chuyen de toan lọp 5

12 378 0
chuyen de toan lọp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phòng GD & ĐT Huyện Bảo Lạc Trờng tiểu học huy giáp - - - - - - - o0o - - - - - - - Sáng kiến Nm hc 2010-2011 KINH NGHIM I MI PHNG PHP DY HC MễN TON LP 5 Họ và tên: Hoàng Mạnh Hùng CHC V: Giỏo viờn N V : Trng tiu hc Huy Giáp Huy Giáp, THNG 09 NM 2010 Phần thứ nhất ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Chúng ta luôn phải dào tạo được những lớp người kế tục xã hội có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Do đó con người phải có cơ sở kiến thức là toán học. Toán học là chìa khóa mở đường cho con người đi vào tất cả các lĩnh vực khoa học khác. Giáo dục tiểu học ở nước ta đang thực hiện đồng bộ những đổi mới toàn diện, góp phần phổ cập giáo dục có chất lượng. Trong những đổi mới về giáo dục và đào tạo thì đổi mới về “ Phương pháp dạy học” có vị trí đặc biệt quan trọng, vì hoạt động dạy học là hoạt động chủ yếu ở trường học, để góp phần đào tạo những con người “ lao động tự chủ và sáng tạo” có khả năng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày. Để đảm bảo về chất lượng dạy và học hiện nay, phải cụ thể hóa việc dạy học để phát hiện những nằng lực tiềm ẩn cña mỗi học sinh và phát triển cho học sinh những tri thức và kỹ năng cơ bản thiết thực với đời sống cộng đồng, phương pháp suy nghĩ về học tập, lòng tự tin, sự năng động và linh hoạt, cách ứng xử đúng mức, hợp đạo lý. Tăng cường sức lực và ý chí mơ ước, đem sức mình góp phần làm cho cuộc sống bản thân, gia đình, đất nước trở nên giàu có, lành mạnh và hạnh phúc. Đây là những tri thức, kỹ năng vừa đáp ứng cho học tập tiến lên, học tập thường xuyên của con người trong thời đại khoa học công nghệ, vừa đáp ứng cho ứng dụng thiệt thực trong cuộc sống cộng đồng. Là giáo viên dạy lớp 5, đa số học sinh ở miền núi, địa bàn đi lại khó khăn, đối tượng học sinh không đồng đều. Chính vì vậy nên từ đầu năm học tôi đã chú trọng đến việc đổi mới phương pháp học môn Toán 5 sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Để học sinh tiép thu tri thức có hệ thống, đó là việc rất quan trọng và cần thiết của người giáo viên hiện nay nhằm phát triển trí tuệ, óc thông minh, sáng tạo. Sau này để các em trở thành những người có ích cho xã hội. Chính vì vậy mà tôi chọn vấn đề về bộ môn Toán “ Đổi mới phương pháp dạy học Toán 5” để nghiên cứu. 2 Phần thứ hai NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.Cơ sở khoa học: Nói đến hoạt động dạy và học thì không thể không nói đến phương pháp dạy và phương pháp học, hai hoạt động đó diễn ra song song. Nếu chỉ chủ ý tới với truyền thụ tri thức cho học sinh mà không chú ý đến việc tiếp thu và hình thành kỹ năng kỹ sảo như thế nào thì quá trình dạy học sẽ không thể mang lại kết quả cao “Chữ thầy lại trả cho thầy”. Khi học sinh không tiếp thu được tri thức khoa học, ắt sẽ không hình thành được những kỹ năng, kỹ xảo. Từ đó không thể có hành động đúng đắn, đáp ứng yêu thực tế khi xảy ra những tình huống mà không biết xử lý. Cho dù người giáo viên có những phương pháp giảng dạy đến đâu đi chăng nữa, mà người học sinh lại không có phương pháp học tập khoa học thì không giải quyết được nhiệm vụ dạy học. 2. Cơ sở thực tiễn: Môn Toán là môn học tự nhiên rất trìu tượng, lôgic và hoàn toàn gắn với thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Vì thế, nếu học sinh không có phương pháp học đúng thì sẽ không nắm được những kiến thức cơ bản về toán học và việc học các môn học khác cũng như việc nhận thức thế giới xung quanh rất khó khăn. Môn Toán là bộ môn quan trọng trong tất cả các môn học khác. Nó là chìa khoá để học các môn học khác, đồng thời môn Toán còn có khả năng như phát triển tư duy lôgic, những thao tác trí tuệ cần thiết giúp con người trong hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả như mong muốn. Trong giờ Toán, bên cạnh việc tìm và sáng tạo phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu bài học và đối tượng học sinh, chúng ta cần phải giúp các em có phương pháp lĩnh hội tri thức toán học, làm cho các em chủ động hơn trong việc lĩnh hội tri thức toán học. Học sinh có phương pháp học toán phù hợp với từng dạng bài thì kết quả học Toán cũng sẽ cao, hiểu bài sâu. Điều đó kích thích tinh thần học tập ngày càng hăng say. 3 II. THỰC TRẠNG: Đầu năm học 2005 - 2006, tôi được phân công giảng dạy lớp 5A, tôi nhận thấy tình hình học tập của học sinh trong lớp một số em được sự quan tâm của gia đình và với ý thức học tập tốt do vậy đạt được kết quả cao, nhất là môn Toán. Còn những em có kết quả học tập chưa cao là do chưa có ý thức được việc học, gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. Nhưng điều đặc biệt quan trọng hơn cả là các em chưa có một phương pháp học phù hợp với từng dàng toán. Hay cùng một đề bài có nhiều có nhiều cách giải khác nhau. Các em chưa tự tìm ra cho mình một phương pháp giải ngắn gän và nhanh nhất. Tất cả những điều đó thôi thúc tôi tìm hiểu, nghiên cứu đưa ra một số biện pháp nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học môn Toán. III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TOÁN 5 - Căn cứ vào trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh. - Căn cứ vào sự chuẩn bị ở nhà, khả năng áp dụng kiến thức đã học vào việc giải Toán. - Các kiến thức học sinh cần học: + Hệ thống hóa toàn bộ kiến thức toán học, các em đã học ở lớp dưới. + Nắm được các kiến thức sau: * Số học: - Nắm được khái niệm Phân số và Số thập phân, biết đọc và viết các số đó, biết cách rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số, biết so sánh các phân số và số thập phân. - Biết thực hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia, các phân số, số thập phân và tính được giá trị của biểu thức số. Biết đổi đơn vị các số đo thời gian, biết thực hiện cộng trừ, nhân chia số đo thời gian trong những trường hợp đơn giản. * Hình học: - Học sinh biết vẽ các hình đã học. Nắm tên gọi các tên hình đã học, nắm được đặc điểm của các hình đó. Từ đó rút ra quay tắc và công thức tính chu vi và diện tích các hình đã học. 4 * Đại số: - Học sinh biết giải một số phương trình và bất phương trình đơn giản và số thập phân. * Các đại lượng: Nắm tên gọi, ký hiệu và cách sử dụng giữa các đơn vị đại lượng. Nắm đựoc mối quan hệ giữa chúng. * Giải toán có lời văn: Biết tóm tắt bài toán bằng ngôn ngữ hoặc sơ đồ, biết cách giải và trình bày theo các bài toán đơn và toán hợp với phân số, số thập phân. Biết giải các bài toán đơn giản về chuyển động đều. IV. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TOÁN. Trước hết giáo viên nắm đựợc trình độ của ba đối tượng học sinh trong lớp. Khi giảng dạy, giáo viên coi học sinh là nhân vật trung tâm trong quá trình dạy học. Trong đó giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn mọi hoạt động của học sinh. Giáo viên không còn là người chỉ truyền đạt thông tin mà là người tổ chức và định hướng hoạt động của học sinh, huy động vốn hiểu biết về kinh nghiệm của bản thân để các em tự chiếm lĩnh tri thức mới. Trong giờ dạy, giáo viên nói ít, làm mẫu ít nhưng thường xuyên làm việc với cá nhân học sinh hoặc nhóm học sinh. Từ đó giáo viên nắm được khả năng học của từng học sinh, phát triển năng lực và sở trường của cá nhân. Mọi học sinh đều phải hoạt động, độc lập suy nghĩ và làm việc theo hướng dẫn của giáo viên. Học sinh có nhiều cơ hội để bộc lộ khả năng của cá nhân. Dạy học như vậy tạo cho học sinh thói quen làm việc tự giác, chủ động, biết tự đánh giá kết quả học tập của bản thân và của các bạn. Tạo cho học sinh niềm tin, niềm vui trong học tập. Từ đó các em có hứng thú trong học tập, tự tin vào khả năng của bản thân và dần hình thành phương pháp tự học, tự nghiên cứu độc lập và sáng tạo, tự phát hiện ra các tình huống có vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. Việc lập kế hoạch và chọn kế hoạch hợp lý nhất để giải quyết vấn đề. Giáo viên kết hợp với gia đình các em để tổ chức việc học ở nhà được tốt. Tùy từng nội dung bài học mà giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp, song phần lớn trong tiết họcdành cho học sinh thực hành làm bài tập trong sách 5 giáo khoa. Đối với học sinh khá giỏi cần khuyến khích cho học sinh giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau và chọn cách giải hay nhất để ghi vào vở. Thường xuyên đi sâu đi sát những học sinh yếu để có những biện pháp giúp đỡ kịp thời. Giáo viên sử dụng các hình thức học tập theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học toán. * Học cá nhân ( ở trên lớp). - Học sinh hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên. - Học sinh tự học với tài liệu, đồ dùng học toán để chiếm lĩnh tri thức mới, luyện tập thực hành theo khả năng của học sinh. Trong khi học cá nhân, từng học sinh có thể hỏi ý kiến, trao đổi với giáo viên. Giáo viên cũng có thể theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra một số học sinh * Học theo nhóm: Tùy từng bài giáo viên có thể chia nhóm như sau: - Nhóm hỗn hợp : Loại nhóm này thường hoạt động đều trong các tiết học để các em có thể giúp đỡ lẫn nhau. - Nhóm theo trình độ: Thường áp dụng vào các tiết thực hành. - Giáo viên có thể bồi dưỡng học sinh yếu, kém đồng thời cũng bồi dưỡng học sinh khá giỏi bằng cách cho các em làm thêm một số bài toán nâng cao. - Nhóm theo sở trường: Dành cho những đối tượng đặc biệt. Những hoạt động của các nhân hơp tác hoạt động thành nhóm ở mỗi học sinh được trao đổi thảo luận với nhau, tự các em phát biểu ý kiến riêng của mình dưới sự giúp đỡ của bạn bè và sự hướng dẫn của giáo viên các em đi đến thống nhất trong nhóm. * Học theo lớp: Tất cả các ý kiến của các nhóm sẽ được trao đổi thảo luận rộng rãi hơn để tìm ra những kết luận hợp lý. Tại đây người giáo viên sẽ được thể hiện rõ vai trò trọng tài khoa học giúp các em phân biệt đúng hay sai, hợp lý hay chưa hợp lý, nên làm theo cách này hay cách kia. - Cuối tiết học giáo viên dành ít thời gian để tổ chức trò chơi học tập, cụ thể trong học kỳ I năm học 2005 - 2006 này tôi thực hiện tôi thực hiện phương 6 pháp dạy học trên, tôi thấy các em tiếp thu bài tốt hơn và tạo động cơ chủ động về phía học sinh. VD1: Khi các em học giải các bài toán về phần trăm. Bài toán: Một cửa hàng có 600m vải. Buổi sáng bán được 12% số vải đó, buổi chiều bán được 8% số vải đó. Hỏi cả ngày hôm đó cửa hàng đã bán được bao nhiêu m vải? + Học cá nhân: Học sinh đọc thầm đề toán, tự phân tích đầu bài toán, suy nghĩ giải. + Học theo nhóm: Học sinh phát biểu ý kiến của cá nhân trong nhóm. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán yêu cầu tìm gì? - Bài toán thuộc dạng toán nào? - Nêu cách giải bài toán? Học sinh phát biểu ý kiến của từng cá nhân trong nhóm và đi đến thống nhất ý kiến. + Học lớp: Giáo viên gọi học sinh đại diện các nhóm lên phát biểu ý kiến của nhóm mình, cụ thể: Nhóm 2 giải bài toán: Số vải bán cả ngày bằng: 12% + 8% = 20% (số vải của hàng có) Số m vải bán cả ngày là: ( ) m120 100 20X600 = ĐS = 120m Nhóm 1 - 2 - 4 giải. 1% số vải là: 600 : 100 = 6 (m) Số vải cửa hàng đã bán cả ngày là: 6 x (12 + 8) = 120 (m). ĐS = 120m Giáo viên gọi học sinh các nhóm lên nhận xét 2 cách giải trên. Từ đó học sinh tự rút ra cách giải đơn giản hơn nhóm 1 - 3 - 4. VD2: Tính : 17,42 + 36,5 + 12,58 7 + Học cá nhân: Học sinh tự suy nghĩ tìm ra cách giải rồi thực hiện. + Học theo nhóm: Học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm thựcc hành tính theo nhóm. + Học lớp: Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày. + Cụ thể nhóm 1làm như sau: 17,42 + 36,5 + 12,58 = 53,92 + 12,58 = 66,5 Nhóm 2, 3, 4: áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng. 17,42 + 36,5 + 12,58 = 17,42 + 12,58 + 36,5 = 30 + 36,5 = 66,5 Giáo viên gọi học sinh đại diện các nhóm lên nhận xét cách tính của nhóm bạn. Từ đó học sinh tìm ra cách tính nhanh nhất nhóm 2, 3, 4 đã làm. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI. Sau khi nghiên cứu và thực hiện đề tài áp dụng đề tài trên vào giảng dạy trong năm học vừa qua, tôi đã thu được một số kết quả như sau: Chất lượng môn Toán lớp tôi phụ trách: Học kì I: Giỏi: 2 em Khá:3 em TB : 3 em Yếu: 0 Cuối năm: Giỏi: 3 em Khá: 3 em TB :2 em Yếu : 0 Như vậy, với việc đổi mới phương pháp giảng dạy bản thân tôi đã lựa chọn, phát hiện, sử dụng cách thức giảng dạy phù hợp với đặc điểm, đối tượng học sinh và gắn với từng nội dung, từng tiết học, từng bài học cụ thể. Từ đó kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt so với đầu năm học. V.NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM 8 Muốn việc giảng dạy và học tập của thầy và trò được nâng cao, việc nghiên cứu tìm tòi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Vì vậy thông qua giảng dạy và hướng dẫnc học sinh học tập tôi đã rút ra những bài học cho bản thân là: 1. Người giáo viên phải có tâm huyết với nghề: Yêu nghề mến trẻ, luôn học hỏi, tro dồi kinh nghiệm cho bản thân thông qua trao đổi với đồng nghiệp. Luôn tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo, áp dụng những phương pháp dạy học có chất lượng, hiệu quả. Đó là phương pháp “ Lấy học sinh làm trung tâm”. 2. Giáo viên phải nắm chắc được những yêu cầu của bộ môn giảng dạy. 3. Giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo ở tất cả các khâu phục vụ cho việc giảng dạy. Đồng thời hướng dẫn học sinh cùng suy nghĩ, quan sát nêu ra những ý kiến xác thực với nội dung bài. 4. Giáo viên phải chủ động sáng tạo, khéo léo trong việc áp dụng các phương pháp dạy học mới theo từng nội dung, từng phân môn, theo chủ đề và khả năng nhận thức của lứa tuổi, địa phương, điều kiện phát triển xã hội. 5. Thầy và trò phải có quan hệ hỗ trợ nhau trong giảng dạy và học tập nghiêm túc, thoải mái, lời nói cử chỉ giản dị, diễn cảm, phù hợp với nội dung. 6. Thầy và trò thường xuyên tiến hành luyện tập ôn luyện có hệ thống khoa học, logic. 7. Phân chia được đối tượng học sinh để có kế hoạch cụ thể trong việc bồi dưỡng và phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. 8. Cần gắn chặt kiến thức giảng dạy vào thực tế cuộc sống, sinh hoạt văn hóa của Việt Nam nói riêng và Quốc tế nói chung. Đặc biệt vào sinh hoạt văn hóa, khoa học kỹ thuật của địa phương. Nếu thực hiện được những bài học trên đây tôi tin chắc rằng chất lượng dạy và học của thầy và trò sẽ được nâng cao. 9 Phần thứ ba KẾT LUẬN I. Ý NGHĨA: Đối với người giáo viên tiểu học, vấn đề quan trọng là không chỉ truyền thụ cho học sinh những tri thức toán học mà còn phải tìm cách để học sinh lĩnh hội tri thức một cách toàn diện, đó chính là phương pháp học. Nếu không có phương pháp học đúng thì người học sẽ rơi vào tình học vẹt theo một cách máy móc, nhắc lại kiến thức bài học mà không hiểu hoặc hiểu một các máy móc mơ hồ, nhanh quên. II.KẾT LUẬN CHUNG Trong hoạt động dạy học, người giáo viên ngoài việc tìm tòi phương pháp học đúng để lĩnh hội tri thức mới hình thành nên kỹ năng, ký xảo từ đó hoàn thành nhiệm vụ dạy học. Muốn học tốt môn toán nhưng lại không có phương pháp học đúng thì kết quả học toán sẽ không cao. Do vậy, muốn có phương pháp học tốt phù hợp với môn Toán là rất cần thiết. Đặc biệt là ở lứa tuỏi học sinh tiểu học. Có kết quả môn Toán cao là nhờ biết kết hớp các phương pháp học đúng giúp học sinh hiểu bài nhanh, sâu sắc và nhớ lâu. III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1. Đối với nhà trường: Thường xuyên tổ chức chuyên đề, đặc biệt là đối với môn Toán. Giáo viên trong khối đưa ra các đề bài toán để các thành viên thảo luận, đưa ra các cách giải và tìm ra một cách giải ngắn gọn, dễ hiểu đối với các em. 2. Đối với giáo viên Trước khi lên lớp phải chuẩn bị kỹ bài giảng, tìm ra phương pháp dạy phù hợp với bài học với đối tượng học sinh. Tạo nghệ thuật lôi cuốn học sinh tập trung chú ý nghe giảng, kích thích tính tư duy suy nghĩ xây dựng bài tạo không khí học tập vui vẻ. 3. Về phía học sinh: 10 [...]... Toán rất cần thiết cho các môn học khác và yêu cầu cuộc sống Do vậy, các em phải chủ động tìm ra những phương pháp học phù hợp nhằm đem lại kết quả cao trong quá trìn học tập Huy Gi¸p, ngày 20 tháng 05 năm 2011 Người viết Hoµng M¹nh Hïng 11 Đánh giá xếp loại của Hội đồng khoa học các cấp . như sau: 17,42 + 36 ,5 + 12 ,58 = 53 ,92 + 12 ,58 = 66 ,5 Nhóm 2, 3, 4: áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng. 17,42 + 36 ,5 + 12 ,58 = 17,42 + 12 ,58 + 36 ,5 = 30 + 36 ,5 = 66 ,5 Giáo viên gọi học. thích tinh thần học tập ngày càng hăng say. 3 II. THỰC TRẠNG: Đầu năm học 20 05 - 2006, tôi được phân công giảng dạy lớp 5A, tôi nhận thấy tình hình học tập của học sinh trong lớp một số em được. trên. Từ đó học sinh tự rút ra cách giải đơn giản hơn nhóm 1 - 3 - 4. VD2: Tính : 17,42 + 36 ,5 + 12 ,58 7 + Học cá nhân: Học sinh tự suy nghĩ tìm ra cách giải rồi thực hiện. + Học theo nhóm: Học

Ngày đăng: 28/04/2015, 23:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐƠN VỊ : Trường tiểu học Huy Gi¸p

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan