rủi ro trong dịch vụ thanh toán điện tử tại các ngân hàng thương mại việt nam

30 1.9K 6
rủi ro trong dịch vụ thanh toán điện tử tại các ngân hàng thương mại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC KINH TẾ Đ Đ ề ề T T à à i i : : R R Ủ Ủ I I R R O O T T R R O O N N G G D D Ị Ị C C H H V V Ụ Ụ T T H H A A N N H H T T O O Á Á N N Đ Đ I I Ệ Ệ N N T T Ử Ử T T Ạ Ạ I I C C Á Á C C N N G G Â Â N N H H À À N N G G T T H H Ư Ư Ơ Ơ N N G G M M Ạ Ạ I I V V I I Ệ Ệ T T N N A A M M TP.HCM, tháng 01/2015 M M Ụ Ụ C C L L Ụ Ụ C C I. Thanh toán điện tử 4 1. Khái niệm 4 2. Các hình thức thanh toán điện tử 4 3. Lợi ích của thanh toán điện tử 5 3.1 Một số lợi ích chung của thanh toán điện tử 5 3.2 Lợi ích đối với ngân hàng 5 3.3 Lợi ích đối với khách hàng 7 II. Rủi ro trong thanh toán điện tử tại các NHTM Việt Nam 7 1. Khái niệm rủi ro trong thanh toán điện tử 7 2. Phân loại rủi ro 7 2.1 Rủi ro từ phía khách hàng 7 2.2 Rủi ro từ phía ngân hàng 9 2.3 Rủi ro về mặt pháp lý 9 2.4 Rủi ro về mặt kỹ thuật 10 2.5 Rủi ro liên quan đến bằng chứng về lưu hợp đồng điện tử trong giải quyết tranh chấp 14 III. Thực trạng phát triển thanh toán điện tử tại các NHTM VN 14 1. Khung pháp lý Việt Nam 15 1.1 Luật giao dịch điện tử 2005 15 1.2 Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử 16 1.3 Nghị định 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số 17 1.4 Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính 17 1.5 Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng 18 2 So sánh với Basel quốc tế về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong ngân hàng điện tử 19 3 Những khó khăn bất cập 21 3.1 Những quy định hướng dẫn giao kết hợp đồng điện tử chưa đầy đủ, chưa cụ thể 21 3.2 Thiếu quy định cụ thể về xử lý các hành vi gian lận trong giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam 21 3.3 Chưa có quy định cụ thể về hướng dẫn giải quyết tranh chấp liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử 21 3.4 Tâm lý e ngại rủi ro khi tiếp cận công nghệ mới, thói quen sử dụng tiền mặt, trình độ hạn chế trong tiếp cận công nghệ 22 IV. Giải pháp phòng tránh rủi ro 23 1. Nhóm giải pháp vĩ mô 23 2. Nhóm giải pháp vi mô 26 2.1 Đối với ngân hàng 26 2.2 Đối với khách hàng 28 V. Tài liệu tham khảo 29 D D a a n n h h m m ụ ụ c c h h ì ì n n h h Hình 1 Quá trình sniff của tin tặc có thể xảy ra mọi nơi 11 Hình 2 Tin tặc giả mạo giao diện của website thật để đánh cắp ID và password 12 Hình 3 Tấn công cơ sở dữ liệu ngân hàng thông qua kỹ thuật SQL Injection 12 Hình 4 Tấn công DoS làm tê liệt hệ thống máy chủ 13 I. Thanh toán điện tử 1. Khái niệm - Theo nghĩa rộng: Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua các thông - điệp tiền gửi thay cho việc trao tay tiền mặt. - Theo nghĩa hẹp: Thanh toán thương mại điện tử có thể hiểu là việc trả hàng và nhận tiền cho các hàng hóa và dịch vụ được mua bán trên Internet. 2. Các hình thức thanh toán điện tử - Home Banking: là kênh phân phối dịch vụ của ngân hàng điện tử, cho phép khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch tại nhà, tại văn phòng công ty mà không cần đến ngân hàng như giao dịch tiền gửi, giao dịch tiền vay, xem thông tin sản phẩm, tỷ giá, chính sách khuyến mãi của ngân hàng, sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng, …. Home-banking đã mang lại những lợi ích thiết thực: nhanh chóng - an toàn - thuận tiện. Hiện nay, dịch vụ Home-banking tại Việt Nam đã được nhiều ngân hàng tại Việt Nam ứng dụng và triển khai rộng rãi như: Ngân hàng Á Châu; Ngân hàng công thương Việt Nam; Ngân hàng ngoại Thương VN; Ngân hàng kỹ thương, Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam … - Internet Banking: cũng là một trong những kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, mang ngân hàng đến nhà, văn phòng, trường học, đến bất kỳ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Với máy tính kết nối Internet, bạn sẽ được cung cấp sử dụng và được hướng dẫn các sản phẩm, các dịch vụ của ngân hàng như: tra cứu thông tin tài khoản, chuyển khoản trong và ngoài hệ thống, thanh toán hoá đơn dịch vụ, chi lương cho nhân viên đối với khách hàng doanh nghiệp, mở mới tài khoản tiết kiệm, lập uỷ nhiệm chi tự động, … - Sms Banking: là một kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua hệ thống mạng điện thoại di động. Về nguyên tắc, đây chính là quy trình thông tin được mã hoá, bảo mật và trao đổi giữa trung tâm xử lý của ngân hàng và thiết bị di động của khách hàng (ĐTDĐ, Pocket PC, Palm…). Dịch vụ này đã được các ngân hàng ACB, VCB, SCB, ĐAB,… triển khai trong vài năm gần đây do tính chất thuận tiện, nhanh chóng đặc trưng của nó: tra cứu thông tin tài khoản, nhận tin nhắn tự động về tình trạng số dư tài khoản, chuyển khoản cùng hệ thống, nhận thông tin khuyến mãi/sản phẩm mới tự động, …thông qua cấu trúc tin nhắn đúng định dạng đến tổng đài dịch vụ của ngân hàng. - Mobile Banking: là phần mềm cài trên thiết bị di động của khách hàng, cho phép khách thực hiện hầu hết các giao dịch như Internet banking mà không bị hạn chế bởi cấu trúc, độ dài tin nhắn, thao tác phức tạp như Sms Banking. Giao diện được thiết lập sẵn của chương trình cũng giúp khách hàng thao tác nhanh và chính xác hơn. - Dịch vụ thẻ ghi nợ (ATM), thẻ tín dụng (Credit Card): giúp khách hàng thực hiện các giao dịch rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hàng hoá/dịch vụ, … một cách linh hoạt mọi lúc, mọi nơi nhờ hệ thống thẻ liên minh giữa các ngân hàng, hệ thống máy ATM phổ biến ở khắp mọi nơi. - Tiện ích thanh toán thông qua liên kết giữa ngân hàng với các cổng thanh toán trực tuyến của các doanh nghiệp thương mại như mobivi, vnpay để thanh toán nạp tiền điện thoại; kết nối với nganluong, baokim để thanh toán mua hàng/dịch vụ trực tuyến, … 3. Lợi ích của thanh toán điện tử 3.1 Một số lợi ích chung của thanh toán điện tử Xét trên nhiều phương diện, thanh toán trực tuyến là nền tảng của của các hệ thống thương mại. Sự khác biệt cơ bản giữa thương mại điện tử với các ứng dụng cung cấp trên Internet chính là nhờ khả năng thanh toán trực tuyến này. Một khi thanh toán trong thương mại điện tử an toàn, tiện lợi, việc phát triển thương mại điện tử trên toàn cầu là một điều tất yếu với dân sồ đông đảo và không ngừng tăng của mạng Internet. a. Tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa Thanh toán trong thương mại điện tử với ưu điểm đẩy mạnh lưu thông tiền tệ và hàng hóa. Người bán có thể nhận tiền thanh toán qua mạng tức thì, do dó có thể tiền hành giao hàng một cách sớm nhất, sớm thu hồ vớn để đầu tư sản xuất, nhanh, an toàn…Thanh toán điện tử giúp thực hiện thanh toán nhanh, an toàn, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán, hạn chế rủi ro với thanh toán bằng tiền mặt, tạo lập thói quen mới trong dân chúng về thanh toán hiện đại. b. Hiện đại hóa hệ thống thanh toán Thanh toán điện tử tạo ra một loại tiền mới, tiền số hóa, không chỉ thỏa mãn các tài khoản tại ngân hàng mà hoàn toàn có thể dùng để mua hàng hóa thông thường. Quá trình giao dịch được đơn giản và nhanh chóng, chi phí giao dịch được giảm đi đáng kể và giao dịch trở nên an toàn hơn. Tiền số hóa khộng chiếm một không gian hữu hình nào mà có thể chuyển một nửa vòng trái đất trong chớp mắt. Đây sẽ là một cơ cấu tiền tệ mới, một mạng tài chính hiện đại gắn liền với mạng internet. 3.2 Lợi ích đối với ngân hàng a. Giảm chi phí tăng hiệu quả kinh doanh - Giảm chi phí văn phòng: Giao dịch qua mạng giúp rút ngắn thời gian tác nghiệp, chuẩn hóa các thủ tục, quy trình, nâng cao hiệu quả tìm kiếm và xử lý chứng từ. - Giảm chi phí nhân viên: Một máy rút tiền tự động có thể làm việc 24/24 và tương đương một chi nhánh ngân hàng truyền thống. - Cung cấp dịch vụ thuận tiện cho khách hàng: Thông qua internet/web, ngân hàng có khả năng cung cấp dịch vụ mới, thu hút nhiều khách hàng giao dịch thường xuyên hơn, giảm chi phí bán hàng và tiếp thị. - Mở rộng thị trường thông qua internet, ngân hàng thay vì mở nhiều chi nhánh ở các nước khác nhau có thể cung cấp dịch vụ internet banking để mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ. b. Đa dạng hóa dịch vụ và sản phẩm Ngày nay, dịch vụ ngân hàng đang vươn tới từng người dân. Đó là dịch vụ ngân hàng tiêu dùng và bán lẻ. “Ngân hàng điện tử” với sự giúp đỡ của công nghệ thông tin cho phép thực hiện các giao dịch bán lẻ với tốc độ cao và liên tục. Các ngân hàng có thể triển khai các sản phẩm mới đa dạng thông qua các kênh dịch vụ mới cho khách hàng như home banking, phone banking, internet banking, chuyển/rút tiền, thanh toán tự động … c. Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo nét riêng cho ngân hàng trong kinh doanh “Ngân hàng điện tử” giúp các ngân hàng tạo và duy trì một hệ thống khách hàng rộng rãi và bền vững. Thế mạnh về dịch vụ ngân hàng điện tử cũng là một đặc điểm để ngân hàng hiện đại tạo dựng nét riêng của mình. d. Thực hiện chiến lược toàn cầu hóa Một lợi ích quan trọng khác mà ngân hàng điện tử mang lại cho ngân hàng, đó là việc ngân hàng có thể thực hiện chiến lược “toàn cầu hóa”, chiến lược “bành trướng” mà không cần phải mở thêm chi nhánh. Ngân hàng có thể vừa tiết kiệm chi phí do không phải thiết lập quá nhiều trụ sở hoặc văn phòng, nhân sự gọn nhẹ hơn, đồng thời có thể phục vụ được một lượng khách hàng lớn hơn. Internet một phương tiện có tính kinh tế cao để các ngân hàng có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra các quốc gia khác mà không phải đầu tư vào trụ sở hoặc cơ sở hạ tầng. Theo cách này, các ngân hàng lớn đang vươn cánh tay khổng lồ và dần dần thiết lập cở sở của mình, thâu tóm dần nền tài chính toàn cầu. e. Xúc tiền thương mại, quảng bá thương hiệu toàn cầu Thông qua Internet, ngân hàng có thể đăng tải tất cả những thông tin tài chính, tổng tài sản, tất cả các dịch vụ của ngân hàng mình, để phục vụ cho mục đích quảng cáo. Có thể ngân hàng chưa thể tiến hành các giao dịch tài chính trực tuyến, xong bằng cách thiết lập trang web riêng của mình với chức năng ban đầu là cung cấp dịch vụ và giải đáp ý kiến thắc mắc của khách hàng qua mạng, ngân hàng cũng được coi là đã bước đầu tham gia áp dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và hòa mình vào xu thế chung. 3.3 Lợi ích đối với khách hàng a. Khách hàng tiết kiệm được chi phí Phí giao dịch ngân hàng điện tử hiện đang đánh giá là ở mức thấp nhất so với các phương tiện giao dịch khác. Điều này hoàn toàn có thể lý giải được bởi một khi các ngân hàng có thể tiết kiệm được chi phí khi triển khai ngân hàng điện tử nhất là với các ngân hàng ảo (chỉ hoạt động trên internet mà không cần tới tới văn phòng,trụ sở), các chi phí mà khách hàng phải trả cũng theo đó mà giảm đi rất nhiều. b. Khách hàng tiết kiệm được thời gian Đối với các giao dịch ngân hàng từ Internet được thực hiện và xử lý một cách nhanh chóng và hết sức chính xác. Khách hàng không cần phải tới tận văn phòng giao dịch của ngân hàng, không phải mất thời gian đi lại nhiều khi phải xếp hàng để chờ tới lượt mình. Giờ đây, với dịch vụ ngân hàng điện tử, họ có thể tiếp cận với bất cứ một giao dịch nào của ngân hàng vào bất cứ thời điểm nào hoặc bật cứ đâu họ muốn. c. Thông tin liên lạc với ngân hàng nhanh hơn và hiệu quả hơn Khi khách hàng sử sụng ngân hàng điện tử, họ sẽ nắm được nhanh chóng, kịp thời những thông tin về tài khoản, tỷ giá, lãi suất, chính sách khuyến mãi của ngân hàng, qua máy vi tính được nối mạng với ngân hàng. Khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với ngân hàng để kiểm tra số dư tài khoản, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn dịch vụ công cộng, thanh toán thẻ tín dụng, mua sec du lịch, mua hàng hóa, dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, vay nợ, mở và điều chỉnh, thanh toán thư tín dụng và kể cả chơi chứng khoán với ngân hàng. II. Rủi ro trong thanh toán điện tử tại các NHTM Việt Nam 1. Khái niệm rủi ro trong thanh toán điện tử Rủi ro trong thanh toán điện tử là những tổn thất, mất mát xảy ra trong quá trình thực hiện các giao dịch điện tử của những người sử dụng, nó có tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, cũng như lợi ích của người sử dụng. Khi áp dụng một phương thức hiện đại trong thanh toán điện tử thì bên cạnh các tiện ích mà nó mang lại, các bên phải đối mặt với một số rủi ro nhất định, cả về mặt kỹ thuật, về mặt thương mại cũng như về mặt pháp lý. 2. Phân loại rủi ro 2.1 Rủi ro từ phía khách hàng a. Đối với Internet Banking, Home Banking, Online Banking - Khách hàng không đủ năng lực phân biệt trang web giả mạo chứa đựng các đoạn mã nguy hiểm hoặc các nội dung không lành mạnh, không phân biệt được website nào là hợp pháp do ngân hàng quản lý và sở hữu. - Khách hàng truy cập vào các web server giả mạo và vô tình cung cấp các thông tin cho một người khác, cho một tổ chức khác. Điều này tương đương với thông tin của người sử dụng có thể bị đánh cắp, đây cũng là mối đe dọa rất lớn đối với khách hàng. - Khách hàng không am hiểu và không tuân thủ các biện pháp bảo vệ thông tin mật của cá nhân như lưu giữ mật khẩu không đúng, để thất lạc, đặt mật khẩu sơ sài. - Không tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi tham gia giao dịch: không cài đặt chương trình diệt virus, trojan, truy cập vào các trang web có nội dung không lành mạnh để nhiễm trojan đánh cắp thông tin cá nhân, không sử dụng các thiết bị hỗ trợ bảo mật như token điện tử do ngân hàng cấp, … - Khách hàng không nắm vững/không tuân thủ quy trình giao dịch online dẫn đến sai sót, nhầm lẫn khi thực hiện giao dịch. b. Đối với dịch vụ thanh toán bằng thẻ (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) - Do tính chất của thẻ là không biết được người rút tiền có phải là chủ thẻ hay không mà chủ yếu dựa vào việc kiểm tra số PIN ở trên thẻ nên các chủ thẻ dễ bị lừa lấy cắp thẻ cùng với số PIN. Việc để lộ số PIN có thể là do chủ thẻ vô tình để lộ hoặc bị ăn cắp một cách tinh vi. - Bên cạnh đó chủ thẻ còn gặp phải tình trạng làm giả thẻ ngày càng tinh vi. - Khách hàng không nắm vững/không tuân thủ quy trình giao dịch thẻ dẫn đến sai sót, nhầm lẫn khi thực hiện giao dịch. c. Thanh toán qua điện thoại di động, PDA và các thiết bị di động khác (Sms banking, Mobile banking) - Rủi ro từ việc khách hàng bị mất điện thoại, thiết bị di động khác dẫn đến để lộ thông tin tài khoản và quyền truy cập hệ thống. - Khách hàng không nắm vững/không tuân thủ quy trình giao dịch online dẫn đến sai sót, nhầm lẫn khi thực hiện giao dịch. d. Đối với dịch vụ Phone Banking - Do tính chất đơn giản của điện thoại cố định, thông thường Phone Banking chỉ là dịch vụ tra cứu thông tin tài khoản, lịch sử giao dịch, tỷ giá ngoại tệ, giá vàng, thông tin khuyến mãi của ngân hàng, … nên việc để mất thông tin từ phía khách hàng chỉ ảnh hưởng ở mức độ tra cứu thông tin. 2.2 Rủi ro từ phía ngân hàng - Ngân hàng không thể chắc chắn được rằng người sử dụng không xâm nhập vào trang web để thay đổi các trang và nội dung trên các trang của website. - Ngân hàng không thể chắc chắn được rằng người sử dụng sẽ không phá hoại website của ngân hàng để những người khác không thể sử dụng được. - Rủi ro vận hành liên quan đến yếu tố con người: đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng làm việc sai quy trình, quy định, sơ xuất trong công việc, … đều có thể gây ra thiệt hại cho ngân hàng và khách hàng. - Khách hàng làm giả giấy tờ để đăng ký tài khoản truy cập Internet Banking/Home Banking/Online Banking hợp lệ tại ngân hàng và sử dụng với ý đồ xấu: thâm nhập và lấy cắp thông tin từ hệ thống, chuyển tiền từ tài khoản khách hàng khác vào tài khoản của mình. - Khách hàng dùng giấy tờ giả mở tài khoản và tạo thẻ thật tại ngân hàng nhưng tìm cách thâm nhập lấy cắp thông tin ngân hàng và chuyển tiền vào tài khoản của mình để sử dụng. - Nhân viên ngân hàng và khách hàng cấu kết để tạo tài khoản ảo nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngân hàng. 2.3 Rủi ro về mặt pháp lý Rủi ro liên quan đến vấn đề pháp lý thường đưa đến tranh chấp kiện tụng kéo dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro pháp lý có nguồn gốc từ: - Hệ thống pháp luật về hợp đồng điện tử chưa đầy đủ. Các quy định hướng dẫn giao kết hợp đồng điện tử chưa rõ ràng. - Sự thiếu kiến thức về pháp lý của cả ngân hàng cũng như khách hàng tham gia giao kết hợp đồng điện tử. - Sự thiếu chặt chẽ trong những hợp đồng được ký kết theo phương thức thanh toán điện tử. - Có sự vi phạm luật quốc gia như luật chống độc quyền, chống phân biệt chủng tộc. [...]... lĩnh vực thương mại điện tử  Tổ chức phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về thương mại điện tử Tổ chức các khóa tập huấn về thương mại điện tử cho cán bộ quản lý nhà nước Nội dung tuyên truyền chủ yếu bao gồm: Tổng quan và lợi ích của thương mại điện tử; Các mô hình thương mại điện tử trên thế giới; thương mại điện tử Việt Nam; Hệ thống pháp luật về thương mại điện tử; Các hoạt động thanh tra,... từ điện tử, chữ ký điện tử & những yếu tố pháp lý khác trong các hoạt động giao dịch điện tử từ Ngân hàng nói riêng & các lĩnh vực khác nói chung Từ thực tế đó, cùng với việc ban hành Luật Giao dịch điện tử, Quốc hội & Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì xây dựng Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng nhằm hướng dẫn áp dụng Luật Giao dịch điện tử vào các hoạt động ngân hàng. .. về các nội dung chủ yếu của giao dịch điện tử cũng như các nghiệp vụ phát sinh có liên quan trong quá trình giao dịch Tập trung chủ yếu vào những rủi ro và cách hạn chế những rủi ro đó Nêu một cách khái quát các vấn đề trong một giao dịch điện tử Phận định rõ ràng những rủi ro và các biện pháp giám sát Phục vụ mục đích cung cấp các giải pháp kỹ thuật cụ thể hoặc các tiêu chuẩn liên quan đến ngân hàng. .. sở pháp lý để sử dụng chứng từ điện tử & chữ ký điện tử trong hoạt động nghiệp vụ kế toán & thanh toán ngân hàng là Quyết định 196/TTg ngày 01/04/1997 & sau đó là Quyết định 44/2002/QĐ-TTg ngày 21/03/2002 của Thủ tướng Chính phủ Tuy vậy, trong quá trình phát triển mở rộng giao dịch điện tử Ngân hàng, nhất là hoạt động thanh toán điện tử & mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử, còn gặp nhiều hạn chế do chưa... mà các bên (ngân hàng, khách hàng) giao kết hợp đồng điện tử không thể bỏ qua nếu muốn có đủ chứng cứ hợp lệ cho một vụ tranh chấp III Thực trạng phát triển thanh toán điện tử tại các NHTM VN Các dịch vụ thanh toán bằng thẻ, tiếp đến các website mua bán trên mạng dần xuất hiện và phát triển nhanh chóng tại Việt Nam như: điện, nước, internet, điện thoại, bảo hiểm, mua vé máy bay… Số lượng các ngân hàng. .. tra, thống kê thương mại điện tử; Lập kế hoạch triển khai thương mại điện tử; Dịch vụ công trực tuyến; các kỹ năng khai thác, quản lý và câp nhật thông tin thương mại trực tuyến  Tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu về kỹ năng thương mại điện tử cho doanh nghiệp trên địa bàn Tuyên truyền, quảng bá thương mại điện tử trên các phương tiện truyền thông: Phổ cập kiến thức thương mại điện tử trên truyền... vị mình Các ngân hàng tích cực tham gia, cộng tác với các chương trình, dự án của các cơ quan Nhà nước trong hoạt động phát triển thương mại điện tử; Chủ động triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong các hoạt động của đơn vị mình 2 Nhóm giải pháp vi mô 2.1 Đối với ngân hàng a Nâng cao năng lực về giao dịch điện tử: tìm hiểu và tuân thủ các luật, quy định của nhà nước về giao dịch điện tử b Cần... đề một cách phù hợp b Khác nhau Khung pháp lý Việt Nam Hiệp ước Basel phần: Các nguyên tắc quản trị rủi ro trong ngân hàng điện tử Là một văn bản luật có tính chất pháp lý bắt buộc các ngân hàng phải thực hiện đúng Là các nguyên tắc về quản trị rủi ro, có thể được các cơ quan giám sát ngân hàng quốc gia sử dụng làm công cụ và chỉnh sửa cho phù hợp với các yêu cầu và mức độ rủi ro cụ thể tại các quốc... trong việc phát triển dịch vụ thanh toán điện tử Ông Nguyễn Phương Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) , cho rằng nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam về công nghệ thông tin cũng như thương mại điện tử hiện nay còn hạn chế nên quyền lợi của họ bị xâm phạm khi tham gia giao dịch là không ít Thực tế, nhiều gian lận trong thương mại điện tử đã xảy ra, đang tồn tại phổ biến trong. .. thiếu sự kết nối tổng thể giữa các ngân hàng, khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa khiến người tiêu dùng chưa mạnh dạn tham gia cũng như thụ hưởng các tiện ích từ thanh toán điện tử Không thể phủ nhận sự tiện lợi của dịch vụ thanh toán điện tử qua ngân hàng nhưng đa số người dân còn e ngại rủi ro khi tiếp cận với công nghệ mới do hiểu biết còn hạn chế về dịch vụ Ngân hàng cần phải hướng dẫn sử . ro trong thanh toán điện tử tại các NHTM Việt Nam 1. Khái niệm rủi ro trong thanh toán điện tử Rủi ro trong thanh toán điện tử là những tổn thất, mất mát xảy ra trong quá trình thực hiện các. khách hàng 7 II. Rủi ro trong thanh toán điện tử tại các NHTM Việt Nam 7 1. Khái niệm rủi ro trong thanh toán điện tử 7 2. Phân loại rủi ro 7 2.1 Rủi ro từ phía khách hàng 7 2.2 Rủi ro từ. Thanh toán điện tử 4 1. Khái niệm 4 2. Các hình thức thanh toán điện tử 4 3. Lợi ích của thanh toán điện tử 5 3.1 Một số lợi ích chung của thanh toán điện tử 5 3.2 Lợi ích đối với ngân hàng

Ngày đăng: 01/05/2015, 19:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan