Thiết kế website của lưu trữ một số nước trên thế giới kinh nghiệm đối với lưu trữ việt nam

104 515 0
Thiết kế website của lưu trữ một số nước trên thế giới kinh nghiệm đối với lưu trữ việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Có ai đó đã từng nói rằng: “Người làm công tác lưu trữ là người làm công việc thầm lặng ít ai biết đến nhưng chính họ chứ không phải ai khác lại là người giữ chiếc chìa khóa vàng để mở kho tri thức của nhân loại”. Quả đúng như vậy, mục đích cuối cùng và cao cả nhất của công tác lưu trữ là phục vụ khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ, đưa thông tin trong tài liệu lưu trữ ra phục vụ nhu cầu chính đáng của công chúng và của xã hội. Chính những hiểu biết về tài liệu lưu trữ, các kĩ năng nghiệp vụ trong công tác lưu trữ sẽ là chiếc chìa khóa vàng để người làm công tác lưu trữ đưa tri thức đến với nhân loại. Càng cung cấp được nhiều thông tin cho xã hội, lưu trữ càng khẳng định được vai trò và vị trí của mình. Tuy nhiên trong hoàn cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, một yêu cầu đặt ra với người làm công tác lưu trữ là phải biết ứng dụng công nghệ thông tin trong CTLT đặc biệt là trong hoạt động khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ. Trước đòi hỏi đó, địa chỉ wesite: luutru.gov.vn (nay là archives.gov.vn website của Cục Văn thư Lưu trữ Việt Nam) đã ra đời đánh dấu một bước phát triển mới trong CTLT nước ta. Tuy ra đời muộn hơn so với website lưu trữ của các nước trên thế giới nhưng cho đến nay website của lưu trữ Việt Nam đã hoạt động được chín năm (từ ngày chính thức hoạt động 1832003), website đã phát huy được những ưu thế của mình trong việc cung cấp thông tin nghiệp vụ văn thư lưu trữ, các thủ tục khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ… Tuy nhiên thực tế cũng cho chúng ta thấy rằng còn rất nhiều thiếu sót và hạn chế ở website này. Do đó chúng tôi quyết định chọn đề tài về website lưu trữ vì những lý do sau: Thứ nhất, TLLT là tài sản của quốc gia có giá trị về nhiều mặt được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: giá trị về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, văn hóa, khoa học và công nghệ… phục vụ nghiên cứu lịch sử, khoa học và hoạt động thực tiễn... Nhận thức được giá trị của di sản TLLT, Nhà nước ta đã chú trọng tới việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lưu trữ, đặc biệt là không ngừng cải tiến và hoàn thiện website lưu trữ của Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước để truyền tải thông tin đến với người đọc, góp phần phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thứ hai, phục vụ khai thác sử dụng thông tin tài liệu lưu trữ là khâu then chốt nhất trong công tác lưu trữ, là biểu hiện trực tiếp nhất của việc phục vụ đời sống xã hội của các lưu trữ lịch sử. Khi mà ngày nay, người ta đánh giá thông tin là một trong ba nguồn tài nguyên lớn của mỗi Quốc gia (thông tin, vật chất, năng lượng) thì thông tin lưu trữ là bộ phận quan trọng không thể thiếu của nguồn thông tin Quốc gia đó. Việc khai thác, sử dụng thông tin có trong tài liệu lưu trữ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lưu trữ, xây dựng và hoàn thiện website lưu trữ Quốc gia sẽ tạo ra nhịp cầu nối giữa độc giả với lưu trữ, là phương tiện truyền đạt thông tin về lưu trữ, nâng cao hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế của việc khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ. Thứ ba, sự ra đời của website về lưu trữ đã thực sự phát huy được hiệu quả của nó, đánh dấu một bước chuyển biến mới mang tính đột phá trong ngành lưu trữ nước nhà. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để ngành lưu trữ nước ta có cơ hội giao lưu hợp tác quốc tế về lưu trữ với các nước trên thế giới. Chính vì vậy, việc tìm hiểu nghiên cứu cách thiết kế website của lưu trữ các nước trên thế giới để thấy được những ưu điểm và hạn chế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và hoàn thiện website lưu trữ của Việt Nam là một vấn đề cần thiết trong bối cảnh xã hội thông tin và hội nhập Quốc tế ở nước ta như hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Thiết kế website của lưu trữ một số nước trên thế giới Kinh nghiệm đối với Lưu trữ Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

MỤC LỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 2 CTLT 2 Công tác lưu trữ 2 KTSD TLLT 2 Khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ 2 TLLT 2 Tài liệu lưu trữ 2 LỜI MỞ ĐẦU 3 1 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT CTLT Công tác lưu trữ KTSD TLLT Khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ TLLT Tài liệu lưu trữ 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Có ai đó đã từng nói rằng: “Người làm công tác lưu trữ là người làm công việc thầm lặng ít ai biết đến nhưng chính họ chứ không phải ai khác lại là người giữ chiếc chìa khóa vàng để mở kho tri thức của nhân loại”. Quả đúng như vậy, mục đích cuối cùng và cao cả nhất của công tác lưu trữ là phục vụ khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ, đưa thông tin trong tài liệu lưu trữ ra phục vụ nhu cầu chính đáng của công chúng và của xã hội. Chính những hiểu biết về tài liệu lưu trữ, các kĩ năng nghiệp vụ trong công tác lưu trữ sẽ là chiếc chìa khóa vàng để người làm công tác lưu trữ đưa tri thức đến với nhân loại. Càng cung cấp được nhiều thông tin cho xã hội, lưu trữ càng khẳng định được vai trò và vị trí của mình. Tuy nhiên trong hoàn cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, một yêu cầu đặt ra với người làm công tác lưu trữ là phải biết ứng dụng công nghệ thông tin trong CTLT đặc biệt là trong hoạt động khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ. Trước đòi hỏi đó, địa chỉ wesite: luutru.gov.vn (nay là archives.gov.vn - website của Cục Văn thư Lưu trữ Việt Nam) đã ra đời đánh dấu một bước phát triển mới trong CTLT nước ta. Tuy ra đời muộn hơn so với website lưu trữ của các nước trên thế giới nhưng cho đến nay website của lưu trữ Việt Nam đã hoạt động được chín năm (từ ngày chính thức hoạt động 18/3/2003), website đã phát huy được những ưu thế của mình trong việc cung cấp thông tin nghiệp vụ văn thư lưu trữ, các thủ tục khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ… Tuy nhiên thực tế cũng cho chúng ta thấy rằng còn rất nhiều thiếu sót và hạn chế ở website này. Do đó chúng tôi quyết định chọn đề tài về website lưu trữ vì những lý do sau: Thứ nhất, TLLT là tài sản của quốc gia có giá trị về nhiều mặt được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: giá trị về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, văn hóa, khoa học và công nghệ… phục vụ nghiên cứu lịch sử, khoa học và hoạt động thực tiễn Nhận thức được giá trị 3 của di sản TLLT, Nhà nước ta đã chú trọng tới việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lưu trữ, đặc biệt là không ngừng cải tiến và hoàn thiện website lưu trữ của Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước để truyền tải thông tin đến với người đọc, góp phần phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thứ hai, phục vụ khai thác sử dụng thông tin tài liệu lưu trữ là khâu then chốt nhất trong công tác lưu trữ, là biểu hiện trực tiếp nhất của việc phục vụ đời sống xã hội của các lưu trữ lịch sử. Khi mà ngày nay, người ta đánh giá thông tin là một trong ba nguồn tài nguyên lớn của mỗi Quốc gia (thông tin, vật chất, năng lượng) thì thông tin lưu trữ là bộ phận quan trọng không thể thiếu của nguồn thông tin Quốc gia đó. Việc khai thác, sử dụng thông tin có trong tài liệu lưu trữ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lưu trữ, xây dựng và hoàn thiện website lưu trữ Quốc gia sẽ tạo ra nhịp cầu nối giữa độc giả với lưu trữ, là phương tiện truyền đạt thông tin về lưu trữ, nâng cao hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế của việc khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ. Thứ ba, sự ra đời của website về lưu trữ đã thực sự phát huy được hiệu quả của nó, đánh dấu một bước chuyển biến mới mang tính đột phá trong ngành lưu trữ nước nhà. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để ngành lưu trữ nước ta có cơ hội giao lưu hợp tác quốc tế về lưu trữ với các nước trên thế giới. Chính vì vậy, việc tìm hiểu nghiên cứu cách thiết kế website của lưu trữ các nước trên thế giới để thấy được những ưu điểm và hạn chế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và hoàn thiện website lưu trữ của Việt Nam là một vấn đề cần thiết trong bối cảnh xã hội thông tin và hội nhập Quốc tế ở nước ta như hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Thiết kế website của lưu trữ một số nước trên thế giới - Kinh nghiệm đối với Lưu trữ Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng đến các mục đích sau: 4 Một là, chứng minh vai trò của website lưu trữ đối với hoạt động tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ và tầm quan trọng của hình thức cung cấp thông tin tài liệu lưu trữ qua website của lưu trữ Việt Nam cũng như của các nước trên thế giới. Hai là, đánh giá thực trạng hoạt động của website lưu trữ một số nước trên thế giới và Việt Nam nhằm nhận diện những ưu điểm và hạn chế của website lưu trữ Việt Nam đối với việc cung cấp thông tin phục vụ hoạt động khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ. Ba là, đề xuất một số kiến nghị trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm trong việc thiết kế website của lưu trữ một số Quốc gia nhằm hoàn thiện hơn nữa website của lưu trữ Việt Nam, góp phần đưa hình thức cung cấp thông tin tài liệu lưu trữ qua mạng internet cũng như việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ được thực hiện tốt và có hiệu quả hơn trong thực tế. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện các mục đích đã đặt ra như trên, chúng tôi tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Đưa ra định nghĩa website lưu trữ và phân tích ưu điểm, hạn chế của việc cung cấp thông tin tài liệu lưu trữ qua website lưu trữ. Đồng thời, phân tích ý nghĩa của hình thức này đối với hoạt động KTSD TLLT. - Giới thiệu website của lưu trữ một số nước trên thế giới và Việt Nam trên các phương diện như tính năng, công dụng, hiệu quả sử dụng…. Qua đó, so sánh website của lưu trữ Việt Nam với website của lưu trữ các nước để tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong việc thiết kế website của lưu trữ Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện website của lưu trữ Việt Nam trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm trong thiết kế website của lưu trữ một số nước trên thế giới. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hình thức tiếp cận thông tin TLLT qua website là một trong những hình thức tổ chức khai thác sử dụng TLLT nhằm đáp ứng một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác các nhu cầu về sử dụng tài liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. 5 Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy vấn đề khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ như: Về các vấn đề chung trong hoạt động khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ có một số bài viết sau: - “Mấy suy nghĩ về vấn đề tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ ở nước ta”, của PGS.TS Vũ Thị Phụng. - “Một vài đặc điểm về công tác sử dụng TLLT ở TTLTQG III”, của tác giả Hà Quảng. - “Tổ chức khai thác sử dụng TLLT tại các TTLQG III- Thực trạng và giải pháp, của sinh viên Nguyễn Thị Thu Trang. - “Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ ở một số cơ quan ngang Bộ”, của sinh viên Nguyễn Thị Thu Huyền. - “Tổng luận các công trình nghiên cứu về tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ” của sinh viên Nguyễn Thị Thảo. Về khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ một mục đích cụ thể có các bài viết như: - “Giá trị thực tiễn của tài liệu lưu trữ chuyên ngành cảnh sát” của tác giả Phạm Bình Nhưỡng. - “Kho Lưu trữ Trung ương tổ chức sử dụng TLLT phục vụ lợi ích kinh tế quốc dân” của tác giả Vũ Chu Thạ. - “Một vài nét về việc sử dụng TLLT phục vụ các nhu cầu kinh tế quốc dân ở Tiệp Khắc” của tác giả Đỗ Nguyệt Nga - “Tổ chức lưu trữ và khai thác nguồn tư liệu phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ báo chí của phóng viên ở một số tòa soạn báo ở Hà Nội” của tác giả Hà Thị Tú Anh; - “Khai thác sử dụng TLLT phục vụ biên soạn lịch sử Quận Lê Chân- Hải Phòng” của tác giả Ngô Thị Diệu Linh; - “Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại TTLTQG III phục vụ việc biên soạn lịch sử cơ quan cấp Bộ” của tác giả Trần Phương Hoa - “Khai thác tài liệu lưu trữ phục vụ cho công tác phụ vận tại cơ quan trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam” của Lương Thị Tuyền. Về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ, chúng tôi xin liệt kê một số đề tài tiêu biểu sau: 6 - “Bước đầu nghiên cứu việc ứng dụng tin học vào quản lý và tra tìm TLLT tại Trung tâm lưu trữ Thành phố Hà Nội”, tác giả Nguyễn Thị Minh Thuận. - “Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng công cụ tra cứu tài liệu lưu trữ tại trường cao đẳng Văn thư lưu trữ Trung ương I”, của tác giả Nguyến Thị Hoa. Tuy nhiên trong số các nghiên nêu trên, mới chỉ đề cập một cách chung chung đến các hình thức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ, mà chưa có một nghiên cứu nào đề cập cụ thể tới việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hoàn thiện các hình thức này; cũng như chưa có một đề nào giới thiệu về thiết kế website của lưu trữ của các nước trên thế giới, để rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và hoàn thiện website về lưu trữ của nước ta. Do đó có thể khẳng định đề tài nghiên cứu của chúng tôi không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đó. 5. Phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu: Với đề tài này chúng tôi tập trung chủ yếu vào tìm hiểu, nghiên cứu về thiết kế website của lưu trữ ba nước trên thế giới là: Nhật Bản, Singapore, Australia và website của Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước Việt Nam. Sở dĩ chúng tôi chọn website của lưu trữ ba nước nêu trên làm đối tượng nghiên cứu, khảo sát vì đây là các quốc gia có ngành lưu trữ phát triển trên thế giới, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ đã xuất hiện từ rất sớm ở các quốc gia này. Mặt khác, do hạn chế về thời gian nghiên cứu và trình độ ngoại ngữ nên số lượng website của lưu trữ các nước mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát chỉ giới hạn ở các Quốc gia nêu trên. Thông qua việc nghiên cứu về thiết kế website của lưu trữ các nước trên thế giới, chúng tôi sẽ rút ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất góp phần hoàn thiện website của lưu trữ Việt Nam, cũng như hình thức cung cấp thông tin tài liệu lưu trữ qua mạng internet. 7 Về thời gian nghiên cứu: chúng tôi tiến hành nghiên cứu website của lưu trữ các Quốc gia nêu trên trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2012 (đây là khoảng thời gian chúng tôi thực hiện khảo sát các vấn đề liên quan đến đề tài này). Về không gian nghiên cứu: đây là đề tài có đối tượng nghiên cứu đặc biệt là các website nên không gian nghiên cứu của đề tài chính là môi trường mạng internet và địa chỉ website của lưu trữ các nước đã được lựa chọn để khảo sát (Nhật Bản, Singapore, Australia, Việt Nam). 6. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phỏng vấn trực tiếp, nghiên cứu lý luận, thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh , cụ thể: - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cán bộ phụ trách và điều hành hoạt động của website (nhà quản trị web) để thấy được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thiết kế, xây dựng và điều hành website. Bên cạnh đó chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn các thầy cô giáo và các bạn sinh viên khoa lưu trữ học và quản trị văn phòng - những người thường xuyên tiếp xúc với các website về lưu trữ trong quá trình học tập và giảng dạy, từ đó thu được các thông tin cần thiết. - Phương pháp thống kê: Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong việc thống kê số lượt người truy cập vào website, số lượng tài liệu được sử dụng và download về nhiều nhất…. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sau khi giới thiệu các website lưu trữ, chúng tôi tiến hành phân tích và tổng hợp để làm rõ những ưu điểm, hạn chế của website lưu trữ đó. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài nhằm so sánh website của lưu trữ Việt Nam với website của lưu trữ của các nước trên thế giới về: thiết kế trang web, giao diện các trang web, số lượng người truy cập… 7. Nguồn tài liệu tham khảo 8 Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo sau: - Một số giáo trình về công tác lưu trữ như: Giáo trình Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ của nhóm tác giả Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền và Nguyễn Văn Thâm; Giáo trình Nghiệp vụ lưu trữ căn bản của PGS.TS Vũ Thị Phụng; - Các kỷ yếu hội thảo khoa học về khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ: Kỷ yếu Hội thảo khoa học Khai thác và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ nhu cầu chia sẻ nguồn lực thông tin theo thần Pháp lệnh Quốc gia và Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về việc sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Các bài viết trao đổi nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư lưu trữ in trên tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam như: Marketing tài liệu lưu trữ - vấn đề đặt ra với các Trung tâm lưu trữ Quốc gia Việt Nam của tác giả Trần Phương Hoa; Ứng dụng một số hình thức marketing trong công tác tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ của tác giả Phạm Thị Diệu Linh và Trương Mai Anh. - Một số công trình nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư lưu trữ được bảo quản tại Phòng Tư liệu - Thư viện của Trung tâm nghiên cứu khoa học - Cục Văn thư Lưu trữ Việt Nam; các báo cáo khoa học, niên luận, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ của sinh viên, học viên chuyên ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng tại Phòng Tư liệu khoa. - Website của Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước, website của lưu trữ một số nước trên thế giới và một số bài viết đăng tải trên các trên các website nước ngoài. 8. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3 phần chính như sau: Chương 1: Vai trò của website lưu trữ đối với hoạt động khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ. 9 Chương 2: Thực trạng hoạt động của website lưu trữ một số nước trên thế giới và Việt Nam. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện website lưu trữ của Việt Nam. Cuối cùng, chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới những người đã giúp tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Đó là các cán bộ Tư liệu khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, các cán bộ của trung tâm tin học Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước, các thầy, cô giáo Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, đặc biệt là Th.s Trần Phương Hoa - người đã trực tiếp dẫn dắt tận tình tôi hoàn thành đề tài này. Trong quá trình thực hiện đề tài bên cạnh những thuận lợi, chúng tôi đã gặp không ít khó khăn. Do trình độ ngoại ngữ có hạn mà các website tôi nghiên cứu tìm hiểu đều là tiếng nước ngoài nên việc tiếp cận và tìm hiểu các thông tin đăng tải trên website gặp không ít khó khăn. Dù rất cố gắng song với những khó khăn như vậy cộng với sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm của bản thân, chắc chắn trong phạm vi bản khóa luận này, chúng tôi chưa thể giải quyết thấu đáo hết mọi vấn đề đặt ra. Do đó, thiếu sót là không thể tránh khỏi. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2012 Sinh viên Đỗ Thị Nhung 10 [...]... các thế hệ nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên ngành lưu trữ Website là nguồn tư liệu quan trọng để 33 nghiên cứu về nghiệp vụ công tác lưu trữ cũng như về lịch sử phát triển của ngành Mười là, thông tin kịp thời về hoạt động lưu trữ của các tổ chức lưu trữ trong khu vực và trên thế giới Những bài giới thiệu về công tác lưu trữ của các tổ chức lưu trữ quốc tế như: Hội đồng lưu trữ quốc tế ICA, lưu trữ. .. liệu lưu trữ; bản giới thiệu tài liệu lưu trữ theo chuyên đề; mục tiêu tài liệu lưu trữ theo chuyên đề Tuy nhiên hạn chế của hình thức là tính chia sẻ thông tin không cao - Cung cấp bản sao và chứng thực lưu trữ Bản chứng nhận lưu trữ còn gọi là chứng thực lưu trữ là một văn bản do cơ quan lưu trữ biên soạn và chứng thực để xác minh trong lưu trữ Quốc gia hoặc lưu trữ cơ quan bảo quản những tài liệu lưu. .. sau: website lưu trữ được hiểu là một tập hợp các trang web về lưu trữ bao gồm các văn bản, hình ảnh, video, flash…phản ánh về hoạt động lưu trữ của một quốc gia chỉ nằm trong một tên miền (domain name) hoặc tên miền phụ (subdomain) Mỗi trang web về lưu trữ được lưu trữ (web hosting) trên máy chủ web (server web) của ngành lưu trữ quốc gia đó và người sử dụng có thể truy cập địa chỉ website lưu trữ. .. Internet, - Quyết định số 28/QĐ-LTNN ngày 07 tháng 3 năm 2003 của Cục Lưu trữ Nhà nước về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng website Lưu trữ Việt Nam trên Internet, - Quyết định số 244/QĐ-VTLTNN ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước Về việc ban hành quy chế tổ chức, quản lý và khai thác mạng tin học lưu trữ của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, - Quyết định số 246/QĐ-VTLTNN ngày... TLLT trên website khó kiểm soát được mục đích sử dụng thông tin tài liệu lưu trữ qua website Tất cả mọi đối tượng độc giả trong nước và trên thế giới đều có quyền truy cập vào website của Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước Việt Nam Số lượng người cũng như số lượt người truy cập vào website rất lớn và mục đích truy cập của mỗi đối tượng không giống nhau, do đó việc kiểm soát mục đích sử dụng thông tin TLLT trên. .. lưu trữ Việt Nam có thể trao đổi học hỏi kinh nghiệm của cán bộ làm lưu trữ các nước trên thế giới Cung cấp thông tin tài liệu qua mạng internet góp phần làm giảm áp lực trong công việc cho cán bộ làm công tác lưu trữ Website của lưu trữ đã đăng tải một cách đầy đủ những thông tin cần thiết, những thủ tục khai thác sử dụng tài liệu tại các Trung tâm lưu trữ Điều này sẽ giúp độc giả tiếp cận một cách nhanh... công tác lưu trữ cũng cần thiết phải được cải tiến với việc ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động của mình Và sự ra đời của website về lưu trữ chính là để đáp ứng nhu cầu của tất yếu của ngành lưu trữ và bắt nhịp với xu thế phát triển chung của thời đại 1.2 Ưu điểm và hạn chế của website lưu trữ * Ưu điểm: - Thứ nhất, hình thức cung cấp thông tin tài liệu lưu trữ qua website lưu trữ sẽ giúp... lưu trữ sẽ giúp cập nhật thông tin về lưu trữ một cách nhanh chóng và chính xác nhất Các thông tin về hoạt động lưu trữ trên phạm vi cả nước, các thông tin về nghiệp vụ lưu trữ, hợp tác quốc tế về lưu trữ, các tài liệu và hình ảnh về lưu trữ sẽ được cập nhật một cách nhanh chóng nhất trên website góp phần đưa thông tin đến với nhiều đối tượng độc giả, phát huy một cách hiệu quả giá trị của TLLT và... số 246/QĐ-VTLTNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về việc thành lập ban biên tập website văn thư, lưu trữ Việt Nam, - Quyết định số 247/QĐ-VTLTNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về việc ban hành quy định tổ chức và hoạt động của website Lưu trữ Việt Nam trên Internet, - Quyết định số 249/QĐ-BNV ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ Nội vụ về việc... liệu, thông báo, giới thiệu tài liệu lưu trữ, cấp phát các bản chứng thực tài liệu lưu trữ, tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ, khai thác tài liệu để biên soạn các sách chuyên khảo, khai thác tài liệu lưu trữ để xây dựng các bộ phim, các tập ảnh về một chủ đề nhất định, công bố tài liệu lưu trữ - Nghiên cứu tài liệu lưu trữ tại phòng đọc Nghiên cứu tài liệu lưu trữ tại phòng đọc là một trong những . từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề Thiết kế website của lưu trữ một số nước trên thế giới - Kinh nghiệm đối với Lưu trữ Việt Nam làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích. tại Phòng Tư liệu khoa. - Website của Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước, website của lưu trữ một số nước trên thế giới và một số bài viết đăng tải trên các trên các website nước ngoài. 8. Bố cục của. liệu lưu trữ qua website của lưu trữ Việt Nam cũng như của các nước trên thế giới. Hai là, đánh giá thực trạng hoạt động của website lưu trữ một số nước trên thế giới và Việt Nam nhằm nhận diện

Ngày đăng: 04/05/2015, 13:49

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan