Tìm hiểu chợ” trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn”

15 427 0
Tìm hiểu chợ” trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU “ Nhất cận thị, nhị cận giang”_ không phải ngẫu nhiên mà trong dân gian từ lâu đã tồn tại câu tục ngữ đó nh mét tiêu chuẩn chọn nơi đặt nhà. “Chợ” cùng với những hoạt động kinh tế của nó đã gắn chặt với tâm thức của người dân Việt, trở thành một phần không gian văn hoá theo suốt cuộc đời mỗi con người bên cạnh “nhà”, “làng”, “nước”. Không gian văn hoá Êy vẫn luôn luôn được bảo tồn trên bước đường Nam tiến của cư dân Bắc Bộ, nói cách khác, chợ luôn là một thành tố không thể thiếu khi đề cập đến đời sống sinh hoạt của cư dân ở bất cứ vùng đất nào trên quê hương Việt Nam. Chính vì vậy, không có lÝ do gì một cuốn sử viết về tình hình xã hội Đàng Trong vào thế kỉ XVIII như Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn lại không nhắc đến chợ và tác động của nó đối với văn hoá của cư dân nơi đây. Tất nhiên, do đặc trưng của cuốn sử này là một tập bót ký ghi chép tất cả những điều mắt thấy tai nghe trong sáu tháng Lê Quý Đôn làm quan ở Thuận Hoá, nên dung lượng đề cập đến chợ của ông không nhiều và phần nào còn tản mạn. Vẫn biết với một số lượng khiêm tốn các chợ thống kê được( 63 lần), việc sử dụng phương pháp định lượng để dựng nên một cái nhìn toàn diện về chợ của xứ Đàng Trong là không thể. Tuy nhiên, nếu lùa chọn phương pháp định lượng kết hợp với nhận xét trực tiếp trên cơ sở những đoạn trích dẫn từ văn bản thì lại có thể là một giải pháp để khắc phục những hạn chế đó. Song do chưa có điều kiện tham khảo các sách có liên quan đến đề tài đang đặt ra- chợ trong Phủ biên tạp lục, nên những đánh giá nhận xét rót ra vẫn chỉ dừng lại ở những suy đoán, giả thiết. Có thể đúng và cũng có thể sai, song có lẽ điều quan trọng nhất là những suy đoán Êy đã được rót ra dùa trên sự phân tích trực tiếp văn bản, chứ không phải là một sự sao chép đơn thuần. Chắc chắn đó cũng chính là mục tiêu đặt ra và cần đạt tới đối 1 với bất cứ một đề tài nào, dù chỉ là đề tài rất nhỏ “ Tìm hiểu “chợ” trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn” nh đề tài dưới đây. NỘI DUNG Nh chóng ta đã biết, Phủ biên tạp lục là những ghi chép của Lê Quý Đôn về xứ Đàng trong vào thế Kỉ XVIII. “Những ghi chép này phản ánh sinh động tình hình chính trị và đời sống kinh tế- xã hội của người dân xứ Đàng trong”. Sự phát triển sôi động của thương mại- yếu tố tạo nên sức sống cho xứ Đàng trong buổi đầu không thể tách rời sự tồn tại của các chợ- trạm trung chuyển hàng hoá giữa các khu vực trong vùng Thuận Quảng và với thuyền buôn nước ngoài. Qua thống kê về các chợ ở phần phụ lục có thể chia thành hai nhóm chính: I)Nhóm 1: Các chợ gắn với tên riêng Các chợ có tên cụ thể được đề cập đến 46 lần, phân bố trong các quyển lần lượt nh sau: Quyển Sè lần đề cập đến chợ I 0 II 14 III 0 IV 31 V 0 VI 1 Nhìn chung, trong sè 6 quyển của Phủ Biên tạp lục, chúng ta có thể thấy sự tương quan về tần số xuất hiện của các chợ có tên cụ thể giữa các phần của cuốn sách.Trong quyển IV, số lần đề cập đến chợ nhiều nhất (31 lần),do quyển IV đóng vai trò là phần tài liệu về các lệ thuế đầu nguồn, tuần ty, đầm hồ, chợ đò. Đã là biểu hiện của sù giàu có của vùng đất này 2 nhưng đồng thời cũng gián tiếp phản ánh chính sách bóc lột nặng nề của quan lại đối với nhân dân xứ Đàng Trong. Sau quyển IV, quyển II cũng đề cập nhiều đến các chợ (14 lần), bởi đây là phần mô tả hình thế núi sông, thành luỹ, trụ sở, đường xá, bến đò, nhà trạm và chợ được coi như một thành tố tạo nên thiên nhiên vùng đất Thuận Hoá và Quảng Nam. Việc nhắc đến tên riêng của các chợ trong hai quyển II và IV nếu xét dưới hai góc độ địa lý học và kinh tế học nhằm hai mục đích chính. Dưới góc độ địa lý học, dụng ý của Lê Quý Đôn khi kể tên các chợ và đặt vào không gian xứ Thuận Quảng là để xác định cung đường và thời gian đi đường trên hành trình của ông. Có thể xem đây là một cách vẽ bản đồ bằng văn bản, tương tù nh cấu trúc của một cuốn cẩm nang du lịch để hướng dẫn người đi đường. Đây là mục đích đặt ra trong quyển II. Từ nhận định trên đây chúng ta có thể chiếu vào đời sống hiện đại, nơi mà dấu Ên của lịch sử vẫn còn rất đậm nét. Không chỉ ở thế kỷ XVIII, việc ghi chép tỉ mỉ về các tên chợ trên đường đi đã có tác dụng rất lớn trong việc giúp những người lần đầu tiên đến thị sát Thuận Hoá biết chính xác đường đi và thời gian đi để sắp xếp lịch trình cho hợp lý. Mà ngay trong đời sống hiện tại, tư duy chỉ đường bằng kể tên chợ vẫn phổ biến trong lối sống của người dân. Vấn đề là tại sao lại có hiện tượng này?. Do chợ gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày chăng? Hay do chợ là chỗ tập trung đông người nên nếu ta hỏi đường bằng cách kể tên chợ, người hỏi đường sẽ dễ dàng tìm được đường hơn?. Rõ ràng, thời đại có thể thay đổi, song tư duy thì khó có thể một sớm một chiều thay đổi. Đó là dưới góc độ đia lý học, còn dưới góc độ kinh tế học, chợ gắn liền với sè tiền thuế thu được từ chợ. Thứ nhất, nếu nhìn vào phụ lục số tiền thuế thu được từ các chợ trong quyển IV, chóng ta thấy có một sự chênh lệch khá lớn. Liệu có phải chợ có 3 qui mô lớn thì tiền thuế thu được cũng lớn không? Để tìm hiểu qui mô các chợ được kể tên trong Phủ biên tạp lục, chúng ta thử sắp xếp các chợ thành ba nhóm: Tiêu chí phân nhóm chợ Số chợ Chợ có số thuế thu được dưới 100 quan 19 Chợ có số thuế thu được từ 100- 200 quan 3 Chợ có số thuế thu được trên 200 quan 2 Nh vậy trong số các chợ được thống kê, những chợ trung bình chiếm tỉ lệ lớn hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật thông thường , vì những chợ có quy mô lớn chỉ phân bè ở mét số địa bàn trọng yếu, nơi tập trung đông dân cư và nhu cầu trao đổi hàng hoá lớn, còn lại phần lớn là những chợ trung bình. Thứ hai, một số chợ gắn với các bến đò, có lẽ vì gần các bến đò là các ngã ba sông có đường giao thông thuận tiện nên dễ dàng buôn bán hơn? Các chợ gắn với bến đò thường được nhắc đến dưới hai hình thức. Mét là: “Chợ và đò” như chợ Phú Vinh và đò Xuân Hội; chợ và đò Đồng Nai; chợ và đò Dinh củ; chợ và đò Sài Gòn. Trong các chợ và đò này, chỉ có chợ và đò Sài Gòn là các qui mô lớn nhất với số thuế thu được là từ 100-200 quan ( 178), còn các chợ và đò còn lại, phần lớn đều dưới 100 quan. Hai là, các chợ gắn liền với bến đò còn được nhắc đến dưới hình thức “Đò từ chợ… đến chợ…”, như :đò chợ dinh Xuân Dương; đò dọc khứ hồi từ chợ dinh Xuân dương đến chợ Sãi, Cam Lé, Phả Lại; đò từ chợ Dinh Trạm đến chợ Hồ Xá. Còng nh các “chợ và đò”, số thuế thu được từ các đò chợ kiểu này phần lớn chỉ ở mức trung bình, chỉ có đò ở chợ dinh Xuân dương là lớn nhất, lên tới trên 200 quan( 258 ). Do đò này gắn với một chợ dinh vào loại 4 lớn, nên lượng khách đi chợ bằng đò đông hơn, đồng thời số thuế thu được từ việc kinh doanh bến đò cũng lớn hơn. Cùng nằm trong luận điểm về mối quan hệ giữa chợ với vị trí địa lý thuận lợi có thể kể ra đây trường hợp của các chợ gắn với các dinh, chẳng hạn nh chợ dinh Xuân Dương; chợ dinh Bình Khang; chợ dinh Nha Trang. Số tiền thuế thu được không hề nhỏ từ các chợ này đã chứng minh việc gắn kết giữa chợ với một dinh cụ thể là cách làm đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, ngay trong tên của một số chợ cũng phản ánh vị trí thuận lợi mà chợ được đặt vào. Có thể nhận rõ điều đó qua những đoạn trích: “Đi về phía Đông Nam, qua An Phóc, Thiên Léc đến thôn An Lão xã Lương Xá, tục gọi là chợ Đón, đó là đường giữa” hay “Xã Phả Lại, huyện Đăng Xương, tục gọi là chợ Sòng, là chỗ đường thuỷ bộ tụ họp đi lại tất phải qua đấy”. Chọn những vị trí thuận lợi đặt chợ để đem lại hiệu quả kinh tế cao, đó là một cách ứng xử hợp lý của các di dân người Việt trước thiên nhiên và điều kiện xã hội trên vùng đất mới mà họ đang khai phá. Thứ ba, ngay trong việc kể tên các chợ còng gợi mở những hiểu biết về sự thiết lập bước đầu mối quan hệ buôn bán giữa các vùng miền của xứ Đàng Trong, từ miền núi đến đồng bằng, giữa người Man và người Thượng. Quan hệ buôn bán Êy diễn ra chủ yếu ở thị trấn Cam Lé, và đây cũng được coi là con đường thương mại quan trọng nhất của Thuận Hoá vào khoảng thế kỷ XVIII “Người Man cũng lấy voi chở hàng hoá xuống chợ Cam Lé để bán”. Hay “Mỗi năm đến tháng Tám, khách buôn đóng bè chở xuống chợ Cộc bán gỗ cây gỗ súc kể có hàng nghìn trăm cây, lớn nhỏ tuỳ dùng”. Trong đoạn trích đầu tiên, chủ thể buôn bán được đề cập đến một cách trực tiếp “người Man”, chính là muốn nói tới quan hệ buôn bán giữa khu vực miền núi với đồng bằng. Còn trong đoạn trích thứ hai, dù tác giả không đề cập trực tiếp đến người Man, chóng ta cũng có thể suy đoán 5 những khách buôn ở đây không phải dân vùng đồng bằng, có nh vậy họ mới cần phải “đóng bè chở xuống chợ”. II) Nhóm 2: Nhóm các chợ không gắn với tên riêng Khác với nhóm các chợ có tên cụ thể, nhóm các chợ không gắn với tên riêng chiếm số lượng Ýt hơn gồm tổng cộng 17 chợ, xuất hiện rải rác trong cả 6 quyển của Phủ biên tạp lục: Quyển Sè chợ I 3 II 1 III 0 IV 7 V 0 VI 6 Như vậy chỉ riêng tần xuất xuất hiện của những từ chợ-không gắn với tên riêng và chợ-gắn với tên riêng đã cho thấy vị trí của chợ trong tâm thức, trong suy nghĩ người Việt, mà Lê Quý Đôn- người trực tiếp biên soạn cuốn sử này là một minh chứng sinh động. NÕu nh chợ- gắn với tên riêng được nhắc đến chủ yếu với 2 dông ý: miêu tả vị thế, đường đi và tình hình thuế khoá của các đơn vị kinh tế của hai vùng Thuận Quảng. Thì những chợ- không gắn với tên riêng lại phản ánh nhiều khía cạnh phong phó trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân xứ Đàng Trong. Trước hết, chợ được nhắc đến như là một biểu hiện sinh động cho cuộc sống Êm no, sung túc của người dân sau mỗi một chính sách hợp lý được chính quyền ban hành và phát huy tác dụng: “chợ không bán hai giá, người không ai trộm cướp”, “ đón tiếp ở cửa quan đông như chợ”, “chợ phè liền nhau, đường cái đi ở giữa”. 6 Thứ hai, chợ cũng phản ánh sâu sắc sự phát triển kinh tế thương mại của xứ Đàng Trong. Lê Quý Đôn đã đưa ra ví dụ về một phiên chợ “lùa trâu đến 300 con đến bán” với lượng hàng hoá lớn tiêu thụ trong vùng để cho thấy tiềm năng kinh tế và sự năng động rất đặc trưng của một vùng đất mới. Chỉ ở một chợ phiên mà đã tập trung lượng hàng hoá lớn như vậy, liệu chóng ta có nên lạc quan về một dấu hiệu của nền kinh tế hàng hoá phát triển, trong đó hoạt động trao đổi hàng hoá không chỉ dừng lại ở phạm vi vùng mà còn mở rộng với các thuyền buôn nước ngoài không? Thứ ba, nhắc đến chợ không thể không nhắc đến tiền tệ, phương tiện trao đổi chính được sử dụng trong chợ. “Ở chỗ chợ búa thường thấy tiền kẽm mới mỏng và nhỏ rất nhiều”. Cho đến thế kỉ XVIII, tiền đã trở nên phổ biến trong trao đổi thương mại đến mức đã xuất hiện những đồng tiền kẽm giả. Chủ nhân ban đầu của những đồng tiền này chắc chắn là những tư nhân, những người đã thành công trong việc đưa ra tiêu thụ một số lượng tiền lớn trong dân gian. Điều này không thể xảy ra nếu không có trung gian là những chỗ “chợ búa” . Vậy là, chợ vừa được coi là biểu hiện cho cuộc sống Êm no của người dân, vừa được dùng khi muốn nói đến mét hiện tượng xấu xuất hiện trong đời sống- hiện tượng đúc và tiêu thụ tiền giả. Sù xuất hiện những loại tiền giả, kém chất lượng có thể gây ảnh hưởng đối với mối quan hệ trao đổi buôn bán với Đàng Trong của các thuyền buôn của Đàng Ngoài và nước ngoài. Thứ tư, sự liên hệ giữa chợ với đời sống hằng ngày của con người cũng hết sức đáng lưu ý. Trước hết, đó là trường hợp của các thôn chợ. Tại sao không phải là làng chợ hay xã chợ mà lại là thôn chợ, mà chủ yếu là để chỉ khu vực Phú Xuân “Các thôn chợ ở trên dưới thành Phú Xuân, trồng cây cao lớn rất nhiều” và “Người các thôn chợ ở tả hữu thành Phú Xuân, nhiều người đem thuyền ra cửa biển chở nước mặn đầy vài mươi chum”. Thôn 7 chợ, sự gắn bó giữa một đơn vị hành chính với đơn vị kinh tế-chợ đã làm cho kinh tế thương nghiệp có điều kiện phát triển hơn, sản vật hàng hoá trong vùng được luân chuyển nhịp nhàng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu như mối quan hệ chợ- dinh cho thấy sự phát triển thương mại ở khu vực thành thị sầm uất thì chợ-thôn lại cho thấy bộ mặt kinh tế ở nông thôn. Sự phát triển song song đồng bộ giữa kinh tế các vùng là mét đặc điểm khác biệt của xứ Đàng Trong so với Bắc Bộ. Làng ở nông thôn Bắc Bộ là đơn vị kinh tế tự cấp tự túc và chợ làng là một phương tiện hữu hiệu để duy trì sự đóng kín về quan hệ thương mại của làng. Tất cả những nhu cầu cần thiết của người dân trong làng đều có thể được thoả mãn ở những phiên chợ làng, do đó việc mở rộng buôn bán ra bên ngoài là không cần thiết. Tuy nhiên điều này không thể tồn tại ở mảnh đất xứ Đàng Trong. Với đặc trưng một miền đất mới được khai thiết, thực chất là tiếp quản từ tay người Chăm pa, việc thực hiện chính sách thương mại tự do của họ Nguyễn và tính cách thực dụng, mềm dẻo của các di dân người Việt tất yếu đã đưa đến điểm khác biệt nổi bật trên đây. Bên cạnh khía cạnh vật chất, chợ còn được dùng để biểu hiện tính cách và tâm tư của con người. Chẳng hạn, khi muốn miêu tả hình ảnh một con người chuyên quyền, độc đoán, bóc lột tàn tệ đối với dân chúng, Lê Quý Đôn đã gắn hành động của người đó với “chợ” : “Chỉ phát cho nhà bếp 4 tiền ra chợ ức mua”, “ Hễ nói thiếu một vị gì thì nhà bếp chạy vạy khắp nơi tìm mua, phố chợ nhén cả lên”. Có một điều cần phải khẳng định là chợ với đời sống vật chất con người luôn có một sợi dây liên hệ tù nhiên và lâu bền. Hiểu được điều đó, chúng ta sẽ không thấy có gì đáng ngạc nhiên khi mà “chợ” ảnh hưởng cả vào phong cách nói năng, ứng xử của tác giả Phủ Biên tạp lục đối với những điều mắt thấy tai nghe trên đường Nam tiến. 8 Đứng ở một góc nhìn cụ thể hơn, chợ còn gắn với hình ảnh người phụ nữ và thiên chức bÈm sinh của họ “cho đến đàn bà buôn bán đi chợ hay đi xa cũng cưỡi ngựa là thường”. Ở đây, tính nữ của văn hoá Việt Nam_ mà cụ thể là vai trò buôn bán, đảm bảo cuộc sống gia đình của người phụ nữ không hề nhạt bớt cả khi nó đã được đặt vào một không gian sinh tồn mới- không gian của vùng đất phương Nam. Ngược lại, sù phát triển của thương mại tự do càng đem đến cho người phụ nữ những cơ hội để thể hiện phẩm chất vốn có của mình trong công việc buôn bán. Qui mô buôn bán nhỏ của các chợ phù hợp với đặc tính cần cù, chịu khó góp nhặt của người phụ nữ. Đồng thời, qua đoạn trích này, tác giả cũng cung cấp những thông tin về phương tiện người phụ nữ Đàng Trong thường sử dụng khi đó, họ không “buôn thúng bán mẹt” hay quẩy gánh đến chợ bán nh phô nữ Bắc Bộ mà “cưỡi ngựa”. Nh vậy, thống kê về số lần xuất hiện từ “chợ” trong Phủ Biên Tạp Lục không chỉ cho chóng ta những hiểu biết về mối liên quan giữa chợ với đời sống người Việt trong quá trình chinh phục vùng đất phía Nam. Chợ còn gắn với những nét văn hoá khác biệt của các lưu dân người Việt trên vùng đất mới so với văn hoá Bắc Bộ, mà sự phát triển thương mại tự do hay phương tiện buôn bán của người phụ nữ chỉ là một vài biểu hiện của sự khác biệt đó. 9 KẾT LUẬN Trong lịch sử dân téc, vùng đất xứ Đàng Trong đã từng thu hót sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều đối tượng học giả trên các phương diện khác nhau. Nhưng trong nghiên cứu khoa học, không có vấn đề nào có thÓ được coi là đã được xem xét đầy đủ. Chợ và mối quan hệ giữa chợ với đời sống người Việt ở xứ Đàng Trong là một vấn đề nh thế. Tuy nhiên, với khuôn khổ của một tiểu luận văn hoá, việc khảo sát một cách tương đối sâu về chợ ở xứ Đàng Trong cũng là một việc làm quá sức. Chính vì vậy, tiểu luận này chỉ tập trung nhận xét mối liên hệ giữa chợ với đời sống kinh tế và sự gắn bó giữa chợ với tâm thức người dân xứ Đàng Trong từ những thống kê thu được về sự xuất hiện của từ chợ trong Phủ Biên Tạp lục của Lê Quý Đôn. Những điều thu được không nhiều, có thể tóm gọn trong một câu: “Dù đứng trước bất cứ một vùng đất mới nào, người Việt đều có ý thức hội nhập và thích ứng với môi trường mới, hội nhập nhưng vẫn đấu tranh để gìn giữ những không gian văn hoá của mình- mà tiêu biểu là không gian chợ”. Tính cách Việt thuần chất Êy đã, đang và sẽ trở thành nhân tố tích cực trong qúa trình xây dựng và phát triển một nền văn hoá Việt đậm đà bản sắc trong thời đại ngày nay. 10 [...]... 309 quan Phủ Điện Bàn, chợ Thẩm Lĩnh tiền thuế 70 quan 218 13 219 Phủ Qui Nhơn,chợ Yên Khang tiền thuế 36 quan Chợ Tiên Yên tiền thuế 48 quan Chợ Phóc Sơn tiền thuế 176 quan Chợ Kiền Dương tiền thuế 51 quan Chợ Phóc Yên tiền thuế 55 quan Chợ Tân An tiền thuế 31 quan 4 tiền Chợ An Lương tiền thuế 31 quan 2 tiền Chợ Mạn Giả( Vạn Giả) tiền thuế 31 quan Chợ dinh Bình khang tiền thuế 166 quan 2 tiền Phủ Diên... có 4 tiền, ra chợ ức mua, 336 14 người ta không dám cãi lại - Thức ăn đầy mâm hễ nói thiếu một vị gì thì nhà bếp chạy vạy khắp nơi tìm mua, phè chợ nhén lên 337 Cho đến đàn bà buôn bán đi chợ hay đi chơi xa cũng cưỡi ngựa là thường 338 Năm Kỷ Sửu, các huyện xã thôn phường phủ Triệu Phong nép thuế mỡ lợn các chợ 340 Người các thôn chợ ở tả hữu thành Phú Xuân nhiều người đem thuyền ra cửa biển chở nước... ván) - Lại đi qua chợ dinh Chương Nghĩa( có khe nhá) - Còn hành trình của người thường thì tù Kẻ Thế đến chợ Chiên Đàn hết một ngày, tù chợ Chiên Đàn đến sông Bến Ván một ngày 118 Quyển IV)Lệ 203 thuế đầu nguồn, tuần ty, đầm hồ, 204 Cứ theo các cai bạ cai hợp kê khai các ngạch thuế về đầu nguồn, đầm, núi, tuần, chợ đò, đăng đáy - Trong đó các sở thuế chợ, thuế đò tăng nặng hơn trước 12 chợ đò, thuế... đường giữa - Lại theo bờ biển qua trạm Đông Cao thôn An Lão, đến đường chợ Đón hội với đường qua sông ở Léc Điền và qua Cao Lao và Mục Dưỡng 106 Đường này phần nhiều người không quen đi qua đò Minh Lương lên chợ Cầu đến xã Kim Đâu 107 - Tù bến ngã ba Minh Lương sang đò, qua các xã Bình Xá, Cao Xá, lễ 11 Môn, vượt ngang gò đất qua phường Lịch Tân xã Hương Đình, tục gọi là chợ Cầu - Tù Kim Đâu đi về bên... tiền thuế 60 quan 6 tiền Chợ Vĩnh An tiền thuế 52 quan 8 tiền 222 Ở chỗ chợ búa thường thấy tiền kẽm mới mỏng và nhỏ rất nhiều 228 Từ trường đến chợ Hoa Viên mất 4 trống canh 240 Đi kiểm soát tiền sai dư của chính hộ khách hộ mỗi huyện cùng các hạng tô ruộng, cót tre, đầu mẫu, thuế đầm, thuế tuần ty, thuế chợ, thuế đò Quyển VI) Vật 319 sản, phong tục Mỗi năm đến tháng tám khách buôn đóng bè chở xuống chợ...PHỤ LỤC THỐNG KÊ Quyển Trang Quyển I) Sự tích 50 khai thiết khôi phục hai xứ Thuận Hoá và Quảng Nam 73 75 Quyển II) Hình 101 thế núi sông thành luỹ trụ sở đường xá Nội dung Quân dân 2 xứ thân yên tín phục, . tài rất nhỏ “ Tìm hiểu chợ” trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn” nh đề tài dưới đây. NỘI DUNG Nh chóng ta đã biết, Phủ biên tạp lục là những ghi chép của Lê Quý Đôn về xứ Đàng trong vào thế. hình xã hội Đàng Trong vào thế kỉ XVIII như Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn lại không nhắc đến chợ và tác động của nó đối với văn hoá của cư dân nơi đây. Tất nhiên, do đặc trưng của cuốn sử này. thức người dân xứ Đàng Trong từ những thống kê thu được về sự xuất hiện của từ chợ trong Phủ Biên Tạp lục của Lê Quý Đôn. Những điều thu được không nhiều, có thể tóm gọn trong một câu: “Dù đứng

Ngày đăng: 30/04/2015, 09:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan