BÁO CÁO THỰC HIỆN DẠY HỌC, KTĐG THEO CHUẨN KT-KN

6 309 0
BÁO CÁO THỰC HIỆN DẠY HỌC, KTĐG THEO CHUẨN KT-KN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng GD & ĐT Duy Xuyên Trường THCS Phan Châu Trinh BÁO CÁO THỰC HIỆN DẠY HỌC, KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC-KỸ NĂNG ĐỐI VỚI ĐẶC TRƯNG BỘ MÔN VẬT LÝ THCS Tiếp tục thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá, chú trọng hơn nữa vào việc dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn KTKN, đồng thời thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng; chú ý gắn việc giàng dạy bộ môn với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”; phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; góp phần thực hiện thành công chủ đề năm học là “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, tổ bộ môn Vật lý Trường THCS Phan Châu Trinh xin trình bày báo cáo về việc "thực hiện dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN đối với đặc trưng bộ môn Vật lý THCS" như sau: I. Nhận thức chung về dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN trong môn Vật lý THCS: 1. Tại sao phải thực hiện chuẩn: Ý nghĩa việc thực hiện theo chuẩn KT-KN: - Giúp giáo viên có thêm tài liệu để tham khảo. - Giúp giáo viên định hướng những nội dung chính cần truyền tải đến cho học sinh, từ đó sáng tạo để tổ chức các hoạt động cho học sinh tự vươn lên để nắm bắt tri thức khoa học. - Giúp cho tập thể giáo viên định hướng nhanh và rõ ràng hơn trong dạy học. - Là căn cứ để ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS và là cơ sở giúp cơ quan quản lí có căn cứ để đánh giá chất lượng dạy và học. 2. Một số diểm cần lưu ý khi thực hiện theo chuẩn đối với đặc trưng môn Vật lý THCS: - GV cần bám sát vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình chuẩn, không yêu cầu HS biết những nội dung về chuẩn kiến thức, kĩ năng khác liên quan có trong các tài liệu tham khảo. - Đối với HS khá, giỏi GV cần linh hoạt nâng chuẩn, đưa thêm vào những kiến thức, kĩ năng liên quan để tạo điều kiện cho HS phát triển năng lực. - Trong quá trình vận dụng, GV cần phân hoá trình độ HS để có những giải pháp tốt nhất trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS. II. Thực trạng về vấn đề dạy học, kiểm tra đánh giá: 1. Trước khi thực hiện chuẩn KT-KN: - Trước đây GV chúng ta dạy quá phụ thuộc vào SGK; không biết đến chuẩn KT-KN; không biết mục tiêu bài học trong SGK; đặc biệt không biết vận dụng chương trình để truyền tải kiến thức tớí học sinh. Từ đó lúng túng, dẫn đến sự quá tải về kiến thức đối với HS dẫn đến chất lượng không cao. 2. Khi thực hiện chuẩn KT-KN: - Trong những năm gần đây, trường THCS Phan Châu Trinh cũng như các trường khác trong huyện đã thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN do các cấp chỉ đạo. Việc triển khai thực hiện đúng thời gian qui định, tất cả giáo viên tham gia đầy đủ các buổi tập huấn của Phòng GD & ĐT Duy Xuyên tổ chức, các buổi tập huấn ở trường, tổ chuyên môn. - Mỗi giáo viên đều tự giác tìm hiểu tư liệu cần thiết để tự học, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từ khâu thiết kế bài giảng đến tổ chức kiểm tra đánh giá trong từng chương, từng khối lớp cụ thể, từ đó tạo điều kiện thống nhất trong công tác dạy học và kiểm tra đánh giá ở tổ chuyên môn của trường. - Kết quả việc thực hiện dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN trong môn Vật lý ở trường THCS Phan Châu Trinh bước đầu đã đạt được những tiến bộ tốt hơn. III. Giải pháp thực hiện dạy học theo chuẩn KT-KN: 1. Thực hiện dạy học trên lớp theo phương pháp tích cực: Để thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tích cực, các giáo viên trong nhóm Vật lý trường THCS Phan Châu Trinh đã thực hiện tốt các yêu cầu sau đây: - Thực hiện đúng, đủ chương trình theo khung phân phối chương trình bộ môn Vật Lí của Bộ giáo dục & Đào tạo và của Phòng GD&ĐT Duy Xuyên. - Thực hiện dạy học, đánh giá trên cơ sở bám sát chuẩn KT-KN, tổ chuyên môn có kế hoạch cụ thể hóa để áp dụng tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông” của môn vật lí THCS và những nội dung đã được tập huấn hè 2010. - Việc soạn giảng theo chuẩn KT-KN là một trong những tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy của giáo viên, đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn. Một giáo án đạt yêu cầu cần thể hiện được việc đổi mới PPDH và bám sát chuẩn KT-KN. Cụ thể cần làm nói rõ: + Hoạt động của thầy. + Hoạt động của trò. + Mục đích cần đạt. (trong mỗi bài, mỗi phần). - Tiếp tục quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng xây dựng tiết học thân thiện, phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên, chú ý đến mức độ thông hiểu trong quá trình giảng dạy; bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sang tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất. Chú trọng việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và giáo dục kỹ năng sống thông qua các tiết dạy trên lớp. - Tăng cường sử dụng phương pháp thực nghiệm trong giảng dạy Vật lí: + Thực hiện đủ các thí nghiệm biểu diễn và các tiết thực hành theo phân phối chương trình và các nội dung yêu cầu của sách giáo khoa. + Khai thác tối đa các trang thiết bị ở trường và phòng học bộ môn, không để xảy ra hiện tượng dạy chay khi trường có thiết bị, tự làm đồ dung dạy học, cải tiến phương án thí nghiệm phù hợp với từng bài học. - Nắm vững nguyên tắc đổi mới PPDH, cách thức hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp học tập, coi trọng công tác tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới PPDH. - Nắm chắc điều kiện của trường để có thể khai thác, giúp bản thân giáo viên đổi mới PPDH (cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo ). - Biết học hỏi kinh nghiệm và tranh thủ được những ai có thể giúp đỡ mình trong việc đổi mới PPDH (đồng nghiệp dạy giỏi ở trường và trường khác trong huyện, lãnh đạo tổ chuyên môn, lãnh đạo trường có tay nghề cao). - Biết cách tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét xây dựng của học sinh về PPDH và giáo dục của mình; kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, tự tin, không tự ty hoặc chủ quan thỏa mãn. - Hướng dẫn học sinh về PP học tập và biết cách tự học, tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng, tự đánh giá kết quả học tập; tự giác, hứng thú học tập. - Tiếp tục tăng cường công tác giúp đỡ phụ đạo học sinh yếu kém, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tạo ra các sân chơi lành mạnh bổ ích cho học sinh dưới hình thức sinh hoạt CLB, ngoại khóa, các cuộc thi… - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Vật lí: sử dụng hợp lí các phần mềm dạy học, thí nghiệm mô phỏng, tư liệu thiết bị dạy học điện tử, khai thác mạng internet, soạn và dạy học bằng giáo án điện tử… không lạm dụng CNTT để biến “đọc chép” thành “ chiếu chép” mà phải kết hợp hợp lí giữa các phương pháp truyền thống với ứng dụng CNTT. 2. Công việc của giáo viên trước khi trình bày bài giảng: a. Nghiên cứu chương trình giáo dục: - Nắm vững chuẩn kiến thức, kĩ năng, yêu cầu về thái độ của người học; nắm vững nội dung SGK. - Xác định rõ mục tiêu của bài học thông qua các mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng để đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá. - Kĩ thuật sử dụng các phương pháp dạy học, nội dung dạy học có phù hợp hay không phụ thuộc vào sự nghiên cứu kĩ lưỡng chương trình giáo dục phổ thông. b. Sử dụng SGK: - Nghiên cứu, sử dụng SGK như là hình thức mô tả chương trình, trong giảng dạy không nên quá phụ thuộc vào SGK mà phải bám sát chương trình và chuẩn KT_KN nhiều hơn. - GV đọc kĩ từng nội dung của bài và xác định phần nào cần trình bày trên lớp, phần nào cho HS tự học, không nhất thiết tất cả các phần đều phải trình bày trên lớp. Trong quá trình thực hiện GV cần chú ý đến sự phân hoá trình độ nhận thức của HS trong lớp và HS giữa các lớp để vận dụng cho linh hoạt. - Lâu nay trong giảng dạy chúng ta phụ thuộc hoàn toàn vào SGK, cố gắng dạy hết các mục trong SGK. Việc dạy học bám sát chuẩn KT-KN góp phần giảm tải kiến thức, vận dụng nội dung trong SGK linh hoạt hơn và mục tiêu giáo dục vẫn đạt được. c. Chuẩn bị bài giảng: - Soạn bài chu đáo trước khi lên lớp, GV nhất thiết phải có giáo án trên giấy, ngay cả khi sử dụng máy chiếu Projector (bài giảng điện tử). Giáo án phải định lượng đủ kiến thức và có phương pháp, hệ thống câu hỏi, thông tin phản hồi, các hoạt động của GV và HS phải được sắp xếp hợp lí, khoa học. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi phát huy trí lực và phù hợp với khả năng tiếp thu của HS, nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới. - Giáo án có thể chia thành các cột: 2, 3, 4, cột tuỳ thuộc vào ý tưởng của GV và sự thống nhất trong tổ nhóm chuyên môn từ đầu năm học. - Đồ dùng dạy học: GV phải biết được bài dạy cần phải dùng các loại đồ dùng dạy học gì , mượn ở đâu và chuẩn bị cách khai thác đồ dùng dạy học (thể hiện ở giáo án), ngoài ra GV còn lập ra PPCT có sử dụng ĐDDH để có kế hoạch sử dụng trong năm học. d. Tiến hành bài giảng: - GV phải làm chủ lớp học, thiết lập bầu không khí thân thiện, tích cực, chủ động giải quyết mọi tình huống bất thường bảo đảm yêu cầu sư phạm. Rèn luyện cho HS biết lựa chọn PPHT có hiệu quả, dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng HS khá giỏi, kiên trì giúp đỡ HS học lực yếu, kém. - Cân đối giữa kiến thức và kĩ năng, điều quan trọng là phân tích lí giải để tìm ra nội dung kiến thức, hạn chế yêu cầu HS nhớ máy móc, tránh học vẹt và thói quen lệ thuộc vào SGK, đây cũng là nội dung hết sức quan trọng trong đổi mới PPDH. - Sử dụng SGK và các thiết bị, đồ dùng dạy học: + Sử dụng hợp lí SGK, không đọc chép, nhìn chép, hướng dẫn HS ghi theo diễn đạt của GV, không để HS đọc SGK trả lời GV (HS dùng SGK trả lời GV, thực tế HS không hiểu gì mà chỉ phát thanh lại SGK). Trong khi giảng bài có những lúc GV yêu cầu HS cất SGK, lúc này HS làm việc một cách độc lập và sáng tạo hơn. + Trong quá trình giảng bài có những mục, tiểu mục GV có thể cho HS sử dụng SGK tóm tắt nội dung và diễn đạt lại nội dung trên theo ý hiểu của HS. + Sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học, phương tiện trực quan, phương tiện nghe nhìn, ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Chống lạm dụng công nghệ thông tin, tránh tình trạng chuyển từ đọc chép sang nhìn chép. - Hoạt động của GV và HS: + Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, sử dụng tốt các phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn Lý: phương pháp thực nghiệm, phương pháp vấn đáp, phân tích, so sánh + GV sử dụng lời nói vừa mức cần thiết, dành thời gian cho HS phát biểu, bày tỏ chính kiến (HS tự đánh giá, HS nhận xét, HS phát biểu sau đó GV kết luận lại cho chính xác), kết hợp với sử dụng sơ đồ hoá kiến thức(nếu cần), sử dụng sơ đồ để diễn đạt thật ngắn gọn, rõ ràng, súc tích; ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng dễ hiểu; coi trọng việc khuyến khích, động viên HS học tập. + Tổ chức các hoạt động tương tác, tổ chức hợp lí cho HS làm việc cá nhân, theo nhóm. Việc tổ chức hoạt nhóm của HS cần chú ý đến nội dung bài học, đặc điểm lớp học, trình độ HS, nhưng cũng không nên quá lạm dụng hoạt động theo nhóm trong dạy học. (Giáo án minh họa ở phần phụ lục) II. Thực hiện kiểm tra và đánh giá theo chuẩn KT-KN: 1. Vai trò của việc đổi mới KTĐG: - Trong quá trình dạy học vật lý, KTĐG là một hoạt động tất yếu, không thể thiếu. Trong đó KT là hoạt động thu thập thông tin về mức độ thực hiện mục tiêu, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động dạy và học. Căn cứ vào mục tiêu dạy học để quyết định nội dung và hình thức KTĐG. - KTĐG là công cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức của người học, điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực để đổi mới PPDH, góp phần cải thiện nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục. - Thông qua KTĐG tạo điều kiện cho GV : + Nắm được sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu và bồi dưỡng HS giỏi; có cơ sở thực tế để điều chỉnh và hoàn thiện quá trình dạy học. + Giúp cho HS : biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra và với yêu cầu của chương trình; tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động của mình; phát triển kĩ năng tự đánh giá. + Giúp cho cha mẹ HS và cộng đồng biết được kết quả dạy học. + Giúp cho cán bộ quản lí giáo dục nắm được các thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học ở đơn vị để có sự chỉ đạo kịp thời, đúng hướng. 2. Yêu cầu của việc kiểm tra đánh giá: - Đánh giá chính xác, đúng thực trạng, đánh giá cao hơn thực tế sẽ triệt tiêu động lực vươn lên; đánh giá khắt khe quá mức, hoặc thiếu thái độ thân thiện, không thấy được sự tiến bộ, sẽ ức chế tình cảm, trí tuệ, giảm vai trò tích cực chủ động sáng tạo của HS. - Đánh giá kịp thời sẽ động viên được sự tiến bộ của HS, giúp HS sửa chữa được thiếu sót. Đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, chú trọng đánh giá hành động, tình cảm của HS: nghĩ và làm, năng lực vận dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp; quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực chủ động của HS trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới cũng như ôn luyện, thực hành. - Khi đánh giá kết quả học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng, mà cần chú ý cả quá trình học tập cần tạo điều kiện cho HS cùng tham gia xác định các tiêu chí đánh giá kết quả học tập, với yêu cầu không tập trung vào khả năng tài hiện kiến thức mà chú trọng vào khả năng vận dụng tri thức trong giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Có nhiều hình thức và độ phân hóa trong đánh giá. 3. Giải pháp thực hiện đổi mới về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: - Kiểm tra đánh giá phải căn cứ vào chuẩn KT – KN ở từng bài, từng chương của từng khối lớp; vào các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh sau mỗi bài, mỗi chương. - Tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ; phối hợp giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng. Kết hợp kiểm tra đánh giá cả khi kiểm tra bài cũ đầu giờ lẫn trong quá trình xây dựng bài mới của HS. Đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ: chính xác, khách quan, công bằng; không hình thức, đối phó nhưng cũng không gây áp lực nặng nề HS. - Sử dụng ngân hàng đề và đảm bảo tính tương đương của các đề kiểm tra, thi. Kết hợp thật hợp lí các hình thức kiểm tra miệng, viết, câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan tránh lối học tủ học lệch. Phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức. - Khi đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của HS mà còn bao gồm đánh giá cả quá trình dạy học nhằm cải tiến hoạt động dạy học. Chú trọng phương pháp lấy thông tin phản hồi từ HS để đánh giá quá trình dạy học. - Kết hợp tự đánh giá của HS với đánh giá của bạn học; của GV, của cơ sở giáo dục, của gia đình và cộng đồng; thực hiện kiểm tra đề chung các bài kiểm tra 1 tiết, thi học kì hoặc lấy đề kiếm tra của đồng nghiệp để đánh giá cho lớp mình dạy, so sánh đối chiếu kết quả để có thêm thông tin kịp thời cho quá trình dạy học… (Bài kiểm tra và kết quả minh họa ở phần phụ lục) III. Những ý kiến đề xuất: - Đề nghị cấp trên có kế hoạch cấp bổ sung đồ dùng dạy học đã hư hỏng, thiếu chính xác, thiếu đồng bộ, phòng bộ môn để có điều kiện thực hiện tốt hơn nữa công tác đổi mới PPDH. ứng dụng CNTT vào dạy học. - Cần đầu tư các trang thiết bị, phòng chức năng để thực hiện tốt hơn trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Trên đây là những báo cáo về việc thực hiện dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN của nhóm Vật lý tổ Lý – Hóa – Công nghệ Trường THCS Phan Châu Trinh, nếu có điều gì thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các đồng nghiệp ở các trường trong cụm để chúng tôi thực hiện hoàn thành có chất lượng báo cáo này. Xin chân thành cảm ơn. Duy Châu, ngày 21 tháng 02 năm 2011 TTCM Trương Nguyên . báo cáo về việc " ;thực hiện dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN đối với đặc trưng bộ môn Vật lý THCS" như sau: I. Nhận thức chung về dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN. những tiến bộ tốt hơn. III. Giải pháp thực hiện dạy học theo chuẩn KT-KN: 1. Thực hiện dạy học trên lớp theo phương pháp tích cực: Để thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tích cực, các giáo viên. thiết bị, phòng chức năng để thực hiện tốt hơn trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Trên đây là những báo cáo về việc thực hiện dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN của nhóm Vật lý tổ

Ngày đăng: 27/04/2015, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan