Cải thiện điều kiện lao động trong Công ty TNHH một thành viên dệt 19.5

40 1.5K 22
Cải thiện điều kiện lao động trong Công ty TNHH một thành viên dệt 19.5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI CAM ĐOAN Trong thời gian từ ngày 06/02/2014 đến ngày 21/05/2014 em đã có cơ hội được thực tập tại "Công ty TNHH Một thành viên dệt 19/5 Hà Nội" để nghiên cứu và thưc hiện chuyên đề thực tập “Cải thiện điều kiện lao động trong Công ty TNHH một thành viên dệt 19.5”. Em xin cam đoan rằng chuyên đề thực tập này là do em tìm hiểu,nghiên cứu và xây dựng nên dựa theo các số liệu được cung cấp bởi "Phòng Lao động – Tiền Lương " và tham khảo các nguồn khác như giáo trình,sách báo và internet vì vậy các kết quả phân tích là hoàn toàn trung thực. Nếu có sai sót em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Em xin chân thành cảm ơn và kính mong quý thầy cô nhận xét và chỉ bảo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Nhật Long MỤC LỤC Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B 2 Tổng quan 1. Sự cần thiết của đề tài Con người tạo ra của cải vật chất nuôi sống xã hội, giúp cho xã hội phát triển và tiến bộ. Con người là trung tâm của mọi hoạt động, là sự bắt đầu cũng như kết thúc mọi hoạt động. Con người ngừng hoạt động, ngừng sản xuất đồng nghĩa với việc xã hội ngừng phát triển, ngừng hoạt động. Vì vậy làm thế nào để tạo ra một điều kiện lao động phù hợp, tốt nhất với mọi người lao động là một điều quan trọng, là động lực thúc đẩy xã hội phát triển không ngừng. Điều này là điều mà các doanh nghiệp cũng như những người sử dụng lao động luôn trăn trở để có thể đảm bảo điều kiện lao động tốt nhất cho người lao động của mình. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, người ta càng nhận ra được sự cần thiết của điều kiện lao động và vấn đề này đang là mối quan tâm lớn trong tất cả các ngành nghề, các quốc gia trên thế giới. Thực tế ở Việt Nam cũng cho thấy vẫn còn tồn tại những điều kiện lao động trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến người lao động do có thể từ phía doanh nghiệp hoặc từ phía người lao động. Vì thế để hoàn thiện hơn nữa, quan tâm hơn nữa đến người lao động thì chúng ta phải tìm ra các giải pháp, phát huy các sáng kiến nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động, đổi mới máy móc trang thiết bị để tăng năng suất lao động cho doanh nghiệp. Việc đó không chỉ tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận cho Công ty mà còn thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo, giám đốc, người sử dụng lao động đến điều kiện làm việc của người lao động Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B 3 Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà Nội là 1 doanh nghiệp Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có Chủ sở hữu là UBND Thành phố Hà Nội, Công tychuyên sản xuất các mặt hàng may mặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước. Là một Công ty sản xuất ngành hàng may mặc tuy ít thải ra khói bụi, nước thải gây ô nhiễm môi trường, nhưng các công đoạn trải vải, cắt, dập định hình, may… đều phát sinh bụi cộng thêm tiếng ồn của hàng trăm máy may công nghiệp đã tác động không nhỏ đến sức khỏe người lao động, đặc biệt là nữ công nhân. Chính vì vậy em đã chọn đề tài : “Cải thiện điều kiện lao động trong công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà Nội” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp nhằm đánh giá về thực trạng điều kiện lao động tại đây và đưa ra các giải pháp nhẳm cải thiện điều kiện lao động giúp nâng cao năng suất làm việc của công nhân . 2. Mục tiêu nghiên cứu Chuyên đề này nhằm : - Phân tích và đánh giá các điều kiện làm việc tại công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà Nội - Phát hiện những ưu, nhược điểm trong quá trình cải thiện điều kiện lao động tại công ty. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế đó - Đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động tại công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà Nội 3. Đối tượng nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Điều kiện lao động tại công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà Nội + Nội dung nghiên cứu : Chuyên đề tập trung đánh giá thực trạng điều kiện làm việc tại công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà Nội trên cơ sở các tài liệu có sẵn và khảo sát bằng bảng hỏi đối với các cán bộ nhân viên trong công ty. Từ đó, có thể đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao điều kiện lao động giúp tăng năng suất lao động tại nhà máy 4. Phạm vi nghiên cứu + Không gian : Công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 gồm có 4 cơ sở. Nhưng tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về điều kiện lao động tại nhà máy sợi Hà Nội số 203 phố Nguyễn Huy Tưởng, Hà Nội Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B 4 + Thời gian : Phần thực trạng chuyên đề nghiên cứu về điều kiện lao động tại nhà máy từ năm 2011- 2013 5. Kết cấu đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu gồm 3 chương : + Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu + Chương 2: Phân tích thực trạng điều kiện lao động tại công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà Nội + Chương 3 : Một số giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động tại Công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà Nội CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Tổng quan đề tài nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu 1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 1.1.1.Tổng quan các tài liệu, đề tài nghiên cứu có cùng chủ đề 1.1.1.1Các tài liệu liên quan đến điều kiện lao động Công trình nghiên cứu “Điều kiện lao động- điều kiện sinh hoạt của nữ công nhân ngành Dệt” [1]của kỹ sư Trần Thị Lan- Chủ tịch Công Đoàn ngành công nghiệp nhẹ. Công trình đề cập đến các yếu tố của điều kiện lao động như: nhiệt độ, tiếng ồn, độ ẩm, tốc độ gió, độ bụi, ánh sáng, đặc điểm lao động và tổ chức lao động…từ đó tác giả đã xem xét sự tác động của nó đến sức khoẻ bệnh tật của nữ công nhân ngành dệt. Điều đó giúp ích cho tác giả rất nhiều do ngành dệt là 1 ngành có số lượng nữ công nhân nhiều hơn so với nam công nhân, nữ công nhân là những người phụ trách chính các công việc chính liên quan đến sản xuất sản phẩm dệt ở trong nhà máy, nam công nhân chiếm tỷ lệ ít hơn và chủ yếu là làm các công việc như điện, sửa chữa máy móc, thiết bị. Tài liệu “ Hướng dẫn Luật lao động cho ngành may – Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh” [2] có nói chi tiết và cụ thể các điều luật trong ngành may như độ tuổi lao động tối thiểu, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi… của công nhân ngành dệt. Ưu điểm của tài liệu này là đã mang đến cho tác giả cái nhìn tổng quan về ngành dệt và những điều luật cơ bản cũng như đặc trưng của ngành. Do chỉ đề cập đến phần bảo hộ lao động và an toàn lao động nên phần điều kiện lao động không được nói nhiều cũng như chỉ là khung lý thuyết, chưa có giải pháp hay thực trạng cụ thể Đề tài “ Nghiên cứu khảo sát thực trạng điều kiện lao động ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động chế biến thuỷ sản nhằm đề xuất cac giải pháp, Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B 5 cải thiện điều kiện lao động, bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp”[3] của Nguyễn Thị Phương Lâm (Trưởng ban chính sách kinh tế xã hội - Công đoàn thuỷ sản Việt Nam- Bộ Thuỷ Sản) làm chủ nhiệm đề tài - năm 2002. Đề tài đã nghiên cứu tại 13 cơ sở chế biến thuỷ sản đông lạnh ở cả ba miền :Bắc bộ, Trung bộ và Nam Bộ. Đề tài đã nghiên cứu, khảo sát điều kiện lao động , môi trường lao động, sức khoẻ và bệnh tật của người lao động ché biến thuỷ sản bao gồm các yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người lao động trong quá trình chế biến thuỷ sản (vi khí hậu, sinh học tư thế lao động và thao tác làm việc). Khám và phân tích mối liên quan giữa tình hình sức khoẻ và bệnh tật. Đồng thời đề tài cũng đề xuất các biện pháp cải thiện điều kiện lao động và đề nghị nhà nước bổ sung một số bệnh nghề nghiệp đặc trưng của ngành vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam. Ưu điểm của đề tài là không những chỉ ra ảnh hưởng của yếu tố môi trường lao động đến người lao động mà còn chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến sản xuất như tư thế lao động và thao tác làm việc. Điều này giúp cho tác giả hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến sản xuất ảnh hưởng đến điều kiện lao động của công nhân. 1.1.1.2 Các chuyên đề thực tập có cùng chủ đề Do đề tài nghiên cứu về cải thiện điều kiện lao động không được phổ biến như các đề tài khác làm về tuyển dụng, quản trị nhân lực hay phân tích công việc nên tác giả chỉ có thể tìm hiểu được một số chuyên đề thực tập liên quan đến đề tài điều kiện lao động như sau • Đề tài “Thực trạng điều kiện lao động và sức khỏe công nhân Công ty may xuất khẩu Đại Đồng Đông Hưng - Thái Bình năm 2010” – Phạm Huy Huân, Đại học Y Hà Nội. Tác giả nghiên cứu về thực trạng điều kiện lao động và sức khỏe của công nhân ngành dệt may thông qua các điều kiện lao động tại nhà máy. Đồng thời tác giả cũng nghiên cứu về tình hình sức khỏe của công nhân nơi đây thông qua phân loại sức khỏe và các bệnh mà công nhân hay mắc phải tại công ty. Tác giả đã nêu cụ thể về các điều kiện, yếu tố ảnh hưởng tốt và không tốt đến điều kiện lao động của công nhân. Từ các điều kiện trên rút ra các bệnh mà công nhân hay mắc phải cũng như hậu quả của nó. Tác giả cũng đề xuất các kiến nghị giúp chăm sóc tốt hơn sức khỏe của người lao động. Tuy nhiên phần thực trạng lại chỉ nêu chung chung về các điều kiện lao động cũng như tình hình bệnh tật của công nhân tại nhà máy, phần kiến nghị cũng chỉ nêu giải pháp chung chung, chưa cụ thể. Đề tài tuy còn có một số hạn chế nhưng cũng đã đem đến cái nhìn về ngành dệt may cũng như các điều kiện lao động của công nhân ngành dệt may Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B 6 • Đề tài “Cải thiện điều kiện lao động trong công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn” - Nguyễn Thị Dung, Quản trị nhân lực 46B Đề tài cũng nghiên cứu về điều kiện lao động của công nhân nhưng là ở ngành sản xuất xi măng. Trong đề tài này, tác giả đã nói rõ về khái niệm điều kiện lao động, các yếu tố ảnh hưởng và ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất lao động của công nhân. Phần giải pháp của tác giả khá chi tiết, đề cập đến biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại nhà máy theo từng công đoạn sản xuất xi măng. Tuy nhiên đề tài cũng chỉ đề cập đến các yếu tố của sản xuất ảnh hưởng đến điều kiện lao động còn các yếu tố thuộc về sản xuất chỉ nói sơ qua và không đề cập đến nhiều, số liệu cho phần thực trạng còn chưa nhiều. • Đề tài “Cải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương” – Nguyễn Thị Bích Ngọc, Quản trị nhân lực 48B đại học Kinh tế quốc dân . Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đề cập đến vấn đề tổ chức lao động, điều kiện lao động tại các phân xưởng sản xuất bao gồm các yếu tố vật lý và báo cáo về tình hình sức khỏe lao động trực tiếp tại công ty. Ưu điểm của đề tài là đã nêu được chi tiết khái niệm về điều kiện lao động, chia thành các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện lao động cũng như tầm quan trọng của cải thiện điều kiện lao động đến năng suất làm việc của công nhân. Đề tài cũng nêu rõ về các yếu tố môi trường làm việc ảnh hưởng đến công nhân cũng như tình hình sức khỏe và bệnh tật của công nhân trong phân xưởng. Phương hướng phát triển của công ty cũng được tác giả nêu khá rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên các yếu tố liên quan đến sản xuất như các yếu tố về kinh tế xã hội, thời gian làm việc và nghỉ ngơi chưa được nhắc đến nhiều trong đề tài. Phần lý thuyết ban đầu của tác giả khá dài, có nhắc đến lịch sử hình thành cũng như giới thiệu về công ty khiến cho bài viết trở nên lan man, không tập trung phân tích điều kiện lao động được. 1.1.2.Bài học rút ra từ các đề tài liên quan Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về điều kiện lao động cũng như tham khảo các sách và tài liệu, luận văn, các chuyên đề tốt nghiệp trên, tác giả đã rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân trong việc hoàn thiện chuyên đề của mình, đó là: Tác giả cần nắm được những đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của công nhân: yếu tố sản xuất và liên quan quan đến sản xuất Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B 7 Từ đó, đánh giá thực trạng điều kiện lao động theo từng mảng, trong mỗi mảng cần phân tích cụ thể để làm rõ được thực trạng và ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất làm việc của công nhân Phần giải pháp, cần có các biện pháp cụ thể để có thể cải thiện được điều kiện lao động tại công ty giúp người lao động được làm việc trong môi trường an toàn, thoải mái, dễ chịu giúp tăng năng suất lao động. . 1.2. Phương pháp nghiên cứu 1.2.1.Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập dữ liệu có 2 loại đó là thu thập dữ liệu sơ cấp và thu thập dữ liệu thứ cấp 1.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Có nhiều phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp như phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp ghi chép, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi,… Tuy nhiên để việc thu thập dữ liệu cho kết quả tốt nhất, các nhà nghiên cứu thường kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trong chuyên đề này, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Tác giả sử dụng bảng hỏi đã được thiết kế sẵn phát cho các cán bộ nhân viên trong công ty. Bảng hỏi gồm các câu hỏi về thông tin chung và các câu hỏi về phần thông tin cần điều tra. Các câu hỏi chủ yếu là dạng câu hỏi đánh giá cho điểm từ 1 đến 5 về mức độ hài lòng về các yếu tố liên quan đến các yếu tố liên quan đến sản xuất ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của công nhân Bảng hỏi được phát cho 78 công nhân dưới xưởng với cơ cấu như sau: Độ tuổi công nhân Nữ Nam < 20 0 0 20-29 5 5 30-39 39 11 40-49 6 7 50-59 4 1 Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B 8 Tổng 54 24 1.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Trong chuyên đề này, tác giả sử dụng nguồn số liệu thứ cấp đó là các tài liệu, văn bản, tài liệu của công ty đã được sự cho phép của phòng Lao động tiền lương. Ngoài ra, còn có các sách, tài liệu tham khảo chuyên ngành. 1.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Đối với dữ liệu sơ cấp: Sau khi thu lại phiếu điều tra, tác giả tiến hành tổng hợp số liệu bằng Excel. Tiến hành kẻ bảng để làm rõ hơn các số liệu đã thu thập được trong quá trình thu thập Đối với dữ liệu thứ cấp: các dữ liệu đã có sẵn được tổng hợp sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá. CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI 2 Đánh giá thực trạng về điều kiện lao động tại công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà Nội 2.2 Một số đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến điều kiện lao động 2.2.1 Đặc điểm sản phẩm - Sản phẩm của công ty chủ yếu là các loại vải dùng trong công nghiệp điển hình như là: vải bạt, lọc đường, vải lọc cho các nghành công nghiệp nhẹ, vải dùng trong công nghiệp sản xuất giày. Có thể nói do đặc thù về sản phẩm như vậy nên sản phẩm của công ty cũng là nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghệ khác. Sản phẩm của công ty đòi hỏi phải có tính liên tục, sản xuất không ngừng nghỉ để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, điều này đặt ra cho công nhân nhà máy phải luôn trong tình trạng làm việc với tần suất cao, không ngừng nghỉ nhưng cũng đồng thời phải đảm bảo chất lượng luôn đạt tiêu chuẩn tốt, không có sai sót trong quá trình sản xuất. 2.2.2 Đặc điểm lao động Cơ cấu lao động tại nhà máy sợi năm 2013 Độ tuổi công nhân Nữ Nam < 20 0 0 20-29 5 5 Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B 9 30-39 39 11 40-49 6 7 50-59 4 1 Tổng 54 24 Nguồn : Phòng lao động tiền lương Do đặc thù của ngành dệt may nên phần lớn lao động là lao động nữ, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm sợi hay thuộc về dệt may. Lao động nam trong nhà máy chỉ làm những công việc như sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, ít người tham gia vào sản xuất sản phẩm ngành dệt Chính vì thế việc tạo được điều kiện làm việc tốt nhất cho công nhân của công ty đòi hỏi lãnh đạo công ty phải có những chính sách phù hợp để đáp ứng nhu cầu của toàn bộ nhân viên. Đồng thời lao động nữ cũng có những đặc điểm khác với lao động nam mà ban lãnh đạo công ty cần chú ý đến để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cũng như sức khỏe của công nhân. 2.3 Thực trạng về điều kiện lao động của công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà Nội 2.3.1 Các yếu tố của sản xuất 2.3.1.1 Công cụ, phương tiện lao động Người lao động được Công ty trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động cho quá trình lao động: quần áo bảo hộ, mũ bảo hiểm, găng tay và các đồ bảo hộ lao động khác Mỗi công nhân khối sản xuất được trang bị các thiết bị bảo hộ an toàn sau + Khẩu trang: 1 cái/ 1 tháng + Găng tay vải: 2 cái / tháng + Mũ mềm: 1 cái/ 12 tháng + Kính bảo hộ: 1cái/ 12 tháng + Quần áo công nhân: 2 bộ/ 12 tháng + Giầy da công nhân: 1 dôi/ 12 tháng Việc trang bị cho công nhân các trang bị bảo hộ lao động như vậy nhằm tạo cho công nhân có được điều kiện làm việc tốt nhất, đảm bảo an toàn trong lao động và sản xuất. Đặc biệt là trong nhà máy sản xuất sợi, nồng độ bụi thường là khá cao ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp của người lao động, khẩu trang và găng tay giúp cho người lao động thuận tiện trong thao tác tránh tiếp xúc trực tiếp với khí độc, bụi gây ảnh hưởng đến sức khỏe Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B 10 2.3.1.2 Quy trình công nghệ Sơ đồ 2.1 : Quy trình công nghệ trong phân xưởng sợi Nguồn : Phòng kỹ thuật sản xuất Quy trình sản xuất của nhà máy, đặc biệt là trong phân xưởng sợi là quy trình liên tục, không ngừng nghỉ. Tuy nhiên mỗi giai đoạn đầu, từ giai đoạn cung bông có máy làm bông sau khi hết một đợt bông lại được nghỉ và lâu không sử dụng sẽ gây khấu hao và giảm năng suất làm việc Các máy khác hoạt động 24/24 giờ không ngừng nghỉ, đến giờ ăn trưa sẽ thay ca trực để máy luôn chạy. Việc chạy máy 24/24 giờ cũng gây ra hậu quả lâu nếu không được bảo trì sẽ gây tiếng ồn, sinh nhiệt không cần thiết làm ảnh hưởng đến người lao động cũng như năng suất lao động 2.3.1.3 Môi trường lao động 2.3.1.3.1 Yếu tố vi khí hậu - Yếu tố vi khí hậu là nhân tố thường gặp trong sản xuất và có ảnh hưởng lớn tới khả năng làm việc và sức khỏe của người lao động. Vi khí hậu được hiểu là khí hậu trong giới hạn môi trường sản xuất. Vi khí hậu là tình trạng vật lý của không khí bao gồm các yếu tố về nhiệt độ không khí, độ ẩm, bức xạ nhiệt và luồng không khí trong phạm vi môi trường sản xuất của Doanh nghiệp. - Những yếu tố của vi khí hậu trong sản xuất tác động trực tiếp đến cơ thể người lao động gây ảnh hưởng đến sức khỏe nên làm giảm khả năng lao động của người lao động. - Những yếu tố vi khí hậu bao gồm các yếu tố : Nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió • Nhiệt độ là nguồn nhiệt được tạo nên bởi năng lượng tự nhiên hoặc nhân tạo trong quá trình hoạt động sản xuất. Nhiệt độ thay đổi theo các địa dư khác nhau theo thời gian trong ngày, theo mùa và theo quy trình sản xuất. Nhiệt độ thể hiện sự hấp thụ nhiệt của không khí và các vật thể xung quanh con người. Tại nhà máy sợi có các Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B Sợi OEMáy OE Đánh ốngSợi conThôGhépChảiCung bông [...]... 3 : BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI 3 Biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà Nội 3.2 Định hướng cải thiện điều kiện lao động của công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà Nội Phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm qua, đồng thời để phù hợp hình thức quản lý kinh doanh Công ty đề ra các mục... khi cải thiện điều kiện lao động là một trong những công tác trọng điểm trong việc bảo vệ sức khỏe người lao động và tăng năng suất lao động, tình trạng sức khỏe của người lao động trong Công ty chủ yếu là loại I và II, điều đó chứng tỏ công tác cải thiện điều kiện lao động đã được quan tâm đúng mức Với sự quan tâm và Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B 23 hành động của Công ty về công tác cải thiện. .. người lao động là bí quyết và phương châm hành động của Ban lãnh đạo chính quyền cũng như Công đoàn Công ty giúp công ty vẫn đứng vững trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế mà vẫn tạo điều kiện tốt cho người lao động Điều kiện lao động là điều kiện tiên quyết quyết định đến năng suất lao động cũng như sản lượng của công ty, giúp cho công ty luôn phát triển trong nền kinh tết thị trường Đồng thời điều kiện lao. .. chịu trách nhiệm về công tác chuyên môn một khâu nào đó trong họat động của từng phòng) + Phân công theo qui trình công nghệ: Việc cải tiến phân công lao động sẽ nâng cao kĩ năng, kĩ xảo của người lao động trong công ty và tạo điều kiện để trang bị các thiết bị chuyên dùng cho một khâu lao động, có tác dụng to lớn tiết kiệm sức lao động và tăng năng suất lao động - Sự phân công lao động hợp lí phải đạt... phương thức cụ thể trong hoạt động cải thiện điều kiện lao động với một số hướng chính như sau : - Cải tạo và nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị góp phần nâng cao điều kiện lao động và môi trường lao động cho người lao động - Bố trí các nơi làm việc độc hại một cách hợp lý để hạn chế ảnh hưởng của nó trong phạm vi hẹp - Thường xuyên củng cố lạo hệ thống cải thiện điều kiện lao động, tìm ra mô hình... sợi Hà Nội trực thuộc công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà Nội đã giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực tập tại công ty Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B 33 PHỤ LỤC 1 : PHIẾU ĐIỀU TRA Kính thưa Anh (Chị)! Nhằm hoàn thiện hoạt động phân tích công việc và phục vụ tốt hơn cho công việc của Anh(Chị) tại nhà máy sợi Hà Nội thuộc công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19.5 Hà Nội, rất mong... kiện lao động cũng là thước đo đánh giá sự phát triển của công ty cũng như sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty đến đời sống và điều kiện làm việc của người lao động Chính vì vậy mà tác giả muốn qua đề tài này để nói lên được tầm quan trọng của điều kiện lao động ảnh hưởng đến năng suất lao động, bởi nó là nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất của công ty, công ty dù có phát triển nhưng điều kiện làm... người lao động hầu như phải tiếp xúc trong cả một ngày làm việc, vì vậy bố trí nơi làm việc một cách hiệu quả cũng là một trong những biện pháp cải thiện điều kiện lao động Bố trí cho người lao động một không gian làm việc hợp lý, khoa học để người lao động có thể thao tác một cách dễ dàng, thuận tiện 3.3.4 - Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B 28 - Lắp thêm các giá đỡ để nguyên vật liệu và thành. .. của công nhân Xây dựng, cải tạo nhà tắm cho công nhân Lắp đặt máy giặt, máy tẩy chất độc Nguyễn Nhật Long Lớp Kinh tế lao động 52B 32 KẾT LUẬN Trong bối cảnh việc làm, đời sống của người lao động hết sức bấp bênh khi nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái thì việc Công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà Nội vẫn đảm bảo tốt việc làm thường xuyên và chế độ đãi ngộ cho người lao động là một thành công. .. Kinh tế lao động 52B 30 Biện pháp giáo dục 3.4.1 Huấn luyện về an toàn lao động Huấn luyện công nhân dưới xưởng các biện pháp an toàn lao động, bảo hộ lao động Tập huấn băng bó cứu thương cho người lao động để có thế ứng biến nhanh khi có tai nạn lao động xảy ra Đào tạo và bắt buộc công nhân phải ghi nhớ và thực hiện tốt các biên pháp bảo hộ lao động và an toàn lao động Dán nội quy lao động trong phân . thực trạng điều kiện lao động tại công ty TNHH một thành viên dệt 19/ 5 Hà Nội + Chương 3 : Một số giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động tại Công ty TNHH một thành viên dệt 19/ 5 Hà Nội CHƯƠNG. VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/ 5 HÀ NỘI 2 Đánh giá thực trạng về điều kiện lao động tại công ty TNHH một thành viên dệt 19/ 5 Hà Nội 2.2 Một số đặc điểm của công ty. nhằm cải thiện điều kiện lao động tại công ty TNHH một thành viên dệt 19/ 5 Hà Nội 3. Đối tượng nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Điều kiện lao động tại công ty TNHH một thành viên dệt 19/ 5 Hà

Ngày đăng: 26/04/2015, 23:42

Mục lục

  • CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 1. Tổng quan đề tài nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu

    • 1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

      • 1.1.1. Tổng quan các tài liệu, đề tài nghiên cứu có cùng chủ đề

        • 1.1.1.1Các tài liệu liên quan đến điều kiện lao động

        • 1.1.1.2 Các chuyên đề thực tập có cùng chủ đề

        • 1.1.2. Bài học rút ra từ các đề tài liên quan

        • 1.2. Phương pháp nghiên cứu

          • 1.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

            • 1.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

            • 1.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

            • 1.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

            • CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI

            • 2 Đánh giá thực trạng về điều kiện lao động tại công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà Nội

              • 2.2 Một số đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến điều kiện lao động

                • 2.2.1 Đặc điểm sản phẩm

                • 2.2.2 Đặc điểm lao động

                • 2.3 Thực trạng về điều kiện lao động của công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà Nội

                  • 2.3.1 Các yếu tố của sản xuất

                    • 2.3.1.1 Công cụ, phương tiện lao động

                    • 2.3.1.2 Quy trình công nghệ

                    • 2.3.1.3 Môi trường lao động

                      • 2.3.1.3.1 Yếu tố vi khí hậu

                      • 2.3.1.3.3 Nồng độ bụi, cường độ chiếu sáng

                      • 2.3.2 Các yếu tố liên quan đến sản xuất

                        • 2.3.2.1 Yếu tố kinh tế, xã hội

                        • 2.3.2.2 Độ dài thời gian làm việc, nghỉ ngơi

                        • 2.3.2.3 Bầu không khí trong tập thể, khen thưởng và kỷ luật

                        • 2.3.2.4 Sức khỏe người lao động

                        • 2.4 Thành tựu đạt được của công ty

                        • CHƯƠNG 3 : BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan