Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ở Trung tâm y tế thành phố Long Xuyên đến năm 2015

24 686 2
Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ở Trung tâm y tế thành phố Long Xuyên đến năm 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 A. PHẦN MỞ ĐẦU Con người là nguồn lực cơ bản và quan trọng nhất quyết định sự tồn tại, phát triển cũng như vị thế của quốc gia đó trên thế giới. Trước đây, trong phát triển kinh tế, con người không được coi là trung tâm của sự phát triển nên công tác phát triển nguồn nhân lực không chú trọng dẫn tới chất lượng nguồn nhân lực không tương xứng với sự phát triển. Ngày nay,cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự ra đời của nền kinh tế tri thức đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với nguồn nhân lực. Khả năng phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng nguồn lực con người, tri thức khoa học công nghệ. Trong những năm qua, nhất là từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 46- NQ/TW ngày 23/ 02/ 2005 đến nay, sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân của tỉnh nhà ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng: hệ thống y tế, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở ngày càng được quan tâm củng cố và phát triển rộng khắp, trang thiết bị y tế được đầu tư tăng cường, đội ngũ y bác sĩ không ngừng được bổ sung; nhiều dịch bệnh nguy hiểm bị khống chế và được đẩy lùi; sức khỏe và tuổi thọ của người dân được tăng lên. Trong đó, nguồn nhân lực y tế đóng góp vai trò quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Với quy mô dân số ngày càng tăng và tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được kiểm soát chặt chẽ cùng với sự xuất hiện nhiều loại dịch bệnh mới, y tế dự phòng chưa được xem trọng, hệ thống y tế liên tục thay đổi, chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc chưa thỏa đáng đã tạo ra sự dịch chuyển cán bộ y tế từ khu vực công sang khu vực y tế tư nhân. Với những vấn đề nêu trên, cùng với nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong lĩnh vực phòng bệnh. Vì thề cần phải có những định hướng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các cơ sở y tế dự phòng nói riêng và nhân lực tại Trung tâm y tế nói chung, bản thân tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ở Trung tâm y tế thành phố Long Xuyên đến năm 2015” làm tiểu luận cuối khóa lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính. 2 Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô xem xét và có những góp ý để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã giúp tôi có thêm những kiến thức về Lý luận Chính trị - Hành chính! 3 B. NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NGUỒN NHÂN LỰC HIỆN NAY 1.1. Những vấn đề lý luận chung về nguồn nhân lực 1.1.1. Một số khái niệm về nguồn nhân lực - Nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực con người, một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển của xã hội. Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác ở chỗ nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố về thiên nhiên, tâm lý xã hội và kinh tế. Có thể nói nguồn nhân lực là một khái niệm khá phức tạp và được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau. - Số lượng nguồn nhân lực. + Quy mô: là số lượng cán bộ công nhân viên làm viêc trong một đơn vị, doanh nghiệp. Quy mô muốn chỉ về mặt số lượng công nhân viên đang làm viêc trong một đơn vị, doanh nghiệp ít, hay nhiều, thể hiện nguồn lực của đơn vị, doanh nghiệp đó. + Tốc độ tăng: Muốn thể hiện sự lớn mạnh của nguồn nhân lực trong công ty. Tốc độ tăng càng cao thì càng thể hiện công ty ngày càng lớn mạnh. - Chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực liên quan chặt chẽ đến trình độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Chất lượng của nguồn nhân lực phụ thuộc lớn vào chính sách giáo dục đào tạo của quốc gia; sự nhận thức và thái độ của người lao động 4 trước yêu cầu về trình độ chuyên môn, tay nghề, ý thức và đạo đức nghề nghiệp đối với người lao động trong tương lai. Trong phạm vi một tổ chức, chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trình độ phát triển của tổ chức đó. Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau: + Sức khoẻ và đạo đức Sức khoẻ cần được hiểu là trạng thái thoải mái cả về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là sự phát triển bình thường của cơ thể không có bệnh tật. Sức khoẻ là sự kết hợp hài hòa giữa thể chất và tinh thần. Trong phạm vi một tổ chức, doanh nghiệp tình trạng sức khoẻ nguồn nhân lực được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu như chiều cao cân nặng, mắt, tai, mũi, họng, thần kinh tâm thần; tuổi tác, giới tính. Ở tầm vĩ mô ngoài các chỉ tiêu trên người ta còn dưa ra một số chỉ tiêu khác như tỷ lệ sinh thô, chết thô, tỷ lệ tử vong của trẻ em… Một nguồn nhân lực có chất lượng cao phải là một nguồn nhân lực có trạng thái sức khoẻ tốt. Có nhiều chỉ tiêu biểu hiện trạng thái về sức khoẻ. Bộ y tế nước ta quy định có ba loại: A: thể lực tốt, loại không có bệnh tật gì. B: thể lực trung bình. C: thể lực yếu, không có khả năng lao động. Gần đây Bộ Y Tế kết hợp với Bộ Quốc Phòng căn cứ vào 8 chỉ tiêu để đánh giá: . Chỉ tiêu thể lực chung: chiều cao, cân nặng, vòng ngực. . Chỉ tiêu về mắt. . Chỉ tiêu về tai mũi họng. . Chỉ tiêu về răng hàm mặt. . Chỉ tiêu về nội khoa. 5 . Chỉ tiêu về ngoại khoa. . Chỉ tiêu về thần kinh, tâm thần. . Chỉ tiêu về da liễu. Căn cứ vào các chỉ tiêu trên để chia thành 6 loại: rất tốt, tốt, khá, trung bình, kém và rất kém. Năng lực phẩm chất người lao động là một chỉ tiêu mang tính định tính khó có thể lượng hoá được. Chỉ tiêu này được xem xét thông qua các mặt ý thức, thái độ người lao động đối với công việc, đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức, khả năng làm việc, ý chí tinh thần của người lao động. Năng lực phẩm chất tốt biểu hiện một nguồn nhân lực chất lượng cao. + Trình độ học vấn Trình độ văn hoá của người lao động là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trình độ văn hoá thể hiện thông qua các quan hệ tỷ lệ như: . Số lượng người biết chữ, không biết chữ. . Số người tốt nghiệp tiểu học. . Số người tốt nghiệp trung học cơ sở. . Số người tốt nghiệp trung học phổ thông. Trình độ văn hoá là một chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực và nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển của doanh nghiệp. Trình độ văn hoá cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. + Trình độ chuyên môn kỹ thuật Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn nào đó. Nó biểu hiện trình độ được đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học; có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc 6 thuộc chuyên môn nhất định. Vì vậy trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực được đo bằng: . Tỷ lệ cán bộ trung cấp. . Tỷ lệ cán bộ cao đẳng. . Tỷ lệ cán bộ đại học và sau đại học. Có nhiều chuyên môn khác nhau và trong mỗi chuyên môn đó lại có thể chia thành các chuyên môn nhỏ hơn. Trình độ kỹ thuật của người lao động thường dùng để chỉ trình độ của những người được đào tạo ở các trường kỹ thuật, được trang bị kiến thức nhất định, những kỹ năng thực hành về công việc nhất định. Trình độ kỹ thuật được hiểu thông qua các chỉ tiêu: Số lao động đã qua đào tạo và lao động phổ thông; Số người có bằng kỹ thuật và không có bằng; Trình độ tay nghề theo bậc thợ. Trình độ chuyên môn và kỹ thuật thường kết hợp chặt chẽ với nhau thông qua chỉ tiêu số lao động được đào tạo và không được đào tạo trong mỗi tập thể người lao động. 1.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Nguồn lực lao động là yếu tố không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất, kinh doanh. Ngày nay, dù khoa học - công nghệ đã đạt được những thành tựu to lớn, nhiều công đoạn sản xuất thực hiện tự động hóa nhưng xét đến cùng không thể thiếu được bàn tay của con người. Nguồn lực lao động phát hiện, sáng tạo ra các nguồn lực phát triển. Con người là chủ thể phát hiện, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tạo nên tăng trưởng kinh tế; nguồn lực vốn là kết quả lao động và tích lũy của con người mà có; nguồn lực khoa học – công nghệ cũng chính do con người sáng tạo ra. Nguồn lực lao động đóng vai trò quyết định trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Có thể nói rằng, chất lượng nguồn lực lao động là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng ba nguồn lực còn lại. Đặc biệt trong nền 7 kinh tế tri thức nguồn lực lao động có trình độ cao có vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế. Nguồn lực lao động là động lực của phát triển kinh tế. Nguồn lực lao động vừa có nhu cầu tự thân để phát triển với yêu cầu ngày càng cao và phong phú và là chủ thể sáng tạo công nghệ, điều chỉnh cơ cấu kinh tế để thỏa mãn các nhu cầu đó. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã khẳng định mục tiêu và động lực phát triển kinh tế - xã hội là vì con người và do con người. Do đó, nguồn lực lao động có vai trò đặc biệt đối với phát triển kinh tế so với các nguồn lực khác. 1.2. Chủ trƣơng của Đảng về nguồn nhân lực và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chủ trương: Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển; Phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọi người được phát triển toàn diện. Nâng cao năng lực và tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảo đảm đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực phát triển đất nước. Phát huy lợi thế dân số và con người Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài, chăm lo lợi ích chính đáng và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mọi người dân, thực hiện công bằng xã hội… Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Ðặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Ðào tạo nguồn nhân lực đáp 8 ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hoá đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề. Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt đối với người bị thu hồi đất; nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo. Quan tâm hơn tới phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục; thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với người và gia đình có công, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh giỏi, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn. (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, trang 100, 130, 216) - Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ An Giang lần thứ IX chủ trương: Đổi mới, phát triển mạnh mẽ giáo dục và đào tạo Xây dựng và triển khai Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả ở các cấp học, bậc học, chất lượng đào tạo nghề; gắn với việc khai thác, phát huy nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương và xã hội. (Đại hội đại biểu tỉnh An giang lần thứ IX, trang 46) Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển sự nghiệp y tế, nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2015. Phát triển nguồn nhân lực y tế; xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020 với mục tiêu là 9 đảm bảo đủ nhân lực theo cơ cấu lao động của ngành, đáp ứng nhu cầu phát triển; Đa dạng hóa loại hình đào tạo, bồi dưỡng, phối hợp chặt chẽ với các trường đại học Y dược khu vực và cả nước trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho ngành Y tế. Thành lập Khoa Y thuộc trường Đại học An Giang, Trường Trung học Y tế tại Thị xã Châu Đốc để chủ động trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế tại địa phương. Mở rộng đào tạo cán bộ có trình độ cao ở nước ngoài bằng kinh phí nhà nước, khuyến khích du học tự túc các chuyên ngành đang có nhu cầu; Đẩy mạnh thực hiện các chính sách về đào tạo, tuyển dụng, đãi ngộ cán bộ y tế theo các quy định của Nhà nước, đồng thời xây dựng chính sách hổ trợ đặc thù của tỉnh để đào tạo và thu hút cán bộ y tế, ưu tiên hổ trợ phát triển cán bộ y tế cơ sở, y tế dự phòng, các lĩnh vực còn thiếu cán bộ của ngành y tế, phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu, kỹ thuật cao ở tuyến tỉnh; Xây dựng chính sách luân phiên cán bộ thực hiện nghĩa vụ xã hội đối với vùng núi, vùng khó khăn, y tế cơ sở ở nông thôn. Thực hiện tốt các chính sách, chế độ về tiền lương, phụ cấp theo lương phụ cấp đặc thù của nhà nước, đồng thời thực hiện tự chủ tài chính, nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức tại các cơ sở y tế công lập; Tăng cường công tác bồi dưỡng, giáo dục và ý thức tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, y đức trong đội ngũ cán bộ ngành Y tế, nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của đội ngũ y sĩ, bác sĩ tại các cơ sở khám bệnh, tránh phân biệt đối xử với người bệnh. - Quán triệt quan điểm Đại hội XI, quan điểm của Tỉnh Đảng bộ An Giang lần thứ IX về nguồn nhân lực. Căn cứ vào đặc điểm của Trung tâm y tế thành phố Long Xuyên, Nghị quyết Chi bộ Trung tâm y tế thành phố Long Xuyên nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã xác định: Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, có tính quyết định đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị tại đơn vị,…Xây dựng đội ngũ cán bộ phải chú trọng cả đức lẫn tài, tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, đẩy mạnh chuẩn hóa cán bộ Y tế. Đảm bảo nguồn nhân lực tuyến y tế cơ sở. 10 Nâng cao chất lượng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỷ năng công tác, chăm lo giáo dục đạo đức, tư tưởng, chính trị; trên cơ sở phân loại đánh giá chất lượng cán bộ hàng năm để có kế hoạch quy hoạch, đào tạo và bố trí hợp lý. [...]...CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỪ NĂM 2006-2012 2.1 Đặc điểm tình hình của Trung tâm y tế thành phố Long Xuyên Năm 2006, cùng với hệ thống ngành y tế trong tỉnh, Trung tâm Y tế thành phố Long Xuyên được thành lập theo quyết định số 76-QĐ/TU ng y 18 tháng 05 năm 2006 của Ban thường vụ Thành y Long Xuyên đảm trách nhiệm vụ: Phòng chống dịch... phố Long Xuyên từ năm 2006-2012 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ng y càng cao và đa dạng của cộng đồng Công tác đào tào, bồi dưỡng đảm bảo nguồn nhân lực, trong các năm qua luôn được Trung tâm y tế thành phố Long Xuyên quan tâm và thực hiện tốt Nguồn nhân lực Trung tâm y tế hiện... CHƢƠNG 3: MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM Y TẾ TP LONG XUYÊN ĐẾN NĂM 2015 3.1 Mục tiêu 3.1.1 Mục tiêu chung Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành cho đội ngũ cán bộ làm công tác y tế, nâng cao chất lượng toàn diện nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới Trang bị nâng cao kiến thức, kỹ năng... tế hiện tại, dự kiến đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 cụ thể như sau: 2.2.1 Những mặt làm đƣợc và nguyên nhân: * Những mặt đạt đƣợc: - Số lƣợng cán bộ: Nguồn nhân lực của một đơn vị được thể hiện trước hết ở số lượng lao động Số lượng cán bộ viên chức Trung tâm y tế hiện nay tăng 48% so với thời điểm năm 2006 vả quản lý cán bộ viên chức 13 trạm y tế phường xã Trung tâm Y tế được giao biên chế... cho nhân dân X y dựng Đề án “Phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2012 – 2015 và đến năm 2020” Trong đó, cần đảm bảo về số lượng, trình độ chuyên nhằm đáp ứng nhu cầu ng y càng cao của nhân dân trong lĩnh vực phòng bệnh, bảo đảm cho cơ sở y tế có đủ điều kiện thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế; đ y mạnh công tác đào tạo cán bộ y tế theo thông tư số 07/2008/TT-BYT... cường cho tuyến xã Tăng cường công tác bồi dưỡng, giáo dục và ý thức tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, y đức trong đội ngũ cán bộ ngành y tế, triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 3716/KH-SYT của Sở Y tế về tiếp tục đ y mạnh việc học tập nâng cao y đức tại các đơn vị sự nghiệp y tế giai đoạn 2011 – 2015 Nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ y tế đối với nhân dân 3.2.4.2... chức Trung tâm y tế thành phố Long Xuyên đã được củng cố, hoàn thiện và trưởng thành, góp phần quyết định vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ trong các năm qua Đánh giá về đội ngũ cán bộ viên chức của đơn vị, có thể khẳng định: không có đội ngũ nhân lực tốt thì Trung tâm y tế không thể đạt được những thành tích đáng trân trọng như v y Nói như thế, không có nghĩa chúng ta đã hài lòng, mãn nguyện, bởi vì... tác chyên môn phải phù hợp, để vừa nâng cao chất lượng vừa không g y lãng phí trong đầu tư là hết sức cần thiết Đầu tư kinh phí, nhân lực đúng, đủ, kịp thời 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Báo cáo tổng kết công tác Y tế của Trung tâm y tế thành phố Long Xuyên từ năm 2006 đến năm 2012; 2 Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức giai đoạn 2011 – 2015; 3 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08/NQ/TU ng y 14/02/2012... các cấp y đảng, chính quyền và ngành y tế cần tập trung: Đổi mới cơ chế hoạt động; huy động các nguồn lực để củng cố, tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; chủ động x y dựng, phát triên nguồn nhân lực y tế 19 Nâng cao nhận thức, vai trò quản ý, tăng cường sụ chỉ đạo của ngành y tế, và các cấp chính quyền trong công tác phòng bệnh cho nhân dân trong tình hình mới tăng cường phối hợp... triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược” Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta đang x y dựng và phát triển nguồn lực con người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Muốn làm được điều đó, thì ở mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi đơn vị phải làm tốt công tác x y dựng và phát triển nguồn nhân lực của đơn vị mình Đến thời . của Trung tâm y tế thành phố Long Xuyên Năm 2006, cùng với hệ thống ngành y tế trong tỉnh, Trung tâm Y tế thành phố Long Xuyên được thành lập theo quyết định số 76-QĐ/TU ng y 18 tháng 05 năm. giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các cơ sở y tế dự phòng nói riêng và nhân lực tại Trung tâm y tế nói chung, bản thân tôi chọn đề tài Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ở. 3: MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM Y TẾ TP. LONG XUYÊN ĐẾN NĂM 2015 3.1. Mục tiêu 3.1.1. Mục tiêu chung Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng

Ngày đăng: 28/04/2015, 10:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan