Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Địa lý 9- THCS Mỹ Thành 2010-2011.

3 472 1
Đề và đáp án thi học sinh giỏi  môn Địa lý 9- THCS Mỹ Thành 2010-2011.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO PHÙ MỸ. TRƯỜNG THCS MỸ THÀNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9- NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian: 150 phút( không kể thời gian phát đề) Câu 1: ( 5.0 điểm) Vẽ hình bốn vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9, 22/12. Bằng hình vừa vẽ, hãy giải thích hiện tượng bốn mùa trên Trái Đất ( cả Bắc và Nam bán cầu). Câu 2: ( 3.0 điểm) Dựa vào Át Lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam? Câu 3: ( 2.0 điểm) Vì sao phải lập các vườn quốc gia? Giá trị kinh tế và xã hội của các vườn quốc gia như thế nào? Câu 4: ( 4.0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Diện tích và sản lượng lúa của nước ta từ năm 1990- 2006: Năm 1990 1995 1999 2003 2006 Diện tích( nghìn ha) 6 042 6 765 7 653 7 452 7 324 Sản lượng (nghìn tấn) 19 225 24 963 31 393 34 568 35 849 a.Tính năng suất lúa của nước ta qua các năm theo bảng số liệu trên. b.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện năng suất lúa của nước ta qua các năm trên. c.Nhận xét sự biến động năng suất lúa của nước ta từ năm 1990 đến năm 2006. Giải thích rõ ngun nhân. Câu 5: ( 3.0 điểm) Chứng minh rằng Việt Nam là nước đơng dân. Số dân đơng đã có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta? Câu 6: ( 3.0 điểm) Hãy cho biết sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta được thể hiện ở những mặt nào? ( Học sinh được sử dụng Át Lát Địa LíViệt Nam của NXB Giáo Dục) PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO PHÙ MỸ. TRƯỜNG THCS MỸ THÀNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9- NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: ĐỊA LÍ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: ( 5.0 điểm) a)u cầu vẽ hình ( 2.0 điểm) Vẽ hình bốn vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo. Vẽ đúng ( trục Trái Đất ở 4 vị trí trên quỹ đạo phải song song với nhau. Mũi tên thể hiện tia sáng của Mặt Trời phải đúng vào Chí tuyến bắc, Chí tuyến nam và vào xích đạo.), vẽ đẹp, có ghi rõ các ngày và các mùa ở từng vị trí. b) Giải thích: ( 3.0 điểm) Do trục Trái đất nghiêng và khơng chuyển hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái đất có lúc ngả Nửa cầu bắc, có lúc ngả Nửa cầu nam về phía Mặt trời nên sinh ra các thời kì nóng lạnh trong năm ở hai bán cầu. ( 0.5 điểm) - Từ ngày 21/3 đến ngày 23/9 Nửa cầu bắc ngả về phía mặt trời, góc nhập xạ ở các vĩ độ của Nửa cầu bắc lớn hơn góc nhập xạ ở các vĩ độ của Nửa cầu nam.Vì vậy Nửa cầu bắc nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nên là mùa nóng của Nửa cầu bắc ( mùa hạ). Nửa cầu nam chếch xa Mặt trời, góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt lúc đó là mùa lạnh của Nửa cầu nam ( mùa đơng). ( 1.0 điểm) - Từ ngày 23/9 đến ngày 21/3 năm sau Nửa cầu nam nghiêng về phía mặt trời, góc nhập xạ ở các vĩ độ của Nửa cầu nam lớn hơn góc nhập xạ ở các vĩ độ của Nửa cầu bắc.Vì vậy Nửa cầu nam nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nên là mùa nóng của Nửa cầu nam ( mùa hạ). Nửa cầu bắc chếch xa Mặt trời, góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt lúc đó là mùa lạnh của Nửa cầu bắc ( mùa đơng). ( 1.0 điểm) - Vào các ngày 21/3 và 23/9, hai bán cầu có góc chiếu của Mặt trời như nhau, nhận được lượng nhiệt và ánh sáng của Mặt trời như nhau. Đó là lúc chuyển tiếp giữa các mùa nóng và lạnh ở hai bán cầu ( mùa xn từ 21/3 đến 22/6 và mùa thu từ 23/9 đến 22/12). ( 0.5 điểm) Câu 2: ( 3.0 điểm) Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. -Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam: ( 1.0 điểm) +Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%, núi cao trên 2000m chiếm 1%. + Địa hình đồng bằng chiếm ¼ diện tích. -Địa hình được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa. ( 1.0 điểm) + Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển trùng với hướng TB-ĐN. + Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc- đơng nam và vòng cung. -Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người. ( 1.0 điểm) + Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: Ở miền đồi núi bị cắt xẻ, xâm thực, tạo địa hình Cacxtơ…Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sơng. + Địa hình chịu tác động mạnh của con người: Ở miền núi thì phá rừng làm diện tích đất trống đồi trọc tăng, tăng q trình bóc mòn, rửa trơi…, ở đồng bằng thì đắp đê sơng, biển, đào kênh, hồ chứa…làm địa hình bị chia cắt. Câu 3: ( 2.0 điểm) - Phải lập các vườn quốc gia để bảo vệ rừng tự nhiên được phục hồi và giữ lại bản chất ngun thủy với sự đa dạng sinh học và những quan hệ cấu trúc vốn có trong tự nhiên. ( 0.5 điểm) - Giá trị kinh tế- xã hội của các vườn quốc gia: ( 1.5 điểm) + Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống nhân dân địa phương ( tạo việc làm, tăng thu nhập, phục hồi nghề truyền thống, các lễ hội tốt đẹp ở địa phương.) + Tạo môi trường sống tốt cho xã hội ( chữa bệnh, phát triển thể chất…) + Xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên. Câu 4: ( 4.0 điểm) a.Năng suất lúa của nước ta từ năm 1990- 2006 ( tạ/ ha):( 1.0 điểm) Năm 1990 1995 1999 2003 2006 Năng suất tạ/ ha) 31.8 36.9 41.0 46.4 48.9 b.Vẽ biểu đồ: Hs vẽ biểu đồ dường. Yêu cầu: Chia tỉ lệ chính xác trên trục tung và trục hoành (trục tung thể hiện năng suất lúa, trục hoành thể hiện năm), trên đường biểu diễn phải có trị số năng suất lúa từng năm, vẽ đẹp, có tên biểu đồ. (1.5 điểm) c.Nhận xét và giải thích:( 1.5 điểm) -Nhận xét: Năng suất lúa của nước ta từ năm 1990 đến năm 2006 liên tục tăng, đến năm 2006 năng suất lúa đạt 48, 9 tạ/ ha.( 0.5 điểm) - Nguyên nhân: + Do việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất: giống mới, kĩ thuật canh tác, phân bón…. (0.5 điểm) + Do các chính sách của Nhà Nước đã khuyến khích nhân dân tích cực sản xuất. (0.5 đieåm) Câu 5: ( 3.0 điểm) a) Chứng minh: ( 1.0 điểm) -Số dân Việt Nam năm 2006 là 84. 156 nghìn người. -Đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và đứng thứ 13 trên thế giới. b) Ảnh hưởng: ( 2.0 điểm) - Thuận lợi: ( 1.0 điểm) + Có nguồn lao động dồi dào. + Có thị trường tiêu thụ rộng lớn. + Các dân tộc luôn đoàn kết tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế. - Khó khăn: ( 1.0 điểm) + Thừa lao động, thiếu việc làm. + Khó khăn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. GDP trên người thấp. + Các vấn đề phát triển y tế, văn hóa, giáo dục còn gặp nhiều khó klhăn. + Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường. Câu 6: ( 3.0 điểm) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở 3 mặt chủ yếu: - Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động. ( 1.0 điểm) - Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động. ( 1.0 điểm) - Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần. Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần đã đóng góp tích vào việc chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ. ( 1.0 điểm) . dụng Át Lát Địa LíViệt Nam của NXB Giáo Dục) PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO PHÙ MỸ. TRƯỜNG THCS MỸ THÀNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9- NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: ĐỊA LÍ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu. GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO PHÙ MỸ. TRƯỜNG THCS MỸ THÀNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9- NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian: 150 phút( không kể thời gian phát đề) Câu 1: ( 5.0 điểm) Vẽ. điểm) - Vào các ngày 21/3 và 23/9, hai bán cầu có góc chiếu của Mặt trời như nhau, nhận được lượng nhiệt và ánh sáng của Mặt trời như nhau. Đó là lúc chuyển tiếp giữa các mùa nóng và lạnh ở hai bán cầu

Ngày đăng: 02/05/2015, 03:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan