tiểu luận Bảo Vệ Và Phát Triển Các Làng Nghề Truyền Thống Ven Đô

16 962 0
tiểu luận Bảo Vệ Và Phát Triển Các Làng Nghề Truyền Thống Ven Đô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu khoa học BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VEN ĐÔ TÓM TẮT: -Việt Nam là một nước có gần 80% dân số làm nông nghiệp. Cả nước có nhiều làng nghề truyền thống. Những làng này thường tập trung ở các vùng ven đô. -Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự tác động của đô thị hoá đối với các khu vực này là một tất yếu khách quan. Bảo vệ, tôn tạovà phát triển các làng nghề truyền thống nh thế nào cho phù hợp, để không lạc hậu với thời đại, mà vẫn giữ gìn được bản sắc truyền thống dân tộc là vấn đề cần được nghiên cứu kỹ. -Trong thời gian qua, nhờ sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng khai thác lợi thế gắn liền với kinh tế thị trường mà một số làng nghề truyền thống ven đô có bước phát triển nhanh. Lương Khắc Hiếu Líp: QLVH2 1 Nghiên cứu khoa học -Chóng ta xây dựng làng nghề truyền thống trên cơ sở lịch sử làng xã mà trong đó tồn tại cái hợp lý và cả cái không hợp lý. -Đặc trưng cơ bản của sự phát triển làng xã trước đây là tính khép kín và hướng nội, cách tổ chức làng xã thường phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế- xã hội. -Quá trình phát triển tự nhiên làng xã cổ truyền là tự phát, hỗn canh, hỗn cư manh mún…chỉ phù hợp với nền sản xuất tiểu nông. -Ngày nay sù giao lưu giữa thành thị và nông thôn ngày càng mở rộng; nhiều làng mạc ven đô đang dần dần đô thị hoá, và làm mất dần nét đặc trưng của làng. -Việc sản xuất ở các làng xã tự phát triển theo hệ thống kinh tế hộ gia đình. Cơ cấu sản xuất, kinh doanh được thay đổi dẫn đến sự phân hoá nghề nghiệp một cách tự nhiên. -Nếu đô thị hoá không gian ở vùng ven đô có quy hoạch, có trật tự thì sẽ giảm mật độ dân số quá cao ở nội thành, tạo điều kiện hợp lý phân vùng nội thành, đưa các khu công nghiệp ô nhiễm ra khỏi Lương Khắc Hiếu Líp: QLVH2 2 Nghiên cứu khoa học nơi dân cư đông người, bảo tồn được di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh. -Cần hướng tới mục tiêu xoá dần sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn. Muốn thế phải phát triển các ngành nghề truyền thống tại gia đình và hợp tác sản xuất với các xí nghiệp của đô thị. -Việc bảo vệ và phát triển làng truyền thống ven đô trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải xem xét đến những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng không gian ở truyền thống. Đó là các yếu tố sau: + Yếu tố tự nhiên. + Yếu tố kinh tế- xã hội. + Yếu tố khoa học kỹ thuật. + Yếu tố quy hoạch đô thị. + Xây dựng và bảo vệ môi trường cảnh quan cho làng. + Yếu tố truyền thống của làng. + Tính cách mạng trong xây dựng làng truyền thống Lương Khắc Hiếu Líp: QLVH2 3 Nghiên cứu khoa học Những vấn đề cơ bản trong việc bảo vệ và phát triển làng truyền thống ven đô: -Gắn liền quy hoạch phát triển không gian ở của làng truyền thống với việc phục vụ sản xuất công- nông nghiệp và thương nghiệp. -Quan tâm đầy đủ các nhu cầu về ở, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hoá của người dân. -Bảo đảm cơ cấu xây dựng cải tạo làng trước mắt và phát triển làng trong tương lai. - Thoả mãn các tiện nghi mới về ở cho các loại căn hộ trong làng có nghành nghề truyền thống. - Tạo mọi điều kiện giảm bớt sự cách biệt về ở giữa nội thành và ngoại thành. Lương Khắc Hiếu Líp: QLVH2 4 Nghiên cứu khoa học Phân tích và đánh giá Việt Nam là một nước có gần 80% dân số làm nông nghiệp. Cả nước có nhiều làng nghề truyền thống, những làng này thường tập Lương Khắc Hiếu Líp: QLVH2 5 Nghiên cứu khoa học trung ở những làng ven đô. mỗi làng có nghề chuyên môn riêng: Làng thợ ngoã Nội Duệ, làng chạm khảm Đồng Hương( Bắc Ninh), làng dệt tơ tằm Vạn Phúc, làng rèn Đa Sĩ( Hà Tây), Làng trồng cây cảnh Nhật Tân, Phú Thượng, làng trồng dâu nuôi tằm Phú Thuỵ( Hà Nội), Các làng này có nhiều di sản văn hoá truyền thống đặc trưng cần được bảo vệ, tôn tạo, phát triển. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự tác động của đô thị hoá đối với các khu vực này là một tất yếu khách quan. Bảo vệ, phát triển làng nghề truyền thống như thế nào cho phù hợp, để không lạc hậu với thời đại, mà vẫn giữ gìn được bản sắc truyền thống dân tộc trong quá trình đô thị hoá và phát triển đô thị là một vấn đề cần phải được nghiên cứu kỹ càng. Sù thay đổi cơ cấu chức năng cùng với các nhu cầu về quy hoạch- kiến trúc trong quá trình phát triển, đặc biệt là giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều nhất định sẽ xảy ra, và có thể có những hiện tượng biến đổi đột phá ở một số vùng, nhất là ven đô. Lương Khắc Hiếu Líp: QLVH2 6 Nghiên cứu khoa học Ttrong thời gian qua, nhờ sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất thế hướng khai thác lợi thế gắn liền với kinh tế thị trường mà một số làng nghề truyền thống ven đô có bước phát triển nhanh; theo đó nhu cầu về nhà ở, văn hoá xã hội ngày càng tăng lên. Tìm ra những yếu tố cơ bản của sự hình thành và phát triển không gian đô thị hiện đaị với sự biến đổi về không gian kiến trúc- quy hoạch của các làng nghề nhằm mục đích tạo ra hệ cân bằng sinh thái trong sự phát triển bền vững, hội nhập mà không làm mất đi đặc trưng truyền thống của làng là một vấn đề cấp bách hiện nay. Chóng ta xây dựng làng nghề truyền thống trên cơ sở lịch sử làng xã mà trong đó tồn tại cái hợp lý và cả cái không hợp lý. Hàng bao đời nay, làng xã là đơn vị hành chính trực tiếp nhất với người dân ở nông thôn, là cơ sở kinh tế cung cấp sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp cho đất nước và là nguồn nhân lực cho mọi hoạt động kinh tế xã hội. Đặc trưng cơ bản của sự phát triển làng xã trước đây là tính khép kín và hướng nội, cách tổ chức làng xã thường phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế- xã hội. Làng được vây quanh bằng luỹ tre Lương Khắc Hiếu Líp: QLVH2 7 Nghiên cứu khoa học xanh, có cổng ngõ lưu thông với bên ngoài( tối đóng ngày mở). Mỗi làng có trung tâm văn hoá tinh thần của mình là đình làng, có thành hoàng, có phong tục tập quán riêng Trung tâm thương nghiệp phục vụ là chợ làng họp theo phiên. Không gian ở trong một khuôn viên cũng là không gian khép kín. Các gia đình cùng dòng họ thường quây quần bên nhau và có nhà thờ là nơi cả họ xum họp để tưởng nhớ đến các bậc tiền bối và nhắc nhở con cháu cố gắng trong cuộc sống để dòng họ được sáng giá muôn đời. Quá trình phát triển tự nhiên làng xã cổ truyền là tự phát, hỗn canh, hỗn cư manh mún chỉ phù hợp với nền sản xuất tiểu nông. Ngày nay, trong giai đoạn mới với nền kinh tế thị trường phát triển theo đà đi lên và thay đổi của xã hội, sự giao lưu giữa thành thị và nông thôn ngày càng mở rộng; nhiều làng mạc ven đô đang dần dần đô thị hoá. Các “ phố làng” đang xuất hiện ngày càng nhiều với hình thức kiến trúc du nhập từ đô thị đang làm mất dần nét đặc trưng của làng. Việc sản xuất ở các làng xã tự phát triển theo hệ thống kinh tế hộ gia đình. Cơ cấu sản xuất, kinh doanh được thay đổi dẫn đến sự Lương Khắc Hiếu Líp: QLVH2 8 Nghiên cứu khoa học phân hoá nghề nghiệp một cách tự nhiên. Vùng nông thôn ven đô đã xuất hiện thành phần dân cư mới, hiện tượng chuyển biến dân cư diễn ra một cách tự phát tuỳ theo điều kiện của mỗi làng với sự thay đổi dần nội dung chức năng từ sản xuất nông nghiệp sang bán nông nghiệp, bán thành thị, phi nông nghiệp và đối tượng ăn, ở, sinh hoạt cũng trở nên phù hợp với vị trí môi trường sản xuất, kinh doanh. Các làng xã vùng ven đô là nơi diễn ra những biến động rõ nét nhất, trước hết là ruộng đất ở đấy dành cho sự phát triển những khu ở mới của đô thị và khu công nghiệp. Chính sự mất đi đất canh tác mà người nông dân ven đô phải chuyển sang hướng sản xuất khác, nghành nghề khác. Từ đó phá vỡ sự cân bằng sinh thái trong vùng, đặc biệt là sự biến dạng hoặc mất đi những làng nghề truyền thống. Tốc độ tăng dân số quá nhanh ở vùng này so với tiềm năng canh tác và khả năng tạo việc làm ở đô thị và nông thôn. Lao động dư thừa cả ở đô thị và nông thôn( đặc biệt gay gắt ở những đô thị lớn và vùng ven) ảnh hưởng tới các trung tâm đô thị. Việc mất đất canh tác do phát triển thổ cư và xây dựng các kết cấu hạ tầng cũng diễn ra ở nhiều vùng ven các đô thị lớn. Lương Khắc Hiếu Líp: QLVH2 9 Nghiên cứu khoa học Vùng ven đô là vùng đệm cuung cấp tài nguyên, sức người cho nội thành, là cầu nối chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật của đô thị về nông thôn. Nông thôn ven đô thường có xu thế đô thị hoá nhanh. Tốc độ tuỳ thuộc vào tính chất, đường lối phát triển kinh tế của đô thị và cả vùng ven đô đó. Nếu “đô thị hoá” không gian ở vùng ven đô có quy hoach, có trật tự thì sẽ giảm mật độ cư trú quá cao ở nội thành, tạo điều kiện hợp lý phân vùng nội thành, đưa cac khu công nghiệp ô nhiễm ra khỏi nơi đông người, bảo tồn được di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh. Ngoài ra, còn tạo điều kiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nhà ở theo quy hoạch, nâng cao chất lượng không gian ở ngay từ buổi ban đầu. Cần hướng tới mục tiêu xoá dần sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn. Muốn thế, phải phát triển các ngành nghề truyền thống tại gia đình và hợp tác sản xuất với các xí nghiệp ở đô thị. Xã hội đổi mới, nền kinh tế thị trường cũng đổi mới. Khi phương thức sống thay đổi thì nhu cầu ở cũng thay đổi, dẫn đến không gian ở cũng thay đổi theo. Việc bảo vệ và phát triển làng truyền thống ven đô trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải xem xét đến Lương Khắc Hiếu Líp: QLVH2 10 [...]... kiến của dân thì mới bảo vệ và phát triển làng truyền thống được Quy hoạch các khu vực trong làng truyền thống nên theo hướng tập trung, vì ở làng ven đô quỹ đất ngày càng thu hẹp và quý giá, cần kết hợp yếu tố cảnh quan kiến trúc cũ và mới trong cải tạo và nâng cấp các khu vực công cộng Làng truyền thống ven đô từ xưa đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của đất nước Sự phát triển của đất nước ngày... Líp: QLVH2 Nghiên cứu khoa học theo sự đổi mới đi lên của nông thôn ven đô Đón trước quá trình phát triển của làng truyền thống trong tương lai, trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống xây dựng nông thôn Việt Nam là cả một vấn đề lớn cần được quan tâm nghiên cứu để thúc đẩy việc bảo vệ và phát triển các làng nghề truyền thống ven đô, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiên đaị hoá đất nước Lương... đến các công trình công cộng như trường học, câu lạc bộ đều được quan tâm xây dựng sao cho thoả mãn người sử dụng Một cuộc cách mạng xây dựng làng xóm đã bắt đầu Những vấn đề cơ bản trong việc bảo vệ và phát triển làng truyền thống ven đô: -Quy hoạch là biện pháp hết sức quan trọng để phát triển không gian ăn ở của làng, góm phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao mức sống văn hoá cho người dân làng. .. nghề truyền thống Muốn vậy cần tuân thủ các nguyên tắc: - Gắn liền quy hoạch phát triển không gian ở của làng truyền thống với việc phục vụ sản xuất công- nông nghiệp và thương nghiệp - Quan tâm đầy đủ các nhu cầu về ở, phục vô sinh hoạt văn hoá của người dân - Bảo đảm cơ cấu xây dựng cải tạo trước mắt và phát triển làng trong tương lai Lương Khắc Hiếu 14 Líp: QLVH2 Nghiên cứu khoa học - Thoả mãn các. .. dựng của các thành Lương Khắc Hiếu 11 Líp: QLVH2 Nghiên cứu khoa học phần kinh tế; mạng lưới giao thông phát triển và có hệ thống cấp điện, nước -Yếu tố quy hoạch đô thị: Sự phát triển đô thị hoá vùng ven đô ngày càng nhanh cùng với sự gia tăng dân số đòi hỏi phải có cơ cấu xây dựng ven đô hợp lý cho mỗi làng Ngày nay có quy hoạch phải tuân theo, có thiết kế bảo đảm chất lượng về kỹ thuật và mỹ thuật,... ở truyền thống Đó là các yếu tố sau đây: -Yếu tố tự nhiên: Ngôi nhà ở tuy là hệ cân bằng sinh thái nhưng chưa hoàn chỉnh, vì mới chỉ cân bằng một phần, nên chú ý phát triển làng trên cơ sở đặc điểm địa hình địa phương -Yếu tố kinh tế- xã hội: Làng là một chủ thể khá phức tạp, là nền tảng phát triển xã hội nói chung và đời sống xã hội nói riêng Ngày nay, đời sống xã hội trong làng phức tạp hơn xưa Các. .. lai Lương Khắc Hiếu 14 Líp: QLVH2 Nghiên cứu khoa học - Thoả mãn các tiện nghi mới về ở cho các loại căn hộ trong làng có ngành nghề truyền thống - Tạo mọi điều kiện giảm bớt sự cách biệt về ở giữa nội thành và ngoại thành ĐÁNH GIÁ: Quy hoạch làng xã, phải dựạ trên cơ sở phát huy những truyền thống tốt đẹp của làng xưa kết hợp với đặc điểm thiên nhiên, địa hình, khí hậu địa phương cùng với những yêu... lĩnh vực đời sống và xây dựng -Tính cách mạng trong xây dựng làng truyền thống: quá trình phát triển kinh tế- xã hội của làng kéo theo nhu cầu ăn, ở, đi lại, có tiện nghi, giữ gìn sức khoẻ, thưởng thức văn hoá, nghệ thuật, thể thao Đình làng ngày nay không còn là nơi duy nhất thoả mãn sinh hoạt công cộng cho người dân Mọi sinh hoạt công cộng đều phải được tổ chức một cách hợp lý và có hiệu quả cao... -Xây dựng và bảo vệ môi trường cảnh quan cho làng: Vì cần nhiều đất đai xây dựng, ao hồ bị lấp dần, các sông tiêu nhỏ, chênh lệch mức cao thấp nên gây úng ngập, ảnh hưởng đến môi trường nên cần phải đổi mới hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm tiện nghi, trong sạch, thẩm mỹ, an toàn Làng chính là một đơn vị sinh thái, chịu tác động của quy luật tự nhiên, nhưng cách mạng khoa học- kỹ thuật dặt ra cho làng một thách... đời sống xã hội Con người sống trong hoàn cảnh thiên nhiên; các hoạt động ăn, ở, nghỉ nghơi của họ bị lôi cuốn vào quá trình sản xuất xã hội ở đó nhằm thích ứng với thiên nhiên Mỗi làng sử dụng những thành tựu của thời đại trước để cải tạo nơi ở của mình tốt hơn Phong tục tập quán của làng được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở phát triển kinh tế, chính trị, xã hội Cần trân trọng những yếu . sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn. Muốn thế phải phát triển các ngành nghề truyền thống tại gia đình và hợp tác sản xuất với các xí nghiệp của đô thị. -Việc bảo vệ và phát triển làng truyền. khoa học BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VEN ĐÔ TÓM TẮT: -Việt Nam là một nước có gần 80% dân số làm nông nghiệp. Cả nước có nhiều làng nghề truyền thống. Những làng này thường. cơ bản trong việc bảo vệ và phát triển làng truyền thống ven đô: -Gắn liền quy hoạch phát triển không gian ở của làng truyền thống với việc phục vụ sản xuất công- nông nghiệp và thương nghiệp. -Quan

Ngày đăng: 30/04/2015, 10:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VEN ĐÔ

    • Phân tích và đánh giá

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan