Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại NH TMCP Quân Đội

60 257 0
Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại NH TMCP Quân Đội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đỗ Thị Thu Thủy Lớp TTQTB-K9 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra cả về chiều rộng và chiều sâu cùng với thương mại quốc tế tăng trưởng theo cấp số nhân đã đòi hỏi phải có sự phát triển của các phương pháp thanh toán quốc tế. Tài trợ ngoại thương và thanh toán quốc tế là những công cụ thiết yếu và quan trọng để xây dựng cầu nối giữa kinh tế trong nước và phần kinh tế thế giới bên ngoài. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến cho hoạt động thương mại quốc tế suy giảm nặng nề. Các ngân hàng thương mại Việt Nam là đối tượng đầu tiên chịu ảnh hưởng của sự suy giảm này thể hiện rõ nhất qua doanh số thanh toán quốc tế. Điều này đòi hỏi các ngân hàng thương mại nói chung, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội nói riêng cần có những chiến lược phù hợp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển NH TMCP Quân Đội đã không ngừng nỗ lực vươn lên, mở rộng địa bàn hoạt động, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, phát triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và đối ngoại, từng bước nâng cao cả về số lượng và cả về chất lượng. Tuy nhiên, thị phần về hoạt kinh doanh đối ngoại đặc biệt là thanh toán quốc tế của NH TMCP Quân Đội còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của mình, ngoài ra trong hoạt động thực tế tại các chi nhánh đã xảy ra hoặc tiềm ẩn rủi ro. Nguyên nhân một phần là do bản thân NH chưa kịp thay đổi đáp ứng được với các đòi hỏi ngày càng phức tạp của nghiệp vụ cũng như yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác dưới giác độ quản lý vĩ mô còn nhiều vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách của nhà nước. Xuất phát từ thực tế nêu trên, em đã chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại NH TMCP Quân Đội” làm đề tài chuyên đề. Page 1 Đỗ Thị Thu Thủy Lớp TTQTB-K9 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế, chuyên đề tập trung phân tích thực trạng hoạt động này tại NH TMCP Quân Đội, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế phù hợp với những biến đổi và tác động từ bên ngoài của nền kinh tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chuyên đề tập trung đi sâu nghiên cứu và trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến mô hình tổ chức và quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại NH TMCP Quân Đội. 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để trình bày các nội dung nghiên cứu lý luận và thực tiễn đồng thời áp dụng các phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp số liệu tại bàn. - Phương pháp đối chiếu, so sánh. - Phương pháp diễn giải, quy nạp. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. Bên cạnh đó, chuyên đề còn sử dụng các sơ đồ, bảng, biểu để làm tăng thêm tính trực quan và sức thuyết phục của chuyên đề. 5. Kết cấu Ngoài phần mở đầu, kết luận, lời cam đoan, các sơ đồ, bảng, biểu, từ viết tắt, tài liệu tham khảo chuyên đề được chia thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về thanh toán quốc tế. Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại NH TMCP Quân Đội Chương 3: Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại NH TMCP Quân Đội . Page 2 Đỗ Thị Thu Thủy Lớp TTQTB-K9 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ. 1.1 Khái niệm và đặc điểm của TTQT 1.1.1 Khái niệm và vai trò của TTQT Các quốc gia luôn phụ thuộc lẫn nhau về rất nhiều loại hàng hóa cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng. Việc trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các nước đã hình thành nên quan hệ kinh tế quốc tế là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác như chính trị, ngoại giao, văn hóa, tồn tại và phát triển. Khi đã hình thành các quan hệ quốc tế thì nhất thiết sẽ phát sinh nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành các hoạt động thanh toán quốc tế mà ngân hàng là cầu nối trung gian. Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, nảy sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này, với tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế thông qua mối quan hệ giữa các định chế tài chính – NH có liên quan. Như vậy hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ phục vụ cho lĩnh vực kinh tế mà còn cả lĩnh vực phi kinh tế hay còn gọi là thanh toán trong ngoại thương và thanh toán phi ngoại thương. Thanh toán quốc tế là khâu có ý nghĩa cực kì quan trọng và nhiều khi là khâu quyết định hiệu quả và tăng trưởng ngoại thương, là cơ sở nền tảng bậc nhất khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu tồn tại phát triển. Các ngân hàng thương mại muốn phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế cấn lấy hoạt động thanh toán quốc tế làm trọng tâm. 1.1.2 Vai trò của TTQT: Như ta đã biết thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương là cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, hoạt động này lại được thực hiện qua hệ thống ngân hàng vậy nên vai trò của nó được thể hiện ở hai khía cạnh chính sau: a.Đối với nền kinh tế: Hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích lũy trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp giữa sức mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế. trong bối cảnh hiện nay khi các Page 3 Đỗ Thị Thu Thủy Lớp TTQTB-K9 quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò hoạt động của TTQT ngày càng được khẳng định. Khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì hoạt động này càng trở nên quan trọng vì lúc này thị trường các sản phẩm, dịch vụ đã trở nên đa dạng và mở rộng hơn rất nhiều. Có thể thấy rõ sức ảnh hưởng từ những biến động của nền kinh tế toàn cầu lên hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng và ngược lại. TTQT là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân, là khâu quan trọng cuối cùng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. TTQT góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế. Điều này sẽ kích thích sản xuất trong nước vì nó đã gián tiếp tạo thị trường cho các sản phẩm nội địa, tăng sức cạnh tranh giữa các sản phẩm nội và ngoại. Nếu hoạt động TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn, đúng pháp luật sẽ giảm thời gian chu chuyển vốn,tăng tốc độ lưu chuyển hàng hóa, giảm rủi ro do biến động về tiền tệ, từ đó tăng cường sự tin tưởng giữa các bên tham gia cũng như các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, hoạt động TTQT làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam. TTQT phát triển sẽ hạn chế rủi ro, tăng sức hấp dẫn cho nền kinh tế Việt Nam, gây dựng niềm tin với bạn bè thế giới từ đó tăng vốn đầu tư nước ngoài không chỉ về sản xuất hàng hóa mà cả về tài chính tiền tệ. Như vậy thị trường tài chính trong nước cũng trở nên sôi động hơn, mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư trong nước. Từ những nhận định trên, có thể tóm lược vai trò của TTQT đối với nền kinh tế như sau: - Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động XNK của nền kinh tế như một tổng thế. - Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp. - Thúc đẩy và mở rộng hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế. - Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác. - Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế. Page 4 Đỗ Thị Thu Thủy Lớp TTQTB-K9 b. Đối với NHTM: Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và thương mại quốc tế ngày càng phát triển, TTQT đã trở thành một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của các NHTM. Hoạt động TTQT của NHTM là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương. Thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong hoạt động TTQT, NHTM đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế, cho khách hàng và cho bản thân các ngân hàng. TTQT là một loại nghiệp vụ liên quan dến tài sản ngoại bảng của ngân hàng. Hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường. Hoạt động TTQT không chỉ là một hoạt động đơn thuần mà còn là hoạt động hỗ trợ bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Hoạt động TTQT được thực hiện tốt sẽ mở rộng cho hoạt động tín dụng XNK, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các hoạt động ngân hàng quốc tế khác. Hoạt động TTQT còn làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể thu được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ TTQT với các ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán. TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động TTQT được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng quy mô và mạng lưới ngân hàng. Hoạt động TTQT cũng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoại của ngân hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng. Page 5 Đỗ Thị Thu Thủy Lớp TTQTB-K9 I.1.2 Đặc điểm của thanh toán quốc tế a.Những văn bản pháp lý làm cơ sở cho thanh toán quốc tế Nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt các nghiệp vụ trong thanh toán quốc tế, tránh những bất đồng giữa các bên trong mối quan hệ thanh toán quốc tế các quốc gia cùng với các tổ chức quốc tế và giữa các quốc gia với nhau đã tiến hành việc ký kết những hiệp định, thoả ước có liên quan. Đây chính là những văn kiện mang tính pháp lý quốc tế quan trọng, điều chỉnh mối quan hệ thanh toán.  Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ ( UCP ) UCP là văn kiện tập hợp toàn bộ những quy tắc và định nghĩa thống nhất quốc tế, được hầu hết các quốc gia ( hơn 165 quốc gia ) công nhận. UCP phân định rõ ràng, cụ thể quyền lợi, nghĩa vụ, và trách nhiệm của tất cả bên tham gia vào giao dịch tín dụng chứng từ. UCP là văn bản mang tính chất quy phạm tuỳ ý, có nghĩa là khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, nếu muốn áp dụng nó, thì các bên tham gia phải thoả thuận và ghi vào hợp đồng. Hiện nay, bản UCP mới nhất là UCP 600 có hiệu lực từ ngày 01-07-2007.  Tập quán NH chuẩn quốc tế ( ISBP ): Là một văn bản cụ thể hoá các thông lệ trong UCP và hệ thống hoá các ý kiến, quyết định của ICC về việc kiểm tra chứng từ trong thanh toán tín dụng chứng từ. ISBP được coi là cẩm nang hữu ích cho các NH vận hành vào thực tiễn hoạt động. Qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung, hiện nay bản ISBP mới nhất là ISBP 681 ( có hiệu lực từ ngày 01-07-2007).  Quy tắc thống nhất về nhờ thu ( URC ) Với mục đích tạo điều kiện thuận tiện cho việc thực hiện thống nhất các nguyên tắc thực hành nghiệp vụ nhờ thu trong thương mại quốc tế trên phạm vi thế giới, tổ chức Phòng thương mại Quốc tế ICC đã soạn thảo và ấn hành văn bản mang tên “ Quy tắc thống nhất về nhờ thu ”. Cho đến nay, bản quy tắc này đã được hơn 60 quốc gia trên thế giới tuân thủ thực hiện trong giao dịch nghiệp vụ nhờ thu. Bản URC đầu tiên ra đời và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1979, với tên gọi URC 1979 Revision – ICC Publication No.322. Hiện tại, ấn phẩm của ICC thay thế cho URC No.322 là văn bản mang tên URC No.522.  Các nguồn luật điều chỉnh quan hệ thanh toán hối phiếu Page 6 Đỗ Thị Thu Thủy Lớp TTQTB-K9 Trên phạm vi quốc tế, hiện nay một số điều ước quốc tế và luật quốc gia về hối phiếu quan trọng được NH và các bên tham gia hoạt động thương mại quốc tế sử dụng tham chiếu. Cụ thể gồm có : z Công ước Geneve 1930 - Luật thống nhất về hối phiếu ( Uniform Law for Bill of Exchange – ULB). z Hệ thống luật của các nước thuộc khối Anglo-Saxon, dựa trên cơ sở luật hối phiếu của Anh quốc ( Bill of Exchange Act 1882 ). z Công ước liên hợp quốc tế về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế (International Bill of Exchange and International Prom issory Note – UN convention 1980 ).  Nguồn luật điều chỉnh quan hệ thanh toán séc Séc được coi là phương tiện thanh toán khá phổ biến ở các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia sử dụng séc làm phương tiện thanh toán quốc tế đều áp dụng những quy định có liên quan tới việc lưu thông séc trong công ước Geneve 1931 (Geneve conventions for check 1931). Nội dung chủ yếu đề cập tới những quy định thống nhất về : hình thức, nội dung, tính chất, việc phát hành và lưu thông séc, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan tới séc.  Thoả ước giữa các NH của các nước Là những thoả ước thống nhất về các vấn đề liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và thanh toán nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai, thực hiện thanh toán các hợp đồng do chủ thể trong nước ký kết với chủ thể nước ngoài.  Các điều kiện thương mại quốc tế ( Incoterms ) Incoterms là văn bản tập hợp toàn bộ những quy tắc thống nhất quốc tế, dùng để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương. Các điều kiện thương mại áp dụng trong một hợp đồng XNK được coi là một trong những nội dung quan trọng, nó phân định rõ ràng quyền hạn cũng như trách nhiệm các bên mua – bán trong việc phân chia chi phí và rủi ro, vận chuyển, bốc dỡ, bảo hiểm, hàng hoá từ người bán sang người mua, cũng như việc thúc đẩy XNK. Hiện nay bản Incoterms mới nhất là Incoterms 2000 – bao gồm 13 điều kiện thương mại quốc tế thông dụng hiện nay, được chia thành 4 nhóm căn bản. Nhóm điều kiện đầu tiên đề cập đến việc người bán chỉ có trách nhiệm giao hàng cho Page 7 Đỗ Thị Thu Thủy Lớp TTQTB-K9 người mua tại cơ sở của người bán - điều kiện loại “ E ” ( Ex works : giao hàng tại xưởng ). Nhóm điều kiện thứ hai là điều kiện loại “ F ”, trong đó người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận tải do người mua chỉ định bao gồm FCA, FAS, FOB.Nhóm thứ ba là nhóm điều kiện “ C ”, người bán phải hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển, nhưng không chịu thêm rủi ro về tổn thất, mất hàng hoặc các chi phí phụ trội do các sự kiện phát sinh sau khi giao hàng và khởi hành; Nhóm điều kiện này gồm : CFR,CIP, CIF,CPT.Thứ tư là nhóm điều kiện “ D ”, trong đó người bán chịu mọi chi phí và rủi ro để chuyển hàng hoá đến địa điểm quy định; Nhóm này gồm DAF, DES, DDU, DDP.  Hợp đồng thương mại quốc tế Hợp đồng thương mại quốc tế hay còn gọi là hợp đồng XNK, hợp đồng ngoại thương, … là một văn bản thoả thuận có hiệu lực pháp lý giữa các bên mua bán thuộc các quốc gia khác nhau, trong đó quy định bên bán có trách nhiệm giao hàng, chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá cùng với các chừng từ liên quan và nhận tiền thanh toán, còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng. Nội dung chủ yếu của hợp đồng XNK thường bao gồm những yếu tố sau : tên hàng; số lượng; quy cách - chất lượng; bao bì; bảo lãnh; bảo hiểm; giá cả; thời hạn, địa điểm giao hàng; phương thức thanh toán; vi phạm hợp đồng; trọng tài; trường hợp bất khả kháng. Nguồn luật thông thường chi phối điều chỉnh hợp đồng XNK bao gồm luật lệ, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và luật quốc gia. b. Các điều kiện thanh toán quốc tế quy định trong hợp đồng ngoại thương  Điều kiện về tiền tệ Điều kiện về tiền tệ có nghĩa là việc quy định thống nhất sử dụng đơn vị tiền tệ nào để tính toán và thanh toán trong hợp đồng XNK, đồng thời quy định phương thức xử lý khi có sự biến động về giá trị của đồng tiền đó xảy ra.  Phân biệt loại tiền sử dụng trong hợp đồng Nếu căn cứ vào hình thái tồn tại của tiền tệ, có thể phân biệt hai dạng : Tiền mặt và tiền ghi sổ hoặc tiền chuyển khoản. Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng công cụ tiền tệ trong thanh toán, có thể phân biệt hai loại : Tiền tệ tính toán và tiền tệ thanh toán. Page 8 Đỗ Thị Thu Thủy Lớp TTQTB-K9 Nếu căn cứ vào phạm vi sử dụng của tiền tệ, có thể phân biệt 3 loại tiền như sau: Tiền tệ thế giới, tiền tệ quốc tế và tiền tệ quốc gia . Nếu căn cứ vào mức độ sử dụng thì có đồng tiền mạnh, đồng tiền yếu. Trong thực tế hiện nay việc sử dụng đồng tiền nào là phụ thuộc vào tập quán sử dụng tiền tệ trong thương mại và thanh toán quốc tế vì thị trường ngoại hối phát triển cho phép chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác qua tỷ giá chéo một cách dễ dàng.  Điều kiện đảm bảo hối đoái Nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu liên quan đến khoản thu hay khoản phải thanh toán bằng ngoại tệ thông qua các công cụ như hợp đồng kì hạn, hoán đổi, quyền chọn hay tương lai.  Điều kiện về địa điểm thanh toán Về phương diện lý thuyết, việc thanh toán trị giá hợp đồng có thể diễn ra ở nước người xuất khẩu, nước người nhập khẩu hoặc một nước thứ 3. Tuy nhiên trên thực tế việc quy định địa điểm thanh toán chủ yếu phụ thuộc tương quan “ thế và lực ” giữa 2 bên trong quan hệ hợp đồng, phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán là của nước nào.  Điều kiện về thời gian thanh toán Điều kiện về thời gian thanh toán chỉ rõ thời hạn người nhập khẩu phải trả tiền cho người xuất khẩu theo quy định trong hợp đồng XNK. Điều kiện về thời gian thanh toán thường được thoả thuận theo một trong ba cách thức, đó là trả tiền trước, trả tiền ngay hoặc trả tiền sau.  Điều kiện về phương thức thanh toán Đây là một điều khoản quan trọng góp phần hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế. Mỗi phương thức đều có ưu điểm, nhược điểm nhất định, phương thức nào càng hấp dẫn cho nhà nhập khẩu thì lại càng rủi ro cho nhà xuất khẩu và ngược lại. Các phương thức thanh toán quốc tế sử dụng trong quan hệ thương mại quốc tế bao gồm : Phương thức ghi sổ, phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu và phương thức tín dụng chứng từ. 1.3 Các chứng từ thông dụng trong ngoại thương. Tuỳ theo đặc điểm, tính chất, nội dung và mối quan hệ giữa các bên trong từng hợp đồng thương mại cụ thể, tuỳ theo phương thức thanh toán mà các bên Page 9 Đỗ Thị Thu Thủy Lớp TTQTB-K9 trong quan hệ thương mại lựa chọn áp dụng, bộ chứng từ có thể được thành lập với nội dung, số lượng, số loại khác nhau. Tuy nhiên, xuất phát từ chức năng của mỗi loại chứng từ, người ta phân chia các chứng từ trong thương mại quốc tế thành 2 nhóm chính, đó là : Các chứng từ thương mại bao gồm : Chứng từ hàng hóa, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm. Các chứng từ tài chính bao gồm : Hối phiếu, lệnh phiếu, séc. 1.3.1 Các chứng từ thương mại  Chứng từ vận tải - Vận đơn đường biển ( Bill of lading ) : Là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc được nhận để chở. Vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận của hãng vận chuyển về việc người gửi hàng ( chủ hàng ) đã giao hàng. Đây cũng là bằng chứng về một hợp đồng vận chuyển với người gửi hàng. Đồng thời nó cũng là chứng từ sở hữu hàng hóa của người nắm giữ bản gốc vận đơn đối với hàng hoá vận chuyển. - Vận đơn đa phương thức ( Combined transport B/L) Là loại vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hoá được chuyên chở từ bên bán sang bên mua bằng cách kết hợp nhiều phương thức vận chuyển khác nhau. Về mặt chức năng, vận đơn này cũng tương tự như vận đơn hàng hải, khi hãng vận chuyển hoặc người phụ trách điều phối vận tải liên hợp cam kết lãnh trách nhiệm từ nơi nhận hàng tới nơi giao cuối cùng. - Phiếu vận chuyển ( Consignment note ) Phiếu vận chuyển là chứng từ vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, bằng đường sắt, hoặc đường sông do hãng vận chuyển và người gửi hàng cùng ký lập, thường đi kèm với hàng vận chuyển.  Chứng từ hàng hoá - Hoá đơn thương mại ( Commercial invoice ) Hoá đơn thương mại là chứng từ kế toán do bên bán lập, biểu hiện lượng giá trị hàng hoá, dịch vụ đã cung ứng cho bên mua và sẽ được bên mua thanh toán. Page 10 [...]... hội nh p của nền kinh tế, tác động tiêu cực tới hoạt động XNK và hoạt động TTQT * Môi trường pháp lý thể hiện ở sự đồng bộ, toàn diện của hệ thống các văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật với các thông lệ quốc tế sẽ tạo h nh lang pháp lý thống nh t cho các hoạt động kinh tế trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp và NH * Môi trường tài ch nh quốc tế: Sự tác động. .. kinh doanh của m nh cũng nh để tư vấn cho KH * Các nghiệp vụ hỗ trợ khác: NHTM là một tổ chức hoạt động kinh doanh trong l nh vực tiền tệ - một yếu tố đầu vào quan trọng của quá tr nh sản xuất Hoạt động của NH giúp cho quá tr nh sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế diễn ra nh p nh ng, hiệu quả Hoạt động kinh doanh của NHTM bao gồm rất nhiều loại h nh và giữa chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau, sự... Bộ Quốc phòng Ngay từ trước khi ra đời, mục tiêu hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội đã được xác đ nh rõ là thực hiện hoạt động nh một ngân hàng đa năng phục vụ cho các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế, làm dịch vụ ngân hàng đối với mọi th nh phần kinh tế Hiện nay khách hàng mà Ngân hàng Quân đội phục vụ khá đa dạng bao gồm các doanh nghiệp và cá nh n thuộc mọi th nh phần kinh tế Số chi nh nh và. .. Các chi nh nh Mạng lưới điện tử Phát triển mạng lưới Page 27 Đỗ Thị Thu Thủy Lớp TTQTB-K9 2.2Khái quát về t nh h nh hoạt động kinh doanh của NHTMCP Quân Đội: 2.2.1 T nh h nh chung: Biểu đồ 1.1 Lợi nhuận trước thuế của NHTMCP Quân Đội ( Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm của NH TMCP Quân Đội Hà Nội) MB luôn hoàn th nh mục tiêu đặt ra về lợi nhuận trước thuế hàng năm nh có nh ng chiến lược kinh doanh hợp... doanh Thanh toán quốc tế Trung tâm thanh toán Hỗ trợ kinh doanh H nh ch nh và quản lí chất lượng KHỐI KINH DOANH HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG PHÒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ KHỐI QUẢN LÍ RỦI RO Quản lí rủi ro TREASURY Quản lí tín dụng Doanh nghiệp lớn và Quản lí thu nợ đ nh hế tài ch nh Doanh nghiệp vừa và nh Khách hàng cá nh n Đầu tư H nh ch nh Trang bị và quản lí tài sản Quản lí chất lượng Contact Center Quản lí và. .. kinh doanh của khách hàng: Khách hàng của các NH trong hoạt động TTQT ch nh là các doanh nghiệp kinh doanh XNK,nếu các doanh nghiệp này có năng lực kinh doanh tốt, năng động, hiểu biết về hoạt động TTQT và pháp luật nước ngoài sẽ giúp cho hoạt động TTQT được thực hiện hiệu quả, trôi chảy 1.5.2 Nh n tố chủ quan: * Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Nếu NH có một chiến lược kinh doanh hợp lý với nhiều... lực kinh doanh ngoại hối của NH tốt sẽ giúp cho NH thực hiện kinh doanh có hiệu quả, thu về được nhiều ngoại tệ, tạo điều kiện thoả mãn các nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng trong quá tr nh thực hiện thanh toán * Nh n tố con người: Đây là một hoạt động dịch vụ của NH có liên quan đến yếu tố nước ngoài do đó đòi hỏi các cán bộ làm công tác thanh toán phải có tr nh độ và năng lực kinh doanh nh t đ nh *... tr nh nghiệp vụ TTQT để đáp ứng nhu cầu khách hàng, yêu cầu của c nh tranh và sự phát triển của ngân hàng và thiết lập được quan hệ đại lý với hơn 300 ngân hàng trên toàn thế giới Đây được coi là một trong nh ng bộ phận hoạt động hiệu quả nh t của NHQĐ và doanh thu phí từ hoạt động thanh toán quốc tế đóng góp một phần đáng kể vào thu nh p của ngân hàng Biểu đồ 1.2 Tổng kim ngạch thanh toán quốc tế. .. kỳ một NH nào ngoài NH chuyển giao tham gia thực hiện quá tr nh nhờ thu NH xuất tr nh ( Prensenting Bank ) : là NH thu, có nhiệm vụ xuất tr nh chứng từ tới người trả tiền Thường là NH đại lý hay chi nh nh của NH uỷ nhiệm thu ở nước người mua  Các h nh thức nh thu Nh thu phiếu trơn ( Clean collection ) Nh thu phiếu trơn là một h nh thức thanh toán trong đó người XK uỷ nhiệm cho NH phục vụ m nh thu... trường chứng khoán đã có một năm phục hồi và phát triển, nên hoạt động đầu tư của NH cũng tăng theo Đối với góp vốn, đầu tư dài hạn, vẫn có sự tăng trưởng đều đặn 2.3 Thực trạng về hoạt động TTQT tại NH TMCP Quân Đội: Năm 1996, MB bắt đầu triển khai hoạt động thanh toán quốc tế theo quyết đ nh số 37 /NH- QĐ ngày 15/01/1996 của Ngân hàng Nh nước và th nh lập phòng TTQT và Quan hệ Ngân hàng đại lý Cho đến nay

Ngày đăng: 28/04/2015, 08:36

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan