Đề cương ôn tập câu hỏi lý thuyết môn dẫn luận ngôn ngữ

24 30.2K 172
Đề cương ôn tập câu hỏi lý thuyết môn dẫn luận ngôn ngữ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Haonguyenbg1994@gmail.com ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Câu 1: Trình bày các loại nghĩa của từ và cho ví dụ minh họa: Nghĩa của từ là một hiện tượng phức tạp, bao gồm một số thành tố: 1 Nghĩa sở chỉ (nghĩa biểu vật): là mối liên hệ giữa từ và đối tượng, sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị Mối quan hệ của từ với cái sở chỉ được gọi là nghĩa sở chỉ Ví dụ: từ “ô” (ngựa ô), “mực” (chó mực), “huyền” (tóc huyền) … có nghĩa sở chỉ khác nhau 2 - Nghĩa sở biểu (nghĩa biểu niệm): là quan hệ của từ với ý, tức là với khái niệm hoặc biểu tượng mà từ biểu hiện Mối quan hệ giữa từ với cái sở biểu gọi là nghĩa sở biểu Thuật ngữ “ý nghĩa” dùng để chỉ nghĩa sở biểu Cái sở biểu và cái sở chỉ của một từ có quan hệ chặt chẽ với nhau Tuynhiên giữa chúng vẫn có sự khác nhau lớn: + Mỗi cái sở biểu có thể ứng với nhiều cái sở chỉ khác nhau + Ngược lại, một cái sở chỉ có thể thuộc vào những cái sở biểu khác nhau (ví dụ: cùng một người có thể là bố, thanh niên, giáo viên, đội…) bộ 3 4 Nghĩa sở dụng: là quan hệ của từ với người sử dụng, thể hiện thái độ, cảm xúc của người sử dụng Nghĩa kết cấu: là quan hệ giữa từ với những từ khác trong hệ thống từ vựng Câu 2: Trình bày các đơn vị chủ yếu trong hệ thống kết cấu ngôn ngữ, lấy ví dụ và phân tích 1 Các khái niệm: - Khái niệm về hệ thống: Hệ thống là một thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn nhau Nói đến hệ thống cần có hai điều kiện: + Tập hợp các yếu tố đồng loại Những mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố đó Khái niệm về kết cấu (cấu trúc): Kết cấu là mạng lưới của những mối quan hệ và liên hệ giữa các yếu tố khác loại trong hệ thống + -  Ngôn ngữ là một hệ thống vì nó bao gồm nhiều yếu tố được kết cấu và hoạt động tuân theo những quy tắc nhất định trong một chỉnh thể có mối quan hệ chặt chẽ Các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ chính là đơn vị ngôn ngữ Các đơn vị chủ yếu trong hệ thống ngôn ngữ: Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất trong chuỗi lời nói + Ví dụ: Âm / b /, / f /, / v / … + Ví dụ: “màn” có âm thanh khác với “bàn” nhờ có sự đối lập giữa âm vị / b / và âm vị / m /, do vậy chúng khu biệt nghĩa của hai từ này Hình vị là chuỗi kết hợp các âm vị tạo thành Hình vị có chức năng cấu tạo từ và biểu thị ý nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp của từ + Ví dụ: “Quốc kỳ” được tạo bởi 2 hình vị là “Quốc” và “kỳ” kết cấu với nhau theo quan hệ chính phụ, kiểu Hán Việt Hai hình vị này đều biểu thị nghĩa Quốc: nước, kỳ: cờ + Trong tiếng Anh, từ “unfair” có 2 hình vị, từ “boxes” có 2 hình vị: 1 hình vị từ vựng và 1 hình vị ngữ pháp Từ: Trong tiếng Việt, từ là đơn vị được cấu tạo bằng một hoặc một số từ tố (hình vị) có chức năng định danh, có khả năng đóng các vai trò khác nhau trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ.v.v Câu: Câu là chuổi kết hợp của một hoặc nhiều từ theo quy tắc ngữ pháp nhất định để thông báo 2 - - - - Câu 3: Có mấy kiểu biến thể của từ vị, lấy vị dụ và phân tích: Nếu coi “từ” là một hằng thể thì những trường hợp sử dụng khác nhau của nó là những biến thể Có các kiểu biến thể sau đây của từ: 1 Biến thể hình thái học - Đó là những hình thái ngữ pháp khác nhau của một từ, hay còn gọi là những từ hình - Ví dụ: see – saw (hiện tại – quá khứ) boy - boys – boy’s (số ít – số nhiều – sở hữu cách) 2 Biến thể ngữ âm – hình thái học - Đó là sự biến dạng của từ về mặt ngữ âm và cấu tạo từ, chứ không phải là những hình thái ngữ pháp của nó Ví dụ: Giời - Trời, sờ - rờ, nhíp – díp 3 Biến thể từ vựng – ngữ nghĩa - Mỗi từ có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau Mỗi lần sử dụng chỉ 1 trong những ý nghĩa của nó được hiện thực hóa Mỗi ý nghĩa được hiện thực hóa như vậy là một biến thể từ vựng - ngữ nghĩa - Ví dụ: từ “chết” có ý nghĩa khác nhau trong những trường hợp sử dụng sau: + Ông ấy mới chết năm ngoái + Làm thế thì chết dân rồi + Đồng hồ chết rồi + Mực chết Để chỉ từ trong trạng thái trừu tượng người ta dùng thuật ngữ từ vị Từ vị là một đơn vị trừu tượng trong hệ thống từ vựng Nó là sự khái quát hóa những biểu hiện thực tế của những cách dùng một từ nào đó trong một giai đoạn nhất định của ngôn ngữ Câu 4: Trong các phương thức ngữ pháp, thế nào là phương thức phụ gia, phương thức biến tố bên trong và phương thức thay căn tố, lấy ví dụ Phương thức ngữ pháp là những biện pháp hình thức chung nhất thể hiện nghĩa ngữ pháp 1 Phương thức phụ gia - Phương thức phụ gia là dùng phụ tố liên kết vào căn tố để thể hiện nghĩa ngữ pháp - Ví dụ: Phụ tố -s được liên kết vào căn tố book- để thể hiện nghĩa ngữ pháp “số nhiều” Ta nói từ books thể hiện nghĩa ngữ pháp số nhiều bằng phương thức phụ gia - Phương thức phụ gia có thể được sử dụng để bổ sung nghĩa từ vựng, tạo nên từ mới - Nó cũng có thể được sử dụng để thể hiện nghĩa ngữ pháp cho từ Trong phần này, ta chỉ nghiên cứu phương thức ngữ pháp phụ gia thể hiện nghĩa ngữ pháp - Sau đây là một số ví dụ khác: teaches (-es: thể hiện nghĩa ngôi ba số ít) teaching (-ing: thì hiện tại tiếp diễn) arrived (-ed: thì quá khứ) book’s (-‘s: sở hữu cách) - Phương thức phụ gia được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ Nga, Anh, Pháp, Đức 2 Phương thức biến tố bên trong - Phương thức biến tố bên trong là cách thay đổi một bộ phận của căn tố để thể hiện nghĩa ngữ pháp - Ví dụ: foot (bàn chân - số ít) → feet (bàn chân - số nhiều) Trong ví dụ trên âm /u/ của căn tố foot đã biến thành âm /i/ (feet) để thể hiện nghĩa số nhiều - Một số ví dụ khác: man (số ít) - men (số nhiều) come (thì hiện tại) - came (thì quá khứ) take (thì hiện tại) - took (thì quá khứ) - Phương thức biến tố bên trong còn được sử dụng phổ biến trong một số ngôn ngữ khác như tiếng Đức, tiếng Ả Rập 3 Phương thức thay căn tố - Phương thức thay căn tố là cách thay đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm của căn tố để biểu thị nghĩa ngữ pháp - Ví dụ: từ go trong tiếng Anh có nghĩa ngữ pháp thì hiện tại, đã biến đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm của mình thành went để thể hiện thì quá khứ Trong ví dụ này vỏ ngữ âm của từ đã thay đổi hẳn sang một hình thức khác để thể hiện nghĩa ngữ pháp Ta gọi đó là phương thức thay căn tố - Trong những trường hợp như go → went trên, hai vỏ âm thanh của đơn vị ngôn ngữ khác hẳn nhau nhưng đây không phải là hai từ mà vẫn là hai dạng thức khác nhau của một từ vì chúng có chung một nghĩa từ vựng, chỉ phân biệt nhau về nghĩa ngữ pháp: - Một số ví dụ khác: I (tôi, nghĩa chủ thể) → me (tôi - nghĩa đối tượng) - Ví dụ: I read book (I: nghĩa chủ thể) You give me the book (me: nghĩa đối tượng) to be am (ngôi 1, số ít, thì hiện tại) - Phương thức thay căn tố được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ Ấn Âu, đặc biệt trong trường hợp biểu thị cấp so sánh của tính từ: - Ví dụ: good (tốt) - better (tốt hơn) bad (xấu) - worse (xấu hơn) Tiếng Pháp: bon (tốt) - meilleur (tốt hơn) mauvais (xấu) - pire (xấu hơn) Câu 5 : Trình bày và lấy ví dụ của các hiện tượng biến âm trong ngữ lưu Biến âm trong ngữ lưu là hiện tượng biến đổi âm thanh trong chuỗi ngữ âm do các âm kết hợp với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau Biến âm trong ngữ lưu xảy ra trong quá khứ được gọi là biến âm lịch sử 1 Đồng hóa - Đồng hoá là sự biến đổi hai âm khác nhau, đứng cạnh nhau, trở thành giống nhau để thuận lợi cho việc phát âm Trong đồng hóa, một âm sẽ bị biến đổi cho giống với âm kia - Sự đồng hóa có thể khác nhau về mức độ: + Đồng hóa toàn bộ: is she [iz∫i] được phát âm là [i∫∫i] + Đồng hóa bộ phận, khi âm bị biến đổi giống âm kia một phần nào thôi: trong tiếng Việt, phụ âm xát [γ] sẽ biến thành tắc khi đi sau các âm tắc [-ŋ] hay [-k], như trong các tổ hợp “xuống ga”, “trước ga” a Đồng hóa xuôi: âm đi trước đồng hóa âm đi sau - Ví dụ 1: dogs [dɔgs] (những con chó) âm [s] hóa thành [z] để đồng nhất với tính chất hữu thanh của [g]: [dɔgz] - Ví dụ 2: trong tiếng Việt, hiện tượng âm xát [γ] biến thành âm tắc trong tổ hợp “trước ga” để cho giống với âm tắc [k] đứng trước cũng là đồng hóa xuôi - Đồng hóa xuôi có thể tìm thấy trong thanh điệu như: nơi nào → nơi nao b Đồng hóa ngược: âm đi sau đồng hóa âm đi trước - Ví dụ 1: trong tiếng Anh, ở tổ hợp ten minutes (10 phút) âm cuối [n] của “ten” sẽ bị âm [m] của minutes đồng hóa hoàn toàn thành [tem minits] - Ví dụ 2: trong tiếng Việt: tít mắt → típ mắt, ở đây [m] đã đồng hóa [t] biến nó thành [p]; [m], [p] đều là âm môi 2 Dị hóa - Khi hai âm giống nhau đi gần nhau, gây khó khăn cho việc phát âm thì một âm bị biến đổi cho khác đi Hiện tượng đó gọi là dị hóa - Ví dụ 1: trong tiếng Pháp từ militaire (thuộc về quân sự) do hai âm [i] đứng gần nhau nên một âm bị biến thành [e]: mélitaire Ví dụ 2: trong tiếng Việt, dị hóa thường xảy ra nhiều ở các từ láy hoàn toàn Dị hóa có thể xảy ra ở thanh điệu hoặc cả thanh điệu và phụ âm cuối: nhỏ nhỏ → nho nhỏ, nượp nượp → nườm nượp, sát sát → san sát v.v 3 Bớt âm - Trong ngữ lưu, do qui luật tiết kiệm, có một số âm bị giảm bớt, vì thế hai âm tiết có thể nhập thành một - Ví dụ 1: trong tiếng Việt, cụm từ “nghỉ một tý” có thể bị bớt chỉ còn hai âm tiết: “nghỉ m-tý”, hai mươi hai → hăm hai Ví dụ 2: trong tiếng Anh: do not → don’t, he is → he’s v.v - 4 Thêm âm - Để dễ phát âm, có khi trong ngữ lưu có thêm một âm, thường là thêm một phụ âm giữa hai nguyên âm - Ví dụ: trong tiếng Pháp: va il được thêm âm [t] vào giữa thành va-t-il ? (nó đi ?) Câu 6: Thế nào là hiện tượng đồng âm Lấy ví dụ và phân tích Hiện tượng đồng âm - Là hiện tượng các từ khác nhau có hình thức âm thanh trùng nhau một cách ngẫu nhiên nhưng có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau - Chúng trùng với nhau cả về âm thanh lẫn chữ viết trong tất cả hình thái ngữ pháp vốn có của chúng - Ví dụ: từ “đường” trong “đường tàu”, “mua một cân đường” Từ “sao” trong “ông sao trên trời”, “sao anh lại là thế”, “đi sao giấy khai sinh” Phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa: Các ý nghĩa của từ đồng âm là hoàn toàn khác nhau, không có mối liên hệ nào Còn những ý nghĩa khác nhau của một từ đa nghĩa có sự liên hệ, quy định lẫn nhau, ý nghĩa này phái sinh từ ý nghĩa kia Câu 7: Trình bày bản chất của ngôn ngữ và phân tích 1 Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội: Ngôn ngữ (NN) gắn bó với đời sống con người, đồng thời phát triển song song với hoạt động và tư duy của con người Để khẳng định NN là hiện tượng xã hội, cần khẳng định lại một số quan điểm sau: a Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên Quy luật của ngôn ngữ không giống với quy luật phát triển tự nhiên mà luôn luôn kế thừa cái cũ, phát triển cái mới, không bao giờ bị hủy diệt hoàn toàn Một ngôn ngữ trở thành tử ngữ chỉ khi dân tộc nói ngôn ngữ ấy bị hủy diệt (tiếng Tiên Ly ở Trung Quốc) hay nó được thay thế bằng thứ ngôn ngữ khác (tiếng Latinh, tiếng Phạn, tuy nhiên 2 thứ tiếng này vẫn để lại nhiều dấu tích trong nhiều ngôn ngữ hiện đại) b NN không phải là bản năng sinh vật của con người Bản năng sinh vật của con người như ăn, khóc, cười…có thể phát triển bên ngoài xã hội, trong trạng thái cô độc nhưng ngôn ngữ không thể có được trong những điều kiện như thế Ngôn ngữ trẻ con không chứng tỏ ngôn ngữ là một hiện tượng sinh vật bởi âm trẻ tập nói chưa phải là ngôn ngữ mà chỉ là những âm vô nghĩa, chỉ trở thành sự kiện ngôn ngữ khi được liên hệ với ý nghĩa nào đó c NN không phải là đặc trưng chủng tộc Ngôn ngữ không có tính di truyền như màu da, tỉ lệ thân hình, hình thể xương sọ Ranh giới chủng tộc và ranh giới ngôn ngữ cũng không trùng nhau d Ngôn ngữ khác với âm thanh Động vật và con người đều có những âm thanh, được gọi là hệ thống tín hiệu thứ nhất, là những phản xạ có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện Tuy nhiên tiếng nói của con người là hệ thống tín hiệu thứ 2, gắn liền với tư duy trừu tượng, với việc tạo ra những khái niệm chung và các từ Ngôn ngữ của con người không phải là hiện tượng sinh vật như tiếng kêu của động vật e Ngôn ngữ không phải là hiện tượng cá nhân Viện sĩ Sakhơmatốp khẳng định có ngôn ngữ của mỗi cá nhân, còn ngôn ngữ của một làng, một thành phố, một khu chỉ là sự bày đặt của khoa học, là kết luận trung tính từ một số ngôn ngữ cá nhân nhất định Thực chất, mỗi cá nhân có thể vận dụng ngôn ngữ theo cách riêng của mình nhưng không có ngôn ngữ chung thống nhất thì làm sao học có thể giao tiếp được với nhau Theo Mác và Ăngghen: “Ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả những người khác nữa, như vậy là cũng tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa; và, cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra là do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác.” 2 Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt a Ngôn ngữ và hình thái xã hội: Theo chủ nghĩa Mác-xít, ngôn ngữ có vị trí khác với các hiện tượng xã hội khác Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt Tính đặc biệt của nó là ở chỗ phục vụ xã hội, làm phương tiện giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội loài người Nếu không có ngôn ngữ thì xã hội không tồn tại và ngược lại b Ngôn ngữ không mang tính giai cấp trong xã hội có giai cấp: Ngôn ngữ là tài sản chung của tất cả mọi giai cấp trong xã hội Ngôn ngữ không mang tính giai cấp, là hiện tượng xã hội xuyên suốt mọi thời gian, thời đại lịch sử Câu 8: Thế nào là các đơn vị ngữ âm đoạn tính, lấy ví dụ và phân tích: 1 Khái niệm: - Các đơn vị ngữ âm đoạn tính là các đơn vị ngữ âm được tạo thành nhờ sự phân đoạn chuỗi lời nói - Trong các đơn vị ngữ âm trên, có hai đơn vị đoạn tính quan trọng nhất là âm tiết và âm tố - Các khúc đoạn trên ta gọi là các đơn vị ngữ âm đoạn tính, gồm: âm cú: Nhân dân Việt Nam rất anh hùng âm đoạn: Nhân dân Việt Nam âm tự: Nhân dân âm tiết: Nhân âm tố: Nh Câu 9: Trình bày các cách phân loại nghĩa của từ nhiều nghĩ, ví dụ và phân tích 1 Từ đa nghĩa: là từ có thể có nhiều ý nghĩa Ví dụ: từ “nervous” có 4 nghĩa (thuộc về thần kinh; lo lắng; mạnh mẽ có dũng khí; cô đọng) 2 - - Cách phân loại ý nghĩa của từ đa nghĩa: Căn cứ vào sự khác nhau của những mối quan hệ với sự vật: nghĩa trực tiếp và nghĩa chuyển tiếp hoặc nghĩa đen và nghĩa bóng Ví dụ: từ “đầu” + Nghĩa trực tiếp: phần trên cùng hoặc trước hết của cơ thể động vật + Nghĩa chuyển tiếp: đầu của con người, là biểu tượng của suy nghĩ, hoặc tóc (chải đầu) Căn cứ theo ngữ cảnh: ta có nghĩa chính (nghĩa tự do) và nghĩa phụ (nghĩa hạn chế) Căn cứ theo khả năng sử dụng: ta có nghĩa cổ và nghĩa hiện dùng Ví dụ: từ “đểu” nghĩa cổ là hoạt động gánh, nghĩa hiện dùng là xỏ xiên lừa đảo đến mức bất kể đạo đức - Căn cứ theo lịch sử biến đổi nghĩa: ta có nghĩa gốc và nghĩa phái sinh Ví dụ: từ “vố” nghĩa gốc: là dụng cụ giống như cái búa nhỏ để điều khiển voi, nghĩa phái sinh: lần bị đòn đau hay bị một việc không hay gì đó do người khác gây ra (bị lừa mấy vố…) Câu 10: Thế nào là phụ âm, trình bày cách miêu tả một phụ âm 1 Khái niệm phụ âm: Phụ âm về cơ bản là tiếng động được cấu tạo do sự cản trở không khí trên lối thoát của nó 2 - Phân loại theo cấu âm: Theo phương thức cấu âm: + Phương thức cấu âm là cách cản trở luồng hơi khi ta phát âm Có bốn phương thức chính: Phương thức tắc: Luồng hơi bị cản trở hoàn toàn ở miệng sau đó thoát ra ngoài Tùy theo nơi luồng hơi thoát ra, ta có các loại phụ âm sau: 1 Phụ âm tắc: luồng hơi thoát ra ở đằng miệng: [b] bé, [d] đi, [k] cô, [p] pin, [t] ta 2 Phụ âm mũi: luồng hơi thoát ra đằng mũi: [m] mũ, [n] nó, [ɲ] nhà, [ŋ] ngà 3 Phụ âm bật hơi: luồng hơi bật mạnh ra đằng miệng Ví dụ: [t’] thì thầm + Phương thức xát: luồng hơi không bị cản trở mà lách qua khe hở hẹp do hai bộ phận cấu âm tạo ra, cọ xát vào thành khe hẹp đó, tạo ra các âm xát, gồm các loại sau đây: 1 Phụ âm xát: luồng hơi lách qua khe hẹp ngay ở giữa đường thông từ miệng ra ngoài Ví dụ: [f] phi, [v] về, [s] xa, [z] dần dà, [ʐ] rồi 2 Phụ âm bên: luồng hơi lách qua một hoặc hai bên lưỡi Ví dụ: [l] lo lắng + + Phương thức tắc - xát: luồng hơi bị cản trở hoàn toàn như ở phương thức tắc, rồi thoát ra một khe hẹp như ở phương thứcxát, tạo ra phụ âm tắc-xát như [t∫] trong từ tiếng Anh child Phương thức rung: luồng hơi bị chặn lại ở một vị trí nào đó như đầu lưỡi chẳng hạn, nó vượt qua chướng ngại, rồi lại bị chặn lại, cứ diễn ra liên tiếp như thế, ta có phụ âm rung Ví dụ: [r] của tiếng Nga trong từ “nepo” [pero] (ngòi bút) [ʐ] của phương ngữ ở một số vùng ven biển Bắc Việt Nam, chẳng hạn trong từ “rổ rá” - Theo điểm cấu âm Điểm cấu âm là nơi luồng hơi bị cản trở Khi phát ra phụ âm hai bộ phận cấu âm sẽ khép đường thông từ phổi lên miệng, tạo nên nơi cản trở Theo các điểm cấu âm từ ngoài vào trong ta có các loại phụ âm sau: 1 Phụ âm môi: luồng hơi bị cản trở ở hai môi hoặc ở môi và răng Ví dụ: [p, b], [f, v] 2 Phụ âm giữa răng: đầu lưỡi đặt ở giữa các răng cửa của hai hàm răng, tạo nên điểm cấu âm Ví dụ: trong tiếng Anh có các âm [θ, ð] (thing, this) 3 Phụ âm đầu lưỡi-lợi: điểm cấu âm là đầu lưỡi và lợi của hàm răng trên Ví dụ: [t, d, s, z] 4 Phụ âm quặt lưỡi: đầu lưỡi nâng cao và quặt cong về phía ngạc cứng Ví dụ: [ƫ] trời, [ʂ] sẽ, [ʐ] rạng 5 Phụ âm ngạc (mặt lưỡi): mặt lưỡi hướng đến ngạc cứng Ví dụ: [c] chọn, [ɲ] nhà 6 Phụ âm mạc (gốc lưỡi): gốc lưỡi nâng lên hướng đến ngạc mềm Ví dụ: [k], [ŋ] nghé, [γ] gừ, [χ] khế 7 Phụ âm lưỡi con: gốc lưỡi lùi lại và nâng lên về phía lưỡi con; hoặc lưỡi con hạ xuống gốc lưỡi và rung động như âm [R] rung của tiếng Pháp trong từ Paris [PaRi] hoặc một âm xát [ʁ] trong từ rouge [ʁuʒ] (đỏ, tiếng Pháp) 8 Phụ âm yết hầu: gốc lưỡi lùi hẳn ra sau, khoang yết hầu bị thu hẹp lại Ví dụ [ħ] trong từ “tắm”, phát âm là [ħammaam] của tiếng Ả rập 9 Phụ âm thanh hầu: được tạo nên bởi sự thu hẹp dây thanh Ví dụ: [h] hát hò Phân loại theo âm học - Phụ âm hữu thanh là phụ âm có tiếng thanh, tỷ lệ tiếng thanh thấp hơn tiếng động, do có sự rung động của dây thanh khi phát âm Ví dụ: [b], [d], [z], [γ] - Phụ âm vô thanh là phụ âm không có tiếng thanh Ví dụ: [p, t, k, f, s ] Hai loại phụ âm hữu thanh và vô thanh được gọi là phụ âm ồn Đối lập với phụ âm ồn là phụ âm vang Phụ âm vang là phụ âm có tỷ lệ tiếng thanh cao hơn tiếng động Đó là các âm mũi, âm bên và âm rung Ví dụ: [m, n, ɲ, ŋ, l, r ] 3 Cách miêu tả một phụ âm - Khi miêu tả một phụ âm, ta lần lượt xác định xem âm đó thuộc loại nào theo các tiêu chí phân loại trên Nếu kết hợp phụ âm đó với một nguyên âm khác, ta còn phải xem xét nó còn có hiện tượng gì kèm theo - Ví dụ: [k] là phụ âm tắc, vô thanh, mạc (gốc lưỡi) - [k] trong từ “co” là phụ âm tắc, vô thanh, mạc (gốc lưỡi), môi hóa Câu 11: Phân biệt nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa sắc thái, ví dụ và phân tích 1 Nghĩa sở chỉ (nghĩa biểu vật): là mối liên hệ giữa từ và đối tượng, sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị Mối quan hệ của từ với cái sở chỉ được gọi là nghĩa sở chỉ Ví dụ: từ “ô” (ngựa ô), “mực” (chó mực), “huyền” (tóc huyền) … có nghĩa sở chỉ khác nhau 2 Nghĩa sở biểu (nghĩa biểu niệm): là quan hệ của từ với ý, tức là với khái niệm hoặc biểu tượng mà từ biểu hiện Mối quan hệ giữa từ với cái sở biểu gọi là nghĩa sở biểu Thuật ngữ “ý nghĩa” dùng để chỉ nghĩa sở biểu - Cái sở biểu và cái sở chỉ của một từ có quan hệ chặt chẽ với nhau Tuy nhiên giữa chúng vẫn có sự khác nhau lớn: + Mỗi cái sở biểu có thể ứng với nhiều cái sở chỉ khác nhau + Ngược lại, một cái sở chỉ có thể thuộc vào những cái sở biểu khác nhau (ví dụ: cùng một người có thể là bố, thanh niên, giáo viên, bộ đội…) 3 Nghĩa sở dụng: là quan hệ của từ với người sử dụng, thể hiện thái độ, cảm xúc của người sử dụng 4 Nghĩa kết cấu: là quan hệ giữa từ với những từ khác trong hệ thống từ vựng Câu 12: Tại sao lại nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt 1 Khái niệm về hệ thống tín hiệu: Tín hiệu NN mang tính xã hội, được con người quy ước với nhau để biểu thị một nội dung cụ thể nào đó 2 Điều kiện thoả mãn của tín hiệu: Tín hiệu phải là cái vỏ vật chất mà người ta thường gọi là cái biểu đạt và nội dung biểu đạt của tín hiệu gọi là cái được biểu đạt Tín hiệu phải nằm trong một hệ thống nhất định để xác định đặc trưng tín hiệu của mình với các tín hiệu khác 3 Bản chất tín hiệu của NN: NN là một hệ thống nhưng bản chất tín hiệu của NN khác biệt về cơ bản với các hệ thống vật chất khác ở một số mặt sau: Tính hai mặt của tín hiệu NN: Tín hiệu NN thống nhất giữa hai mặt: Cái biểu đạt và cái được biểu đạt Cái biểu đạt (CBĐ) của tín hiệu NN là âm thanh (trong NN nói) và chữ viết trong NN viết Còn cái được biểu đạt (CĐBĐ) của nó là nghĩa - Ví dụ: Tín hiệu “Cây” trong tiếng Việt là sự kết hợp theo lược đồ sau: Âm thanh: cây (CBĐ) Ý nghĩa: loài thực vật có lá (CĐBĐ) Cái biểu đạt và cái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ gắn bó khăn khít với nhau không thể tách rời - Tính võ đoán của tín hiệu NN: Quan hệ giữa CBĐ và CĐBĐ mang tính quy ước được xã hội chấp nhận - Giá trị khu biệt của tín hiệu NN : Trong một hệ thống tín hiệu, cái quan trọng là sự khu biệt Ví dụ: Các chữ cái trong hệ thống có những nét khu biệt: a b c d đ e … Câu 13: Kể tên và miêu tả 4 bộ phận cấu âm quan trọng để tạo thành âm thanh của con người (bộ máy phát âm: thanh hầu, dây thanh, khoang miệng và mũi) Bốn bộ phận cấu âm quan trọng để tạo thành âm thanh của con người là: thanh hầu, dây khoang, khoang miệng và mũi: 1 2 3 Thanh hầu: Nằm phía trên của khí quản Thanh hầu được tạo thành bởi một sụn hình giáp, vốn nhô ra phía trước cổ Sụn này chỉ che được phía trước, phía sau để hở Để bù lại, phía dưới có một sụn hình nhẫn, quay mặt nhẫn vào đằng sau, khiến cho phía sau vừa đủ che kín, làm thành một cái hộp Trong cái hộp này, có hai sụn hình chóp điều khiển sợ hoạt động của hai dây thanh Dây thanh: là hai cơ mỏng nằm sóng nhau theo chiều dọc trong thanh hầu Do dây thần kinh chỉ huy, hai mép của hai dây thanh khép lại làm cho áp suất của không khí trong khí quản bên dưới tăng lên Sau một thời gian ngắn, thanh môn mở ra cho phép một luồng khí từ khí quản đi lên và thoát ra ngoài Thanh môn cứ như thế đóng vào mở ra, người ta bảo dây thanh trấn động Nó làm cho luồng không khí từ phổi ra ngoài thành từng đợt cách nhau đều đặn, tạo nên sóng âm Những âm được tạo ra như vậy gọi là thanh Khoang miệng: trong miệng, khi lưỡi nâng lên tạo thành 2 khoang là khoang miệng phía trước và khoang yết hầu phía sau Miệng do hoạt động của lưỡi và môi có thể thay đổi thể tích, hình dáng và lối thoát của không khí, là hộp 4 cộng hưởng có vai trò quan trọng trong việc thay đổi âm sắc của âm thanh vốn được tạo ra do sự chấn động của dây thanh, đi lên Mũi: miệng và mũi được ngăn ra bởi vòm miệng mà phía trước gọi là ngạc, phía sau là ngạc hay khẩu mạc Thanh điệu từ dây thanh qua mũi thì các họa âm chịu ảnh hưởng của sự cộng hưởng, đã bị thay đổi, trong mối tương quan với âm cơ bản và cho các nguyên âm khác nhau Hộp cộng hưởng mũi tạo nên một âm sắc riêng Bình thường, khi phát âm, lưỡi con nâng lên đậy kín lối thông lên mũi Nếu nó hạ xuống thì âm thanh sẽ qua mũi, chịu sự cộng hưởng của khoang mũi và âm có một màu sắc riêng được gọi là tính chất mũi Câu 14: Trình bày các quan hệ ngữ pháp và ví dụ: Có ba loại quan hệ ngữ pháp: 1 Quan hệ đẳng lập: - Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa các thành tố không phụ thuộc vào nhau trong đó chức vụ cú pháp của các thành tố chỉ được xác định khi đặt toàn bộ tổ hợp do chúng tạo nên vào một kết cấu lớn hơn - Ví dụ: tổ hợp “mẹ và con” gồm hai thành tố: “mẹ”, “con” có quan hệ đẳng lập với nhau Chức vụ của từng thành tố chỉ được xác định khi đặt tổ hợp đó vào những kết cấu lớn hơn So sánh: + + + Mẹ và con cùng đi chơi (“mẹ”, “con” làm chủ ngữ) Họ thấy mẹ và con (“mẹ”, “con” là bổ ngữ) Những người chăm chỉ là mẹ và con nhà ông Ba (“mẹ”, “con” là vị ngữ) 2 Quan hệ chính phụ: - Quan hệ chính phụ là quan hệ phụ thuộc một chiều giữa một thành tố chính với một thành tố phụ, trong đó chức vụ cú pháp của thành tố chính chỉ được xác định khi đặt toàn bộ tổ hợp chính phụ vào một kết cấu lớn hơn, còn chức vụ của thành tố phụ có thể được xác định mà không cần điều kiện ấy - Ví dụ: “học tiếng Anh” là một tổ hợp mang quan hệ chính phụ trong đó “học” là thành tố chính, “tiếng Anh” là thành tố phụ Trong tổ hợp trên “tiếng Anh” có chức vụ làm bổ ngữ cho động từ “học”, còn thành tố chính có chức năng gì phải tùy thuộc vào kết cấu nó tham gia So sánh: Chúng tôi học tiếng Anh (“học” là vị ngữ) Học tiếng Anh rất có ích (“học” là chủ ngữ) 3 Quan hệ chủ vị: + + - Quan hệ chủ - vị là quan hệ giữa hai thành tố phụ thuộc lẫn nhau trong đó chức vụ cú pháp của cả hai đều có thể được xác định mà không cần đặt tổ hợp do chúng tạo nên vào một kết cấu lớn hơn - Ví dụ: “Xe chạy” là một tổ hợp mang quan hệ chủ - vị trong đó “xe” là chủ ngữ và “chạy” là vị ngữ Cả hai thành tố đó qui định lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau mà tồn tại, “xe” là chủ ngữ do nó được xác định bởi vị ngữ “chạy”, ngược lại “chạy” là vị ngữ do có chủ ngữ “xe” ở bên cạnh Trong tổ hợp “Ồn quá!” thì dù đó là một câu, “ồn” cũng không thể là chủ hay vị vì nó đứng một mình, tạo thành câu một trung tâm Câu 15: Trong phương thức ngữ pháp, thế nào là phương thức láy, hư từ, trật tự từ và ví dụ: 1 Phương thức láy: - Phương thức láy là cách lặp lại toàn bộ hoặc bộ phận vỏ ngữ âm của căn tố để biểu hiện nghĩa ngữ pháp - Ở bài trước, phương thức láy được đề cập đến với tư cách là một phương thức tạo nên từ mới (ví dụ: rì rào, ầm ầm, ha ha ) phương thức láy còn được sử dụng để biểu thị nghĩa ngữ pháp - Ví dụ: Láy toàn bộ hoặc bộ phận danh từ để biểu thị nghĩa số nhiều: + + + + + orang (người - số ít) - orang orang (người - số nhiều) (tiếng Mã Lai) talon (cánh đồng - số ít) - taltalon (cánh đồng số nhiều) (trong tiếng Ilakano - Philippin) người - người người (số nhiều) ngày - ngày ngày (số nhiều) nhà - nhà nhà (số nhiều) 2 Phương thức hư từ: - Phương thức hư từ là cách dùng hư từ để biểu thị nghĩa ngữ pháp - Hư từ là những từ không có nghĩa từ vựng, chỉ biểu thị nghĩa ngữ pháp (ví dụ: của, bằng, và, với, vì, do, hoặc ) Về ý nghĩa và chức năng, hư từ tương đương với phụ tố biến đổi từ (biến tố) Tuy nhiên biến tố là một bộ phận của từ, gắn chặt với căn tố, còn hư từ là một từ riêng, độc lập với từ mà nó bổ sung nghĩa ngữ pháp - Ví dụ: trong kết cấu “những sinh viên” nghĩa ngữ pháp số nhiều được thể hiện bằng hư từ “những” 3 Phương thức trật tự từ: - Phương thức trật tự từ là cách thức dùng thứ tự sắp xếp các từ trong câu để biểu thị nghĩa ngữ pháp - Trật tự từ được hiểu là thứ tự sắp xếp từ hay vị trí của từ Với phương thức trật tự từ, mỗi vị trí của từ có một nghĩa ngữ pháp riêng Ví dụ: từ “tôi” của tiếng Việt khi đứng ở những vị trí khác nhau thì sẽ mang nghĩa ngữ pháp khác nhau: + Tôi thương mẹ (tôi: nghĩa chủ thể) + Mẹ thương tôi (tôi: nghĩa đối tượng) + Mẹ tôi ốm (tôi: nghĩa sở hữu) - Trong các ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái trật tự từ thường biểu hiện các nghĩa quan hệ (nghĩa đối tượng, nghĩa chủ thể ) Sự thay đổi trật tự từ ở những ngôn ngữ này thường không phải là hiện tượng đảo tùy tiện mà biểu hiện những nội dung, ý nghĩa khác nhau Trong các ngôn ngữ như Anh, Nga, Pháp Trật tự từ thường biểu thị nghĩa tình thái của câu (nghĩa tường thuật, nghi vấn, cảm thán - Ví dụ: You are a teacher (nghĩa tường thuật) Are you a teacher? (nghĩa nghi vấn) Câu 16: Căn cứ vào cấu tạo của từ, có thể chia từ thành các loại nào, lấy ví dụ: Căn cứ vào cấu tạo của từ, có thể chia ra các kiểu từ sau: 1 Từ đơn: là từ chỉ có một hình vị chính tố Ví dụ: “man”, “work”, “sing”, “dance”, “bố”, “mẹ” … 2 Từ phái sinh: là từ gồm chính tố kết hợp với phụ tố cấu tạo từ Ví dụ: “home” – “homeless”, “make” – “maker” … 3 Từ phức: là sự kết hợp của hai hoặc hơn hai chính tố Ví dụ: “kala” (thời gian) + “warta” (tin tức) -> “kalawarta” (tạp chí) (tiếng Indonêxia) … 4 Từ ghép: là những từ cấu tạo bằng cách ghép hai hay hơn hai từ độc lập Ví dụ: “đất nước”, “xinh đẹp”, “blackboard” … 5 Từ láy: là những từ cấu tạo bằng cách lặp lại thành phần âm thanh của một hình vị hoặc một từ Ví dụ: “thưa” -> “lưa thưa” “đỏ” -> “đo đỏ” Câu 17: Ngữ là gì? Đặc trưng cơ bản của ngữ, lấy ví dụ: 1 Ngữ là cụm từ sẵn có trong ngôn ngữ, có giá trị tương đương với từ 2 Ngữ có nhiều đặc điểm giống với từ: - Chúng có thể tái hiện trong lời nói như các từ - Về mặt ngữ pháp, chúng có thể làm thành phần câu, cũng có thể là cơ sở để cấu tạo các từ mới - Về mặt ngữ nghĩa, chúng biểu hiện những hiện tượng của thực tế khách quan, gắn liền với những kiểu hoạt động khác nhau của con người 3 Đặc trưng cơ bản của ngữ là: tính cố định và tính thành ngữ - Tính cố định của một kết hợp một yếu tố nào đó với các yếu tố khác được đo bằng khả năng mà yếu tố đó có thể dự đoán sự xuất hiện đồng thời của các yếu tố còn lại của kết hợp Ví dụ: + + - Tính cố định bằng 1 (tức là 100%): “dưa hấu”, “dai nhách”, “say mềm”… Tính cố định bằng 0 (các yếu tố không thể cố định trong một kết hợp được) ví dụ trong các kết hợp vô lý: “tóc và đi”, “cùng nhưng”… Tính thành ngữ: một tổ hợp được coi là có tính thành ngữ khi ý nghĩa chung của nó là một cái gì mới, khác với tổng số ý nghĩa của những bộ phận tạo thành Ví dụ: + + “mẹ tròn con vuông” có nghĩa là “người đàn bà ở cữ và con đều bình yên mạnh khỏe” Như vậy “vuông”,“tròn” chỉ có nghĩa là “bình yên”, “mạnh khỏe” khi kết hợp với các từ “mẹ”, “con” “kỷ luật sắt” có nghĩa là “kỷ luật nghiêm khắc” Từ “sắt” chỉ có nghĩa là “nghiêm khắc” khi kết hợp với từ “kỷ luật” Câu 18: Ngôn ngữ có nguồn gốc như thế nào? Điều kiện nào làm nảy sinh ngôn ngữ 1 Nguồn gốc của ngôn ngữ Nguồn gốc của ngôn ngữ Thuyết tượng thanh Thuyết cảm thán Thuyết tiếng kêu trong LĐ Thuyết khế ước xã hội Thuyết ngôn ngữ cử chỉ a Thuyết tượng thanh - - Cơ sở của thuyết này là: Trong tất cả các ngôn ngữ đều có một số lượng nhất định các từ tượng thanh và từ sao phỏng b Theo thuyết này, toàn bộ ngôn ngữ nói chung và các từ riêng biệt của nó đều là do ý muốn tự giác hay không tự giác của con người bắt chước những âm thanh của thế giới bao quanh Ví dụ: con mèo kêu meo meo nên gọi là con mèo Thuyết cảm thán - - Cơ sở của thuyết này là trong các ngôn ngữ đều có các thán từ và những từ phái sinh từ thán từ c Thuyết cảm thán cho rằng ngôn ngữ loài người bắt nguồn từ những âm thanh của mừng, giận, buồn, vui, đau đớn phát ra lúc tình cảm bị xúc động Ví dụ: tiếng Việt có các từ: ối, chao ôi, ái, a ha v.v Thuyết tiếng kêu trong lao động - - d Theo thuyết này, ngôn ngữ đã xuất hiện từ những tiếng kêu trong lao động tập thể Thuyết tiếng kêu trong lao động có cơ sở thực tế trong sinh hoạt lao động của con người hiện nay Ví dụ: những tiếng hổn hển do hoạt động cơ năng phát ra, nhịp theo lao động trở thành tên gọi của động tác lao động Thuyết khế ước xã hội - Thuyết này cho rằng: ngôn ngữ do con người thỏa thuận với nhau mà qui định ra - Tuy nhiên, muốn có khế ước xã hội để tạo ra ngôn ngữ thì phải có ngôn ngữ trước đã Người nguyên thủy chưa có ngôn ngữ không thể nào bàn bạc với nhau về phương án tạo ra ngôn ngữ được Muốn qui ước với nhau, con người phải có ngôn ngữ và tư duy phát triển e Thuyết ngôn ngữ cử chỉ - Thuyết này cho rằng ban đầu con người chưa có ngôn ngữ thành tiếng, để giao tiếp với nhau người ta dùng tư thế của thân thể và của tay - Việc sử dụng cử chỉ trong giao tiếp là có thật Tuy nhiên, cử chỉ là yếu tố cận ngôn ngữ, đi kèm theo ngôn ngữ Không có cơ sở để nói rằng nó là ngôn ngữ đầu tiên của con người 2 Điều kiện nảy sinh ngôn ngữ - Theo Ăngghen, lao động chẳng những là điều kiện nảy sinh ra con người mà còn là điều kiện nảy sinh ra ngôn ngữ nữa  Tóm lại, con người cũng như tư duy trừu tượng và ngôn ngữ cùng ra đời một lúc dưới tác động của lao động Lao động quyết định nhu cầu tạo ra ngôn ngữ Lao động cũng quyết định khả năng tạo ra ngôn ngữ của con người Lao động đã quyết định sự ra đời của ngôn ngữ Câu 19: Trình bày các tính chất của ngữ âm, phân tích và lấy ví dụ 1 Tính chất sinh lý (về phương diện cấu âm) 2 Tính chất vật lý của ngữ âm (về phương diện âm học) - Cao độ: Cao độ phụ thuộc vào tốc độ rung động, nghĩa là phụ thuộc vào số lượng rung động xảy ra trong một đơn vị thời gian: số rung động càng nhiều (tần số càng lớn) thì âm càng cao Cao độ của ngữ âm là yếu tố cơ bản để tạo nên thanh điệu, ngữ điệu và trọng âm - Cường độ: Cường độ do biên độ dao động của vật thể quyết định Đơn vị đo cường độ là decibel (viết tắt là dB) Dây thanh chấn động mạnh so với tư thế nghỉ ngơi thì âm phát ra lớn và ngược lại thì âm phát ra nhỏ Trong một số ngôn ngữ như tiếng Anh, Nga, cường độ đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo trọng âm của từ - Âm sắc: Âm sắc là sắc thái riêng của âm thanh Âm thanh của lời nói cũng như hầu hết các âm thanh của thế giới tự nhiên không phải là một sự rung động đơn giản, mà là hợp thể của nhiều rung động xảy ra đồng thời - Các khoang cộng hưởng (khoang miệng, khoang mũi…) trong bộ máy cấu âm của mỗi người không hoàn toàn giống nhau, điều đó là một trong những cơ sở quan trọng khiến mỗi người có một giọng nói riêng 3 Tính chất xã hội của ngữ âm (về phương diện chức năng) - Mỗi xã hội, mỗi dân tộc có một ngôn ngữ với hệ thống ngữ âm riêng Có âm được xã hội này sử dụng mà xa lạ với xã hội kia Trong tiếng Anh, tiếng Nga có những âm xa lạ với người Việt, ngược lại tiếng Việt có những âm (như ư, nh; h, th) mà tiếng Anh, Nga không có - Mỗi xã hội xử lý âm thanh theo cách riêng của mình Tiếng Việt phân biệt hai âm ô và o trong khi đó sự phân biệt đó không có trong tiếng Nga Tiếng Việt cũng phân biệt âm t và th nhưng tiếng Anh chỉ coi đó là một mà thôi Câu 20: Thế nào là nguyên âm, trình bày các loại nguyên âm 1 Nguyên âm là các âm thanh được tạo ra do luồng hơi phát ra tự do 2 Các loại nguyên âm: - Phân loại trên cơ sở cấu âm: + Độ mở của miệng: tùy theo miệng mở ra ít hay nhiều mà ta có các nguyên âm khác nhau Có bốn độ mở chính: hẹp (khép), nửa hẹp (khép vừa), nửa rộng (mở vừa) và rộng (mở); do đó các nguyên âm được phân ra thành bốn loại tương ứng sau: 1 Nguyên âm hẹp: [i] ty, [u] lu đù, [Ɯ] tư lự 2 Nguyên âm nửa hẹp: [e] lê, [o] tô, [ɤ] lơ mơ 3 Nguyên âm nửa rộng: [ε] le te, [ɔ] lo, [٨] trong từ but của tiếng Anh 4 Nguyên âm rộng: [a] ta, [ɑ] pâté (patê) của tiếng Pháp, [ɐ] hot (nóng) của tiếng Anh Độ mở của miệng phụ thuộc vào vị trí của lưỡi, lưỡi nâng cao, miệng sẽ mở hẹp; lưỡi hạ thấp miệng sẽ mở rộng Do đó có khi người ta gọi nguyên âm hẹp là nguyên âm cao và nguyên âm rộng là nguyên âm thấp + Chiều hướng của lưỡi: Tùy theo chiều hướng của lưỡi nhích ra trước, lùi về sau hay ở giữa mà ta có các loại nguyên âm sau: 1 Nguyên âm dòng (hàng) trước: lưỡi đưa ra phía trước, mặt lưỡi nâng lên về phía ngạc: [i], [e], [ε] 2 Nguyên âm dòng (hàng) sau: lưỡi lùi về phía sau, gốc lưỡi đưa lên về phía ngạc: [u], [o], [ɔ] 3 Nguyên âm dòng (hàng) giữa: lưỡi ở giữa: [ə] trong từ about (về ) của tiếng Anh, [ɨ] trong từ “bích” theo cách phát âm của người miền Nam Việt Nam + Hình dáng của môi: 1 Nguyên âm tròn môi: môi chúm tròn lại: [u], [o] [ɔ] 2 Nguyên âm không tròn môi: môi không chúm tròn, ở tư thế bình thường, nhệch ra: [i], [e], [ε], [Ɯ], [ɤ] ... luật” Câu 18: Ngơn ngữ có nguồn gốc nào? Điều kiện làm nảy sinh ngôn ngữ Nguồn gốc ngôn ngữ Nguồn gốc ngôn ngữ Thuyết tượng Thuyết cảm thán Thuyết tiếng kêu LĐ Thuyết khế ước xã hội Thuyết ngôn ngữ. .. tư trừu tượng ngôn ngữ đời lúc tác động lao động Lao động định nhu cầu tạo ngôn ngữ Lao động định khả tạo ngôn ngữ người Lao động định đời ngôn ngữ Câu 19: Trình bày tính chất ngữ âm, phân tích... yếu tố cận ngôn ngữ, kèm theo ngôn ngữ Khơng có sở để nói ngôn ngữ người Điều kiện nảy sinh ngôn ngữ - Theo Ăngghen, lao động điều kiện nảy sinh người mà cịn điều kiện nảy sinh ngơn ngữ  Tóm

Ngày đăng: 29/04/2015, 19:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Câu 1: Trình bày các loại nghĩa của từ và cho ví dụ minh họa:

  • Câu 2: Trình bày các đơn vị chủ yếu trong hệ thống kết cấu ngôn ngữ, lấy ví dụ và phân tích.

  • Câu 3: Có mấy kiểu biến thể của từ vị, lấy vị dụ và phân tích:

  • Câu 4: Trong các phương thức ngữ pháp, thế nào là phương thức phụ gia, phương thức biến tố bên trong và phương thức thay căn tố, lấy ví dụ.

  • Câu 5 : Trình bày và lấy ví dụ của các hiện tượng biến âm trong ngữ lưu.

  • Câu 6: Thế nào là hiện tượng đồng âm. Lấy ví dụ và phân tích

  • Câu 7: Trình bày bản chất của ngôn ngữ và phân tích

  • Câu 8: Thế nào là các đơn vị ngữ âm đoạn tính, lấy ví dụ và phân tích:

  • Câu 9: Trình bày các cách phân loại nghĩa của từ nhiều nghĩ, ví dụ và phân tích

  • Câu 10: Thế nào là phụ âm, trình bày cách miêu tả một phụ âm.

  • Câu 11: Phân biệt nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa sắc thái, ví dụ và phân tích

  • Câu 12: Tại sao lại nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt

  • Câu 13: Kể tên và miêu tả 4 bộ phận cấu âm quan trọng để tạo thành âm thanh của con người (bộ máy phát âm: thanh hầu, dây thanh, khoang miệng và mũi)

  • Câu 14: Trình bày các quan hệ ngữ pháp và ví dụ:

  • Câu 15: Trong phương thức ngữ pháp, thế nào là phương thức láy, hư từ, trật tự từ và ví dụ:

  • Câu 16: Căn cứ vào cấu tạo của từ, có thể chia từ thành các loại nào, lấy ví dụ:

  • Câu 17: Ngữ là gì? Đặc trưng cơ bản của ngữ, lấy ví dụ:

  • Câu 18: Ngôn ngữ có nguồn gốc như thế nào? Điều kiện nào làm nảy sinh ngôn ngữ.

  • Câu 19: Trình bày các tính chất của ngữ âm, phân tích và lấy ví dụ

  • Câu 20: Thế nào là nguyên âm, trình bày các loại nguyên âm.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan