nợ công việt nam thực trạng và giải pháp

33 1.5K 17
nợ công việt nam thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH o0o THỰC HÀNH CHUYÊN NGÀNH NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Tên đề tài: NỢ CÔNG VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đoàn Hữu Cảnh Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Phương Thảo Mã số sinh viên: 511411080 HÀ NỘI - 2014 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, cụm từ “Khủng hoảng nợ công” ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông. Tình trạng nợ công gia tăng liên tục ở cả các nước phát triển vượt quá sự tăng trưởng của nền kinh tế (GDP) gây ra tình trạng mất kiểm soát trong khả năng chi trả của quốc gia. Điển hình là cuộc khủng hoảng nợ công ở Iceland, Argentina, và gần đây nhất là một số nước trong khu vực EU như Hy Lạp và Ireland. Chính điều đó đã đánh lên hồi trống báo động cho các nước trên toàn thế giới phải suy nghĩ chín chắn về tình trạng nợ công của chính quốc gia mình. Chính vì vậy, nghiên cứu “Nợ công Việt Nam - thực trang và giải pháp” là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay ở Việt Nam. Nội dung các vấn đề nghiên cứu gồm: Trang 2 Phần 1: Những khái niệm cơ bản Phần 2: Thực trạng nợ công trên thế giới và ở Việt Nam Phần 3: Giải pháp quản lý nợ công hiệu quả ở Việt Nam Trang 3 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. Nợ công 1.1.1. Khái niệm Theo luật quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/06/2009 thì nợ công bao gồm: Nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Như vậy, Các khoản vay như vay vốn ODA, phát hành trái phiếu chính phủ (trong cũng như ngoài nước), trái phiếu công trình đô thị hay một tập đoàn kinh tế vay nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh đều được xem là nợ công. 1.1.2. Phân loại nợ công  Phân theo nguồn vay bao gồm: vay trong nước; vay nước ngoài. Vay trong nước: Chính phủ vay thông qua phát hành công cụ nợ. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh vay để đầu tư phát triển kinh tế xã hội thông qua phát hành, uỷ quyền phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vay nước ngoài là khoản vay ngắn hạn, trung - dài hạn phải trả lãi hoặc không phải trả lãi do Nhà nước, Chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức khác của Việt Nam vay của chính phủ nước ngoài, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài.  Phân theo chủ thể đi vay bao gồm: Chính phủ; chính quyền địa phương; doanh nghiệp và các tổ chức tài chính, tín dụng được Chính phủ bảo lãnh. Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Trang 4 Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành.  Phân theo loại hình vay bao gồm: vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA); vay ưu đãi; vay thương mại. Vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là khoản vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam từ nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, tổ chức tài trợ song phương, tổ chức liên quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ có yếu tố không hoàn lại (thành tố ưu đãi) đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràng buộc, 25% đối với khoản vay không ràng buộc. Vay ưu đãi là khoản vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA. Vay thương mại là khoản vay theo điều kiện thị trường.  Phân theo thời hạn vay bao gồm: vay ngắn hạn; vay trung – dài hạn; Khoản vay ngắn hạn là khoản vay có kỳ hạn dưới một năm. Khoản vay trung - dài hạn là khoản vay có kỳ hạn từ một năm trở lên.  Phân theo loại lãi suất bao gồm: lãi suất cố định; lãi suất thả nổi.  Phân theo chủ nợ và nhóm chủ nợ: chủ nợ chính thức; chủ nợ tư nhân. Chủ nợ chính thức (bao gồm chủ nợ song phương là các Chính phủ hoặc cơ quan đại diện cho Chính phủ và các chủ nợ đa phương là các tổ chức tài chính quốc tế đa phương); Chủ nợ tư nhân (bao gồm các ngân hàng thương mại; người sở hữu trái phiếu; các chủ nợ tư nhân khác không thuộc chính phủ hoặc không đại diện cho chính phủ);  Phân theo công cụ nợ bao gồm: thỏa thuận vay; tín phiếu; trái phiếu; công trái và các công cụ nợ khác. 1.1.3. Chỉ tiêu xác định nợ công và ngưỡng an toàn nợ công  Các chỉ tiêu giám sát về nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm: Nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP); Trang 5 Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP; Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu; Nợ chính phủ so với GDP; Nợ chính phủ so với thu ngân sách nhà nước; Nghĩa vụ nợ chính phủ so với thu ngân sách nhà nước; Nghĩa vụ nợ dự phòng so với thu ngân sách nhà nước; Hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ. Thông thường người ta sử dụng chỉ tiêu nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP) để xác định tình trạng nợ công của một quốc gia.  Ngưỡng an toàn của nợ công: Theo công trình nghiên cứu năm 2010 của Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER), được khảo sát trên 44 quốc gia, cho ra kết quả: khi tỷ lệ nợ/GDP vượt ngưỡng 90% thì nó tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế và làm giảm đi 4% trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó. Đặc biệt, đối với các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam thì ngưỡng nợ/GDP là 60%, tỷ lệ nợ vượt quá ngưỡng này sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng 2%. Tuy nhiên chỉ dựa vào chỉ số nợ công/GDP không thể xác định được một cách toàn diện mức độ an toàn hay rủi ro của nợ công mà cần phải xem xét nợ công một cách toàn diện trong mối liên hệ với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế quốc dân, nhất là: tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn (qua tiêu chí ICOR), tỉ lệ thâm hụt ngân sách, mức tiết kiệm nội địa và mức đầu tư toàn xã hội Bên cạnh đó, những tiêu chí như: cơ cấu nợ công, tỷ trọng các loại nợ, cơ cấu lãi suất, thời gian trả nợ… cũng cần được phân tích kỹ lưỡng khi đánh giá tính bền vững nợ công Điển hình như nợ công khoảng 100% đủ để một nước như Hy Lạp rơi vào tình trạng phá sản, trong khi đó nợ công lên tới hơn 200% như Nhật Bản vẫn được coi là an toàn, hay trường hợp của Argentina, một Trang 6 quốc gia dù có mức nợ công dưới 60% và ngân sách tài chính khá tốt, nhưng vẫn xảy ra khủng hoảng nợ Theo TS. Benedict Bingham, đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam nêu quan điểm: cần phải xem các nước có nền kinh tế tương tự có ngưỡng nợ thế nào, và phải tính đến cả rủi ro về lòng tin. Quan trọng hơn là phải hiểu được phạm vi, quy mô và chất lượng nợ thực chất như thế nào, bao nhiêu phần trăm để thúc đẩy tăng trưởng ngắn hạn, dài hạn… Điều đó đòi hỏi thông tin phải phong phú và chi tiết hơn nữa. Theo TS. Alex Warren-Rodríguez, Kinh tế trưởng của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) cũng lưu ý khi xây dựng luật, quản lý chiến lược tài khóa không nên dựa quá nhiều vào ngưỡng nợ. Bởi rất nhiều nước khó khăn về tài khóa khi nợ ở mức độ thấp, vì thế ngưỡng nợ thấp cũng không đảm bảo là sẽ tránh được khủng hoảng về tài khóa. Theo ông, cơ cấu nợ mới là yếu tố quan trọng. Nếu nợ nước ngoài cao và nợ ngắn hạn cao thì rủi ro về mặt cơ cấu nợ càng cao. Ngoài ra, cũng cần phải tính đến độ nhạy với các cú sốc. Bởi mức nợ cho dù có nhỏ hơn ngưỡng, nhưng vẫn có những cú sốc không dự báo được. Ví dụ lạm phát có thể cao hay tỷ giá có thay đổi thì có thể làm thay đổi hoàn toàn dự báo. Một điều rất then chốt là cần phải có thông tin chính xác để đưa ra quyết định đúng và tạo niềm tin cho thị trường. Một điều nữa cần lưu ý chính là những khoản nợ ngầm, các khoản nợ ngân hàng, nợ doanh nghiệp của Nhà nước vay mà Chính phủ phải bảo lãnh. Đây là những yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nền kinh tế. VD: Một số nhà phân tích, khi phân tích nợ công của Nhật Bản đã cho thấy có sự khác biệt khá lớn giữa nợ công của nước này với nợ công của Hy Lạp, thể hiện ở chỗ, 95% trái phiếu chính phủ của Nhật Bản do người dân nước này nắm giữ, trong khi 70% nợ chính phủ Hy Lạp do người nước ngoài Trang 7 nắm giữ. Bên cạnh đó, Nhật còn tự chủ về tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ của Nhật cũng ở mức rất cao (theo con số mà Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 12-5, tính đến cuối tháng 4-2010, dự trữ quốc gia của Nhật là 1.046,873 tỉ USD).  Ta cần mở rộng cách thức suy nghĩ và hiểu về nợ, biết quản trị nợ và phân tích nợ một cách cẩn trọng, chú ý đúng mức đến khoản nợ đó được hình thành như thế nào, bằng cách nào, thực trạng nền kinh tế ra sao và khả năng trả nợ thế nào Nợ không phải là xấu, nhưng cần phải tính toán đến đến hai yếu tố: hiệu quả từ những đồng vốn vay và hệ quả lâu dài nếu không giải quyết được dứt điểm vấn đề nợ chẳng hạn như tạo ra lạm phát, gây nóng cho nền kinh tế 1.2. Khủng hoảng nợ công 1.2.1. Khái niệm Khủng hoảng nợ công là tình trạng nợ công tăng cao (vỡ nợ), làm chao đảo nền kinh tế do sự mất cân đối giữa thu và chi ngân sách quốc gia. Nhu cầu chi nhiều quá, trong khi thu không đáp ứng nổi, chính phủ đi vay tiền thông qua nhiều hình thức như phát hành công trái, trái phiếu, hiệp định tín dụng, … để chi, từ đó dẫn đến tình trạng nợ. Thâm hụt ngân sách kéo dài làm cho nợ công gia tăng. Nợ không trả sớm, để lâu thành “lãi mẹ đẻ lãi con” và ngày càng chồng chất thêm. 1.2.2. Nguyên nhân khủng hoảng nợ công Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ nần, ở mỗi nước và tuỳ từng thời kỳ lại có các nguyên nhân khác nhau, song tình trạng nợ công hiện nay ở nhiều nước đều có chung một số nguyên nhân cơ bản sau: Đầu tiên phải kể đến, việc gia tăng mạnh chi tiêu từ ngân sách nhà nước, lương và chi phí hoạt động của bộ máy nhà nước ở các cấp có xu hướng ngày càng phình to, các chương trình kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng, đầu tư phát triển có sở hạ tầng không ngừng Trang 8 tăng …, đặc biệt, hậu quả to lớn của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu vừa qua đã buộc nhiều nước phải chi rất nhiều để khắc phục. Chính phủ không minh bạch các số liệu, chính phủ cố gắng vẽ nên bức tranh sáng, màu hồng về tình trạng ngân sách của quốc gia. Thêm vào đó là sự kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ của Nhà nước yếu kém, không chặt chẽ, thậm chí bị buông lỏng, cộng thêm với tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư và chi tiêu, cùng với tệ tham nhũng phát triển ở nhiều nước. (điển hình Hy Lạp) Các nguồn thu (chủ yếu từ thuế) tăng không kịp với nhu cầu chi, thậm chí một số loại thuế chịu áp lực phải cắt giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như thuế quan và phí hải quan của hầu hết các nước phải cắt giảm hoặc loại bỏ phù hợp với các quy định của WTO và các thoả thuận thương mại khác mà các quốc gia tham gia vào. Trong khi đó, vấn đề quản lý các nguồn thu, nhất là từ thuế, gặp không ít khó khăn ở nhiều nước do tình trạng trốn thuế, tệ tham nhũng, hối lộ, kiểm soát không chặt và xử lý không nghiêm của các cơ quan chức năng. Tâm lý ảo tưởng về sức mạnh, uy tín quốc gia dẫn đến tình trạng vay nợ tràn lan, đầu tư quá trớn, thiếu tính toán với suy nghĩ dù gì đi chăng nữa chính phủ cũng dư sức bù đắp thâm hụt ngân sách bằng nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào và cả vay nợ nữa. (điển hình Argentina) Chính phủ không kịp thời khống chế hành vi cho vay thiếu trách nhiệm của một số ngân hàng khi nền kinh tế tăng trưởng nóng và nhà đất tạo thành bong bóng. Mặt khác Chính phủ đã lựa chọn bao cấp các ngân hàng này khi họ bị thua lỗ. (điển hình Ireland) Tỷ lệ tiết kiệm trong nước thấp đồng nghĩa với việc thâm hụt ngân sách của quốc gia sẽ khó có thể bù đắp bằng các nguồn vốn nội địa và phải đi vay vốn từ nước ngoài. Trang 9 2. THỰC TRẠNG NỢ CÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 2.1. Khủng hoảng nợ công trên thế giới Theo số liệu do “The Economist” cập nhật tính đến đầu tháng 3/2013, những khu vực và quốc gia có tổng mức nợ công tuyệt đối cao nhất hiện nay là Bắc Mỹ, Brazil, châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia. Trong đó, Nhật Bản là nước có số nợ công khổng lồ nhất, lên tới hơn 12,5 nghìn tỷ USD (tương đương 226,1% GDP), tiếp theo là Mỹ nợ hơn 11,8 nghìn tỷ USD (tương đương 75,2% GDP). Nhiều quốc gia trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu cũng đang có mức nợ công hàng nghìn tỷ USD như Đức nợ gần 2,7 nghìn tỷ USD (tương đương 83% GDP), Italy nợ trên 2,4 nghìn tỷ USD (tương đương 120,8% GDP), Pháp nợ hơn 2,3 nghìn tỷ USD (tương đương 90,5% GDP), Anh nợ hơn 2,2 nghìn tỷ USD (tương đương 91,4% GDP), … Hy Lạp, “tâm bão” nợ công của châu Âu hiện nợ gần 395 tỷ USD (tương đương 157,5% GDP). Trung Quốc cũng đang là nước có mức nợ công cao trên thế giới. Theo Reuters, con số nợ công mới nhất của Trung Quốc đưa ra ngày 30/12/2013 gần 5.000 tỉ USD, chiếm 58% giá trị của nền kinh tế (8,5 ngàn tỉ USD). Trong số này, các nợ công của chính quyền địa phương là 2,95 ngàn tỉ USD tính đến cuối tháng 6/2013. Trước đó, hồi tháng 4/2013, hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings (Mỹ) ước tính số nợ công của các chính quyền địa phương Trung Quốc là 2,1 ngàn tỉ USD, chiếm 25% GDP. 2.2. Thực trạng nợ công của Việt Nam Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu NSNN cả năm 2013 ước đạt 790,8 nghìn tỉ đồng, đạt 96,9% dự toán năm, tăng 6,4% so cùng kỳ năm 2012. Tổng chi NSNN ước đạt 986,3 nghìn tỉ đồng, đạt 100,8% dự toán năm, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2012. Bội chi NSNN bằng 120% mức bội chi dự toán đầu năm, bằng 5,3% GDP – theo báo cáo của Bộ KHĐT. Trang 10 [...]... toàn nơ Trang 31 3.3.3 Công khai và minh bạch hóa thông tin về nợ công Nghĩa vụ nợ và các điều khoản vay nợ phải được công bố đầy đủ cho công chúng Minh bạch tài khóa đòi hỏi cơ quan lập pháp phải xác định rõ các yêu cầu trong báo cáo hàng năm về dư nợ và dòng chu chuyển nợ, kể cả số liệu về bảo lãnh nợ của chính phủ trình cơ quan lập pháp và công khai cho công chúng Thông tin về nợ công phải bao quát... việc thực hiện công khai thông tin về nợ công của địa phương Học hỏi kinh nghiệm quản lý và xây dựng chính sách từ các tổ chức quốc tế có uy tín, các quốc gia thành công trong công tác quản lý nợ 3.3.2 Đảm bảo an toàn, bền vững nợ  Thay đổi cách đánh giá về tiêu chí kiểm soát nợ công: Nợ công/ GDP: Không nên đánh giá tình trạng nợ công hay năng lực thực sự của nền kinh tế chỉ căn cứ trên tỷ lệ nợ công/ .. .Nợ công, dư nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia được đánh giá vẫn nằm trong “giới hạn an toàn” Nợ công đến cuối năm 2013 đạt 56,2% GDP, trong đó nợ Chính phủ bằng 42,6% GDP, nợ Chính phủ bảo lãnh là 12,24% GDP và nợ chính quyền địa phương là 1,32% GDP Hình 1 Cơ cấu nợ công ở Việt Nam tính đến ngày 31/12/2013 Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nợ công ở Việt Nam có xu... nhưng mới chỉ dừng lại ở nợ nước ngoài chứ chưa phải toàn bộ nợ công Theo PGS.TS Đặng Văn Thanh – Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thì việc không thống nhất và gắn kết trong cách hiểu, cách giải thích cũng như cách quản lý vấn đề về nợ công là một trong những rủi ro của nợ công Việt Nam Cũng theo các chuyên gia, thống kê tài chính của Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung vào nợ Chính phủ, nên khó có... nhân dân tham gia ngay từ khi nó chưa bị lún sâu vào khủng hoảng và ngập ngụa trong nợ nần như hiện nay thì tình hình chắc chắn đã tốt đẹp hơn nhiều 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Mai Thu Hiền và Nguyễn Thị Như Nguyệt (2011) “Tình hình nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Số 14 2 Nguyễn Hoài (2011), Nợ công tại Việt Nam: Hậu họa và bài học từ lưỡi dao "S&P”” http://vneconomy.vn/20110813041842652p0c6/hauhoa-no-cong-va-bai-hoc-tu-luoi-dao-sp.htm... trọng nợ công là bao nhiêu so với GDP cho từng giai đoạn, từng thời kỳ dựa vào “sức khỏe” của nền kinh tế quốc dân 2.3 Nguyên nhân dẫn đến nợ công của Việt Nam Nợ công hiện nay ở Việt Nam có thể xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: Thứ nhất, mở rộng đầu tư công một cách ồ ạt nhưng không hiệu quả dẫn đến nợ công tăng mạnh Trong nhiều năm qua, Nhà nước đầu tư rất lớn cho các công trình công. .. IMF) và mức nợ công này đã cao hơn rất nhiều so với mức trung bình 37% đối với hạng B Trong khu vực châu Á, Trang 11 Việt Nam là nước có tỷ lệ nợ công/ GDP cao hơn nhiều so với Trung Quốc, Indonesia, Campuchia, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Philippines (Hình 2) Hình 2 Nợ công của Việt Nam và một số nước châu Á 2.2.1 Nợ công tăng liên tục tiềm ẩn nhiều rủi ro Nợ quốc gia hay còn gọi là nợ công, gần đây... đến năm 2019, dự báo nợ công Việt Nam sẽ đạt mức 100% GDP Nợ công tăng cao khiến thâm hụt ngân sách của Việt Nam luôn ở mức lớn, dừng ở mức -5,8% GDP năm 2010 theo đánh giá của Bộ Tài chính, và ở mức -6% năm 2010 theo đánh giá của IMF (Bảng 1) Nếu so sánh với một số nước đang gặp khủng hoảng nợ công ở châu Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hoặc Mỹ thì tình hình nợ công của Việt Nam hiện nay vẫn được... toàn Vào thời điểm công bố khủng hoảng cuối năm 2009, nợ công ở Hy Lạp đạt mức 115% GDP, còn ở các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha nợ công đều khoảng 100% GDP, thâm hụt ngân sách của các nước này đều gấp 3-4 lần cho phép Đối với Việt Nam, các tổ chức xếp hạng quốc tế mặc dù duy trì mức tín nhiệm nợ công là B+ nhưng họ đều cho rằng nợ công Việt Nam năm 2011 là khoảng 58,4% GDP (theo đánh giá của IMF) và. .. http://vneconomy.vn/20110813041842652p0c6/hauhoa-no-cong-va-bai-hoc-tu-luoi-dao-sp.htm 3 Nguyễn Đức Thành (2011), Nợ công ở Việt Nam Một số phân tích và thảo luận”, Hội thảo về Kinh tế Việt Nam năm 2011, triển vọng năm 2012 và các giả pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015 Trang 32 4 Võ Trí Thành (2010), “Ba rủi ro lớn từ nợ công của Việt Nam , http://vef.vn2010-12-04-3-rui-ro-lon-nhat-doi-voi-no-cong-cua-vietnam Trang 33 . 2: Thực trạng nợ công trên thế giới và ở Việt Nam Phần 3: Giải pháp quản lý nợ công hiệu quả ở Việt Nam Trang 3 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. Nợ công 1.1.1. Khái niệm Theo luật quản lý nợ công. chắn về tình trạng nợ công của chính quốc gia mình. Chính vì vậy, nghiên cứu Nợ công Việt Nam - thực trang và giải pháp là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay ở Việt Nam. Nội dung. trái phiếu; công trái và các công cụ nợ khác. 1.1.3. Chỉ tiêu xác định nợ công và ngưỡng an toàn nợ công  Các chỉ tiêu giám sát về nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm: Nợ công so với

Ngày đăng: 27/04/2015, 15:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • 1. Những khái niệm cơ bản

    • 1.1. Nợ công

      • 1.1.1. Khái niệm

      • 1.1.2. Phân loại nợ công

      • 1.1.3. Chỉ tiêu xác định nợ công và ngưỡng an toàn nợ công

      • 1.2. Khủng hoảng nợ công

        • 1.2.1. Khái niệm

        • 1.2.2. Nguyên nhân khủng hoảng nợ công

        • 2. Thực trạng nợ công trên thế giới và ở việt nam

          • 2.1. Khủng hoảng nợ công trên thế giới

          • 2.2. Thực trạng nợ công của Việt Nam

            • 2.2.1. Nợ công tăng liên tục tiềm ẩn nhiều rủi ro

            • 2.2.2. Việt nam sử dụng nợ công chưa thật sự hiệu quả

            • 2.2.3. Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến nợ công

            • 2.2.4. Tính minh bạch còn thấp

            • 2.3. Nguyên nhân dẫn đến nợ công của Việt Nam

            • 2.4. Đánh giá tác động của nợ công đến nền kinh tế Việt Nam

              • 2.4.1. Làm giảm tích lũy vốn tư nhân (private saving), dẫn đến hiện tượng thoái lui đầu tư tư nhân

              • 2.4.2. Nợ công làm giảm tiết kiệm quốc gia (national saving)

              • 2.4.3. Nợ công tạo áp lực gây ra lạm phát

              • 2.4.4. Nợ công làm méo mó các hoạt động kinh tế, gây tổn thất phúc lợi xã hội

              • 2.4.5. Các tác động khác

              • 3. Giải pháp quản lý nợ công hiệu quả ở Việt Nam

                • 3.1. Tăng cường năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế

                  • 3.1.1. Tăng năng suất lao động

                  • 3.1.2. Tăng cường chất lượng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu và môi trường đầu tư

                  • 3.2. Nhóm giải pháp về việc vay và sử dụng nợ công hiệu quả

                    • 3.2.1. Giảm thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN)

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan