Luận văn thạc sỹ lịch sử: Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong những năm 1990 đến 2007

96 1K 3
Luận văn thạc sỹ lịch sử: Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong những năm 1990 đến 2007

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tôn giáo là một hiện tượng thuộc hình thái ý thức, tư tưởng đồng thời là một thực tại xã hội. Tôn giáo xuất hiện sớm trong xã hội loài người, đã ăn sâu vào đời sống của nhiều dân tộc và còn tồn tại lâu dài với loài người, khi con người còn có nhu cầu tâm lý được an ủi trong hư ảo, còn có những ước mơ về một cuộc sống thần tiên ở thế giới bên kia.Do có một vị trí địa lý đặc biệt, nằm ở giữa ngã ba đường của Đông Nam Á và trông ra biển Đông, là cầu nối từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, từ Tây sang Đông, Việt Nam sớm trở thành nơi giao lưu của các nền văn hoá, là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Người dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời. Mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình. Đặc điểm này góp phần làm phong phú, đặc sắc cho nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề nhạy cảm, trong lịch sử đã từng bị các thế lực phản động lợi dụng để chống phá cách mạng. Những năm gần đây, các thế lực thù địch vẫn lợi dụng tôn giáo nhằm chống phá Nhà nước, thực hiện mưu đồ “diễn biến hoà bình” nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, làm cho tình hình tôn giáo trở nên phức tạp hơn.Để đáp ứng nhu cầu tôn giáo của người dân, bất cứ một Nhà nước nào cũng phải giải quyết nhiều vấn đề trong quan hệ với các tổ chức tôn giáo, phải định ra một thái độ ứng xử đối với tôn giáo. Đó chính là vấn đề xây dựng, hoàn thiện chính sách tôn giáo. Tuỳ theo điều kiện lịch sử của mỗi nước mà chính sách tôn giáo được thể hiện khác nhau. Ở nước ta, đường lối, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước là “bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của công dân”, đồng thời đặt việc bài trừ mê tín dị đoan là một bộ phận của cách mạng tư tưởng văn hóa.

đại học quốc gia hà nội trờng đại học khoa học xã hội và nhân văn & nguyễn hồng nhung chính sách tôn giáo của đảng và nhà nớc việt nam trong những năm 1990 - 2007 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 56 luận văn thạc sĩ lịch sử Ngời hớng dẫn khoa học: gs.ts. đỗ quang hng Hà Nội - 2010 MC LC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tôn giáo là một hiện tượng thuộc hình thái ý thức, tư tưởng đồng thời là một thực tại xã hội. Tôn giáo xuất hiện sớm trong xã hội loài người, đã ăn sâu vào đời sống của nhiều dân tộc và còn tồn tại lâu dài với loài người, khi con người còn có nhu cầu tâm lý được an ủi trong hư ảo, còn có những ước mơ về một cuộc sống thần tiên ở thế giới bên kia. Do có một vị trí địa lý đặc biệt, nằm ở giữa ngã ba đường của Đông Nam Á và trông ra biển Đông, là cầu nối từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, từ Tây sang Đông, Việt Nam sớm trở thành nơi giao lưu của các nền văn hoá, là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Người dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời. Mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình. Đặc điểm này góp phần làm phong phú, đặc sắc cho nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề nhạy cảm, trong lịch sử đã từng bị các thế lực phản động lợi dụng để chống phá cách mạng. Những năm gần đây, các thế lực thù địch vẫn lợi dụng tôn giáo nhằm chống phá Nhà nước, thực hiện mưu đồ “diễn biến hoà bình” nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, làm cho tình hình tôn giáo trở nên phức tạp hơn. Để đáp ứng nhu cầu tôn giáo của người dân, bất cứ một Nhà nước nào cũng phải giải quyết nhiều vấn đề trong quan hệ với các tổ chức tôn giáo, phải định ra một thái độ ứng xử đối với tôn giáo. Đó chính là vấn đề xây dựng, hoàn thiện chính sách tôn giáo. Tuỳ theo điều kiện lịch sử của mỗi nước mà chính sách tôn giáo được thể hiện khác nhau. Ở nước ta, đường lối, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước là “bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự 1 do không tín ngưỡng của công dân”, đồng thời đặt việc bài trừ mê tín dị đoan là một bộ phận của cách mạng tư tưởng văn hóa. Cơ sở đề ra chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đến trước năm 1990 chủ yếu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo của Đảng Cộng sản một số nước trên thế giới. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo đã nảy sinh nhiều bất cập do thực tiễn vấn đề tôn giáo ở Việt Nam có những nét khác biệt, không thể áp dụng một cách giáo điều, máy móc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như kinh nghiệm của Đảng Cộng sản một số nước trên thế giới. Trước đòi hỏi của thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta đã nhận ra sự cần thiết phải đổi mới trong nhận thức, đường lối, chính sách về tôn giáo. Nghị quyết 24-NQ/TW (10/1990) của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam là mốc mở đầu quan trọng đánh dấu quá trình đổi mới ấy. Kể từ khi Nghị quyết này ra đời đến nay, trong đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều đổi mới, ngày càng cởi mở, thông thoáng hơn, đáp ứng nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của quần chúng. Từ đó, làm cho quần chúng yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Gần đây, vấn đề chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta càng thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu, đã trở thành đề tài của một số công trình nghiên cứu khoa học, sách báo Những công trình nghiên cứu đó đều rất đáng trân trọng, các tác giả đã ít nhiều đề cập đến chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta qua các giai đoạn, qua đó thấy được chính sách tôn giáo ngày càng cởi mở, thông thoáng hơn. Tuy nhiên, với mong muốn hệ thống lại một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng trong một giai đoạn cực kỳ quan trọng đánh dấu bước ngoặt to lớn 2 trong quá trình đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta là giai đoạn 1990 - 2007, chúng tôi chọn đề tài Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong những năm 1990 - 2007 làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Không chỉ là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, tôn giáo còn là thực tại xã hội đặc biệt luôn gắn với đời sống văn hoá, chính trị, xã hội của quốc gia nên tôn giáo đã sớm trở thành đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, đặc biệt trong những năm gần đây, chẳng hạn công trình Tìm hiểu chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đạo Thiên chúa của Nguyễn Văn Đông (NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1988) giúp chúng ta hiểu rõ về thế nào là tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng, quyền lợi và nghĩa vụ của người có đạo, các hoạt động tôn giáo tiến hành trong khuôn khổ pháp luật Nhà nước và Nhà nước nghiêm cấm lợi dụng tôn giáo chống lại Tổ quốc, chống lại nhân dân. Trong Phần V cuốn Tôn giáo thế giới và Việt Nam, (NXB Công an nhân dân, 1998), Mai Thanh Hải đã bàn về tình hình và chính sách tôn giáo của một số nước như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Hàn Quốc và Việt Nam. Công trình Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam của Đặng Nghiêm Vạn, (NXB Chính trị Quốc gia, 2001), cũng dành hẳn Phần VI để bàn về “Chính sách tôn giáo”. Với công trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, (NXB Tôn giáo, 2003), các tác giả Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ đã làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết tôn giáo, vấn đề quản lý nhà nước với các hoạt động tôn giáo. Liên quan đến các văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo có cuốn Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tôn giáo của Ban Tôn giáo 3 Chính phủ, in năm 2001, Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo in năm 2005 và Hỏi và đáp về pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thực hiện (NXB Chính trị Quốc gia, 2005). Đặc biệt, bàn về đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong thời gian gần đây có công trình Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn của Đỗ Quang Hưng, (NXB Chính trị Quốc gia, 2005), là công trình nghiên cứu một cách hệ thống về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh đó còn phải kể đến các công trình khác như Quản lý hoạt động tôn giáo - cơ sở lý luận và thực tiễn do Bùi Đức Luận chủ biên, (NXB Tôn giáo, 2005), Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội của tác giả Đỗ Quang Hưng (NXB Tôn giáo, 2003), Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986 - 2005 của Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Viện, Lê Ngô Tùng (đồng chủ biên), (NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2005). Gần đây, có công trình Một số quan điểm của Đảng và Nhà nuớc Việt nam do Nguyễn Đức Lữ và Nguyễn Thị Kim Thanh tuyển chọn và biên soạn (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009). Với hai chương, công trình đã trình bày một cách có hệ thống các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng ta đối với tín ngưỡng, tôn giáo trong từng giai đoạn cách mạng từ năm 1930 đến nay. Bên cạnh các công trình kể trên, còn nhiều bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu tôn giáo và Công tác tôn giáo cũng như các luận văn, luận án đề cập đến vấn đề chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta như luận văn Thạc sĩ Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của Trương Tuyết Nhung, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2001), luận văn Thạc sĩ Tôn giáo và pháp luật của Việt Nam từ năm 1990 đến nay của Đỗ Thị Kim Định, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (2007). 4 Trong những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã có những đóng góp rất quan trọng, từng bước đề cập đến chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta qua các giai đoạn, qua đó thấy được chính sách tôn giáo ngày càng cởi mở, thông thoáng hơn. Tuy nhiên, với luận văn này, lần đầu tiên chúng tôi hệ thống lại một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong một giai đoạn quan trọng đánh dấu bước ngoặt to lớn trong quá trình đổi mới chính sách tôn giáo ở nước ta là giai đoạn 1990 - 2007. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn xác định nghiên cứu quá trình đổi mới về đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn 1990 – 2007 là mục tiêu chủ yếu. Đồng thời luận văn cũng làm rõ vai trò, ý nghĩa của sự đổi mới này trong việc tiếp tục quá trình đổi mới về đuờng lối, chính sách tôn giáo hiện nay của Đảng và Nhà nước ta. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Dựng lại tình hình đời sống tôn giáo ở nước ta giai đoạn 1975 – 1990 và phân tích những đặc điểm nhận thức về tôn giáo và vấn đề tôn giáo trước đổi mới. - Làm rõ quá trình đổi mới về nhận thức, đường lối và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn 1990 - 2007. - Đánh giá quá trình đổi mới về chính sách tôn giáo, tác động, ý nghĩa và những vấn đề đặt ra. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Sự chuyển biến nhận thức về tôn giáo, ảnh hưởng của nó đến sự đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn từ 1975 đến 2007. 5 - Những chuyển biến trong công tác quản lý tôn giáo của Nhà nước trên cả ba mặt: theo đạo, hành đạo và truyền đạo (1990 – 2007). - Rút ra những vấn đề cần thiết cho việc tiếp tục đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn 1990 – 2007. Sở dĩ luận văn chọn giai đoạn này là vì năm 1990 là năm ra đời Nghị quyết số 24/NQ-TW Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. Đây là văn bản có tính đột phá, mở ra bước ngoặt trong đổi mới chính sách tôn giáo của Đảng ta. Năm 2007 là năm mà Đảng và Nhà nước ta có nhiều cố gắng trong công tác tôn giáo, thoát khỏi danh sách CPC và tình hình thực hiện chính sách tôn giáo của ta xem như đã có tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX). 5. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp nghiên cứu cụ thể của Lịch sử Đảng như nghiên cứu văn kiện, phương pháp logic, phương pháp so sánh đối chiếu, có vận dụng một số phương pháp tôn giáo học 6. Tư liệu nghiên cứu Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, luận văn sử dụng nhiều nguồn tư liệu. Trước hết là các văn kiện, các nghị quyết, chỉ thị, thông tư của Đảng; Các sắc lệnh, thông tư, nghị định, pháp lệnh của Nhà nước về vấn đề tôn giáo chủ yếu trong giai đoạn 1990 – 2004. Đáng chú ý trong số tư liệu gốc là những tài liệu như là Nghị quyết số 40-NQ/TW (1/10/1981) của Ban Bí thư về công tác đối với các tôn giáo trong tình hình mới, Nghị quyết số 24/NQ-TW, ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình 6 hình mới, Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 2/7/1998 về công tác tôn giáo trong tình hình mới, Nghị quyết 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác tôn giáo, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2004), Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, ngày 1/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg, ngày 4/2/2005 Về một số công tác đối với đạo Tin Lành Luận văn còn sử dụng nguồn thông tin từ cuốn Các văn bản nhà nước về hoạt động tôn giáo (Quyển 1 - 1992, Quyển 2 - 1995: Lưu hành nội bộ), Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ (NXB Tôn giáo, 2000) và những công trình có liên quan bao gồm các sách chuyên khảo, lý luận, luận văn hay báo chí, tập kỷ yếu khoa học, các luận văn, luận án 7. Đóng góp của luận văn Hiện nay vấn đề này vẫn là mới đối với ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như đối với ngành Quản lý nhà nước về tôn giáo. Đây là luận văn đầu tiên hệ thống lại đầy đủ những thành tựu của chính sách tôn giáo giai đoạn 1990 - 2007, làm rõ vai trò, ý nghĩa của sự đổi mới chính sách tôn giáo giai đoạn này. Từ đó, thấy được những vấn đề cần tiếp tục giải quyết. Vì vậy kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn gồm hai chương: - Bước đầu thực hiện đổi mới đường lối, chính sách về tôn giáo ở nước ta giai đoạn 1990 – 2003. - Đảng và Nhà nước ta tiếp tục đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo trong giai đoạn 2004 - 2007 7 CHƯƠNG 1 BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN ĐỔI MỚI ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH VỀ TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 - 2003 1.1. Tình hình tôn giáo ở nước ta từ sau năm 1975 đến trước năm 1990 và những đặc điểm nhận thức, chính sách về vấn đề tôn giáo trước đổi mới 1.1.1. Tác động từ thực tiễn: Tình hình tôn giáo ở nước ta từ sau năm 1975 đến trước năm 1990 Sau năm 1975, tình hình các tôn giáo vẫn hết sức phức tạp và có nhiều biến động sâu sắc về nội bộ. Một bộ phận chức sắc, chức việc các tôn giáo tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tin tưởng ở chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Bộ phận có lợi ích gắn liền với Mỹ - Ngụy thì có thái độ thù hằn với cách mạng, tiếp tục chống phá cách mạng. Tình hình Phật giáo Việt Nam sau năm 1975 có nhiều biến động, có những chức sắc Phật giáo di tản ra nước ngoài còn đa số tiếp tục hoạt động bình thường, tiếp tục thực hiện phong trào chấn hưng Phật giáo trong điều kiện đất nước hoàn toàn thống nhất. Trước hết, đất nước hoà bình, độc lập, thống nhất đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho giới Phật giáo thực hiện Phật sự lớn đã đặt ra từ lâu là việc thống nhất các tổ chức hệ phái Phật giáo trong một tổ chức chung. Tháng 2 năm 1980, Ban vận động Phật giáo thống nhất được thành lập gồm 33 vị tăng ni, cư sĩ đại diện cho các hệ phái Phật giáo trong cả nước. Tháng 11 năm 1981, Đại hội đại biểu thống nhất Phật giáo đã tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của 165 đại biểu tăng ni, cư sĩ đại diện cho 9 tổ chức, hệ phái trong cả 8 nước, gồm: Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam, Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam, Ban liên lạc Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Tăng già nguyên thuỷ Việt Nam, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam Bộ, Giáo hội tăng già khất sĩ Việt Nam, Giáo hội Thiên Thai giáo quán tông, Hội Phật học Việt Nam. Đại hội nhất trí lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thông qua Hiến chương và đường hướng hoạt động “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Thống nhất là sự kiện hết sức quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, không chỉ đáp ứng nguyện vọng tha thiết của tăng ni, phật tử trong cả nước mà còn tạo điều kiện cho giới Phật giáo Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống gắn bó với dân tộc để hộ trì, hoằng dương Phật pháp, phục vụ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần đem lại hoà bình, an lạc cho thế giới. Báo cáo của Đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam đã khẳng định ý nghĩa to lớn này: “Đây là lần đầu tiên sau một trăm năm bị nô lệ hoá bởi phong kiến thực dân và đế quốc, Phật giáo Việt Nam chúng ta nay được nêu cao ngọn cờ độc lập và tự do trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một thời vàng son cho đạo Phật Việt Nam mà chúng ta chỉ tìm thấy trong thời đại nhà Trần với Trúc Lâm Tam Tổ. Nay thời đại vàng son đó đã đến và đang nằm trong tay chư vị đại biểu của chín tổ chức hệ phái Phật giáo Việt Nam. Từ nay chúng ta không còn phân biệt Phật tử miền Nam, Phật tử miền Trung, Phật tử miền Bắc. Chúng ta chỉ gọi bằng một danh từ quý báu nhất, thiêng liêng nhất: chúng ta là Phật tử Việt Nam” [dẫn theo 21, tr. 135].Tuy nhiên, dù phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội” vẫn giữ vị trí chủ đạo trong Giáo hội Phật giáo giai đoạn này nhưng những hoạt động chống đối Nhà nước của lực lượng cánh hữu trong và ngoài nước vẫn ngày càng tăng. Bên trong các tổ chức cũ còn đọng lại một số người hậm hực vì đường hướng hoạt động nói trên của Giáo hội, đã tìm cách nói xấu Giáo hội, gây rối trật tự, 9 [...]... sống tôn giáo hiện nay của Trung Quốc Những chuyển biến trong nhận thức và được cụ thể hoá thành những điểm mới trong chính sách tôn giáo của các nước trên đã có tác động tích cực đến sự đổi mới chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn đổi mới đất nước, đặc biệt là từ năm 1990 đến nay 1.2.2 Tình hình tôn giáo nước ta giai đoạn 1990 - 2003 Từ năm 1990 trở lại đây, tình hình tôn giáo nước. .. chính sách tôn giáo của một số nước trên thế giới Trước khi trình bày đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, cần thiết phải tìm hiểu đường lối, chính sách tôn giáo của các Đảng Cộng sản Liên Xô, Trung Quốc và Pháp vì nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo chịu ảnh hưởng rất rõ nét từ chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản các nước này Khi Nhà nước Xô viết thành lập, chính quyền... hoạt động của hệ thống giáo dục quốc gia ” [63] Ở Trung Quốc, từ năm 1982 đến nay, phương châm và chính sách đúng đắn của Đảng Cộng sản Trung Quốc về vấn đề tôn giáo từng bước được khôi phục lại Những đổi mới trong nhận thức về tôn giáo đều được thể chế hoá thành pháp luật, đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Trung Quốc, đó là những pháp lệnh về tôn giáo trong những năm gần đây Tất cả nói... ở nước ta trong một thời gian dài 15 1.1.3 Nhận thức và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo từ sau năm 1975 đến trước năm 1990 Sau khi đất nước thống nhất, những tư tưởng của Hồ Chí Minh về tôn giáo có điều kiện được phát huy Nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam có quan niệm, suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về vấn đề tôn giáo Trong đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10/1986, đồng chí Nguyễn Văn. .. phá chính quyền làm cho tình hình trở nên vô cùng phức tạp, gây cho Đảng và Nhà nước ta không ít khó khăn Chính điều này đã tác động không nhỏ đến nhận thức, đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta, dẫn đến tâm lý nôn nóng, muốn xoá bỏ nhanh tôn giáo bằng các biện pháp hành chính và các chính sách có phần thít chặt thậm chí có khi vi phạm cả chính sách tự do tôn giáo Do ảnh hưởng của. .. quyết vấn đề tôn giáo của các Đảng Cộng sản và giới nghiên cứu ở một số nước nói trên đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức cũng như chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn trước năm 1990 Sự tác động này kết hợp phản ứng tiêu cực của một bộ phận tín đồ tôn giáo đã dẫn đến nhận thức lệch lạc về tôn giáo, tâm lý muốn xoá bỏ nhanh các tôn giáo và chính sách tôn giáo có phần chặt chẽ Đó cũng... tôn giáo , đó là khuyết điểm tả khuynh rất rõ nét trong chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Xôviết từ cuối những năm 1930 Ở Liên Xô, trong những năm 1950, 1960 đến 1970 còn xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu trên lĩnh vực triết học tư tưởng và nhiều lĩnh vực khác đề cập đến “tàn tích tôn giáo và được coi là một mặt của công tác tuyên truyền vô thần Trong luật pháp tôn giáo, nếu Hiến pháp năm. .. nước ta không ít khó khăn Chính điều này đã tác động không nhỏ đến nhận thức, đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, dẫn đến tâm lý nôn nóng, muốn xoá bỏ nhanh tôn giáo bằng các biện pháp hành chính và các chính sách có phần thít chặt thậm chí có khi vi phạm cả chính sách tự do tôn giáo Nhưng cũng phải thấy rằng đất nước độc lập, thống nhất, các tín đồ ở mỗi tôn giáo được tập hợp vào... mà Nhà nước ta có nhiều cố gắng trong việc thể chế hóa pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng, đáp ứng kịp thời với những biến đổi lớn của xã hội 22 1.2 Bước đầu thực hiện quá trình đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo ở nước ta giai đoạn 1990 - 2003 1.2.1 Những chuyển biến trong tình hình tôn giáo và chính sách tôn giáo của một số nước trên thế giới Từ thập niên 70 của thế kỷ XX trở lại đây, đời sống tôn. .. động tôn giáo: Tín đồ và nhà tu hành được hoạt động tôn giáo bình thường ở những nơi thờ cúng, nhưng phải tôn trọng pháp luật của nhà nước, không gây trở ngại cho việc giữ gìn trật tự trị an cho sản xuất và sinh hoạt bình thường của tín đồ - Những hoạt động tôn giáo phải xin phép Nhà nước như: Những cuộc hành lễ có đông người từ các nơi khác đến dự; những lớp giáo lý; những cuộc hội họp của các tôn giáo . lớn 2 trong quá trình đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta là giai đoạn 1990 - 2007, chúng tôi chọn đề tài Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong những năm. hội và nhân văn & nguyễn hồng nhung chính sách tôn giáo của đảng và nhà nớc việt nam trong những năm 1990 - 2007 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 56 luận văn thạc. giáo và Công tác tôn giáo cũng như các luận văn, luận án đề cập đến vấn đề chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta như luận văn Thạc sĩ Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong

Ngày đăng: 27/04/2015, 14:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan