Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Tạo Hứng thú cho học sinh trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học môn Ngữ văn 8

28 757 4
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Tạo Hứng thú cho học sinh trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học môn Ngữ văn 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 2 II. GIỚI THIỆU 3 1. Hiện trạng 3 2. Giải pháp thay thế 4 3. Một số đề tài gần đây 4 4. Vấn đề nghiên cứu 5 5. Giả thuyết nghiên cứu 5 III. PHƯƠNG PHÁP 5 1. Khách thể nghiên cứu 5 2. Thiết kế nghiên cứu 5 3. Quy trình nghiên cứu 6 4. Đo lường và thu thập dữ liệu 7 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 7 1. Phân tích dữ liệu 7 2. Bàn luận kết quả 8 V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 9 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 VII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI 11 PHỤ LỤC I: Xác định đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 11 PHỤ LỤC II: Kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 12 PHỤ LỤC III: Thang đo thái độ kiểm tra trước và sau tác động 13 PHỤ LỤC IV: Bảng điểm 14 PHỤ LỤC V: Bảng tổng hợp điểm thang đo thái độ kiểm tra trước và sau tác động 18 PHỤ LỤC VI: Kế hoạch bài học 19 PHỤ LỤC VII: Kế hoạch tổ chức chuyên đề 23 - 1 - Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: '' TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỚI VIỆC DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 8'' Người thực hiện: NGUYỄN KHÔI NGUYÊN Đơn vị: Trường THCS Sơn Lâm – Khánh Sơn – Khánh Hòa I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trong quá trình dạy văn - quá trình rèn luyện toàn diện ( lời cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng). Hoạt động ngoại khóa là sự nối dài, bổ sung tích cực cho nội khóa văn học. Đã từng có một nhà bác học khẳng định: '' Phương án giáo dục trẻ tốt nhất là giáo dục lòng ham mê của trẻ ''. Tuy nhiên chọn phương án nào là quyền của mỗi chúng ta. Nhưng cần phải luôn nuôi dưỡng, phát triển hứng thú của các em đối với môn học, đặc biệt đối với môn Ngữ văn mà đối tượng học tập nghiên cứu cơ bản là tiếng mẹ đẻ, là tác phẩm văn chương thì yêu cầu này trở nên quan trọng, hơn nữa có tính quyết định. Có thể nói rằng môn Ngữ văn có một vai trò quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh, ngoài việc hình thành cho học sinh thái độ đúng đắn, các hành vi và thói quen tốt, các kĩ năng hoạt động và ứng xử trong các mối quan hệ xã hội về chính trị, đạo đức, pháp luật còn phải giúp các em bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học ở trên lớp. Vậy quá trình giáo dục không chỉ được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục trên lớp mà còn phải thông qua các tiết hoạt động ngoại khóa. Hoạt động ngoại khóa có vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục, càng đặc biệt hơn đối với bộ môn Ngữ văn. Để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn, gần đây người ta đã bàn nhiều về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Và mối quan tâm trực tiếp của những người giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường THCS làm thế nào phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mĩ, khơi gợi niềm say mê hứng thú học tập môn Ngữ văn trong điều kiện hiện nay, đó là chúng ta phải kết hợp đổi mới phương pháp giảng dạy cả giờ chính khóa lẫn hoạt động ngoại khóa. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn? Làm cách nào để học sinh yêu thích môn Ngữ văn từ đó chăm học nâng cao kết quả học tập? Một trong số các giải pháp mà tôi mạnh dạn lựa chọn để cải thiện tình hình đó là tạo hứng thú cho học sinh trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học môn Ngữ văn 8. Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp tương đương của trường THCS Sơn Lâm. Hai nhóm tương đương nhau về số lượng, trình độ, giới tính, thành phần sắc tộc giống nhau. Lớp 8B là lớp thực nghiệm có 32 học sinh, lớp 8A là lớp đối chứng có 32 học sinh. Lớp đối chứng thực hiện theo kế hoạch soạn giảng bình thường. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp trên khi dạy có tổ chức hoạt động ngoại khóa. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến hứng thú học tập của học sinh. Kết quả kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 38,84 và kết quả kiểm tra sau tác động của lớp đối chứng có giá trị trung bình là 35,31. Kết quả kiểm chứng T-test độc lập sau tác động có giá trị p = 0,0005 < 0,05 có nghĩa là sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó cho thấy việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học môn Ngữ văn 8 sẽ tạo hứng thú cho các em học sinh II. GIỚI THIỆU - 2 - 1. Hiện trạng: Môn Văn là một trong những môn học có vị trí quan trọng ở cấp phổ thông nói chung và cấp Trung học Cơ sở nói riêng. Cùng với các môn học khác môn Văn góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và nhân cách học sinh. Thế nhưng thực trạng dạy học môn Văn hiện nay như thế nào? Tại sao học sinh quay lưng lại với môn Văn ? Thực tế đáng buồn đó do nhiều nguyên nhân, có thể do yếu tố chủ quan hoặc yếu tố khách quan, song trước hết có lẽ dạy văn và học văn là công việc khó. Người dạy cũng như người học trước hết phải có niềm say mê, yêu thích văn chương, có tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc, thêm vào đó là một vốn tri thức phong phú, vốn tiếng Việt dồi dào Đó là những yêu cầu khắt khe mang tính đặc thù. Hiện nay, phần lớn học sinh không thích học môn Ngữ văn. Các em chưa thấy được việc học Văn là để giáo dục lí tưởng, tình cảm, bồi dưỡng tính nhân bản, nhân văn của con người. Điều này xuất phát từ việc các em ít đọc sách, không chịu học bài, soạn bài để tăng thêm vốn sống, vốn văn học, vốn hiểu biết để thấy được cái hay, cái đẹp của văn chương. Cùng với thời đại công nghiệp điện tử phát triển, các em bị cuốn hút vào các chương trình internet, thời kì kinh tế thị trường làm cho con người thực tế hơn với các môn khoa học tự nhiên dễ kiếm ra lợi nhuận Bên cạnh đó vấn đề cốt yếu là ý chí học tập của các em chưa cao, chưa có quyết tâm và ý chí tiến thủ, chưa say mê với việc học của mình, chưa thấy được tầm quan trọng của ” Văn học là nhân học” từ đó các em chểnh mãng hoặc lãng quên với bộ môn Ngữ văn. Mặt khác, thực trạng học sinh không yêu thích bộ môn Ngữ văn không chỉ xuất phát từ phía người học mà còn xuất phát từ phía người dạy. Bởi người dạy chính là cầu nối giữa học sinh với văn học. Có thể thấy giáo viên ngại đổi mới phương pháp giảng dạy nên còn nhiều hạn chế và bất cập, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy chưa phổ biến, hợp lí và đồng bộ, các tiết dạy vẫn còn tình trạng đọc – chép, hoặc chiếu – chép dẫn đến sự nhàm chán ở học sinh, nhiều giáo viên còn sa vào độc thoại, độc diễn trên bục giảng điều này đã trở nên đơn điệu, không phù hợp với tâm lí con người hiện đại, ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú học tập, khả năng sáng tạo của học sinh. Bên cạnh đó điều kiện cơ sở vật chất còn hạn hẹp cũng góp phần dẫn đến tình trạng học sinh không còn hứng thú với bộ môn Ngữ văn. Theo dõi quá trình đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THCS trong những năm gần đây, nhận thấy nội dung đổi mới thường tập trung vào giờ chính khóa, còn hình thức ngoại khóa ít được chú trọng, triển khai. Phải chăng hoạt động ngoài giờ của học sinh không quan trọng ? Không đóng vai trò trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn ? Đặc biệt đối với một xã miền núi cánh Tây của huyện, đa số phần lớn con em người lao động, chủ yếu tập trung học sinh dân tộc Raglay các em còn nhút nhát, rụt rè, lạ lẫm với môi trường xung quanh nên việc tiếp thu kiến thức các em còn nhiều hạn chế, chưa nhận thức được việc học tập của mình nên dẫn đến việc lười học, thụ động, thiếu tính tích cực. Bên cạnh đó phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. Thông qua quá trình công tác tại trường tôi nhận thấy có rất ngiều nhiều nguyên nhân tác động nhưng nguyên nhân chủ yếu chính là các em không yêu thích học môn Ngữ văn. - 3 - 2. Giải pháp thay thế: Để truyền niềm đam mê yêu thích học Văn trước hết người học cần xác định lại mục tiêu học tập từ đó có thái độ đúng đắn cho bộ môn Ngữ văn. Giáo viên cần đầu tư thời gian không chỉ cho việc soạn bài mà còn phải đưa ra các phương pháp giảng dạy phù hợp ( sưu tầm tranh ảnh, phim tư liệu, phim văn học ), nhằm thu hút các em. Cần có sự kết hợp dạy học tích cực để tạo tâm thế tốt cho các em dễ đi sâu vào nội dung kiến thức bài học, không quá gò bó lệ thuộc vào giáo án. Lấy học sinh làm đối tượng trung tâm phát huy tính đối thoại, giao lưu trao đổi trong giờ học, đưa ra những câu hỏi có tính vấn đề, tăng cường các giờ thực hành để học sinh tìm hiểu và trả lời từ đó tạo nên những giờ học tích cực, ý nghĩa Cùng với chủ trương dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng giúp cho giáo viên thoát ly được sách giáo khoa xác định được nội dung nào là cơ bản nhất, trọng tâm nhất cần tập trung đạt được, từ đó giáo viên có thời gian cho việc tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực. Bên cạnh đó để học sinh yêu thích môn Ngữ văn chúng ta cần đưa vào chương trình những tác phẩm hay, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Cần giúp cho học sinh tri giác, cảm thụ tác phẩm, hiểu ngôn ngữ, tình tiết, chủ đề…để các em có thể cảm nhận được hình tượng nghệ thuật trong sự toàn vẹn của các chi tiết; giúp học sinh tiếp xúc với ý đồ sáng tạo của nghệ sĩ, thâm nhập vào hệ thống hình tượng như là sự kết tinh sâu sắc của tư tưởng, tình cảm tác giả; giúp học sinh đưa hình tượng nghệ thuật vào văn cảnh đời sống và kinh nghiệm sống của mình để thể nghiệm đồng cảm; giúp học sinh nâng cấp, lí giải tác phẩm lên cấp quan niệm và tính hệ thống, hiểu được vị trí của tác phẩm trong lịch sử, văn hóa, tư tưởng, đời sống và truyền thống nghệ thuật. Ngoài ra tổ chức các hoạt động ngoại khóa gắn với các giờ dạy để tạo hứng thú cho học sinh. Do đó cần sáng tạo trong nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp tổ chức để tạo niềm say mê cho cho người học và người dạy. Đồng thời thường xuyên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng cho môn học, phát huy được sức mạnh của các tổ chức, cá nhân, nhà trường để đảm bảo công tác dạy và học theo đúng tinh thần đổi mới của ngành Giáo dục đề ra. Chúng ta thấy rằng có rất nhiều giải pháp để khắc phục được những hiện trạng nêu trên. Tuy nhiên mỗi giải pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm nào đó nhất định. Trong những giải pháp trên tôi chọn giải pháp :" Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học dạy học Ngữ văn 8 sẽ tạo hứng thú cho các em học sinh." 3. Một số đề tài gần đây: SKKN: " Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh hứng thú với môn Ngữ văn" của giáo viên Hoàng Thị Trang trường THCS Nguyễn Bá Phát. SKKN: "Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 8" của giáo viên Nguyễn Đức Dũng trường THCS Lạc Hòa. SKKN: " Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy – đọc hiểu văn bản truyện ngắn ở sách giáo khoa Ngữ văn 8" của giáo viên Đặng Thị Thúy trường THCS Đặng Thai Mai. SKKN: " Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động nhóm trong tiết đọc – hiểu văn bản và tiết luyện nói Ngữ văn 9" của giáo viên Bùi Thị Bích Trâm trường THCS Nguyễn Hiền. - 4 - Các đề tài trên và còn rất nhiều đề tài khác có liên quan đều nhằm mục đích tạo hứng thú và tăng kết quả học tập môn Ngữ văn với nhiều nội dung và hình thức khác nhau Để giúp học sinh thấy được tầm quan trọng môn Ngữ văn tôi đưa ra đề tài tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học môn Ngữ văn 8 nhằm tạo hứng thú cho học sinh. 4. Vấn đề nghiên cứu: Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học Ngữ văn 8 có tạo hứng thú cho học sinh không? 5. Giả thuyết nghiên cứu: Có, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học dạy học Ngữ văn 8 sẽ tạo hứng thú cho các em học sinh. III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu: Tôi chọn hai lớp 8A và 8B để nghiên cứu vì hai lớp này có nhiều điểm tương đồng về sĩ số, về trình độ nhận thức, thái độ học tập, giới tính, dân tộc và do chính tôi trực tiếp giảng dạy nên thuận lợi cho việc nghiên cứu. Cụ thể như sau: Lớp Số HS các nhóm Dân tộc Tổng số Nam Nữ Kinh Raglay 8A 32 14 18 19 13 8B 32 9 23 21 11 Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động. Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học. 2. Thiết kế nghiên cứu: Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 8A là nhóm đối chứng và 8B là nhóm thực nghiệm. Tôi sử dụng thang đo thái độ làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau. Do đó, tôi dùng phép kiểm chứng T-Test độc lập để kiểm tra sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động và thu được kết quả sau: Nhóm Thực nghiệm Nhóm Đối chứng 36,00 34,09 Giá trị p 0,12 Lúc này thu được giá trị p = 0,12 > 0,05. Từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương được mô tả ở bảng sau: Nhóm KT trước TĐ Tác động KT sau TĐ Thực nghiệm (8B: 32HS) O 1 Dạy học có tổ chức hoạt động ngoại khóa O 3 - 5 - Đối chứng (8A: 32HS) O 2 Không tác động O 4 Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập để xác định hiệu quả của việc tác động đối với nhóm thực nghiệm. 3. Quy trình nghiên cứu: Qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh thực hiện theo bốn bước sau. Bước 1: Xây dựng phiếu đánh giá lấy ý kiến từ phía học sinh bắt đầu từ tháng 12 năm 2013. Bước 2: Lựa chọn chủ đề và lập kế hoạch hoạt động ngoại khóa từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 3 năm 2014. Xác định mục tiêu giáo dục của hoạt động bao gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ. Xây dựng nội dung cho hoạt động ngoại khóa dưới dạng những nhiệm vụ học tập cụ thể: Dự kiến hình thức tổ chức, phương pháp dạy học. Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết. Dự kiến thời gian và địa điểm tổ chức. Bước 3: Tiến hành hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch. Triển khai dạy có tổ chức hoạt động ngoại khóa trong môn Ngữ văn 8. Ngoài ra thông qua việc tổ chức chuyên đề. Bước 4: Sau khi đã tổ chức hoạt động ngoại khóa, cuối tháng 3 năm 2014 lấy ý kiến học sinh lần 2 rút ra nhận xét và kết luận việc tổ chức hoạt động ngoại khóa có tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Ngữ văn 8 không ? a. Chuẩn bị của giáo viên: Lớp thực nghiệm 8B: Thiết kế kế hoạch bài học có tổ chức hoạt động ngoại khóa. Lớp đối chứng 8A: Thiết kế kế hoạch bài học bình thường. b. Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Thứ, ngày Lớp Tiết theo lịch báo giảng Tiết theo PPCT Tên bài dạy Thứ hai 23/12/2013 8A 2,3 69-70 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN : LÀM THƠ 7 CHỮ Thứ ba 24/12/2013 8B 3,4 Ngoài thời gian tiến hành cụ thể hai 04 tiết dạy trên, tôi tiến hành tổ chức hoạt động ngoại khóa thông qua các giờ học nội khóa và chính khóa, các hoạt động chuyên đề thời gian từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 03 năm 2014 ( có phụ lục đính kèm). 4. Đo lường và thu thập dữ liệu: - 6 - Qua quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng thang đo thái độ để thu thập dữ liệu của học sinh cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trong giờ học Ngữ văn ở cả hai thời điểm trước và sau tác động (có phụ lục đính kèm). Học sinh phải trả lời 10 mệnh đề (C1 → C10). Trong 10 mệnh đề này có hai dạng đó là dạng khẳng định và dạng phủ định. Các mệnh đề 1, 2, 3, 5, 8, 10 là các mệnh đề khẳng định. Mệnh đề số 4, 6, 7, 9 là các mệnh đề phủ định . Sau khi cho học sinh trả lời xong thì tôi tiến hành chấm bài. Kết quả trả lời các mệnh đề được biểu thị bằng các số từ 1 → 5. Thái độ Mệnh đề Rất đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Rất không đồng ý Khẳng định 5 4 3 2 1 Phủ định 1 2 3 4 5 Để kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu thu được tôi dùng phương pháp chia đôi dữ liệu. Có nghĩa là chia dữ liệu đó thành hai phần và kiểm tra tính nhất quán giữa các điểm số của hai phần đó bằng công thức Spearman-Brown (r sb ). Sau đó so sánh giá trị của r sb xem có lớn hơn 0,7 hay không ? Nếu lớn hơn thì dữ liệu thu được là đáng tin cậy. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 1. Phân tích dữ liệu: Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Trước TĐ Sau TĐ Trước TĐ Sau TĐ Độ tin cậy Spearman-Brown (r sb ) 0,71 0,72 0,71 0,71 Giá trị trung bình 36,00 38,84 34,09 35,31 Độ lệch chuẩn (SD) 5,16 3,74 4,46 3,93 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) 0,90 Giá trị p 0,0005 Để kiểm tra xem dữ liệu thu được có tin cậy hay không thì tôi đã sử dụng phương pháp chia đôi dữ liệu. Kết quả là r sb của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng ở cả hai thời điểm trước và sau tác động đều có giá trị lớn hơn 0,7. Điều này chứng tỏ dữ liệu thu thập được là đáng tin cậy. Ở phần thiết kế nghiên cứu đã chứng minh được rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kết quả thu được ở bảng trên, điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 38,84 (SD = 3,74) và của nhóm đối chứng là 35,31 (SD = 3,91). Dùng phép kiểm chứng T-test độc lập sau tác động giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng thu được giá trị p = 0,0005 < 0,05. Điều này cho thấy nhóm thực nghiệm đạt kết quả cao vượt trội so với nhóm đối chứng. Tức là, chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng không phải ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 38,84 – 35,31 = 0,90 3,93 - 7 - Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc tạo hứng thú cho học sinh trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học Ngữ văn 8 ở lớp thực nghiệm là lớn. Hình 1: Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Như vậy, giả thuyết của đề tài là : “ Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học Ngữ văn 8 sẽ tạo hứng thú cho học sinh” ở trường THCS Sơn Lâm đã được kiểm chứng trong thực tế. 2. Bàn luận kết quả: Sau khi tác động nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là 38,84 và nhóm đối chứng có điểm trung bình là 35,31. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 3,53. Điều đó cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,90 đối chiếu với bảng tiêu chí của Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Sau khi tác động sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập kiểm tra giá trị trung bình của cả hai nhóm cho ra giá trị p = 0,0005 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm khơng phải là do ngẫu nhiên mà do tác động. Tuy nhiên nghiên cứu này thực hiện trong phạm vi một lớp học, cho thấy việc tác động có ảnh hưởng lớn đến thái độ học tập của học sinh. Mặt khác, khi áp dụng sẽ gặp một số khó khăn: điều kiện thời gian, độ nhạy bén của học sinh… V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết ḷn: Qua q trình nghiên cứu và phân tích dữ liệu đã thu được kết quả như trên, cho thấy việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học, đã góp phần làm tăng sự hứng thú học tập mơn Ngữ văn 8 cho học sinh. Từ đó, có thể góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh và giúp cho các em u thích mơn Ngữ văn hơn. Đối với học sinh việc tổ chức hoạt động ngoại khóa sẽ trang bị cho học sinh những kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Qua đó phát huy được tính dân chủ, sáng tạo và trí tuệ của tập thể học sinh, tạo cho học sinh có thể bàn - 8 - bạc, đề xuất chủ đề, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức để các hoạt động ngày càng đạt kết quả cao. Đối với giáo viên việc tổ chức hoạt động ngoại khóa giúp cho người dạy khắc phục những bất cập trong nội dung, chương trình, giữa thời gian cho phép với nội dung kiến thức cần truyền đạt, có thể mở rộng đào sâu những nội dung quan trọng, bổ sung và làm rõ những vấn đề khó hiểu và trừu tượng trong chương trình chính khóa. Đối với nhà trường thông qua việc tổ chức hoạt động ngoại khóa sẽ góp phần nâng cao chất lượng môn học, khắc phục được tình trạng xơ cứng, thiếu hứng thú của học sinh đối với môn học. Ngoài ra việc tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa sẽ tạo ra sân chơi bổ ích cho học sinh, góp phần nâng cao khả năng tư duy độc lập, tăng cường khả năng sáng tạo, đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học hiện đại, Qua quá trình nghiên cứu và phân tích dữ liệu đã thu được kết quả như trên cho thấy việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học sẽ có một ý nghĩa nhất định đối với sự đổi mới phương pháp dạy và học trong bộ môn Ngữ văn. Vì hoạt động ngoại khóa vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mĩ góp phần tạo ra lối sống văn hóa và khả năng hưởng thụ văn hóa nghệ thuật cho học sinh phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục. Mặt khác thông qua hoạt động ngoại khóa phát huy được khả năng của từng cá nhân trong tập thể, có tinh thần trách nhiệm với trường với lớp và chính bản thân mình trong quá trình học tập. 2. Khuyến nghị: Vì đây là một hình thức mới mẻ nên việc áp dụng còn nhiều lúng túng trong công tác giảng dạy, đặc biệt đối với sách giáo khoa được biên soạn cải tiến hơn, nên yêu cầu cũng cao hơn. Do đó giáo viên cần thường xuyên trao đổi kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp, sưu tầm các kinh nghiệm trong thực tế để phục vụ cho việc giảng dạy nhằm gây sự hứng thú học tập cho học sinh đồng thời cũng nâng cao chất lượng môn Ngữ văn. Mặt khác điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều khó khăn nhất là đối với các vùng sâu, vùng xa như trường THCS Sơn Lâm. Bên cạnh đó thời gian dành cho hoạt động còn ít, kinh phí tổ chức còn eo hẹp nên việc tổ chức các hoạt động còn gặp nhiều hạn chế. Vậy để làm tốt công việc chúng ta cần có sự nhận thức đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa, có sự quan tâm đầu tư đúng mức về mọi mặt. Mặt khác cần có sự chỉ đạo, tổ chức chặt chẽ, hình thức linh hoạt sáng tạo, tạo được nhiều sân chơi bổ ích sáng tạo. Tuy nhiên, với bước đầu nghiên cứu thông qua đề tài này tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp có thể áp dụng vào quá trình giảng dạy của mình. Từ đó, xây dựng đề tài này được ngày một hoàn thiện hơn để góp phần đưa vào áp dụng một cách rộng rãi trong việc dạy học môn Ngữ văn có tổ chức hoạt động ngoại khóa ở các trường THCS. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO + Tài liệu hướng dẫn viết đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của Bộ giáo dục và đào tạo dự án Việt – Bỉ. + Mạng Internet: tvtlbachkim.com, giaovien.net, flash.violet.vn, + Sách giáo khoa Ngữ văn 8 + Sách giáo viên Ngữ văn 8 + Chuẩn kiến thức kĩ năng - 9 - VII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI PHỤ LỤC I: XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Tìm và chọn nguyên nhân: 2. Tìm giải pháp tác động: 3.Tên đề tài: Tạo hứng thú cho học sinh trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học môn Ngữ văn 8. - 10 - Chọn giải pháp Chọn giải pháp Học sinh không yêu thích môn Ngữ văn Học sinh chưa nhận thức được việc học của mình Phương pháp dạy học chưa phù hợp Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế Học sinh lười học, thụ động, thiếu tính tích cực Phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của học sinh Giáo viên ngại đổi mới phương pháp Học sinh chưa hứng thú với môn Ngữ văn Đưa ra câu hỏi có vấn đề để học sinh tìm hiểu và trả lời Tăng cường cơ sở vật chất Tổ chức hoạt động ngoại khóa Tăng cường các giờ học thực hành Giáo viên đầu tư về đồ dùng dạy học Đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm Hiện trạng Chọn nguyên nhân [...]... 28 Lờ Th Cm Võn 29 Lờ Th Thu Hng Võn 30 Vừ Minh Vit 31 Hunh T Ngc Xng 32 Cao Th Minh í Mt Trung v Giỏ tr trung bỡnh lch chun Sau T 34 37 44 39 36 35 38 35 40 38 32 58 35 35 36 34 37 35 34 33 37 34 40 31 34 29 35 36 29 39 32 31 35 35 36.00 5.16 45 45 44 41 40 38 29 38 34 35 40 38 42 41 40 42 37 40 41 37 43 38 38 41 36 43 34 34 38 32 41 38 38 39 38. 84 3.74 Giỏ tr p Chờnh lch giỏ tr TB chun Tuan: 18. .. Tờn ờ tai: To hng thỳ cho hc sinh trong vic t chc hot ng ngoi khúa vi vic dy hc mụn Ng vn 8 Bc 1 Hin trng Hot ng Hc sinh khụng hng thỳ trong cỏc tit hc mụn Ng vn 8 do khụng hng thỳ, cm thy nhm chỏn 2 Gii phỏp thay Vic t chc hot ng ngoi khúa vi vic dy hc dy hc Ng vn th 8 s to hng thỳ cho cỏc em hc sinh Vic t chc hot ng ngoi khúa vi vic dy hc Ng vn 8 cú to 3 Vn nghiờn hng thỳ cho hc sinh khụng ? cu, gi... phạt về việc làm trái ý cha b)Tiên Dung lấy chồng thì phải theo chồng c)Hạnh phúc chỉ thực sự có đợc từ cuộc sống lao động d)Cuộc sống trên nhung lụa không thuộc về Chủ Đồng Tử và Tiên Dung 7 Trong các nhận định sau đây nhận định nào đúng: a )Văn học dân gian ra đời từ rất sớm và kết thúc khi chữ viết ra đời b )Văn học dân gian ra đời từ rất sớm và kết thúc khi văn học hiện đại ra đời c )Văn học dân gian... Truyn Lờ Thnh Tý Vừ T Thu Vinh Mt Trung v Giỏ tr trung bỡnh lch chun 0.0005 0.90 PHU LUC VI Kấ HOACH BAI HOC Tieỏt: 69-70 - 17 - Sau T 41 44 42 38 36 35 34 38 32 36 31 38 36 39 32 34 36 30 33 28 35 28 38 32 31 33 23 29 33 35 29 32 38 34 34.09 4.46 43 44 44 40 38 38 34 42 35 35 36 37 33 33 36 34 32 30 36 33 36 37 29 34 33 34 35 33 34 30 31 31 34 34.5 35.31 3.93 HOT NG NG VN : LM TH BY CH I/ Mc tiờu cn t... ao - b)Cái hố c)Cái giếng d)Cái hồ 4 Câu tục ngữ "chuột sa chĩnh gạo" cùng nghĩa với câu nào sau đây: a)Mèo mù vớ cá rán c)Năng nhặt chặt bị - b)Của nh non ăn mòn cũng hết d)Kẻ cắp gặp bà già 5 Thể loại văn học dân gian nào mà nhân vật thờng hoá thân: a)Truyện cời - - b)Cổ tích c)Ngụ ngôn d)Tục ngữ Bộ 2: Thánh Gióng 1 Vì sao văn học dân gian đợc gọi là văn học truyền miệng: a) Vì nó là những sáng tác... TC NG (Lp 8A) TT 1 H v Tờn HS Cao Th Bỡnh C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 TC L Chn 3 3 5 4 5 4 5 4 4 4 41 22 19 2 Tro Th Chõu 4 4 4 4 5 5 5 4 5 4 44 23 21 3 Cao Danh 5 3 5 3 5 4 5 4 5 3 42 25 17 4 Cao Dn 4 3 4 4 3 5 5 3 4 3 38 20 18 5 Hunh T Ngc Dim 3 3 3 3 5 4 4 4 3 4 36 18 18 6 Phan Vn Duy 4 2 4 2 3 5 4 4 3 4 35 18 17 7 Cao Dng 5 2 3 3 3 4 3 5 3 3 34 17 17 8 Cao Th Dng 5 1 3 4 2 5 4 5 5 4 38 19 19 9... thúc khi chữ viết ra đời b )Văn học dân gian ra đời từ rất sớm và kết thúc khi văn học hiện đại ra đời c )Văn học dân gian ra đời cùng với văn học viết và song song tồn tại đến ngày nay d )Văn học dân gian ra đời từ rất sớm khi cha có văn học viết và song song cùng văn học viết đến ngày nay - Phần 4: Về đích: Các đội thi cùng nhau trả lời 5 câu hỏi Đội nào phất cờ nhanh hơn đội đó giành đợc quyền trả... Tho Uyờn 5 4 5 3 4 5 4 5 4 4 43 22 21 27 Trn Vừ oan Uyờn 2 2 2 3 5 4 5 4 4 3 34 18 16 28 Lờ Th Cm Võn 4 3 2 3 3 4 3 4 4 4 34 16 18 29 Lờ Th Thu Hng Võn 5 5 4 5 2 3 2 3 4 5 38 17 21 30 Vừ Minh Vit 2 2 1 2 4 5 4 5 4 3 32 15 17 31 Hunh T Ngc Xng 5 2 4 4 5 4 5 5 2 5 41 21 20 32 Cao Th Minh í 4 4 3 4 4 3 4 5 3 4 38 18 20 38, 84375 H s tng quan chn l (rhh) tin cy SB ( Rsb) 0.56 0.72 (> 0.7 d liu thu c ỏng... THC NGHIM TRC TC NG (Lp 8B) TT 1 H v Tờn HS Cao Th Chi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 TC L Chn 3 3 2 4 5 4 5 3 1 4 34 16 18 2 Lu T H Minh Hiu 4 5 3 3 2 4 3 4 5 4 37 17 20 3 Cao Th Hinh 5 5 4 4 5 4 5 4 5 3 44 24 20 4 Cao Th Hoa 4 4 3 5 3 5 5 3 4 3 39 19 20 5 Mu Th Hn 3 3 3 3 5 4 4 4 3 4 36 18 18 6 Ngụ N Ngc Hng 4 4 3 3 3 5 2 4 3 4 35 17 20 7 Cao Vn Li 5 5 4 3 3 4 3 5 3 3 38 18 20 8 Cao Th Liu 4 2 5 2 3... lũng yờu thớch i vi b mụn Ng vn ca hc sinh - H tr hc sinh tham gia va hc va chi, rốn k nng hot ng tp th - Giỳp hc sinh trau di, cng c kin thc v b mụn Ng vn - i mi cỏch tip cn v cỏch thc giỏo dc i vi hc sinh thụng qua b mụn Ng vn B Ni dung: - Trỡnh by lớ do thc hin chuyờn - T chc cho hc sinh thi tỡm hiu v vn hc dõn gian qua 4 phn - Tho lun, trao i, rỳt kinh nghim cho nhng chuyờn ln sau thi C K hoch . ngoại khóa với việc dạy học môn Ngữ văn 8 nhằm tạo hứng thú cho học sinh. 4. Vấn đề nghiên cứu: Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học Ngữ văn 8 có tạo hứng thú cho học sinh. với việc dạy học dạy học Ngữ văn 8 sẽ tạo hứng thú cho các em học sinh. 3. Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học Ngữ văn 8 có tạo hứng thú. nghiên cứu: Có, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với việc dạy học dạy học Ngữ văn 8 sẽ tạo hứng thú cho các em học sinh. III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu: Tôi cho n hai lớp 8A

Ngày đăng: 27/04/2015, 16:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan