực sản xuất nào thì vốn là một nhu cầu tất yếu.Nú là một thứ mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng nhất định, đó là một tiền đề cần thiết. Vốn lưu động là một bộ phận trong vốn kinh doanh không thể thiếu được trong quá trình tái sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Thế nhưng, một điều thực sự cần được quan tâm là số vốn đó được sử dụng như thế nào và đem lại hiệu quả ra sao? Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân của nước ta. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở các doanh nghiệp này còn thấp. Theo điều tra trong toàn bộ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, người ta có nhận xét chung là vốn lưu động chu chuyển chậm, hệ số sinh lời bình quân thấp khoảng 11% năm. Trong bối cảnh đó, Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng đã có nhiều cố gắng trong việc huy động và sử dụng vốn lưu động và đã đạt được những kết quả nhất định. Bên cạnh đó, Công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. Do vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động là rất cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ thực tế trên và được sự hướng dẫn của thầy giáo Vũ Trọng Nghĩa, em đã chọn đề tài : “Giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động ở Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng" làm mục đích và nội dung nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và Kết luận, nội dung chính của chuyên đề gồm 3 phần sau: Phần I: Giới thiệu chung về công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng Phần II: Thực trạng sử dụng VLĐ ở Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng. Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn lưu động ở Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng. SVTH:Trần Thị Chung Lớp QTKDTH 1- K37 1 Chuyên đề tốt nghiệp PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY GỐM XÂY DỰNG HỮU HƯNG I. ĐẶC ĐIÓM CHUNG CỦA CÔNG TY 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công Ty Cổ Phần Hữu Hưng Viglacera tiền thân là Công Ty gốm xây dựng Từ Liêm trực thuộc Tổng Công Ty Thuỷ Tinh và gốm Xây dựng. Là một doanh nghiệp nhà nước được chuyển thành công ty cổ phần từ 1/1/2004 với mức vốn điều lệ 7,5 tỷ VNĐ. Trong đó vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 51% và vốn góp các cổ đông 49%. Trụ sở Công Ty đóng tại: Xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm - Hà Nội. Tên giao dịch :Huu Hung CERAMIC COMPANY Lĩnh vực kinh doanh : Sản xuất gạch ngói Tổng số cán bộ công nhân viên: 706 ng : 706 người - Sản xuất các loại gạch ngói từ đất sét nung. - Tư vấn, thiết kế và chuyển giao công nghệ sản xuất các loại sản phẩm gạch, ngói từ đất sét nung trờn dõy chuyền hầm sấy và lò nung tuylen. Công ty được thành lập từ năm 1959 theo quyết định của Bộ Xây dựng với tên gọi là nhà máy gạch Từ Liêm, sau được đổi tên thành công ty gốm Xây dựng Từ Liêm. Thời gian này do công tác tổ chức quản lý chưa được ổn định, máy móc thiết bị thiếu thốn lạc hậu, dây chuyền công nghệ sản xuất là hệ máy trong nước, nung trong lũ vũng nờn sản lượng sản phẩm sản xuất ra còn thấp, mẫu mã và chất lượng chưa cao, chủng loại chưa phong phú ( Sản xuất từ 8 đến 10 triệu viên QTC / năm ). Năm 1992 cùng với sự chuyển biến của cơ chế thị trường, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Công ty đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu, đổi mới dây chuyền công nghệ, thay thế dây chuyền sản xuất gạch trong nước bằng dây chuyền sản xuất nước ngoài với hệ máy sản xuất gạch của Italia và nung trong hầm sấy, lò nung Tuynen với trị giá 12,5 tỷ VNĐ được đầu tư bằng nguồn vốn vay ngân hàng và nguồn vốn tự có của công ty. Đây là dây chuyền công nghệ sản xuất gạch tiên tiến nhất tại Việt Nam. Việc đầu tư đã đưa công suất SXSP của công ty tăng lên 30 triệu viên QTC / năm. SVTH:Trần Thị Chung Lớp QTKDTH 1- K37 2 Chuyên đề tốt nghiệp Từ 01/6/1998 Công ty nhận thêm hai nhà máy gạch Hữu Hưng và nhà máy gạch Ngãi Cõu do công ty gạch ốp lát Hà Nội bàn giao và đổi tên thành công ty gốm Xây dựng Hữu Hưng. Thực hiện quyết định của nhà nước về việc sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp nhà nước. Từ 01/10/2003 nhà máy gạch Từ Liờm tách khỏi công ty để thành lập một công ty cổ phần Từ Liêm độc lập. Tiếp đến 01/01 /2004 công ty chuyển sang cổ phần và có tên gọi là công ty Cổ phần Hữu Hưng gồm 02 nhà máy: nhà máy gạch Hữu Hưng, nhà máy gạch Ngãi Cầu và thực hiện dự án di dời nhà máy. Gần 50 năm tồn tại và hoạt động công ty cổ phần Hữu Hưng Viglacera đã không ngừng phát triển, doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, là đơn vị có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét nung tại Việt Nam. Công Ty có khả năng sản xuất các loại sản phẩm chất lượng cao đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm của Công Ty đã nhiều năm liền đạt huy chư- ơng vàng tại các hội chợ triển lãm hàng vật liệu xây dựng chất lượng cao Việt Nam. Giải thưởng gạch 6 lỗ (cúp bạc ) năm 2001, giải chất lượng sản phẩm cao (Quả cầu vàng ) năm 2002, giải huân chương lao động hạng 2 do nhà nước tặng. Hiện nay sản phẩm mang nhãn hiệu Viglacera Hữu Hưng đã có mặt trên toàn quốc và xuất khẩu sang thị trường quốc tế như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan Để có cái nhìn toàn diện hơn về Công Ty cổ phần VIGLACERA Hữu Hưng ta có thể xem qua những con số mà Công Ty đã đạt được trong những năm qua khá khả quan. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận, thu nhập bình quân liên tục tăng trưởng qua các năm cho thấy hướng đi vững chắc của Công Ty. SVTH:Trần Thị Chung Lớp QTKDTH 1- K37 3 Chuyên đề tốt nghiệp Biểu số 01: Tình hình tăng trưởng của Xí nghiệp theo từng năm Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2006/2007 2007/2008 +/- % +/- % Tổng doanh thu 26.119 37.500 58.008 11.381 43,6 20.508 54,7 Tổng chi phí 22.559 31.721 49.970 9.162 40,6 18.249 6,1 Tổng kợi nhuận 3.560 5.779 8.038 2.219 62,3 2.259 39,1 Vốn kinh doanh 7.500 8.200 8.700 700 9,3 500 6,1 Giá trị TSCĐ 63.456 67.574 75.120 4.118 6,5 7.546 11,2 Tỷ suất LN/DT 9,8% 15,4% 13,9% 5,6% -1,5% Tổng số lao động 397 480 706 83 20,9 226 47,1 Thu nhập bình quân đầu người 750.000 870.000 1.120.000 120 16 250 28,7 ( Nguồn: Tài liệu được lấy từ phòng Tài chính kế toán Công Ty cổ phần Viglacera Hữu Hưng ) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp qua các năm không ngừng tăng trưởng. Cụ thể là : Tổng doanh thu: Năm 2006 so với 2007 tăng : 11.381 (triệu đồng) đạt tỷ lệ tăng là 43,6%. Năm 2007 so với dự kiến 2008 tăng : 20.508 ( triệu đồng ) đạt tỷ lệ tăng là 54,7%. Tổng chi phí : Năm 2006 so với 2007 tăng : 9.162 ( triệu đồng ) đạt tỷ lệ tăng là 40,6 %. Năm 2007 so với dự kiến 2008 tăng : 18.249 ( triệu đồng ) đạt tỷ lệ tăng là 57,5% Tổng lợi nhuận sau thuế: Năm 2006 so với 2007 tăng : 2.219 ( triệu đồng ) đạt tỷ lệ tăng là 62,3 %. Năm 2007 so với dự kiến 2008 tăng : 2.259 ( triệu đồng ) đạt tỷ lệ tăng là 39,1%. Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu : Năm 2006 so với 2007 tăng : 5,6% Năm 2007so với dự kiến 2008 giảm : 1,5%. Vốn kinh doanh: Năm 2006 so với 2007 tăng : 700 ( triệu đồng ) đạt tỷ lệ tăng 9,3%. SVTH:Trần Thị Chung Lớp QTKDTH 1- K37 4 Chuyên đề tốt nghiệp Năm 2007 so với dự kiến 2008 tăng : 500 ( triệu đồng ) đạt tỷ lệ tăng 6,1%. Giá trị TSCĐ: Năm 2006 so với 2007 tăng : 4.118 ( triệu đồng ) đạt tỷ lệ tăng 6,5%. Năm 2007 so với dự kiến 2008 tăng : 7.546 ( triệu đồng ) đạt tỷ lệ tăng 11,2%. Tổng số lao động: Năm 2006 so với 2007 tăng : 83 người đạt tỷ lệ 20,9%. Năm 2007 so với dự kiến 2008 tăng : 226 người đạt tỷ lệ 47,1%. Qua bảng phân tích trên chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của Công Ty tương đối ổn định .Tỷ lệ tăng lợi nhuận qua các năm cao hơn so với tý lệ tăng doanh thu và chi phí. Điều đó chứng tỏ Công Ty đã kiểm soát tốt các yếu tố đầu vào của chi phí sản xuất. Mặt khác thu nhập bình quân đầu người các năm đều tăng : năm 2006 so với 2007 tăng 120 (nghìn đồng ) tương đương với tỷ lệ tăng 16%. Năm 2007 so với 2008 tăng 250 (nghìn đồng ) đạt tỷ lệ tăng 28,7% . Đây là một yếu tố quan trọng làm ổn định và phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới của Công Ty. Qua bảng trên ta thấy, hiện nay Công ty đang trên đà phát triển mạnh. Cụ thể doanh thu thuần hàng năm tăng trên 20% và lợi nhuận tăng trên 30%. Đây là mức tăng trưởng khá cao so với các đơn vị khỏc cựng ngành. Đạt được kết quả trên là do Công ty đã biết kết hợp đồng bộ giữa đầu tư đổi mới máy móc thiết bị với việc đổi mới con người, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân và hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh. 2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Với dây chuyền công nghệ sản xuất gạch của Italia, công ty tổ chức sản xuất theo kiểu hàng loạt, chu kỳ ngắn và xen kẽ. Mỗi ngày công ty có thể sản xuất ra khoảng 320.000 đến 350.000 viên gạch các loại QTC. Đặc điểm chung về quy trình công nghệ sản xuất gạch là công nghệ sản xuất hàng loạt, tương đối khép kín. Quy trình sản xuất gạch của công ty được chia làm 2 khõu chớnh. - Khâu chế biến tạo hình: Đất mua về nhập tại kho để phong hóa từ 2 đến 3 tháng, nếu dự trữ được càng lâu càng tốt. Sau đó đất được đưa vào máy cấp liệu cùng với than đã được nghiền mịn. Hỗn hợp này theo quy trình công nghệ gồm máy xa luân, máy cán, máy xúc, máy nhào hai trục, mỏy đựn ộp l và bàn cắt tự động tạo thành gạch mộc. Công nhân vận chuyển gạch mộc ra phơi trong nhà kính. Thời gian SVTH:Trần Thị Chung Lớp QTKDTH 1- K37 5 Chuyên đề tốt nghiệp thường là 3 ngày vào mùa hè, 5 đến 6 ngày vào mùa đông. Gạch được phơi đảo theo đúng tiêu chuẩn quy định, đạt độ ẩm từ 10 đến 15% rồi được tiếp tục xếp lờn cỏc xe goòng. Trong khâu này gạch không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại ra và đưa trở lại bãi nguyên vật liệu ban đầu. - Khâu nung: Công nhân vận chuyển các xe goòng chứa gạch đã phơi đúng tiêu chuẩn vào hầm sấy tuynel rồi qua lò nung. Quá trình này được diễn ra liên tục, cứ một xe goòng thành phẩm ra khỏi lò nung thì xe goòng chứa gạch mộc khác lại tiếp tục đa vào hầm sấy. Khi gạch chín ra lò, công nhân vận chuyển gạch ra bãi thành phẩm, phân thành các thứ hạng phẩm cấp khác nhau, xếp thành cỏc kiờu gạch, mỗi kiêu cách nhau theo cự ly bình quân là 70 cm. Cuối cùng thủ kho cùng KCS và ban kiểm nghiệm SP kiểm tra, làm thủ tục nhập kho. SVTH:Trần Thị Chung Lớp QTKDTH 1- K37 6 Chuyên đề tốt nghiệp Sơ đồ 2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gạch Công ty Cổ phần Hữu Hưng Viglacera SVTH:Trần Thị Chung Lớp QTKDTH 1- K37 7 Nhà chứa đất Nhà chứa than Máy cấp pha than Nước Máy cấp liệu thùng Máy xa luân Máy cán mịn Bể ủ Máy xúc nhiều gầu Máy nhào 2 trục Máy nhào đùn ép liên hợp Nhà kính phơi gạch mộc Gạch xếp goòng Hầm sấy Nhập kho sản phẩm Lò nung Gạch khô Gạch mộc Phân loại thành phẩm Chuyên đề tốt nghiệp 3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý ở Công ty gốm xây dựng Hữu Hưng. Tổng số công nhân viên hiện nay của Công ty là 706 người, trong đó số nhân viên quản lý là 50 người, chiếm tỷ lệ 7%. Như vậy bộ máy quản trị của Công ty tương đối gọn nhẹ. Cơ cấu tổ chức trong Công ty theo kiểu tham mưu trực tuyến chức năng, nghĩa là cỏc phũng ban tham mưu trực tiếp cho Giám đốc theo từng chức năng nhiệm vụ của mình và giúp Giám đốc đề ra các quyết định quản lý. Sơ đồ 2.2 sơ đồ bộ máy quản lý ở công ty cổ phần Viglacera Hữu Hưng Quan hệ chỉ đạo Quan hệ cung cấp số liệu SVTH:Trần Thị Chung Lớp QTKDTH 1- K37 8 Giám đốc Kế toán trưởng P. tổ chức hành chính P. kinh doanh Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị phó giám đốc NM gạch Ngãi Cầu P. kinh tế Kế hoạch NM gạch Hữu Hưng Chuyên đề tốt nghiệp - Đại hội đồng cổ đông : Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty và tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu, đều được tham dự. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Quyết định của đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận. - Hội đồng quản trị (HĐQT) do đại hội đồng cổ đông bầu ra là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tõt cả các quyền nhân danh công ty trừ những thẩm quyền thuộc về đại hội đồng cổ đông. HĐQT quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm của công ty, xác định các mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sở các mục đích chiến lược do đại hội đồng cổ đông thông qua, triệu tập họp đại hội đồng cổ đông bất thường, cơ cấu tổ chức lập quy chế quản lý nội bộ của công ty. HĐQT thông qua nghị quyết bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác, mỗi thành viên hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết. - Ban giám đốc : bao gồm giám đốc và hai phó giám đốc do HĐQT bổ nhiệm. Giám đốc thực hiện các nghị quyết của HĐQT và đại hội đồng cổ đông, điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT và đại hội đồng cổ đông về thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc là người đại diện trước pháp luật của công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT, các kế hoạch kinh doanh và các phương án của công ty. + Một Phó Giám đốc kỹ thuật, quản lý phòng kỹ thuật - KCS, tham mưu cho Giám đốc về kỹ thuật của công nghệ sản xuất đồng thời phụ trách phân xưởng Ngãi Cầu. + Một Phó Giám đốc phụ trách quản trị hành chính nhân sự cho toàn Công ty. - Ban kiểm soát : Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính trung thực hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Thường xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên đại hội đồng cổ đông. - Kế toán trưởng : Do HĐQT bổ nhiệm chịu trách nhiệm trước giám đốc, HĐQT và pháp luật về mọi công tác tài chính kế toán trong công ty. Giúp giám đốc chỉ đạo điều hành toàn bộ các hoạt đông quản lý tài chính trong công ty. Cỏc phòng ban chức năng: SVTH:Trần Thị Chung Lớp QTKDTH 1- K37 9 Chuyên đề tốt nghiệp - Phòng tài chính kế toán : Giám sát về mặt tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý vật tư, tài sản tiền vốn theo quy định, thực hiện chế độ thu nộp với ngân sách nhà nước, lập báo cáo quyết toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý, năm nộp các cơ quan. - Phòng kế hoạch kỹ thuật và đầu tư : Quản lý về vấn đề kỹ thuật sản xuất, giám sát các định mức kinh tế, kỹ thuật sản xuất, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng ,quý, năm. Xây dựng kế hoạch chiến lược đầu tư và phát triển. - Phòng kinh doanh : Ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các hoạt động maketing, tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm và trực tiếp bán hàng tới tay người tiêu dùng. - Phòng tổ chức, lao động và hành chính: Giúp giám đốc thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Xây dựng các định mức lao động và đơn giá tiền lương, tuyển dụng lao động cho công ty. Ngoài ra chịu sự quản lý của phòng tổ chức, lao động hành chính cũn cú 3 bộ phận nhỏ: Bộ phận y tế, bộ phận tạp vụ, bộ phận bảo vệ. 4.KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY. Những thành tựu mà Công Ty đạt được qua một số năm gần đây được thể hiện qua bảng số liệu sau: Chỉ tiêu Số tuyệt đối tỷ lệ thực hiện (%) Nhóm 1: Chỉ tiêu quy mô 1. Tài sản (nđ) 42.297.967 51.865.333 62.973.763 122,62 121,42 2.Vốn chủ sở hữu (nđ) 12.575.888 12.682.510 12.447.431 100,85 98,15 3. Doanh thu (nđ) 23.802.000 26.119.000 37.500.000 109,74 143,57 4. Lợi nhuận sau thuế (nđ) 2.505.000 3.560.000 5.779.000 142,12 162,33 Nhóm 2: Chỉ tiêu chất lượng 1. Tỷ suất sinh lợi/VCSH 0,199 0,281 0,464 140,9 165,4 2. Tỷ suất sinh lợi/Tổng TS 0,059 0,069 0,092 115,9 133,7 (Nguồn: Tài liệu được cung cấp từ phòng tài chính kế toán Công Ty cổ phần Gốm Xây dựng Hữu Hưng ) SVTH:Trần Thị Chung Lớp QTKDTH 1- K37 10 [...]... hình quản lý và sử dụng vốn lưu động ở Công ty 2.1 Phân tích về kết cấu vốn lưu động Kết cấu vốn lưu động của Công ty ở các thời điểm khác nhau là không giống nhau Do vậy mục đích của việc phân tích này là thông qua sự biến động đó để đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động trong Công ty Đồng thời thông qua việc so sánh tỉ trọng của các khoản mục tài sản lưu động trong tổng số tài sản lưu động để thấy... Mức vốn lưu động tiết kiệm sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Tổng doanh thu thực hiện Công thức: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Năm 2007: Hiệu quả sử dụng VLĐ Năm 2008: Hiệu quả sử dụng VLĐ Năm 2007, một đồng VLĐ của Công ty tạo ra 1,89 đồng doanh thu còn năm 2008 một đồng vốn lưu động làm ra 2,29 đồng doanh thu , tăng 2,29-1,89=0,4... nguồn vốn của Công Ty thì nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tới 44,6% nguồn vốn của Công Ty. Cụng Ty ngày càng độc lập về mặt tài chính Như vậy, tỉ suất tự tài trợ của Công ty năm 2007 đã cao hơn so với năm 2006 nhưng chủ yếu là do quy mô nguồn vốn của Công ty giảm 8,1% Còn trên thực tế, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2007 so với năm 2006 vẫn giảm 1,8%.Nhưng đến năm 2008 nguồn vốn chủ sở hữu của Công Ty. .. quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động như trên cho ta biết: Năm 2007, Công ty đầu tư 1 đồng vào vốn lưu động sẽ tạo ra 1,81 đồng doanh thu thuần Năm 2008, Công ty đầu tư 1 đồng vào vốn lưu động tạo ra được 2,2 đồng doanh thu thuần Như vậy, trình độ sử dụng tài sản lưu động của Công ty đã được nâng lên nhưng so với mức trung bình của ngành thì chỉ tiêu này chưa phải là cao Vì vậy, Công ty. .. vòng quay vốn lưu động Năm 2008, kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm 163-199=-36 ngày so với năm 2007 Do vậy, năm 2008 Công ty đã tiết kiệm được 1 số vốn lưu động là: ngàn đồng Do trong năm 2008 các nhà quản lý của công ty đã làm cho số vòng quay của vốn lưu động tăng lên, nó là một trong những điều kiện làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm để cho công ty tiết kiệm được một số vốn Mức vốn lưu động tiết... tốt nghiệp tài sản của Công ty không tốt Công ty còn xảy ra tình trạng mất mát vật tư, tài sản làm thất thoát vốn 4 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty a Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được đo bằng 2 chỉ tiêu là số lần luân chuyển của vốn lưu động trong năm (L) và kỳ luân chuyển vốn (K): *Số vòng quay vốn lưu động: Doanh thu thuần... HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY GỐM XÂY DỰNG HỮU HƯNG 1 Phân tích về cơ cấu nguồn vốn và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty 1.1 Phân tích về cơ cấu nguồn vốn Trước tiên cần phải thấy rằng việc phân tích này rất phức tạp nhưng lại rất quan trọng do đặc điểm riêng có của tài sản lưu động đã chi phối quá trình phân tích Những đặc điểm đó là: Tài sản lưu động. .. ra 2,2 đồng doanh thu công ty mất 163 ngày như vậy năm 2008 công ty đã tiết kiệm được số vốn lưu động hơn năm 2007 Kỳ luân chuyển của năm 2007 có số ngày cao hơn năm 2008 (199 - 163 = 36 ngày ) Chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày càng cao, công ty tiết kiệm được vốn lưu động Nó thúc đẩy các nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới để tài trợ cho sự tăng trưởng của công ty SVTH:Trần Thị Chung... cấu nguồn vốn của Công ty thì Nợ phải trả vẫn chiếm tỉ trọng lớn so với nguồn vốn chủ sở hữu Cụ thể tỉ suất tự tài trợ của Công ty 2 năm qua như sau: Công thức: Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tài trợ = Tổng nguồn vốn Năm 2006: 12.682.510 Tỷ suất tài trợ = 12.682.510 x 100 = 38,6% x 100 = 38,6% 32.823.005 Trong năm 2006 Công Ty có 1000 đồng vốn thì Vốn chủ sở hữu chiếm 386 đồng, với số vốn chủ sở hữu này... số vòng quay vốn lưu động năm 2008 là 2,2 vòng, cao hơn năm 2007 chỉ có 1.81 vòng Chứng tỏ vốn lưu động vận động không ngừng, ngày càng cao, góp phần tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho Công Ty *Kỳ luân chuyển vốn lưu động Công thức: Năm 2007: ngày Với 1 đồng vốn lưu động đầu tư để tạo ra 1,81 đồng doanh thu công ty phải mất 199 ngày Năm 2008: ngày Với 1 đồng vốn lưu động đầu tư để . về công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng Phần II: Thực trạng sử dụng VLĐ ở Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng. Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn lưu động ở Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng. SVTH:Trần. đề tài : Giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động ở Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng& quot; làm mục đích và nội dung nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và. CHUNG VỀ CÔNG TY GỐM XÂY DỰNG HỮU HƯNG I. ĐẶC ĐIÓM CHUNG CỦA CÔNG TY 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công Ty Cổ Phần Hữu Hưng Viglacera tiền thân là Công Ty gốm xây dựng Từ

Ngày đăng: 05/05/2015, 15:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trong hoạt động sản xuất kinh doanh hay trong lĩnh vực sản xuất nào thì vốn là một nhu cầu tất yếu.Nú là một thứ mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng nhất định, đó là một tiền đề cần thiết.

    • Biểu số 01: Tình hình tăng trưởng của Xí nghiệp theo từng năm

    • Tổng cộng

    • Nằm trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương, một khu vực kinh tế thuộc vào loại phát triển năng động nhất thế giới. Việt Nam đang ở trong quá trình giao lưu hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giói. Sự hội nhập này, một mặt thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển nhưng mặt khác lại đặt ra cho các doanh nghiệp nước ta phải có sự đổi mới cũng như lớn mạnh để đáp ứng với nhu cầu của sự đổi mới của đất nước. Cũng qua đây ta có thể thấy tầm quan trọng của nguồn vốn trong thời kỳ hiện nay, nếu thiếu vốn các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đầu tư mở rộng và phát triển ngành nghề kinh doanh.

      • Lớp: QTKDTH QTKDTH1 - K37 - ĐHKTQD

        • Ý kiến nhận xét của Giáo viên hướng dẫn

        • Lớp: QTKDTH1 - K37 -ĐHKTQD

          • Ý kiến nhận xét của đơn vị thực tập

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan