CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁ BASA FILLET VÀ TÔM ĐÔNG LẠNH

115 768 0
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁ BASA FILLET VÀ TÔM ĐÔNG LẠNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Viện Công Nghệ Sinh Học & Thực Phẩm Môn: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ SÚC SẢN ĐỀ TÀI: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁ BASA FILLET VÀ TÔM ĐÔNG LẠNH Lớp: DHTP6LT Mã lớp học phần: 220505303 GVHD:Th.S Lê Văn Nhất Hoài SVTH: 1. Trần Thị Thu Xuân Môn: CNCB Thủy Sản & Súc Sản GVHD: Th.S Lê Văn Nhất Hoài 2. Đỗ Tú Quỳnh 3. Chung Ngọc Mỹ 4. Nguyễn Thị Ngọc Thu 5. Nguyễn Thị Hiền 6. Trần Thị Diệu Linh 7. Đặng Thị Hoàng Giang 8. Trần Thị Yến Như 9. Phạm Phương Thế Ngọc 10. Nguyễn Thị Bích Nguyệt. 11. Hồ Thị Tình 12. Hoàng Thị Trường 13. Nguyễn Thị Kim Trà Tp. Hồ Chí Minh tháng 11 năm 2011 LỜI MỞ ĐẦU Nước ta, một nước nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm với bờ biển dài trên 3.260km, là một nước có vị trí địa lý rất thuậ lợi cho việc phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Con tôm, con cá từ xưa đã gắn bó với những ngư dân vùng biển thì ngày nay nó mang lại cho họ một nguồn lợi đáng kể. Vì vậy đảng và nhà nước ta đã chủ trương tập trung xây dựng phát triển hơn nữa hệ thống nuôi trồng thủy hải sản tại các miền duyên hải. Đó là một nguồn lợi lớn cho đất nước để xuất khẩu, cũng như phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản trong nước. Với việc phát triển hơn 70 loài tôm có giá trị xuất khẩu cao, và một nguồn lợi cá Basa _một loài cá da trơn vô cùng thơm ngon đã được xuất khẩu đi khắp thế giới. Nhà nước ta đã không ngừng đầu tư nhân lực cũng như công nghệ cho quy trình sản xuất và chế biến thủy hải sản hiện nay. Với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về công nghệ của các sản phẩm tiềm năng xuất khẩu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quy trình và các công nghệ liên quan đến “Sản xuất tôm và cá Basa đông lạnh” các bạn nhé. Lớp: DHTP6LT_Nhóm 1 Đề tài: CNSX cá Basa fillet và tôm đông lạnh Trang 2 Môn: CNCB Thủy Sản & Súc Sản GVHD: Th.S Lê Văn Nhất Hoài CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ LẠNH ĐÔNG Lớp: DHTP6LT_Nhóm 1 Đề tài: CNSX cá Basa fillet và tôm đông lạnh Trang 3 Môn: CNCB Thủy Sản & Súc Sản GVHD: Th.S Lê Văn Nhất Hoài 1. 1 Định nghĩa Lạnh đông là quá trình làm lạnh thuỷ sản từ nhiệt độ ban đầu của nó xuống dưới điểm đóng băng. Trong phương pháp làm lạnh đông, nước trong thuỷ sản đóng băng từng phần tuỳ theo mức hạ nhiệt. Điểm đông là nhiệt độ tối thiểu để toàn bộ nước trong tế bào thuỷ sản đông đặc. 1.2 Tốc độ lạnh đông Tốc độ của quá trình lạnh đông được dựa vào tốc độ của quá trình tạo thành nước đá thuỷ sản và tương ứng với nó là những ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm do quá trình tạo thành nước đá. Tốc độ lạnh đông trung bình là tỉ số giữa bề dày của lớp sản phẩm với thời gian để làm đông lớp đó. V f = X/T (m/h) Trong đó: V f : là tốc độ lạnh đông trung bình X: bề dày lớp sản phẩm đã làm lạnh đông T: thời gian để làm đông lớp sản phẩm đó 1.3 Các phương pháp lạnh đông Trong quá trình làm lạnh đông tuỳ theo tốc độ làm lạnh đông nhanh hay chậm người ta phân biệt hai phương pháp làm lạnh đông nhanh và làm lạnh đông chậm 1.3.1 Lạnh đông chậm - Nhiệt độ không khí cao hơn -25oC Lớp: DHTP6LT_Nhóm 1 Đề tài: CNSX cá Basa fillet và tôm đông lạnh Trang 4 Môn: CNCB Thủy Sản & Súc Sản GVHD: Th.S Lê Văn Nhất Hoài - Vận tốc đối lưu của không khí nhỏ hơn 1m/s - Thời gian lạnh đông từ 15-20 giờ. Do sự trao đổi nhiệt chậm, thời gian nước kết tinh kéo dài, nhiệt kết tinh của nước cao dẫn đến các tinh thể đá có kích thước lớn và không đều thường gây rách vỡ cấu trúc tế bào thực phẩm do cọ xát giữa tinh thể đá trong và ngoài tế bào, cho nên khi đưa sản phẩm lạnh đông ra tan giá thì dịch bào trong sản phẩm bị chảy ra ngoài làm giảm giá trị dinh dưỡng, dễ nhiễm trùng và có khi giảm đến 50% giá trị thương phẩm so với sản phẩm tươi sống. Trong quá trình lạnh đông chậm nước khuếch tán nhiều dẫn đến những biến đổi ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. 1.3.2 Lạnh đông nhanh - Nhiệt độ môi trường truyền lạnh phải thấp hơn -35oC - Vận tốc đối lưu của môi trường không khí từ 3-5m/s - Vận tốc đối lưu của môi trường lỏng 1m/s - Kích thước của sản phẩm phải nhỏ: 5x5x5 cm hoặc 3x5x5 cm - Nhiệt độ quá lạnh của sản phẩm phải thấp: tql ≤ -6oC. - Quá trình đóng băng sản phẩm phải xảy ra cùng lúc trong tế bào và ngoài gian bào để hạn chế sự chuyển nước từ trong tế bào ra gian bào. Nhiệt độ kết tinh của nước thấp, tốc độ trao đổi nhiệt lớn, các tinh thể nước đá tạo thành có kích thước nhỏ và đều nên ít ảnh hưởng đến cấu trúc tế bào thực phẩm. 1.3.3 Lạnh đông tức thời Kỹ thuật làm lạnh đông hiện nay cho phép rút ngắn thời gian chỉ trong khoảng 10-15 phút, do đó làm tăng năng suất lạnh, giảm hao hụt khối lượng. Sản phẩm trong trường hợp này hầu như giữ nguyên vẹn tính chất ban đầu của nguyên liệu. 1.4 Mục đích của quá trình lạnh đông Lớp: DHTP6LT_Nhóm 1 Đề tài: CNSX cá Basa fillet và tôm đông lạnh Trang 5 Môn: CNCB Thủy Sản & Súc Sản GVHD: Th.S Lê Văn Nhất Hoài Lạnh đông với mục đích để bảo quản sản phẩm, duy trì trạng thái và chất lượng sản phẩm gần như ban đầu. Do nhiệt độ lạnh đông dưới điểm đóng băng nên ngăn cản sự hoạt động, phát triển của vi sinh vật, của hệ thống men trong bản thân thực phẩm. Lạnh đông để trữ đông thủy sản nhằm điều hòa phân phối và ổn định giá cả cho sản phẩm và cho phép sản phẩm được phân phối đến mọi thị trường trên thế giới. 1.5 Yêu cầu kỹ thuật lạnh đông - Nhiệt độ môi trường làm lạnh đông phải thấp hơn -35oC. Nhiệt độ tâm sản phẩm ≤-18oC. - Thời gian cấp đông càng nhanh càng tốt ( thường không quá 3h). - Lớp băng đục và phải phủ kín bề mặt sản phẩm - Nhiệt độ bảo quản sản phẩm ≤-18oC cho phép dao động 3oC. - Nhiệt độ kho chờ đông từ -1÷4oC, thời gian chờ đông không quá 4h 1.6 Tiến trình lạnh đông Thủy sản chiếm khoảng 75% trọng lượng nước. Lạnh đông là tiến trình chuyển đổi hầu hết lượng nước trong cá thành nước đá. Nước trong thủy sản là dạng chất hòa tan và dạng keo. Điểm lạnh đông hạ xuống dưới 0oC. Điểm lạnh đông phụ thuộc vào nồng độ chất hòa tan trong dung dịch. Điểm lạnh đông tiêu biểu của thủy sản là -1oC đến -2oC. Trong suốt quá trình lạnh đông, nước dần dần chuyển đổi thành nước đá, nồng độ muối hữu cơ và vô cơ hòa tan tăng lên, điểm lạnh đông tiếp tục hạ thấp. Ngay cả ở nhiệt độ -25oC, chỉ có 90 đến 95% nước thực sự đóng băng. Lượng nước này không bao gồm nước liên kết (nghĩa là nước liên kết hóa học với những phần tử đặc biệt như carbonyl, nhóm amino của protein và liên kết hydro). Vì vậy không bao giờ có điểm lạnh đông cố định. Tuy nhiên, phần lớn nước (khoảng 75-80%) được đông kết ở nhiệt độ -1oC và -5oC. Khoảng nhiệt độ này được gọi là điểm tới hạn hay vùng lạnh đông. Trong suốt giai đoạn đầu của quá trình làm lạnh, nhiệt độ giảm nhanh xuống dưới điểm lạnh đông của nước (0oC). Khi đó lượng nhiệt yêu cầu tách ra lớn trong giai đoạn 2 để chuyển lượng lớn nước liên kết thành nước đá, sự thay Lớp: DHTP6LT_Nhóm 1 Đề tài: CNSX cá Basa fillet và tôm đông lạnh Trang 6 Môn: CNCB Thủy Sản & Súc Sản GVHD: Th.S Lê Văn Nhất Hoài đổi nhiệt độ rất ít và giai đoạn này được gọi là giai đoạn ngưng nhiệt. Có khoảng 3/4 nước được chuyển đổi tạo thành nước đá, nhiệt độ một lần nữa bắt đầu giảm và trong suốt giai đoạn thứ 3 này hầu như lượng nước còn lại đóng băng. Một lượng nhỏ nhiệt đã được tách ra trong suốt giai đoạn 3 này. Hình . Nhiệt độ và thời gian lạnh đông thủy sản Sự ươn hỏng tiếp tục giảm nhanh ở nhiệt độ dưới 0oC. Đây là điểm quan trọng để chuyển nhanh đến điểm tới hạn lạnh đông. Tuy nhiên, quá trình lạnh đông chậm cho kết quả sản phẩm có chất lượng kém và đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự phân giải protein. Khi nhiệt độ của sản phẩm giảm xuống dưới 0oC, dung dịch đầu tiên được làm lạnh xuống nhanh, sau đó dung dịch bắt đầu kết tinh hoặc hình thành kết tủa và tinh thể nước đá hình thành ở giai đoạn 2. Đầu tiên có một ít phân tử, đó là những phân tử nhỏ của chất lơ lửng không hòa tan trong chất lỏng hoặc sự kết hợp ngẫu nhiên của các phân tử nước để tạo thành tinh thể nước đá theo tiêu chuẩn. Sang giai đoạn 2, các tinh thể lớn dần lên, lượng nhiệt tách ra chậm kết quả làm cho quá trình lạnh đông chậm lại, tinh thể đá hình thành với kích thước lớn hơn và số lượng ít hơn, có thể gây ra sự phá vỡ vách tế bào, kết quả làm mất Lớp: DHTP6LT_Nhóm 1 Đề tài: CNSX cá Basa fillet và tôm đông lạnh Trang 7 Môn: CNCB Thủy Sản & Súc Sản GVHD: Th.S Lê Văn Nhất Hoài chất dịch và làm thay đổi cấu trúc của sản phẩm khi tan giá. Ngược lại, lượng nhiệt tách ra nhanh là kết quả của quá trình lạnh đông nhanh, tạo ra số lượng lớn tinh thể nước đá nhỏ. Vì vậy giảm sự hao hụt chất dịch và sự phá vỡ vách tế bào. Tuy nhiên, vách tế bào của cá được xem như là lớp màng elastic để chống lại sự phá vỡ vách tế bào từ sự hình thành tinh thể nước đá lớn để giảm sự mất dịch khi tan giá cá lạnh đông. Thực tế, phần lớn lượng nước được liên kết trong cấu trúc của protein và sẽ không bị mất đi do sự rò rĩ khi tan giá. Lượng nước liên kết này có thể được xác định khi ép mô cơ cá tươi bằng tay và không thấy có chất lỏng thoát ra. Tuy nhiên, sự tan giá của bất kỳ loại sản phẩm cá nào cũng có sự mất chất dịch từ phần thịt cá, được giải thích thông qua sự phân giải protein trong suốt tiến trình lạnh đông gây nên sự biến đổi protein làm mất khả năng liên kết nước. Sự phân giải protein dựa trên nồng độ enzym (và các thành phần khác) và nhiệt độ. Sự gia tăng nồng độ enzym làm gia tăng tốc độ phân giải. Sự phân giải này sẽ giảm khi nhiệt độ hạ thấp. Dĩ nhiên, khi nhiệt độ hạ thấp, một lượng nước lớn sẽ chuyển thành nước đá và nồng độ của enzym trong dung dịch tăng lên. Vì vậy dưới điểm lạnh đông của nước, nồng độ và nhiệt độ có mối quan hệ rất gần nhau. Khoảng nhiệt độ tối ưu cho quá trình phân giải protein từ -1oC đến -2oC. Vì vậy để giảm sự rò rĩ chất dịch khi tan giá đến mức thấp nhất, thời gian để nhiệt độ sản phẩm nằm trong khoảng nhiệt độ này trong suốt quá trình lạnh đông phải càng ngắn càng tốt. Sự phân giải protein dẫn đến sự mất nước trong suốt quá trình bảo quản lạnh đông. Lạnh đông nhanh là dạng phổ biến, được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các tiến trình lạnh đông thực phẩm. Trong lạnh đông nhanh có khái niệm lạnh đông IQF hay còn gọi là lạnh đông rời. Lạnh đông nhanh rất khó để xác định. Mặc dù ở Anh đã có đề nghị rằng tất cả các loài cá nên giảm nhiệt độ từ 0oC đến -5oC trong 2 giờ hoặc ít hơn. Tuy nhiên, 2 giờ vẫn bị xem là thời gian quá dài cho các sản phẩm. Lớp: DHTP6LT_Nhóm 1 Đề tài: CNSX cá Basa fillet và tôm đông lạnh Trang 8 Môn: CNCB Thủy Sản & Súc Sản GVHD: Th.S Lê Văn Nhất Hoài Như đã chỉ ra ở trên, sự hạ thấp nhiệt độ làm giảm tốc độ phản ứng. Hơn thế nữa, khi lượng nước trong cá đông đặc nó sẽ trở nên dạng liên kết. Vì vậy giảm độ hoạt động của nước (aw) và cũng giảm được sự phát triển của vi khuẩn. Vì vậy có thể nói rằng tiến trình lạnh đông trong bảo quản cá là sự kết hợp của sự giảm nhiệt độ và hạ thấp độ 1.7 Ưu điểm của phương pháp lạnh đông Về bản chất: phần lớn thủy sản thích ứng với phương pháp này và được bảo quản mau lẹ hữu hiệu. Bản chất thuỷ sản rất mau hư hỏng, hơn nữa mang tính thời vụ, có những mùa bội thu, làm lạnh sẽ giảm tối đa sự hao hụt về số lượng cũng như chất lượng của thủy sản. Về kỹ thuật: Phương pháp này có khả năng giải quyết các thuỷ sản tại nơi đánh bắt, ngoài ra có thể linh động sức sản xuất của các cơ sở chế biến . Về kết quả: Bảo toàn được tối đa những thuộc tính tự nhiên của thuỷ sản, giữ gìn được hương vị, phẩm chất của thuỷ sản lúc đầu.Tuy nhiên yêu cầu đối vơi nguyên liệu là : Nguyên liệu phải tươi tốt ( ở giai đoạn tiết nhớt hoặc mới đánh bắt ), vì tế bào và tổ chức tế bào vẫn giữ được tính chất tươi tốt, vi sinh vật không có hay nếu có cũng chỉ là lớp bề mặt hay gian bào và bị ức chế vì nhiệt độ lạnh, nguyên liệu cần phải sạch sẽ trước khi ướp lạnh, nguồn nhiễm bẩn là cơ hội cho vi sinh vật dễ phát triển phá huỷ nguyên liệu như : cát, bùn, rong rêu, nhớt cá,… Cần được rửa sạch kể cả mang, nội tạng của cá tôm,… thậm chí phải loại bỏ nước trước khi làm lạnh, vì đó là nguồn phân tán vi sinh vật và men phân giải mạnh. Ngoài ra sự biến đổi của thuỷ sản tươi sống diễn ra rất nhanh khiến chất liệu nguyên liệu thuỷ sản giảm cấp dần, do đó phải làm lạnh tức khắc ngay khi thuỷ sản còn ở thời kỳ tươi tốt. Tuy nhiên lớp bề mặt hạ nhiệt độ rồi mới hạ nhiệt độ dần sâu bên trong rồi phân giải .Do đó ngoài việc làm lạnh nhanh chóng, nguyên liệu cần được đều khắp dưới dạng những lớp mỏng. Tùy loại, muốn đạt được hiệu quả, chất lượng cao trong lớp thủy sản cần phải:  Rửa sạch nguyên liệu Lớp: DHTP6LT_Nhóm 1 Đề tài: CNSX cá Basa fillet và tôm đông lạnh Trang 9 Môn: CNCB Thủy Sản & Súc Sản GVHD: Th.S Lê Văn Nhất Hoài  Làm lạnh nguyên liệu tươi tốt, không nhiễm vi sinh vật  Làm lạnh ngay, phân bố lạnh đồng đều nguyên liệu dưới dạng lớp mỏng Lớp: DHTP6LT_Nhóm 1 Đề tài: CNSX cá Basa fillet và tôm đông lạnh Trang 10 [...]...Môn: CNCB Thủy Sản & Súc Sản GVHD: Th.S Lê Văn Nhất Hoài CHƯƠNG 2: NGUYEN LIỆU CÁ BASA, TÔM Lớp: DHTP6LT_Nhóm 1 Đề tài: CNSX cá Basa fillet và tôm đông lạnh Trang 11 Môn: CNCB Thủy Sản & Súc Sản GVHD: Th.S Lê Văn Nhất Hoài I/ Cá basa 1.1 Nguyên liệu cá basa Cá basa, còn có tên gọi là cá giáo, cá sát bụng, là loại cá da trơn có trị kinh tế cao, được nuôi tập trung... khi thu mua cá nguyên liệu Chỉ tiêu cảm quan: nguyên liệu khi đưa vào sản xuất phải đạt các chỉ tiêu cảm quan sau: Các bộ phận Loại 1 (cá Thân cá Loại 2 dùng chế (cá dùng để ăn) Lọai 3 (cá ươn) biến) Co cứng, để trên Hơi mềm, để trên Mùi thối, để trên bàn tay thân cá bàn tay thân cá bàn tay thân cá không bị quằn hơi quằn xuống xuống Lớp: DHTP6LT_Nhóm 1 Đề tài: CNSX cá Basa fillet và tôm đông lạnh quằn... nuôi tôm có nhiều khó khăn và thách thức, cần đưa ra định hướng phát triển trong năm tới Các loài nuôi chính hiện nay là tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm hùm Trong đó, diện tích nuôi tôm sú chiếm 600.000 ha, tôm thẻ: 20.800 ha và tôm hùm : 55.000 lồng Năm 2009, sản lượng tôm sú đạt 300.000 tấn; tôm thẻ đạt 92.000 tấn; tôm hùm: 2.500 tấn và tôm càng xanh: 25.000 tấn 2.2 Đặc điểm sinh học 2.2.1 Tôm sú Tôm. .. xuất khẩu cao nhất 2.3 Phân bố Lớp: DHTP6LT_Nhóm 1 Đề tài: CNSX cá Basa fillet và tôm đông lạnh Trang 22 Môn: CNCB Thủy Sản & Súc Sản GVHD: Th.S Lê Văn Nhất Hoài Mặc dù tại Việt Nam có nhiều giống tôm tự nhiên như tôm sú, tôm thẻ, tôm chì, tôm sắt, tôm nghệ tôm thẻ chân trắng và một số loài trong những loài trên đã được nuôi lâu đời Hiện nay tôm sú là loài quan trọng được nuôi tại Việt Nam từ hơn 30 năm... lượng và chất lượng sản phẩm Lớp: DHTP6LT_Nhóm 1 Đề tài: CNSX cá Basa fillet và tôm đông lạnh Trang 29 Môn: CNCB Thủy Sản & Súc Sản GVHD: Th.S Lê Văn Nhất Hoài 3.2.1.2 Biến đổi pH Sau khi cấp đông, pH của tôm sú thịt đông lạnh thay đổi theo hướng tăng lên và nghiêng từ môi trường axit sang kiềm Hiện tượng này liên quan đến sự mất nước của sản phẩm, hoạt động của hệ enzym và vi sinh vật có trong sản phẩm... cách nhiệt, vận chuyển đến công ty bằng xe lạnh hoặc xe bảo ôn, nhiệt độ bảo quản là 1-4 0C Thời gian tiếp nhận cho 1 tấn nguyên liệu không quá 30 phút Lớp: DHTP6LT_Nhóm 1 Đề tài: CNSX cá Basa fillet và tôm đông lạnh Trang 25 Môn: CNCB Thủy Sản & Súc Sản CHƯƠNG 3: GVHD: Th.S Lê Văn Nhất Hoài BIẾN ĐỔI CỦA NGUYÊN LIỆU CÁ BASA VÀ TÔM TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÝ VÀ CHẾ BIẾN Lớp: DHTP6LT_Nhóm 1 Đề tài: CNSX cá. .. DHTP6LT_Nhóm 1 Đề tài: CNSX cá Basa fillet và tôm đông lạnh Trang 30 Môn: CNCB Thủy Sản & Súc Sản GVHD: Th.S Lê Văn Nhất Hoài Sau khi rã đông, hàm lượng nước trong tất cả các mẫu đều giảm Thời gian trữ đông càng dài, hàm lượng nước giảm càng nhiều Ðiều này liên quan chặt chẽ tới sự giảm trọng lượng của các sản phẩm đông lạnh Tôm không qua xử lý phụ gia bị giảm hàm lượng nước nhiều hơn tôm có xử lý phụ gia... DHTP6LT_Nhóm 1 Đề tài: CNSX cá Basa fillet và tôm đông lạnh Trang 26 Môn: CNCB Thủy Sản & Súc Sản GVHD: Th.S Lê Văn Nhất Hoài 3.1 Những biến đổi của nguyên liệu trong quy trình chế biến tôm đông lạnh 3.1.1.Các quy trình biến đổi của tôm sau khi chết Sau khi chết thì cơ chế bảo vệ của tôm ngừng hoạt động Hàng loạt các biến đổi xảy ra do hoạt động của enzyme, vi sinh vật và các phản ứng hóa học Những biến... Đề tài: CNSX cá Basa fillet và tôm đông lạnh Trang 24 Môn: CNCB Thủy Sản & Súc Sản GVHD: Th.S Lê Văn Nhất Hoài Tôm có hàm lượng lipid tương đối thấp và hàm lượng protein tương đối cao Tôm có màu sắc và mùi vị thơm ngon khi nấu 2.5 Tiêu chuẩn khi thu mua tôm nguyên liệu Các tiêu chuẩn để tiếp nhận nguyên liệu bao gồm:  Độ tươi  Mùi vị  Vật lạ  Điều kiện tiếp nhận  Tờ khai xuất xứ  Các chỉ tiêu... của nước và bản thân AS có khả năng ức chế, enzym và vi sinh vật khó hoạt động tạo NH3 Do vậy tôm sú thịt đông lạnh xử lý phụ gia ít thay đổi pH 3.1.2.3.Biến đổi độ dẫn điện Tất cả các mẫu sau cấp đông và rã đông đều có điện trở cao hơn khi chưa cấp đông, nói cách khác là có độ dẫn điện kém hơn Ðiều này liên quan đến hàm lượng nước và các chất điện ly có trong thịt tôm Sau khi cấp đông và rã đông, có . Viện Công Nghệ Sinh Học & Thực Phẩm Môn: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ SÚC SẢN ĐỀ TÀI: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁ BASA FILLET VÀ TÔM ĐÔNG LẠNH Lớp: DHTP6LT Mã lớp học. nghệ liên quan đến Sản xuất tôm và cá Basa đông lạnh các bạn nhé. Lớp: DHTP6LT_Nhóm 1 Đề tài: CNSX cá Basa fillet và tôm đông lạnh Trang 2 Môn: CNCB Thủy Sản & Súc Sản GVHD: Th.S Lê Văn. CNSX cá Basa fillet và tôm đông lạnh Trang 10 Môn: CNCB Thủy Sản & Súc Sản GVHD: Th.S Lê Văn Nhất Hoài CHƯƠNG 2: NGUYEN LIỆU CÁ BASA, TÔM Lớp: DHTP6LT_Nhóm 1 Đề tài: CNSX cá Basa fillet và tôm

Ngày đăng: 27/04/2015, 23:16

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan