sáng kiến kinh nghiệm PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH KHI DẠY MÔN ĐỊA LÝ LỚP 5

14 740 1
sáng kiến kinh nghiệm PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH KHI DẠY MÔN ĐỊA LÝ LỚP 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG VƯƠNG TRẦN THỊ THÚY NGA PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH KHI DẠY MÔN ĐỊA LÝ A.Phần mở đầu I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Một năm bắt đầu từ mùa xuân Đời người bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ ! Tương lai của đất nước. Tuổi trẻ sẽ làm gì?, Sẽ như thế nào sau này?.Tất cả phải nhờ vào sự giáo dục. Người xây nền tảng đó lại là những người có nhiêm vụ vẻ vang trong sự nghiệp “Trồng người “.Bồi dưỡng cho thế hệ sau là một việc rất quan trọng, cần thiết. Mỗi giáo viên chúng ta cũng nhận thấy và đang thực hiện : Giáo dục những học sinh vừa có đức vừa có tài để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện con người về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Học không chỉ đơn giản đạt đến mục đích để hiểu biết có trình độ cao có kiến thức sâu rộng mà quan trọng hơn là phải thực sự trở thành người. Chương trình địa lý là phần nhập môn của môn khoa học tự nhiên. Môn tự nhiên xã hội cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên,về con người và xã hội, cách vận dụng chúng trong đời sống và sản xuất Cùng với môn Tiếng việt và toán, môn tự nhiên xã hội là môn quan trọng nhất trong chương trình tiểu học. Trong giai đoạn này, việc phát huy tính tích cực của học sinh trong việc dạy và học môn tự nhiên xã hội nói chung và phân môn địa lý nói riêng là một phần quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn này. Góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Chương trình dịa lý lớp 5 giúp học sinh lĩnh hội được một số tri thức ban đầu về địa lý Việt Nam và những nội dung nêu bật được một số nét tiêu biểu của từng châu lục và đại dương. Qua nhiều năm giảng dạy khối lớp 5,do đặc điểm tâm lý lứa tuổi Học sinh,nên việc dạy và học môn địa lý còn khó với giáo viên và có phần tẻ nhạt với học sinh. Vì đa số phụ huynh và học sinh đều quan niệm Địa lý là môn học không có tính quyết định trong thi cử nên thường không thích đầu tư cho môn học.Trước giờ phần lớn các em SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG VƯƠNG TRẦN THỊ THÚY NGA chỉ được cung cấp các khái niệm Địa lý thông qua Giáo viên nên giờ học địa lý chưa thực sự thu hút các em…Giáo viên cũng chưa thực sự chọn được những phương pháp gây hứng thú mới mẻ trong cách dạy để thu hút các em Với những trăn trở làm sao để chọn được những phương pháp nào hay, đặc trưng để dạy Địa lý ở tiểu học và dạy như thế nào cho có hiệu quả ? Đó không chỉ là vấn đề bản thân tôi quan tâm mà hầu hết các Giáo viên Tiểu học đều quan tâm . Để làm thế nào bộ môn Địa lý không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản cần thiết mà còn là bộ môn khoa học hấp dẫn học sinh. Vì thế tôi chọn đề tài: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH KHI DẠY ĐỊA LÝ LỚP 5. Một đề tài ít Giáo viên đề cập đến , với hy vọng phần nào giúp bản thân dạy tốt hơn môn địa lý. Để Địa lý không xa lạ chán nản với các em . Để góp phần nhỏ bé thật nhỏ bé xây dựng một nền móng vững chắc cho đất nước từ những lớp HS hoàn thiện về mặt trí thức và nhân cách .Vì có biết có hiểu, có quan tâm thì các em mới yêu mến quê hương đất nước, yêu những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Từ đó các em sẽ tích cực tự nguyện tham gia góp phần bảo vệ môi trường và trân trọng giữ gìn những thành tựu kinh tế đất nước.Để tự hào làm rạng danh nước Việt, sánh vai với các cường quốc năm châu. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1.Thuận lợi : Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh về cơ sở vật chất & các điều kiện nhà trường hiện có Luôn được sự ủng hộ giúp đỡ của đồng nghiệp, nhất là anh chị em trong khối 5 Là GV giảng dạy lâu năm ở tất cả các khối ( nhất là khối lớp 5 ) HS có ý thức học tập , có ý cầu tiến, ham học hỏi , chuyên cần Đồ dùng dạy học cũng được trang bị, tuy không đủ Một số đồ dùng tự làm đạt hiệu quả cao 2.Khó khăn : Lớp có nhiều em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, gia đình chưa có sự quan tâm đúng đắn về việc học của học sinh, một số em nhà quá xa trường SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG VƯƠNG TRẦN THỊ THÚY NGA Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa có phòng chức năng.Đồ dùng dạy học tuy được trang bị nhưng chưa đầy đủ và phong phú Phòng học chật hẹp , chưa có bàn ghế đúng quy cách nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo viên thiết kế bài dạy cho phù hợp hoàn cảnh phòng ốc lớp Thư viện chưa có nhiều sách báo để tham khảo làm tốt đề tài nghiên cứu.Thời gian chưa nhiều để nghiên cứu kỹ và tốt hơn 3.Số liệu thống kê Khi mới nhận lớp,qua trao đổi và thông qua một số tiết dạy địa lý đầu năm tôi nhận thấy : Thực trạng học sinh lớp chỉ có khoảng 5 em có kỹ năng sử dụng bản đồ thành thạo,10 em biết sử dụng bản đồ và phân tích một số liệu ở bảng thống kê ở mức biết nhưng chưa thành thạo, còn lại 12 em học rất thụ động và lúng túng khi sử dụng bản đồ, đọc bảng số liệu thống kê. Lớp 5/5 Sĩ số : 27 Nữ : 14 B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I.CƠ SỞ LÝ LUẬN Con người dù hoạt động trong lãnh vực nào cũng cần có kiến thức về Địa lý . Giáo viên là cầu nối giữa tri thức và nhân loại . Giáo viên có nhiệm vụ giúp Học sinh khám phá những kiến thức cơ bản cần thiết về trái đất . Môi trường sống của con người , về những hoạt động của loài người trên bình diện quốc tế , quốc gia . Trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, địa lý là một trong những bộ môn quan trọng đòi hỏi mỗi người phải có kiến thức am hiểu về nó . Trong sự nghiệp giáo dục hiện nay theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, trong những giờ lên lớp tôi luôn giữ vai trò tổ chức chỉ đạo,học sinh tích cực chủ động nắm tri thức,tạo cho học sinh sự tham gia hứng thú và trách nhiệm.Tôi luôn đảm nhận vai trò xây dựng kế hoạch,hướng dẫn hoạt dộng và hợp tác học sinh luôn được người dạy theo sát giúp đỡ nên tích cực tự giácthể hiện sự năng động trong hoạt động học tập.Kết quả là học sinh lớp tôi dạy đã SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG VƯƠNG TRẦN THỊ THÚY NGA tiếp thu được những nguồn tri thức mới, bằng sự khám phá của bản thân với sự định hướng giúp đỡ của giáo viên.Khi tự mình khám phá ra tri thức học sinh sẽ cảm nhận được sự hứng thú, say mê và yêu mến môn học hơn ngàn lần những gì học sinh tiếp nhận một cách thụ động từ giáo viên. Khi Tôi đến lớp giảng dạy bất cứ môn gì thì cũng cần phải có sự hỗ trợ của dụng cụ dạy học hay còn gọi là thiết bị dạy học, nhất là ở môn địa lý cần phải có: bản đồ, lược đồ, tranh ảnh địa lý … Kết hợp các phương pháp dạy học nhằm phục vụ học sinh những tri thức vững chắc để hiểu về những cơ sở khoa học, những kỹ năng vận dụng các tri thức đó vào cuộc sống đồng thời giúp học sinh phát triển toàn diện , rèn luyện tính tích cực độc lập cho học sinh. Đặc điểm môn địa lý lớp 5 là giúp các em biết được các sự vật hiện tượng và mối quan hệ địa lý ở Việt Nam và một số nước trên thế giới . SGK lớp 5 được biên soạn phù hợp với tâm lý nhận thức của học sinh tiểu học và không quá tải về kiến thức.Tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và giúp học sinh tự rèn tại lớp, tại nhà .Nhằm giúp các em phát huy hết năng lực của mình cũng như rèn học sinh tính tự giác học tập. Học sinh đến với môn địa lý là học sinh hình thành kỹ năng quan sát sự vật , hiện tượng , thu nhập tìm kiếm tư liệu địa lý từ sách giáo khoa, trong cuộc sống gần gũi học sinh … Học sinh biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập , đặt câu hỏi với bạn bè, nhóm, với thầy cô và biết thông tin để giải đáp . Biết nhận đúng các sự vật hiện tượng địa lý .Học sinh biết trình bày kết quả học tập qua nhiều hình thức : lời nói ,bài viết, hình vẽ, sơ đồ, bảng thống kê … Để từ những giờ học trên lớp, các em biết đem về vận dụng vào cuộc sống phong phú . Để từ đó các em hình thành thái độ ham học hỏi , tìm hiểu để biết về quê hương đất nước, môi trường xung quanh . Để thêm yêu thiên nhiên ,yêu con người, yêu quê hương đất nước và khát khao được học để trở nên con người có ích cho gia đình, xã hội.Trở nên con người năng động sáng tạo,đem hết sức mình để góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam văn minh giàu mạnh hơn. . II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1.Nguyên nhân những tồn tại trên : SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG VƯƠNG TRẦN THỊ THÚY NGA Qua một số năm giảng dạy ở khối lớp 5, qua trao đổi cùng đồng nghiệp và thăm dò ý kiến của học sinh tôi nhận thấy : Học sinh hiểu biết rất mơ hồ về các điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý của các địa danh tỉnh bạn, không hứng thú trong giờ địa lý. Tình trạng trên theo ý kiến bản thân tôi là do những nguyên nhân sau : Nguyên nhân khách quan : Phim ảnh, sách về địa lý của ta chưa phong phú, sức hấp dẫn chưa cao. Những chương trình trên ti vi, báo đài giáo dục về phân môn địa lý chưa nhiều chưa có chương trình cho lứa tuổi tiểu học. Nguyên nhân chủ quan : Trang thiết bị phục vụ cho môn học còn nghèo nàn, giáo viên chưa đi sâu nghiên cứu tài liệu giảng dạy, chưa nhiệt tình trong các giờ dạy địa lý. Các hình thức dạy học còn đơn điệu khô cứng. Bản thân giáo viên có phần xem nhẹ phân môn này so với Toán và Tiếng Việt, chính vì thế khi tham gia các đợt hội giảng giáo viên rất dè dặt khi lựa chọn phân môn địa lý. 2. Biện pháp thực hiện: Để phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn địa lý thì việc lựa chọn phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh cách học là rất quan trọng. Giáo viên phải lựa chọn phương pháp cho phù hợp với từng loại bài, từng đối tượng học sinh.Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ tự khám phá ra kiến thức. Dạy môn địa lý cần sử dụng các phương pháp đặc trưng của nhiều môn học khác nhau. Do tính tích hợp của nội dung. Đề cao vai trò chủ thể của người học, tăng cường tính tự giác tích cực và sáng tạo của hoạt động học tập. Ở bậc tiểu học do đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh nên yêu cầu về mặt tri thức của dạy học địa lý chủ yếu chỉ dừng lại ở việc cung cấp các biểu tượng địa lý . Bước đầu hình thành 1 số khái niệm, xây dựng một số mối quan hệ địa lý đơn giản . Để giúp học sinh học tốt một địa lý,Tôi luôn tâm niệm: Giáo viên phải hình thành biểu tượng địa lý và rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng địa lý như: sử dụng bản đồ, phân tích bảng số liệu và biểu đồ…Do đó việc hình thành biểu tượng địa lý và rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ là 2 nhiệm vụ quan trọng của phần địa SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG VƯƠNG TRẦN THỊ THÚY NGA lý ở tiểu học. Theo tôi nghĩ có sử dụng tốt hai phương pháp này thì người giáo viên mới dạy tốt môn địa lý được. 2.1 Một số phương pháp cụ thể : Dạy địa lý ở tiểu học thông qua hai phương pháp chính là : - Phương pháp hình thành biểu tượng địa lý. - Phương pháp sử dụng bản đồ a.Phương pháp hình thành biểu tượng địa lý : Một số biểu tượng địa lý được dạy ở tiểu học: núi, đồi, rừng rậm nhiệt đới, đồng bằng, sông hồ, thác … Với phương pháp hình thành biểu tượng địa lý tốt nhất là cho các em quan sát các sự vật hiện tượng có thể trực tiếp quan sát được trên thực địa như : núi , rừng , lễ hội …ở thị trấn, hoặc quan sát qua tranh ảnh , băng hình . Trước khi cho học sinh quan sát tôi xác định cho học sinh quan sát theo các bước cụ thể : * Bước 1. Lựa chọn đối tượng quan sát : Tùy theo nội dung học tập, tôi sẽ lựa chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện của trường. * Bước 2. Xác định mục đích quan sát : Với mỗi đối tượng địa lý,tôi xác định mục đích của việc quan sát ( Ví dụ : Khi hình thành biểu tượng về một con sông, nếu đối tượng quan sát là tranh ảnh, thì đặc điểm “động “ của nó như hiện tượng nước chảy không nên là đối tượng quan sát của học sinh. Tuy nhiên hoc sinh có thể quan sát được nó, nếu các em được tiếp xúc với một con sông thực,hoặc xem nó trong băng hình ) * Bước 3. Tổ chức hướng dẫn học sinh quan sát thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Hệ thống này được xây dựng dựa trên mục đích quan sát và trình độ hiểu biết của học sinh nhằm: +Hướng cho học sinh chú ý đến đối tượng quan sát +Điều khiển tri giác và hướng dẫn tư duy của học sinh theo hướng quan sát cần thiết. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 6 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG VƯƠNG TRẦN THỊ THÚY NGA +Giúp học sinh tổng kết và khái quát những điều đã quan sát, liên hệ với các đối tượng cùng loại mà các em đã nhìn thấy, rồi rút ra những kết luận khách quan, khoa học. * Bước 4.Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả . Tôi sẽ cùng các em trao đổi, thảo luận, xác nhận và hoàn thiện kết quả nhằm giúp các em có biểu tượng đúng về đối tượng. b.Phương pháp sử dụng bản đồ: Quan niệm của tôi là sử dụng bản đồ để học sinh khai thác, tìm tòi kiến thức. Nên cho từng nhóm học sinh quan sát bản đồ thay vì cho cả lớp chỉ quan sát 1 bản đồ . Với cách cho từng nhóm sử dụng bản đồ giáo viên phải tổ chức các hoạt động học tập để học sinh được tự tìm ra kiến thức mới trên cơ sở kết hợp giữa kiến thức với kỹ năng địa lý mà học sinh đã có . Chính vì vậy kiến thức các em thu được bền vững hơn, đồng thời trong quá trình tìm tòi kiến thức, kỹ năng địa lý của học sinh cũng được rèn luyện và củng cố Sử dụng bản đồ: tôi cần hướng dẫn học sinh các bước: * Bước 1. Nắm mục đích làm việc với bản đồ * Bước 2.Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lý cần tìm trên bản đồ. * Bước 3. Tìm vị trí địa lý của đối tượng trên bản đồ dựa vào ký hiệu. * Bước 4.Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng * Bước 5.Xác lập mối liên hệ địa lý đơn giản giữa các yếu tố & các thành phần như địa hình và khí hậu: địa hình, khí hậu, sông ngòi , thiên nhiên & hoạt động sản xuất của con người … Trên cơ sở HS biết kết hợp những kiến thức bản đồ và kiến thức địa lý để so sánh và phân tích - Để giúp học sinh khai thác được kiến thức từ bản đồ. Tôi phải trang bị cho các em một số kiến thức, kỹ năng tối thiểu cần thiết để biết cách làm việc với bản đồ như : xác định phương hướng trên bản đồ, nắm được ký hiệu trong bảng chú giải, có biểu tượng về những sự vật và đối tượng địa lý trên bản đồ, nghĩa là đọc và hiểu được ký hiệu trên bản đồ. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 7 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG VƯƠNG TRẦN THỊ THÚY NGA c. Ngoài hai phương pháp chính, tùy dạng bài mà tôi kết hợp thêm một số phương pháp để giúp giờ học thật sinh động, thật bổ ích hấp dẫn đối với các em. Giáo viên cần huy động tối đa kinh nghiệm và vốn kiến thức có sẵn vào việc dẫn dắt các em tự phát triển tri thức mới của bài học. Thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập giao cho học sinh thực hiện với sự hướng dẫn cần thiết. Tổ chức các hoạt động như trò chơi học tập, sắm vai …Nhằm qua đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức. Đó là ta đã dạy học đề cao vai trò chủ thể nhận thức của học sinh.Ngoài ra tôi vẫn thường xuyên dạy tự học cho học sinh. Đó là rèn cho các em khả năng tự học ngay trong quá trình học tập ở trên ghế nhà trường.Vì vậy quá trình dạy học bao gồm cả dạy tự học. Vì trong nhà trường học sinh không thể học hết khối lượng tri thức nhân loại ngày càng tăng nhanh trong mọi lĩnh vực. Việc học cần phải diễn ra ra suốt đời của học sinh. Đề cao vai trò chủ thể của học sinhtrong học tập chính là điều kiện quan trọng cho việc dạy tự học. Bởi vì học là “sự biến đổi bản thân mình trở nên có giá trị, bằng nỗ lực của chính mình để chiếm lĩnh những giá trị mới lấy từ bên ngoài “ Môn địa lý lớp 5 có nhiều dạng bài khác nhau, để giúp học sinh học tốt giáo viên nên : d.Hướng dẫn học sinh cách học theo từng loại bài: Phần địa lý lớp 5 bao gồm hai mảng lớn : Địa lý đất nước & Địa lý thế giới Mảng địa lý đất nước đề cập tới các vấn đề : -Đặc điểm tự nhiên -Đặc điểm dân cư -Đặc điểm kinh tế Đây là sự khái quát hoá các kiến thức địa lý mà học sinh đã học ở lớp dưới , nâng lên thành đặc điểm về tình hình và sự phân bố của các yếu tố địa lý trên lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy quá trình dạy học, giáo viên nên vận dụng các câu hỏi gợi mở giúp học sinh liên hệ, tập hợp các kiến thức đã có vào vào một hệ thống kiến thức địa lý với cấu trúc chặt chẽ và qua đó nâng tầm hiểu biết các hiện tượng sự vật địa lý đơn lẻ, cụ thể lên trình độ hiểu biết trừu tượng , khái quát về đặc điểm địa lý Việt Nam. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 8 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG VƯƠNG TRẦN THỊ THÚY NGA Mảng ĐL thế giới đề cập đến những đặc điểm chung nhất về tự nhiên dân cư , kinh tế của các châu lục và sơ lược một vài đặc điểm của một số quốc gia thuộc châu lục đó . Đề cập tới địa lý là đề cập tới không gian rộng lớn các kiến thức mới mẻ và xa lạ với học sinh. Vì vậy giáo viên phải hình thành chohọc sinh biểu tượng về địa lý và thường xuyên sử dụng bản đồ .Giúp học sinh xác định được các vị trí các sự vật ,hiện tượng, sử dụng tranh ảnh cũng như lời miêu tả của giáo viên để học sinh hình dung ra sự vật đó biểu hiện như thế nào ? Tuy nội dung khác nhau nhưng nhìn chung các bài địa lý được trình bày theo một số dạng nhất định. Tuỳ dạng bài mà áp dụng những phương pháp cho phù hợp * Dạng bài thông báo kiến thức bằng kênh chữ kết hợp kênh hình , hướng dẫn học sinh quan sát , nhận xét rút ra bài học *Dạng bài thực hành : Ở những bài này, kênh hình, biểu đồ, bảng chứa đựng thông tin cần thiết, học sinh phải biết sử dụng chúng, phân tích, nhận xét và rút ra kiến thức bài học . Khi dạy bài này giáo viên vừa hình thành cho học sinh kỹ năng học tập địa lý và biết vận dụng để phát hiện và lĩnh hội kiến thức của bài. Học sinh cần tự lực làm việc dưới sự chỉ đạo của giáo viên. * Dạng bài kết hợp của hai dạng bài trên : kênh chữ và kênh hình cùng cung cấp thông tin Nhưng ở tất cả mọi dạng bài thì phương pháp sử dụng bản đồ và hình thành biểu tượng địa lý vẫn là quan trọng trong giờ học môn địa lý lớp 5. Nhưng quan trọng hơn hết thiết nghĩ đó là sự nhiệt tình, tâm huyết của người giáo viên để làm sao giờ học trở nên sôi động, tích cực, say mê đối với học sinh. Để các em thực sự yêu mến và mong đợi giờ học. GIÁO ÁN MINH HOẠ : BÀI 24:CHÂU PHI (T T) I. MỤC TIÊU: -Nắm đặc điểm chính về dân cư & kinh tế Châu Phi - Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên dân cư , kinh tế Châu Phi - Kỹ năng : chỉ được vị trí các nước Nam Phi , An-giê-ri, Ai -cập SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 9 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG VƯƠNG TRẦN THỊ THÚY NGA II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌ C -Bản đồ Châu Phi -Tranh ảnh về chủng tộc Nê-grô-it về đời sống sản xuất của nhân dân Châu Phi, Kim tự tháp (Ai -cập ),Mũi hảo vọng (Nam Phi ) -Bảng phụ ghi số liệu về diện tích và dân số các châu lục. - Các các hoa bằng bìa có nội dung ghi đặc điểm dân cư châu Phi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1.Khởi động : Lớp hát tập thể 2. Kiểm tra bài cũ : 3 học sinh chọn ô số và trả lời theo nội dung ghi sau mổi ô số ; - Nêu đặc điểm chung khí hậu châu Phi ? -Chỉ vị trí hoang mạc Xa-ha-ra, sông Nin, Sông Côn-gô trên lược đồ. - Xác định vị trí châu Phi trên lbản đồ, châu Phi giáp những đại dương nào ? 3. Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Cô mời các em lại trở về thăm châu Phi qua bài châu Phi ( tt) + Tìm hiểu mục 3 :Dân cư châu Phi Giáo viên treo bảng số liệu dân cư và diện tích các châu lục -Diện tích châu Phi là bao nhiêu ? -Dân số châu Phi năm 2004 là bao nhiêu triệu người? -Em hãy so sánh dân số châu Phi với các châu lục khác ? Lớp hát bài : Trái đất này của chúng em 3 em lên trả lời Học sinh mở sách giáo khoa trang 118 Học sinh theo dõi bảng số liêu và trả lời câu hỏi -Diện tích châu Phi là ba mươi triệu kilomet vuông. -Dân số châu Phi là 884 triệu người -Dân số châu Phi đông thứ hai thế giới sau châu Á, đông dân hơn châu Âu và SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 10 [...]... giảng dạy ở lớp, tôi thường áp dụng các phương pháp trên vào các tiết học địa lý Tôi nhận thấy tiết học sôi nổi hơn, học sinh hăng hái tìm hiểu và có đặt nhiều thắc mắc rất hay Chứng tỏ các em rất ham hiểu biết, thích được tự mình khám phá ra kiến thức Những tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học thực sự thu hút các em Giáo viên sử dụng đúng phương pháp sẽ phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Gây... góp phần tích cực vào việc tạo biểu tượng địa lý cho học sinh Học sinh sẽ hứng thú say mê học tập Vì thế phương pháp sử dụng bản đồ và hình thành biểu tượng địa lý là rất cần thiết và là yêu cầu cấp thiết trong quá trình dạy học VI ĐỀ XUẤT Ý KIẾN & KẾT LUẬN 1.Đề xuất ý kiến : - Nhà trường kết hợp phòng GD cần cung cấp thiết bị , tài liệu tham khảo thêm SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 13 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG... BÀI HỌC KINH NGHIỆM Như vậy trong thực tiễn dạy học địa lý, phương pháp hình thành biểu tượng địa lý và phương pháp sử dụng bản đồ là hai phương pháp quan trọng Nếu sử dụng đúng và linh hoạt sẽ đem lại hiệu quả cao Đồng thời kết hợp chặt chẽ cácphương pháp khác, giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu, tiếp thu nhanh bài học Đồ dùng trực quan sử dụng tốt sẽ huy động được sự chú ý theo dõi bài của học sinh. .. kiến thức mới Kết quả học tập tăng cao, học sinh yếu giảm rõ rệt Kết quả cuối học kỳ I : 15 em biết đọc và phân tích bảng biểu, biết sử dụng bản đồ thành thạo, 10 em biết sử dụng bản đồ và biết đọc bảng biểu, phân tích tốt, chỉ còn 2 em còn hơi lúng túng khi sử dụng bản đồ Điều đó chứng tỏ, giáo viên biết lựa chọn các phương pháp phù hợp, và kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học tốt thì chất lượng giờ học. .. - Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng, chuyên đề để giáo viên trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau, nhằm nâng cao tay nghề và chất lượng giáo dục đạt hiệu quả cao 2.Kết luận : Để có được những lớp thiếu niên trưởng thành tài giỏi & đủ nhân cách người GV phải không ngừng trau dồi chuyên môn , nghiệp vụ & cả phẩm chất đạo đức Vì “ Cây tốt sẽ cho trái tốt ” Trên đây là những ý kiến riêng của cá nhân tôi Rất... mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của đồng nghiệp Để hoàn thiện bản thân giảng dạy tốt hơn trong sự nghiệp trồng người của mình VII TÀI LIỆU THAM KHẢO SGK –SGV tự nhiên xã hội lớp 5 Cơ sở ĐL tự nhiên – tác giả Lê Bá Thảo Sách BDTX chu kỳ III n ăm 2003-2007 ĐL c ác ch âu l ục –NXBGD Định Quán, ngày 14 tháng 2 năm 2009 Người thực hiện TRẦN THỊ THUÝ NGA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 14 ... nội dung của toàn bức tranh SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 11 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG VƯƠNG TRẦN THỊ THÚY NGA - Ở bức tranh này em thấy bông hoa nào đặc biệt nhất ? HS tự do trả lời để tìm được hình ảnh lược đồ Châu Phi chính là nhuỵ hoa sen GV chốt & nêu đặc điểm dân cư châu Phi Ghi nội dung của phần 3 4 HĐ3 : thảo luạn nhóm MĐ: hs biết đặc điểm nền kinh tế châu Phi Bốn nhóm thảo luận 4 nội dung bài -Nền kinh tế... Phi có đặc điểm gì ? -Kinh tế kém phát triển có ảnh hưởng gì đến đời sống nhân dân châu Phi ? -Những nghành sx chính của châu Phi là nghành nào ? Các nhóm báo cáo - nhận xét , bổ sung GV chốt & hoàn chỉnh bảng tóm lược nền kinh tế châu Phi HS đọc lại bảng tóm lược Nêu nội dung toàn bài 2HS đọc lại toàn bộ 3.HĐ4 : Trò chơi du lịch MĐ : Hs biết đặc điểm kinh tế của 1 số nước có KT phát triển nhất châu... biết của em về các nước ở châu Phi em thích ( HS nêu – GV bổ sung thêm ) Giới thiệu quốc kỳ các nước 4.Củng cố - GDTT Hs làm bài tập - chọn ý Đ-S HS làm bảng con GDTT : Yêu mến & cảm phục trước những điều kỳ diệu của thiên nhiên & những kỳ quan thế giới Có tinh thần tương trợ với những nước châu Phi còn gặp khó khăn mất mát vì thiên tai vì CT , nghèo đói … SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 12 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG... thống kê & trả lời câu hỏi cá nhân : -Cho biết diện tích Châu Phi là bao nhiêu ? -So sánh dân số Châu Phi với các châu lục khác ? - Mật độ dân số Châu Phi là bao nhiêu ? -So sánh mật độ dân số châu Phi với các châu lục khác ? GV chốt : dân số châu Phi tăng nhanh & mật độ dân số châu Phi cũng cao so các châu khác 1 2 HĐ 2 : trò chơi bí mạt của hoa Cả lớp tìm hiểu SGK , tranh ảnh sưu tầm được tìm hiểu . dè dặt khi lựa chọn phân môn địa lý. 2. Biện pháp thực hiện: Để phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn địa lý thì việc lựa chọn phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh cách học là. thể của người học, tăng cường tính tự giác tích cực và sáng tạo của hoạt động học tập. Ở bậc tiểu học do đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh nên yêu cầu về mặt tri thức của dạy học địa lý. “ Môn địa lý lớp 5 có nhiều dạng bài khác nhau, để giúp học sinh học tốt giáo viên nên : d.Hướng dẫn học sinh cách học theo từng loại bài: Phần địa lý lớp 5 bao gồm hai mảng lớn : Địa lý

Ngày đăng: 27/04/2015, 11:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan