Nghệ thuật trần thuật trong tám triều vua lý

97 476 2
Nghệ thuật trần thuật trong tám triều vua lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục 1 MỞ ĐẦU 3 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4. Phương pháp nghiên cứu 7 5. Đóng góp của luận văn 7 6. Kết cấu của luận văn 7 NỘI DUNG 9 Chương 1. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ 9 1.1. Hình tượng người kể chuyện trong Tám triều vua Lý 9 1.1.1. Đặc điểm người kể chuyện dị sự trong Tám triều vua Lý 10 1.1.1.1. Người kể chuyện dị sự trong tiểu thuyết lịch sử 10 1.1.1.2. Người kể chuyện dị sự trong Tám triều vua Lý 11 1.1.2. Người kể chuyện theo điểm nhìn nhân vật lịch sử và hiện tượng nhường vai trần thuật 15 1.1.2.1. Người kể chuyện theo điểm nhìn nhân vật lịch sử 15 1.1.2.2. Hiện tượng nhường vai trần thuật 17 1.1.3. Chức năng của người kể chuyện trong Tám triều vua Lý 20 1.1.3.1. Chức năng thuật lại câu chuyện lịch sử 20 1.1.3.2. Chức năng tổ chức, bao quát hệ sự kiện lịch sử về triều đại nhà Lý 21 1.1.3.3. Chức năng bộc lộ quan điểm lịch sử 22 1.2. Điểm nhìn trần thuật trong Tám triều vua Lý 26 1.2.1. Điểm nhìn của người kể chuyện dị sự với khả năng lý giải các vấn đề lịch sử 27 1.2.2. Điểm nhìn bên trong gắn với lời tự bạch của nhân vật 30 1.2.3. Sự đa dạng hóa điểm nhìn trong việc lý giải nhân vật lịch sử 34 Chương 2. THỜI GIAN TRẦN THUẬT TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ 39 2.1. Thời gian tuyến tính – sự phác họa chân dung một triều đại 39 2.2. Tính chất phi đẳng thời trong Tám triều vua Lý 40 2.2.1. Đảo thuật 41 2.2.2. Dự thuật 46 2.3. Nhịp độ và tần suất trần thuật trong Tám triều vua Lý 51 2.3.1. Nhịp độ (tốc độ) trần thuật trong Tám triều vua Lý 51 2.3.1.1. Tỉnh lược và sự gia tốc của nhịp kể 52 2.3.1.2. Đoạn ngưng và sự giảm tốc của nhịp kể 55 2.3.2. Tần suất trần thuật hay là sự kể lặp các sự kiện và nhân vật lịch sử 56 2.3.2.1. Trần thuật phức hợp theo kiểu truyện kể lặp lại 56 2.3.2.2. Trần thuật phức hợp theo kiểu truyện kể lặp đi lặp lại 61 Chương 3. DIỄN NGÔN TRẦN THUẬT TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ 62 3.1. Diễn ngôn của người kể chuyện 63 3.1.1. Lời kể 63 3.1.2. Lời tả 67 3.1.3. Bình luận 71 3.1.4. Sự hòa phối các kiểu trần thuật trong diễn ngôn của người kể chuyện 74 3.2. Diễn ngôn của nhân vật 76 3.2.1. Diễn ngôn đối thoại 76 3.2.2. Diễn ngôn độc thoại gắn liền với sự tự ý thức của nhân vật lịch sử 81 3.3. Lời nửa trực tiếp và sự hòa phối giữa diễn ngôn của người kể chuyện với diễn ngôn của nhân vật 83 3.4. Phong cách diễn ngôn trần thuật của Hoàng Quốc Hải trong Tám triều vua Lý 85 KẾT LUẬN 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC P1

MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn iii Mục lục MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Đóng góp của luận văn 6. Kết cấu của luận văn NỘI DUNG Chương 1. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ 1.1. Hình tượng người kể chuyện trong Tám triều vua Lý 1.1.1. Đặc điểm người kể chuyện dị sự trong Tám triều vua Lý 10 1.1.1.1. Người kể chuyện dị sự trong tiểu thuyết lịch sử 10 1.1.1.2. Người kể chuyện dị sự trong Tám triều vua Lý 11 1.1.2. Người kể chuyện theo điểm nhìn nhân vật lịch sử và hiện tượng nhường vai trần thuật 15 1.1.2.1. Người kể chuyện theo điểm nhìn nhân vật lịch sử 15 1.1.2.2. Hiện tượng nhường vai trần thuật 17 1.1.3. Chức năng của người kể chuyện trong Tám triều vua Lý 20 1.1.3.1. Chức năng thuật lại câu chuyện lịch sử 20 1.1.3.2. Chức năng tổ chức, bao quát hệ sự kiện lịch sử về triều đại nhà Lý 21 1.1.3.3. Chức năng bộc lộ quan điểm lịch sử 22 1.2. Điểm nhìn trần thuật trong Tám triều vua Lý 26 1.2.1. Điểm nhìn của người kể chuyện dị sự với khả năng lý giải các vấn đề lịch sử 27 1.2.2. Điểm nhìn bên trong gắn với lời tự bạch của nhân vật 30 1.2.3. Sự đa dạng hóa điểm nhìn trong việc lý giải nhân vật lịch sử 34 Chương 2. THỜI GIAN TRẦN THUẬT TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ 39 2.1. Thời gian tuyến tính – sự phác họa chân dung một triều đại 39 1 2.2. Tính chất phi đẳng thời trong Tám triều vua Lý 40 2.2.1. Đảo thuật 41 2.2.2. Dự thuật 46 2.3. Nhịp độ và tần suất trần thuật trong Tám triều vua Lý 51 2.3.1. Nhịp độ (tốc độ) trần thuật trong Tám triều vua Lý 51 2.3.1.1. Tỉnh lược và sự gia tốc của nhịp kể 52 2.3.1.2. Đoạn ngưng và sự giảm tốc của nhịp kể 55 2.3.2. Tần suất trần thuật hay là sự kể lặp các sự kiện và nhân vật lịch sử 56 2.3.2.1. Trần thuật phức hợp theo kiểu truyện kể lặp lại 56 2.3.2.2. Trần thuật phức hợp theo kiểu truyện kể lặp đi lặp lại 61 Chương 3. DIỄN NGÔN TRẦN THUẬT TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ 62 3.1. Diễn ngôn của người kể chuyện 63 3.1.1. Lời kể 63 3.1.2. Lời tả 67 3.1.3. Bình luận 71 3.1.4. Sự hòa phối các kiểu trần thuật trong diễn ngôn của người kể chuyện 74 3.2. Diễn ngôn của nhân vật 76 3.2.1. Diễn ngôn đối thoại 76 3.2.2. Diễn ngôn độc thoại gắn liền với sự tự ý thức của nhân vật lịch sử 81 3.3. Lời nửa trực tiếp và sự hòa phối giữa diễn ngôn của người kể chuyện với diễn ngôn của nhân vật 83 3.4. Phong cách diễn ngôn trần thuật của Hoàng Quốc Hải trong Tám triều vua Lý 85 KẾT LUẬN 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC P1 MỞ ĐẦU 2 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 1.1. Đất nước Việt Nam với bề dày lịch sử hơn 4.000 năm đầy thử thách, hào hùng và vẻ vang. Trong huyết quản của mỗi người dân, ý thức lịch sử luôn là cơ sở quan trọng của lòng tự hào dân tộc. Vì lẽ đó, mặc dù chiếm số lượng không nhiều trong nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, song sự ra đời của tiểu thuyết lịch sử ngày càng khẳng định “ý thức lịch sử” là một vấn đề đang được nhiều nhà văn chú trọng, quan tâm. Với hai bộ tiểu thuyết lịch sử về hai triều đại Lý – Trần, trong đó có Tám triều vua Lý, Hoàng Quốc Hải thực sự đã khẳng định được vị trí của mình trong dòng chảy của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại. Với những nét riêng độc đáo trong việc chiếm lĩnh và thể hiện hiện thực lịch sử, những cách tân đáng kể về phương diện nội dung tư tưởng, phương thức thể hiện cùng với sự bề thế của quy mô tác phẩm, nhà văn đã góp phần làm nên diện mạo mới cho thể loại này. 1.2. Với mục đích viết tiểu thuyết lịch sử để người Việt Nam hiểu đúng, hiểu sâu sắc và đầy đủ hơn lịch sử dân tộc mình, Hoàng Quốc Hải luôn tôn trọng sự thật lịch sử, trên cơ sở những cứ liệu lịch sử có được, ông phát huy cao độ trí tưởng tượng phong phú của mình để bồi đắp da thịt đời thường cho nhân vật và sự kiện lịch sử. Do đó, lịch sử trong tác phẩm của Hoàng Quốc Hải là lịch sử kiểu phục hiện, lịch sử ở mức độ chân thực nhất. Tuy nhiên, lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử là lịch sử trong cảm nhận của mỗi nhà văn, lịch sử trong sự lí giải, cắt nghĩa mang tính quan niệm của cá nhân người cầm bút. Lịch sử ấy không chỉ được tái hiện mà còn được tái tạo trong cảm hứng đầy thăng hoa của nhà văn về một thời đại đã qua nhưng còn chất chứa nhiều vấn đề của cuộc sống hiện sinh. Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải nói chung và Tám triều vua Lý nói riêng đã thực sự mở ra những hướng tiếp cận mới, đa chiều phức tạp, đúng chiều kích cuộc sống. Sự kết hợp giữa sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật đã đem đến cho tác phẩm những gam màu mới, cách thể nghiệm mới về lịch sử, về thế cuộc nhân sinh, đảm bảo tối ưu những đặc trưng của thể loại. 1.3. Tám triều vua Lý là bộ tiểu thuyết có giá trị nhiều mặt. Thứ nhất, về phương diện lịch sử, với bốn quyển tiểu thuyết, nhà văn đã đem đến cho người đọc cái nhìn bao quát về cuộc đời và sự nghiệp của tám vị vua triều Lý kéo dài trong gần 216 năm, từ khi Lý Công Uẩn lên ngôi cho đến khi Lý Huệ tông bị Trần Thủ Độ bức tử vào năm Ất Dậu (1225). Đồng thời, rất nhiều sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử đã được tái hiện hết sức chân thực và sống động bằng tài năng nghệ thuật của nhà văn. Thứ hai, về phương 3 diện tiểu thuyết, Tám triều vua Lý đã thể hiện sự khám phá mới mẻ, độc đáo của nhà văn Hoàng Quốc Hải về hiện thực lịch sử và đời tư của những nhân vật lịch sử sống dưới triều đại nhà Lý. Thứ ba, về phương diện trần thuật, tuy bộ tiểu thuyết sử dụng người kể chuyện dị sự – toàn năng, ngôi thứ ba để kể lại câu chuyện nhưng sự cách tân đáng kể của Hoàng Quốc Hải trong sự phối kết điểm nhìn trần thuật tạo nên sự phức hợp nhiều lối kể: kể theo điểm nhìn của người kể chuyện dị sự, kể theo điểm nhìn nhân vật và hiện tượng nhường vai trần thuật. Ngoài ra, nghệ thuật xử lý thời gian trần thuật độc đáo cùng với phong cách rất riêng trong diễn ngôn trần thuật đã tạo nên phong cách nghệ thuật và cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn. 1.4. Trong tác phẩm tự sự nói chung và tiểu thuyết lịch sử nói riêng, nghệ thuật trần thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, nói đến tác phẩm tự sự không thể không nói đến phương diện này. Đây là một trong những vấn đề cơ bản và quan trọng của tự sự học – lĩnh vực đang thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu. Trong tình hình đó, đi sâu khám phá nghệ thuật trần thuật trong bộ tiểu thuyết lịch sử Tám triều vua Lý dưới góc nhìn tự sự học, chúng tôi hy vọng sẽ đem lại một cách nhìn mới cũng là cách nhìn có hệ thống và sâu sắc hơn về diện mạo của tiểu thuyết lịch sử Hoàng Quốc Hải. Với những ý nghĩa trên, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải nhằm làm rõ những đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Những công trình nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết lịch sử Có rất nhiều công trình và bài viết bàn về vấn đề thể loại tiểu thuyết lịch sử. Sau đây chúng tôi xin dẫn một số công trình tiêu biểu có nhiều nhận định xác đáng về tiểu thuyết lịch sử. Trong Văn học Việt Nam thế kỉ XX của GS. Phan Cự Đệ, tác giả đã điểm qua tiến trình phát triển, những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết lịch sử; trong “Tuyển tập các bài viết về tiểu thuyết ở Việt Nam thế kỉ XX?”, Trương Đăng Dung với bài viết về “Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm mĩ học của Lucacs”, tác giả đã trình bày tương đối đầy đủ quan niệm của Lucacs về thể loại tiểu thuyết lịch sử; tác giả Bùi Văn Lợi với bài viết “Mối quan hệ giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX”, đăng trên Tạp chí Văn học số 9/1999, tác giả có những phát hiện độc đáo về kiểu hư cấu hoàn toàn vì lý tưởng của người viết, có kiểu bán hư 4 cấu, tôn trọng sự thật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX… Nguyễn Vy Khanh trong bài viết “Về tiểu thuyết lịch sử” trên trang web www.tieuluan.hopto.org đã có những đánh giá, bàn luận về tiểu thuyết lịch sử và mối quan hệ giữa lịch sử và nghệ thuật. Tác giả cho rằng: Tiểu thuyết lịch sử là “chân lí” qua tâm hồn, là cách hiểu, là một cách nhận thức lịch sử và tác giả của chúng có quyền hư cấu, tô đậm nhân vật sâu hơn, rõ nét hơn, vĩ đại, sống động hoặc hạ bệ, làm hèn kém đi. Trong bài viết “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam: truyện kể hay tiểu thuyết?” trên trang web www.vietnamnet.vn, Lê Hoài Nam đã điểm qua một số tác phẩm tiêu biểu của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam. Tác giả nhấn mạnh vai trò của hư cấu, tưởng tượng cũng như cách khai thác nhân vật từ lịch sử của các nhà văn. Và đưa ra nhận định: “Chừng nào các nhà tiểu thuyết lịch sử của chúng ta không/chưa bước qua được cái “khoảng cách sử thi” giữa hiện tại và quá khứ, thì các danh nhân của lịch sử sẽ còn đi vào tiểu thuyết lịch sử với tư cách những thần tượng của dân tộc chứ không phải là những nhân vật tiểu thuyết” Đặc biệt, luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hải Dương với đề tài “Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 2000 đến 2006”, đã khái quát được những đặc điểm cơ bản về nội dung và phương thức thể hiện của thể loại tiểu thuyết lịch sử từ năm 2000 đến 2006. 2.2. Những công trình liên quan trực tiếp đến tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải 2.2.1. Những công trình liên quan đến Bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần Từ khi ra đời đến nay, Bộ tiểu thuyết lịch sử “Bão Táp triều Trần” đã được giới nghiên cứu quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu sắc và thấu đáo về Bộ tiểu thuyết lịch sử này. Chúng tôi đã khảo sát một số bài viết và công trình tiêu biểu sau: “Đọc tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải” trên Báo Văn nghệ số 2/1999 của tác giả Hoàng Tiến; “Nhà văn Hoàng Quốc Hải và các nhân vật lịch sử”, của tác giả Phùng Văn Khai trên Báo Văn nghệ số 44/2003; “Về tiểu thuyết lịch sử triều Trần của Hoàng Quốc Hải và quan niệm về nhân vật anh hùng” của tác giả Hoài Anh, đăng trên báo Văn nghệ, số 42/2005; “Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Tái hiện thời Lý – Trần qua hơn 4000 trang tiểu thuyết” của nhà thơ Bằng Việt, đăng trên Báo Thể thao văn hóa, ngày 22/9/2008; “Suy ngẫm về Bộ tiểu thuyết lịch sử thời Trần của Hoàng Quốc Hải” của tác giả Hoàng Công Khanh đăng trên trang web của Tạp chí Sông Hương. Ngoài ra, trong luận văn tốt nghiệp của Phạm Thị Bích Thủy với đề tài “Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần, Hồ Quý Ly và Tây Sơn bi hùng truyện”, tác giả đã chỉ ra được các kiểu nhân vật và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong ba tiểu thuyết, trong đó có Bão táp triều Trần. Đặc biệt, luận văn 5 tốt nghiệp của tác giả Cao Thị Xuyến với đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong Bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải”, đã tìm hiểu những phương thức trần thuật, cách thức tổ chức trần thuật và những cách tân nghệ thuật của nhà văn. 2.2.2. Những công trình liên quan đến Bộ tiểu thuyết lịch sử Tám triều vua Lý Tám triều vua Lý là bộ sách đồ sộ (3509 trang in khổ 14,5 x 20,5 cm) được xuất bản đúng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Ra đời chỉ hơn một năm nhưng Bộ tiểu thuyết đã được giới nghiên cứu và độc giả dành sự quan tâm đặc biệt. Trên trang web của Tạp chí Văn nghệ Quân đội ngày 17/9/2010, tác giả Phùng Văn Khai với bài viết “Tám triều vua Lý – Bão táp triều Trần hai Bộ tiểu thuyết lịch sử đầy giá trị của nhà văn Hoàng Quốc Hải”, trong đó, tác giả đã nhận định “Với hai Bộ tiểu thuyết lịch sử Tám triều vua Lý và Bão táp triều Trần cùng 6442 trang sách, tác giả Hoàng Quốc Hải đã không chỉ dựng lên bức tranh toàn cảnh về hai thời đại huy hoàng trong lịch sử dân tộc là thời đại nhà Lý và thời đại nhà Trần; hơn thế, ông đã khắc họa đậm nét bản sắc văn hóa Việt, nêu lên sâu sắc các bài học lịch sử, thức dậy mạnh mẽ hồn thiêng sông núi, khí phách cùng niềm tự hào dân tộc Việt Nam trong mỗi chúng ta”. Trên trang web http://www.thanhnien.com.vn ngày 16/9/2010, bài viết “Tám triều vua Lý” của Minh Ngọc và bài viết “Tám triều vua Lý” của Minh Hiếu trên trang web http://www.hanoimoi.com.vn ngày 26/9/2010, hai tác giả đã giới thiệu khái quát về Bộ tiểu thuyết trường thiên này và sự đầu tư công phu của nhà văn Hoàng Quốc Hải trong việc tái hiện hiện thực lịch sử thông qua hư cấu nghệ thuật. Nhìn chung, các tác giả chỉ có một số đánh giá, nhận xét tương đối khái quát về giá trị của bộ tiểu thuyết hoặc chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sự ra đời của bộ tiểu thuyết chứ chưa có một công trình nào nghiên cứu thật hệ thống, toàn diện về những giá trị nội dung và nghệ thuật của Tám triều vua Lý. Luận văn với đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải” sẽ góp phần bổ khuyết những khoảng trống đó để có cái nhìn toàn diện hơn về giá trị của tác phẩm cùng những đóng góp của nhà văn trong phương thức thể hiện hiện thực lịch sử. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài trên luận văn chủ yếu tập trung khảo sát Bộ tiểu thuyết lịch sử Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải, Nhà xuất bản Phụ nữ năm 2010 gồm 4 tập: Thiền sư dựng nước, Con ngựa nhà Phật, Bình Bắc dẹp Nam và Con đường định mệnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 6 Với đề tài Nghệ thuật trần thuật trong Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải, chúng tôi tiến hành khảo sát một số phương diện cơ bản như: hình tượng người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, thời gian trần thuật và diễn ngôn trần thuật. 4. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: – Phương pháp loại hình: Xem tiểu thuyết lịch sử như một loại hình tiểu thuyết khu biệt với các loại hình khác đồng thời xem xét các yếu tố trần thuật trong Tám triều vua Lý trong tính loại hình cũng như giá trị loại hình của nó. – Phương pháp cấu trúc – hệ thống: giải mã cấu trúc văn bản bộ tiểu thuyết lịch sử Tám triều vua Lý từ các góc độ: Tự sự học, Thi pháp học, Lý thuyết về thể loại tiểu thuyết lịch sử…Từ đó, thiết lập và sắp xếp các vấn đề một cách logic, khoa học; xem xét, đánh giá trong tính chỉnh thể của chúng. – Phương pháp thống kê, phân loại: khảo sát và thống kê, phân loại xem có bao nhiêu phương thức thể hiện thời gian trần thuật, diễn ngôn trần thuật trong bộ tiểu thuyết. – Phương pháp liên ngành: Vận dụng kiến thức lịch sử, văn hóa,… để nghiên cứu đề tài. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng nhiều thao tác khác như phân tích, tổng hợp,… 5. Đóng góp của luận văn 5.1. Về lý luận Nghiên cứu “Nghệ thuật trần thuật trong Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải”, luận văn sẽ góp phần làm rõ những vấn đề lý thuyết trần thuật học từ góc nhìn thể loại tiểu thuyết lịch sử. 5.2. Về thực tiễn Luận văn tiếp nối những công trình đi trước về tiểu thuyết lịch sử, góp phần tìm hiểu thể loại này trong dòng chảy của văn học đương đại. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn được triển khai thành ba chương sau: Chương 1: Hình tượng người kể chuyện và Điểm nhìn trần thuật trong Tám triều vua Lý Trong Tám triều vua Lý Hoàng Quốc Hải đã sáng tạo ra hình tượng người kể chuyện dị sự – toàn năng, ngôi thứ ba đứng bên ngoài những sự kiện, biến cố của câu chuyện và khách quan kể lại câu chuyện, đồng thời, nhà văn đã trao quyền cho nhân vật người kể chuyện thực hiện những chức năng của mình trong việc tái hiện sự kiện lịch 7 sử và nhân vật lịch sử. Đôi khi tác giả đã khéo léo trao điểm nhìn cho nhân vật tạo nên phương thức trần thuật nhân vật hay hiện tượng nhường vai trần thuật. Điểm nhìn của người kể chuyện dị sự trong việc lý giải các vấn đề lịch sử triều Lý đã giúp độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về quá khứ và lịch sử. Cùng với sự phức hợp, đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật và sự di chuyển điểm nhìn vào nội tâm nhân vật, Bộ tiểu thuyết lịch sử đã đi sâu khám phá đời sống nội tâm nhân vật, làm cho hình tượng nhân vật hiện lên đầy đặn hơn, đa chiều hơn. Chương 2: Thời gian trần thuật trong Tám triều vua Lý Nhà văn đã hết sức khéo léo khi trao quyền cho người kể chuyện được toàn năng sử dụng những chiêu thức xử lý thời gian trần thuật rất độc đáo, đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thời gian tuyến tính với việc bẻ gãy trục thời gian tạo nên tính chất phi đẳng thời trong thời gian trần thuật. Tính chất phi đẳng thời trong Tám triều vua Lý diễn ra trên ba phương diện cơ bản: trật tự, tốc độ, tần suất trần thuật đã tạo nên “độ lệch” của thời gian trong tác phẩm. Việc phá vỡ trục thời gian tuyến tính là một cách tân lớn của Hoàng Quốc Hải trong thể loại tiểu thuyết lịch sử. Chương 3: Diễn ngôn trần thuật trong Tám triều vua Lý Tám triều vua Lý thể hiện một phong cách diễn ngôn trần thuật rất riêng của Hoàng Quốc Hải khi nhà văn khéo léo kết hợp hài hòa giữa diễn ngôn của người kể chuyện và diễn ngôn của nhân vật tạo nên tính chất đa thanh trong diễn ngôn của tác phẩm. Đồng thời, hệ thống ngôn ngữ cổ xưa mang tính chất trang trọng, mực thước cùng với hệ thống ngôn ngữ nhà Phật giàu chất triết lý đã góp phần tạo nên diện mạo độc đáo cho Bộ tiểu thuyết. NỘI DUNG 8 Chương 1 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ 1.1. Hình tượng người kể chuyện trong Tám triều vua Lý Người kể chuyện xuất hiện đồng thời với thời điểm khởi thủy của văn học. Trong đời sống xã hội, kể chuyện đóng một vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu. Có thể nói, nó là “kênh” giao tiếp, “kênh” thông tin giúp con người trong một xã hội xích lại gần nhau hơn đồng thời thông qua văn hóa, ngôn ngữ, kể chuyện mang tầm quốc tế rộng lớn. Có thể nhận ra rằng, không có người kể chuyện thì sẽ không có tác phẩm văn học. Bởi lẽ, dù bằng hình thức nào, câu chuyện mà tác giả sáng tạo ra phải do một người nào đó kể lại. Có nhiều quan điểm khác nhau về người kể chuyện. Chẳng hạn, theo Pospelov thì người kể chuyện là “người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và người đọc, là người có chứng kiến và cắt nghĩa các sự việc xảy ra”. R.Barthes cho rằng: “Người kể chuyện là một nhân vật giấy, nó mang chức năng môi giới giữa thế giới nghệ thuật được miêu tả với độc giả tiếp nhận”. T.Todorov lại cho rằng: “Người kể chuyện không chỉ mang chức năng kể, mà còn định giá và đánh giá” [77; tr.262]. G.Genette lại quy chiếu người kể chuyện về phương diện thời gian trần thuật khi ông cho rằng: “người kể chuyện là người hiện thực hóa toàn bộ câu chuyện”. Do đó, thời gian trần thuật và thời gian câu chuyện có thể cho phép chúng ta nắm bắt được vị trí quan trọng của việc trần thuật, bởi độ chênh của văn bản và sự kiện của cốt truyện. Rõ ràng, dù nhìn ở bất kỳ phương diện nào đi chăng nữa thì vai trò và chức năng của người kể chuyện trong văn bản tự sự không thể phủ nhận thậm chí nó còn là trung tâm của văn bản tự sự. Bởi đến với một tác phẩm, chúng ta không thể không đặt câu hỏi: Ai là người kể? Kể về vấn đề gì? Và kể như thế nào? Sở dĩ một câu chuyện kể cho chúng ta một hay nhiều cách hiểu, nhìn nhận, đánh giá…là do người kể chuyện cung cấp. Nếu không có người kể chuyện thì văn bản không tồn tại. Truyện kể chỉ diễn ra khi có sự xuất hiện của người kể chuyện cũng như quá trình hiện đại hóa các chức năng của chúng trong một truyện kể. Dựa vào mối quan hệ giữa người kể chuyện (narrateur) và câu chuyện (histoire), Genette đã nhận diện ba kiểu người kể chuyện cơ bản, đó là: người kể chuyện dị sự (narrateur hétérodiétique), tức là ngôi kể thứ ba; người kể chuyện đồng sự (narrateur 9 homo diégétique), tức là ngôi kể thứ nhất và người kể chuyện tự thống chế (autodiégétique), tức là ngôi thứ nhất, nhưng phần lớn rơi vào thể loại tự truyện. Nhìn chung, dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì chung quy lại người kể chuyện trong tác phẩm tự sự chính là một nhân vật mang tính chức năng. Bởi vì, người kể chuyện chính là sản phẩm sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, là một công cụ do nhà văn hư cấu nên để kể lại câu chuyện. Đó là một nhân tố mà tác giả ủy thác trong tác phẩm để thực hiện chức năng kể lại câu chuyện. Do đó, trong tác phẩm tự sự, anh ta luôn bị trừu tượng hóa thành một nhân vật, hoặc là ẩn tàng, hoặc là hiện diện. Vì vậy, việc tác giả lựa chọn kiểu người kể chuyện nào để thuật lại câu chuyện không phải hoàn toàn ngẫu nhiên mà nó mang tính quan niệm, nhằm mục đích chuyển tải tư tưởng, nội dung một cách hiệu quả nhất. Hoàng Quốc Hải là một trong những nhà văn đã tận dụng triệt để vai trò và chức năng của người kể chuyện dị sự – ngôi thứ ba trong cách xây dựng hình tượng người kể chuyện, và Tám triều vua Lý là một minh chứng cụ thể. 1.1.1. Đặc điểm người kể chuyện dị sự trong Tám triều vua Lý 1.1.1.1. Người kể chuyện dị sự trong tiểu thuyết lịch sử Theo G. Genette, người kể chuyện dị sự là người kể chuyện ở ngôi thứ ba; câu chuyện được kể lại bởi một người không phải là nhân vật trong truyện; người trần thuật nằm ngoài những biến cố, sự kiện của câu chuyện mà được nó kể lại, đây là kiểu trần thuật giấu mặt, không công khai, lộ diện; trần thuật theo điểm nhìn tác giả, hoặc nhân vật, tùy theo mức độ trần thuật. Người kể chuyện đứng đằng sau nhân vật để “bài trí, tổ chức, sắp xếp” câu chuyện; người kể chuyện dị sự đứng bên ngoài quan sát và kể lại câu chuyện nên khả năng bao quát mọi biến cố, mọi thời khắc trong câu chuyện là rất lớn. Ngoài ra, người kể chuyện dị sự còn có khả năng nhập thân vào nhân vật để các nhân vật tự bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ, quan điểm… Với cái nhìn toàn năng, người kể chuyện dị sự nắm trong tay mình sự phát triển của mạch truyện cũng như số phận của nhân vật. Chủ đề, tư tưởng của tác phẩm và thái độ, lập trường của người trần thuật sẽ được thể hiện sáng rõ, rạch ròi trong tác phẩm. Do đó, chủ đề của tác phẩm cũng sẽ bị giới hạn, sức hấp dẫn của tác phẩm bị giảm sút. Đó là tính chất hai mặt trong lối trần thuật của người kể chuyện dị sự – toàn năng. Tuy vậy, chúng ta không thể phủ nhận tác phẩm của người kể chuyện dị sự – toàn năng rất dễ đọc, dễ theo dõi, dễ nhận ra chủ đề và mục đích. Đặc biệt, ưu thế và hiệu quả nghệ thuật lớn nhất do trần thuật của người kể chuyện dị sự mang lại là ấn tượng tổng thể về 10 [...]... Người kể chuyện trong Tám triều vua Lý là người kể chuyện ở ngôi thứ ba, anh ta đứng bên ngoài để quan sát và kể lại câu chuyện Vì vậy, trước hết điểm nhìn trong Tám triều vua Lý là điểm nhìn của người kể chuyện – tác giả hàm ẩn Ngoài ra, trong Tám triều vua Lý có hiện tượng nhường vai trần thuật làm xuất hiện hình tượng người kể chuyện đồng sự Tác giả còn sử dụng phương thức trần thuật nhân vật Do... như Lý Thái tổ, Lý Thái tông, Lý Thánh tông mà còn là tấc lòng trung quân ái quốc của những anh hùng, hào kiệt như Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành, Lê Văn Thịnh, Lý Nhật Trung, Lý Kế Nguyên,… Từ triều Lý Thần tông, Lý Anh tông, nhà Lý bắt đầu suy thoái nghiêm trọng và sự suy thoái cùng cực là do thói ăn chơi sa đọa, trác táng của Lý Cao tông Đến đời Lý Huệ tông, dân tình loạn lạc, giặc cướp khắp nơi, vua. .. trong đó, đạo Phật trở thành quốc đạo trong suốt hai triều đại Lý – Trần Lý Thái tông đã tiếp nối truyền thống của vua cha để xây dựng một vương triều vững mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự Trong hai mươi sáu năm cầm quyền, Lý Thái tông đã thúc đẩy đất nước phát triển về mọi mặt Sự đạo cũng như sự đời đều phát triển lành mạnh, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu bền của triều Lý Đến đời vua Lý. .. nhường vai trần thuật 1.1.2.1 Người kể chuyện theo điểm nhìn nhân vật Người kể chuyện theo điểm nhìn của nhân vật còn được gọi là trần thuật nhân vật Theo Stenzel, trần thuật nhân vật là trần thuật của một nhân vật thể hiện những sự kiện của câu chuyện khi nhìn qua con mắt của nhân vật “người phản ánh”, ở ngôi thứ ba Người trung gian trần thuật của trần thuật nhân vật là một người giấu mặt Một trần thuật. .. chúa Lý Nhân tông đã khoét sâu thêm những mâu thuẫn trong lòng triều đình phong kiến, dẫn đến cuộc chính biến năm Quý Sửu (1073), tạo nên một vết nhơ trong lịch sử và nó đã “gióng lên hồi chuông báo tử” đầu tiên cho triều đại nhà Lý Từ đó, các triều vua tiếp theo như Lý Thần tông, Lý Anh tông, Lý Cao tông tiếp tục 20 trượt dài trên con đường suy thoái không gì cứu vãn dẫn đến diệt vong dưới triều Lý. .. thành, phát triển và tiêu vong của một triều đại Tuy vậy, người kể chuyện đã không lựa chọn bao quát toàn bộ các sự kiện của một triều đại mà chỉ lựa chọn một số sự kiện và nhân vật tiêu biểu, đặc biệt, người kể chuyện chủ yếu xoay quanh cuộc đời của tám vị vua nhà Lý, trong đó, Lý Thái tổ, Lý Thái tông, Lý Thánh tông, Lý Nhân tông được xem là một trong những vị vua anh minh, tài giỏi lỗi lạc bậc nhất... năm vị vua cuối cùng và quá trình suy vong của triều Lý Với 762 trang đầu, người kể chuyện đã dựng lên bức tranh về công cuộc kháng Tống của quân dân Đại Việt và quá trình chấp chính của vua Lý Nhân tông Với 221 trang còn lại, tác giả kể một cách tỉnh lược tất cả các sự kiện đặc biệt về cuộc đời và sự nghiệp của bốn vị vua cuối cùng của triều Lý như Lý Thần tông, Lý Anh tông, Lý Cao tông và Lý Huệ... trong các câu chuyện của Bộ tiểu thuyết Tóm lại, người kể chuyện dị sự – toàn năng trong Tám triều vua Lý đã đứng ngoài câu chuyện, biến cố của câu chuyện Với phương thức trần thuật khách quan, người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải mang dáng dấp của người kể chuyện truyền thống khi được nhà văn trao cho vị trí “thượng đế” trong lối kể, trong việc xây dựng nhân vật, thậm chí trong. .. sử Nhân vật trong Tám vua triều Lý được nhà văn khắc họa với những mức độ khác nhau Với dung lượng gần 3.509 trang sách, trải dài trong 216 năm, nhà văn đã tập trung bút lực xây dựng nên những bức chân dung sinh động về cuộc đời và sự nghiệp của bốn vị vua đầu tiên của triều Lý cùng những đóng góp của họ vào tiến trình phát triển của lịch sử triều Lý nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung Lý Công Uẩn... tính chất 11 toàn năng của người kể chuyện Tám triều vua Lý đã sử dụng phương thức trần thuật ngôi thứ ba với người kể chuyện dị sự – toàn năng, giấu mặt, không đứng cùng bình diện với các nhân vật lịch sử là người kể chính Với dung lượng đồ sộ (3509 trang), Bộ tiểu thuyết Tám triều vua Lý mang tính chất liên hoàn, tái hiện 216 năm trị vì của vương triều nhà Lý, người kể chuyện đã cung cấp cho người . lớn của Hoàng Quốc Hải trong thể loại tiểu thuyết lịch sử. Chương 3: Diễn ngôn trần thuật trong Tám triều vua Lý Tám triều vua Lý thể hiện một phong cách diễn ngôn trần thuật rất riêng của Hoàng. hợp,… 5. Đóng góp của luận văn 5.1. Về lý luận Nghiên cứu Nghệ thuật trần thuật trong Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải , luận văn sẽ góp phần làm rõ những vấn đề lý thuyết trần thuật học từ góc. NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ 1.1. Hình tượng người kể chuyện trong Tám triều vua Lý 1.1.1. Đặc điểm người kể chuyện dị sự trong Tám triều vua Lý 10 1.1.1.1. Người kể chuyện dị sự trong

Ngày đăng: 04/05/2015, 19:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan