chùa tại Hà Nội

10 99 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
chùa tại Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hà Nội là trung tâm văn hoá của đất Việt. Vì thế nơi đây có rất nhiều di tích lịch sử đã ghi lại từng giai đoạn hình thành và phát triển về mọi mặt của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nước ta nói chung. Có thể nói đây chính là nơi có số lượng chùa chiền chiếm đáng kể trong tổng số di tích đã xếp hạng và chư¬a xếp hạng của cả nước.

PHẦN MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU CHUNG Nội là trung tâm văn hoá của đất Việt. Vì thế nơi đây có rất nhiều di tích lịch sử đã ghi lại từng giai đoạn hình thành và phát triển về mọi mặt của Nội nói riêng và của Việt Nam nước ta nói chung. Có thể nói đây chính là nơi có số lượng chùa chiền chiếm đáng kể trong tổng số di tích đã xếp hạng và chưa xếp hạng của cả nước. Trong đó, nổi tiếng hơn cả là chùa Vua - một cụm di tích cổ kính kết hợp giữa chùa - đền. Đây là một trong những di tích có giá trị gắn với quá trình phát triển của thành Thăng Long. Ngày nay, bản chùa toạ lạc ở Số nhà 33 - Phố Thịnh Yên – Phường Phố Huế - Quận Hai Bà Trưng - Thành phố Nội - đây là nơi “Phúc địa”. Nói đến chùa Vua là nói tới số lượng hoành phi, câu đối, đề tự và các di sản Hán Nôm khác trong chùa như: chuông, văn bia, biển đề, khánh,… Mặc dù diện tích chùa không lớn nhưng đã chứa đựng tới 43 cặp câu đối, 19 hoành phi, 10 đề tự, văn bia và các di sản Hán nôm hiện có ở nơi đây. Nhìn chung các câu đối, hoành phi, đề tự , văn bia, các di sản Hán nôm khác ở chùa tương đối mới (chùa mới được trùng tu). Số lượng các câu đối, hoành phi, đề tự không đọc được rất ít ( 2 cặp câu đối). Chữ viết các câu đối, hoành phi, đề tự ,….được viết bằng nhiều thể chữ khác nhau như: thảo, lệ,… nhưng toàn bộ câu đối, hoành phi, đề tự của chùa đã thể hiện rõ ràng giáo lý của nhà phật. Nội dung chủ yếu là muốn khuyên con người hướng đến cái thiện tâm, tránh xa những điều ác, để con người trở nên thuần khiết, nhân hậu với mọi người. Chùa Vua PHẦN NỘI DUNG: LỊCH SỬ RA ĐỜI, QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, THỜI GIAN TỔ CHỨC, CƠ CẤU HÀNH SỰ ĐỊA ĐỒ VÀ ĐIỆN THỜ CÁC BẬC TÔN VINH CỦA CHÙA VUA I. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHÙA VUA Chùa Vua nằm ở phía Tây Nam thành phố là trong những phố thị ồn ào tấp nập nhất của Thành. Chùa Vua là tên gọi quen thuộc của khu di tích gồm: chùa Hưng Khánh thờ Phật, điện Thiên Đế thờ Đế Thích . Theo sử liệu thì chùa Vua được xây dựng vào thời Lý để nhà vua đi lễ đền thường vào ngày 30 tháng chạp hàng năm. Như vậy thì bản chùa được xây dựng rất sớm, có lẽ vì thế mà nơi đây là một trong những di tích gắn với quá trình phát triển của thành Thăng Long. Theo tư tưởng văn hoá Ấn Độ và Đông Nam Á thì Đế Thích Indra là một vị Ngọc Hoàng Thượng đế đấng tối cao, chúa tể của bầu trời và muôn loài, muôn vật. Đế Thích cùng với Phạm Thiên Vương (brahma)- là hai vị vua cai quản các tầng trời, Đế Thích đứng chủ bách thần ngự trị 33 tầng trời và cõi Tabà chúng sinh. Phật thoại kể rằng: khi đức Phật Thích Ca xuất thế, hai ngài đã cho các thiên tướng, nhạc sĩ, tiên nữ thiên thần ca múa Nhã nhạc vang lừng bầu trời để chúc mừng. Chính vì sự tích này nên trên Phật điện ở hai bên Thích Ca sơ sinh thường có tượng Phậm Thiên Vương và Đế Thích. Theo dòng chảy của lịch sử các đấng quyền năng tối thượng này được chuyển hoá dần thành những vị thần ban phúc cho dân. Không những thế với tài năng đánh cờ của ngài Đế Thích mà dân đã tôn thờ ông là bậc “Vương kỳ”- Chính vì lễ này mà bản chùa có tên là chùa Vua. Đến thời Lê sơ (1428- 1527) nơi đây là cung Thừa Lương, trong đó có chùa Hưng Khánh với hồ bán nguyệt nước trong mát cây cối xanh tươi. Ông hoàng thời Lê sơ vốn tôn kính các bậc “cờ cao”đã đến nơi đây và hàng năm vua Lê cùng các hoàng tử, các đại thần trước khi đến đàn Nam Giao làm lễ tế trời đất thường đến đây để cầu “Quốc thái dân an.” Trong cụôc kháng chiến chống thực dân Pháp dành độc lập tự do cho Tổ Quốc thì vào những năm trước CMT8, nơi đây đã trở thành căn cứ điểm hoạt động của Việt Minh.Vào thời gian này ông Nguyễn Phong Sắc(Xứ uỷ Bắc Kì) đã cất giấu tài liệu cách mạng dưới bệ tượng Đế Thích. Sau khi CMT8 thành công thì cả dân tộc Việt Nam một lần nữa phải chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của thực dân Pháp giải phóng dân tộc. Trong thời gian này bản chùa đã có những đóng góp hết sức to lớn trong việc bảo vệ Thủ Đô và góp phần vào cuộc kháng chiến của toàn dân. Ngày 19-12-1946 (ngày toàn quốc Kháng chiến), bản chùanơi chứa đạn dược, lương thực của bộ đội ta. Muốn phá hoại nơi hoạt động của bộ đội ta nên năm 1947 giặc đã đốt phá chùa. Ngày10- 4-1956 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm chùa Vua và căn dặn: ‘bà con trông nom bảo quản di tích chùa Vua cho chu đáo”. Từ khi xây dựng đến nay bản chùa đã có nhiều đóng góp đối với đất nước, kể cả trong cuộc đấu tranh bảo vệ dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước. II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC LỄ HỘI CHÙAVUA Ngày 21-1-1992, chùa Vua vinh dự được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Đến năm 2000 kỉ niệm 990 năm Thăng Long – Nội, thực hiện phương châm “ nhà nước và dân cùng làm” đã phục hồi lại chùa Hưng Khánh, điện Đế Thích, nhà thờ Tổ,… Nên ngày nay đến chùa vua không chỉ là nơi thờ phật mà còn là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng giữa Thủ Đô. Vì thế, đông đảo phật tử hành hương về chùa còn để chiêm ngưõng cảnh đẹp của bản chùa. Hàng năm, Lễ hội chùa vua được tổ chức vào các ngày mồng 6,7,8 và mồng 9 tháng Giêng. Bản chùa cũng có toàn bộ nghi lễ như các chùa khác, ngoài chức năng thờ phụng tín ngưỡng tôn giáo thì nơi đây còn phát huy các môn nghệ thuật dân gian như: thể dục thể thao, thông tin giải trí…, nhưng có sự khác biệt lớn nhất của nhà chùa đó là ngày mở hội cờ. Vì thế mà đã thu hút được rất nhiều tầng lớp nhân dân trong cả nước và du khách nước ngoài mến mộ các môn thể thao trí tuệ này. Như vậy lịch sử ra đời và quá trình phát triển cũng như thời gian tổ chức của chùa Vua là cả một quá trình lâu dài và phức tạp, để đến hôm nay di tích chùa Vua mới được chứa đựng những nét văn hoá truyền thống độc đáo mang đậm bản sắc của dân tộc Việt. Lễ hội chùa vua có các dân tộc tham gia III. Cơ cấu và hành sự địa đồ của chùa Vua Di tích chùa Vua hiện nay vẫn còn lưu giữ được nét cổ kính của kiến trúc xưa, từng tấc đất, từng di vật đều chứa đựng những giá trị văn hoá đặc sắc.Tương truyền rằng: trước đây bản chùa có một địa thế thoáng đãng, mặt quay hướng nam- đó là hướng đầy sinh khí,tràn trí tuệ (Bát nhã), đây cũng là hướng đề cao uy đức của Đế Thích. Mở đầu là một Tam quan, như dẫn chúng sinh tới đạo Bồ Đề, một điện Vua gần gũi với lẽ đời năm bên trái, một phật điên gắn với lẽ đạo nằm ở bên phải, một điện mẫu tín ngưỡng dân gian mang tính nền tảng ở phía sau, một nhà thờ Tổ tỏ lòng biết ơn với người đã có công với bản chùa nằm gần điện thờ Phật, ….Tất cả hợp thành một không gian của cả đạo và đức, làm cân bằng tâm hồn nhân thế. Bản chùa được toạ lạc ở Phố Thịnh Yên với diện tích không lớn lắm, nhưng kiến trúc của chùa làm cho nơi đây có một không gian thoáng đãng và rộng rãi. Chùa gồm khu chùa chính, có kết cấu hình chữ “đinh” gắn với Điện Thiên Đế và điện Mẫu bằng dãy hành lang khép kín. Cũng như bao ngôi chùa khác thì bản chùa cũng có đầy đủ những nhà thờ cần có của một ngôi chùa. Nhưng điều đặc biệt là ở Chùa vua còn có thêm điện thờ Đế Thích, vì thế làm cho cơ cấu địa đồ của chùa càng đẹp hơn, cổ kinh hơn và càng linh thiêng hơn. Ngoài ra, ở sân chùa còn có rất nhiều lầu nhỏ thờ những đấng linh thiêng như: Cô Bé Thủ Đền, quan Hoàng Bảy, Thờ cậu bé … Khi đến chùa Vua, điều đầu tiên thu hút các phật tử có lẽ là Cổng chùa. Cổng chùa được xây dựng theo kiến trúc cổ mang đậm dấu ấn chùa chiền Việt Nam. Vì thế cũng như các cổng chùa khác, ở đây cũng gồm một cửa chính và hai cửa phụ (hay còn gọi là Tam Quan). Theo sách có ghi rằng: cửa chính là nơi Phật và các đấng linh thiêng đi còn hai cửa phụ là lối đi của các phật tử, tín đồ, chúng sinh ,…Điều đặc biệt ở khu vực cổng trên cao có gác chuông khá lớn và rất đẹp. Từ cổng chính đi đến giữa sân có một cổng xây dựng đối diện với Điện thờ Đế Thích. Cổng này cũng có một cửa chính và hai cửa phụ, cửa chính khá rộng đối diện với cửa chính của Điện. Đây có lẽ là điểm khác biệt của chùa Vua so với các chùa khác nhưng chính vì điều này đã tạo thành yếu tố độc đáo của bản chùa. Cơ cấu địa đồ chùa Vua IV. ĐIỆN THỜ CÁC BẬC TÔN KÍNH 4.1. ĐIỆN THỜ ĐẾ THÍCH Điện thờ Đế Thích nằm trong khu vực trung tâm của chùanơi đây cũng giữ vị trí quan trọng đối với bản chùa. Điện có quy mô kiến trúc khá lớn gồm Tiên tế và Hậu cung. Tiên tế gồm 5 gian xây gạch, mái lợp ngói ta. Mặt trước tường được xây cao vượt lên trên diềm mái khoảng 1,5m và trang trí khá cầu kì. Trên mái của nhà thờ Điện có dòng đề tự đắp bằng xi măng khá lớn, xung quanh bức đề tự có hai con rồng cuốn quanh rất trang nghiêm và oai phong. Bên ngoài hiên là các trụ đá có khắc văn hoa rất nổi và đẹp, gồm 6 trụ đá xếp với khoảng cách đều nhau. Đi sâu vào bên trong Điện thì ở giữa có Ban thờ Đế Thích rất trang nghiêm hai bên còn có hai bàn thờ các đấng linh thiêng. Nhìn chung cách bố trí Điện thờ Đế thích của bản rất tôn nghiêm nhưng không kém phần đẹp mắt. 4.2. ĐIỆN NHÀ THỜ MẪU Từ Điện Đế Thích nối thẳng xuống nhà thờ Mẫu bằng một hành lang khép kín.Diện tích nhà thờ Mẫu khá lớn là một trong những nhà thờ quan trọng của bản chùa. Bên ngoài sân nhà thờ là cụm gồm bốn lầu nhỏ xếp thành hính chữ nhật. Đây là nơi thờ các đấng linh thiêng như: Cô Bé thủ đền-Thờ Cậu Bé; Quan Hoàng Bảy- Chúa Bán Thiêng. Ngoài hiên, có 4 trụ đá có hoa ven hoa sen rất đẹp. Đi sâu vào bên trong nhà thờ thì ở giữa là ban thờ chính rất to được trang hoàng lộng lẫy nhưng không kém phần linh thiêng. Theo truyền thuyết thì nhà thờ Mẫu là nơi thờ Bà Liễu Hạnh, người có công lao rất lớn đối với quần sinh,… 4.3. ĐIỆN NHÀ THỜ TAM BẢO Nhà tam bảo là nơi có diện tích lớn nhất trong các nhà thờ của bản chùa. Nơi đây thờ các Phât, Pháp, Tăng. Chính vì thế mà các câu đối hoành phi ở đây chủ yếu là lời răn dạy của nhà Phật. Bên ngoài nhà Tam bảo là cả một khoảng sân rộng rãi. Nhà Tam bảo được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét cổ kính vốn có. Mái nhà được lợp bằng ngói ta và mái nhà có viền cao, trên mái nhà có dòng đề tự “Hưng Khánh tự”. Xung quanh dòng đề tự này có hoa văn bao quanh rất cổ kính. Ngoài hiên có 6 trụ đá nối liền nhau, trên mỗi trụ có khắc hoa văn nổi rất đẹp, ở mỗi trụ là câu đối khắc nổi. Bên trong nhà Tam Bảo là bàn thờ lớn thờ Phật, các bàn thờ xung quanh là thờ các đấng linh thiêng, bên phải có bàn thờ vọng. Các câu đối, hoành phi của nhà thờ tương đối nhiều và có ý nghĩa sâu sắc. Theo sách Phật thì Tam Bảo là ba điều quý đó là : Thổ địa, nhân dân, chính sự. 4.4. ĐIỆN NHÀ THỜ TỔ Nhà thờ Tổ là nơi thờ người có công trong việc mở đầu xây dựng và có công lớn đối vơi bản chùa. Ngày nay, nhà thờ Tổ của bản chùa giữ vị trí khá quan trọng. Diện tích của nhà thờ Tổ không lớn, gồm ba gian nhà được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, các câu đối hoành phi trong nhà thờ được thiết kế vừa cổ kính vừa hiện đại. Vì thế mà tạo được sự trang nghiêm nơi nhà thờ Tổ. Bên ngoài nhà thờ có 6 trụ đá nối tiếp nhau trên mỗi trụ đá là hoa văn nổi và khắc câu đối. 4.5. KẾT LUẬN Chùa Vua được xây dựng từ thời Lý, là lúc mà Phật giáo đang ở giai đoạn thịnh trị nhất, chính vì thế mà chùa Vua nói riêng và chùa chiền ở Kinh đô nói chung được triều đình đề cao. Đến nay, chùa Vua đã trở thành một trong những di tích lịch sử văn hoá cực kỳ quan trọng của Nội. Để được như ngày nay, chùa đã phải trải qua quá trình phát triển lâu dài và đã qua nhiều lần tu sửa, trùng tu… tuy thế nhưng chùa vẫn giữ được những nét riêng độc đáo mà nhiều chùa trong và ngoài nước trên thế giới không có được. KẾT LUẬN CHUNG Mặc dù thời gian đi thực tế có hạn, nhưng qua sự tìm hiểu hơn 11 chùa - đền ở Nội, có thể nói chùa Vua là một trong những ngôi chùa cổ mang đậm dấu ấn nhất cả về sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể của đất Thành. Báo cáo đãthật sự thực hiện hết nhiệm vụ đặt ra trong phần nội dung theo yêu cầu của đề tài. Và do hạn chế của đề tài không cho phép nên người tìm hiểu bất dẫn luận phiên âm, dịch nghĩa, chú giải các hoành phi, câu đối, đề tự, văn bia…Và đi cùng với việc tìm hiểu để đáp ứng được yêu cầu của đề tài, báo cáo này đã đề cập đến nhiều vấn đề nhân sinh quan khác mà đặc biệt là vấn đề lịch sử văn hoá và giá trị kinh tế, chính trị, nhân văn sâu sắc nhất… của đất Việt nói riêng và của thế giới nói chung./. MỤC LỤC . nay, bản chùa toạ lạc ở Số nhà 33 - Phố Thịnh Yên – Phường Phố Huế - Quận Hai Bà Trưng - Thành phố Hà Nội - đây là nơi “Phúc địa”. Nói đến chùa Vua là. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHÙA VUA Chùa Vua nằm ở phía Tây Nam thành phố là trong những phố thị ồn ào tấp nập nhất của Hà Thành. Chùa Vua là tên gọi quen

Ngày đăng: 05/04/2013, 16:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan