đổi mới dạy học môn tiếng Anh

8 160 0
đổi mới dạy học môn tiếng Anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS VŨ LĂNG TỔ XÃ HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA TỔ XÃ HỘI Năm học 2010 - 2011 Đổi mới này gồm phần mở đầu và các phần chính sau: Phần I. Yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới PPDH của tổ chuyên môn ở trường THCS Phần II. Thực trạng dạy học ở trường THCS Xã Vũ Lăng Phần III. Định hướng đổi mới PPDH của Tổ chuyên môn ở trường THCS Xã Vũ Lăng Phần IV. Giải pháp đổi mới PPDH của Tổ Xã Hội ở trường THCS Xã Vũ Lăng Phần V. Cam kết chất lượng giáo dục của Tổ Xã Hội trường THCS Xã Vũ Lăng Mở đầu: Giới thiệu những nội dung chính sau: 1. Mục tiêu chính: Nhằm giúp Tổ trưởng, giáo viên đang giảng dạy các môn thuộc tổ chuyên môn Xã hội nhận thức rõ hơn về việc đổi mới PPDH của Tổ chuyên môn ở trường THCS, để từ đó làm tốt hơn công tác chỉ đạo và hỗ trợ giáo viên trong quá trình dạy học, từng bước nâng cao năng lực của đội ngũ GV THCS. 2. Tiến trình và phương pháp: - Học sinh sẽ được tiếp cận với các tài liệu nguồn; trong mỗi buổi học, giáo viên sẽ đưa ra những nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể cho mỗi nội dung được đưa ra trong bài học. - Học sinh sẽ thực hiện các hoạt động trong mỗi buổi học, với hình thức cá nhân hoặc nhóm. Bài học đề cao sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm của các cá nhân để tăng cường khả năng phối hợp và sự hiểu biết sâu hơn về nhận thức của mỗi cá nhân. 3. Các kết quả và sản phẩm: - Kết quả đạt được trong năm học sẽ là những ý kiến trao đổi, thống nhất được các học sinh đưa ra trong mỗi buổi học tương ứng với những nội dung và yêu cầu của từng môn học. - Kết thúc năm học, học sinh sẽ có hoạt động tự đánh giá kết quả đạt được của bản thân sau năm học. PHẦN I. YÊU CẦU CẤP THIẾT CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1.Yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội đối với giáo dục + Xã hội thông tin + Kinh tế tri thức + Việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO và toàn cầu hoá + Giáo dục Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế, với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng và phát triển nhân tài. 1.2.Quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục THCS Các văn bản pháp quy có đề cập đến vấn đề đổi mới GDCS, trong đó có giáo dục THCS + Nghị quyết 40/2000/QH10 + Chỉ thị 14/2001/CT-TTg + Chiến lược phát triển giáo dục + Luật giáo dục( sửa đổi năm 2005) PHẦN II. THỰC TRẠNG DẠY - HỌC Ở TRƯỜNG THCS XÃ VŨ LĂNG 2.1. Thực trạng Vấn đề đổi mới PPDH đã được đặt ra đối với tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục phổ thông. Đặc biệt, khi chúng ta tiến hành đổi mới CT và SGK thì vấn đề đổi mới PPDH đã trở thành một yêu cầu cấp thiết. Phong trào đổi mới PPDH đã diễn ra rộng khắp trong ngành GD toàn quốc. Tuy nhiên việc đổi mới PPDH chưa được thực hiện một cách đồng bộ ở các trường học, cấp học, các vùng miền trong cả nước. Xem xét thực trạng đổi mới PPDH của Tổ chuyên môn Xã Hội ở trường THCS Xã Vũ Lăng, có thể thấy nổi lên một số vấn đề như sau: - Kiểu dạy học phổ biến trong nhiều trường, nhiều môn học hiện nay vẫn là giáo viên truyền thụ những nội dung được trình bày trong SGK, học sinh nghe và ghi nhớ một cách thụ động. - Việc sử dụng phối hợp các PPDH để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh còn hạn chế. - Việc gắn nội dung dạy học với các tình huống thực tiễn cũng như để giải quyết các chủ đề phức hợp của thực tiễn chưa được chú trọng. 2.2.Nguyên nhân - Giáo viên chưa được trang bị một cách hệ thống, bài bản về vấn đề đổi mới PPDH nên còn lúng túng, đa số GV mới hiểu vấn đề đổi mới PPDH ở hình thức bên ngoài (ví như đổi mới chỉ là tăng cường thảo luận nhóm hoặc phải sử dụng máy chiếu, giáo án điện tử, trong các giờ học) mà chưa chú ý được đến bình diện bên trong của PPDH (hiệu quả và sự phù hợp của các phương pháp đối với nội dung và đặc thù môn học). - Phương tiện, thiết bị dạy học ở trường còn nghèo nàn, không thuận lợi cho việc áp dụng PPDH mới, nhất là các PPDH hiện đại. - Đời sống của nhiều GV còn khó khăn, trong khi số tiết dạy trong tuần của GV cao, nên GV ít có thời gian đầu tư thoả đáng cho việc đổi mới PPDH. - Động cơ thái độ học tập của nhiều HS chưa thật tốt. HS vẫn quen với lối học thụ động, chưa sẵn sàng tham gia một cách tích cực, chủ động vào các nội dung học tập - Các cơ quan nghiên cứu chưa đầu tư nhiều vào việc bồi dưỡng giáo viên và các cán bộ quản lí về đổi mới PPDH (chưa có những công trình nghiên cứu vừa đảm bảo cơ sở lí luận, vừa giải quyết được việc chỉ dẫn cho giáo viên dạy học theo hướng tích cực, ) - Việc kiểm tra thi cử mặc dầu có những đổi mới nhưng vẫn mang tính hình thức, chưa khuyến khích được cách học thông minh, sáng tạo của học sinh. - Hệ thống quản lí, chỉ đạo, thanh tra chuyên môn còn cứng nhắc, máy móc, chưa tạo điều kiện cho các hoạt động sư phạm sáng tạo của GV. PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THCS XÃ VŨ LĂNG 3.1. Định hướng chung: Định hướng chung về đổi mới PPDH đã được qui định trong Luật giáo dục và được cụ thể hoá trong những định hướng xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa THCS. Định hướng đó là: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Có thể nói cốt lõi của đổi mới PPDH ở trường THCS là hướng tới giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, từ bỏ thói quen học tập thụ động, ghi nhớ máy móc. Cụ thể là: - Đổi mới tính chất và nội dung hoạt động của giáo viên và học sinh, chuyển từ dạy học truyền thụ một chiều, học tập thụ động, chủ yếu là ghi nhớ kiến thức để đối phó với thi cử sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng hình thành năng lực tự học dưới sự giúp đỡ, hưỡng dẫn, tổ chức của giáo viên. - Đổi mới các hình thức tương tác xã hội trong dạy học, chuyển từ dạy học đồng loạt cả lớp đối diện với giáo viên, học tập đơn phương sang tổ chức dạy học theo các hình thức tương tác: học cá nhân, học theo nhóm - Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học: + Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, làm cho việc học sinh động, lí thú, tránh nhàm chán, đơn điệu, từ đó có thể khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của các hình thức tổ chức dạy học khác nhau + Làm cho việc học gắn với môi trường thực tế, gắn với kinh nghiệm sống của cá nhân học sinh, tạo điều kiện tổ chức học tập với hình thức điều tra, nghiên cứu trong thực tiễn cuộc sống, PHẦN IV. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PPDH CỦA TỔ XÃ HỘI TRƯỜNG THCS XÃ VŨ LĂNG 4.1. Một số giải pháp cơ bản 4.1.1. Xây dựng mô hình lí luận, xác định quan điểm, định hướng đúng đắn và những biện pháp khả thi nhằm đổi mới PPDH. Đổi mới về quan niệm, nhận thức của các giáo viên về việc áp dụng các PPDH mới để nâng cao hiệu quả dạy học. 4.1.2. Khai thác những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống một cách phù hợp và có hiệu quả, đồng thời đưa các quan điểm, mô hình dạy học hiện đại, các PPDH mới đối với Tổ chuyên môn, tạo điều kiện cần thiết để giáo viên có thể thực hiện được sự chuyển biến về các hoạt động dạy và học, chuyển từ lối truyền thụ kiến thức một chiều sang việc tổ chức các hoạt động tự lập, tự khám phá, tự chiếm lĩnh tri thức, hình thành năng lực tự học, năng lực sáng tạo của học sinh. 4.1.3. Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học. Cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học theo môn học theo nhiều hình thức đa dạng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi (cả tinh thần và vật chất) cho GV và HS để tổ chức một cách hiệu quả các hoạt động dạy học. 4.1.4. Đổi mới môi trường dạy học và các thiết bị dạy học. 4.1.5. Đổi mới kiểm tra, thi cử. 4.1.6. Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. 4.1.7. Đổi mới cơ chế quản lí và cách thức đánh giá lao động của giáo viên. 4.1.8. Đổi mới chế độ chính sách đối với giáo viên. 4.1.9. Đổi mới Thực hiện tốt bản cam kết chất lượng đầu năm của tổ chuyên môn: - Thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết, các cuộc vận động của Đảng, chính quyền các cấp, của ngành, trường theo chủ đề năm học. - Phối kết hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, ban đại diện cha mẹ học sinh để thực hiện tốt chủ đề năm học. - Chuẩn bị bài giảng theo phương pháp mới, tự học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy tính tích cực của học sinh. - Trao đổi các ý kiến về các chuyên đề trong các buổi sinh hoạt chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy, bồi dưỡng học sinh khá, giỏi. - Xây dựng kế hoạch cá nhân và thực hiện một cách nghiêm túc. 4.1.10.Đổi mới các hoạt động của tổ chuyên môn: - Số buổi sinh hoạt chuyên môn: 2 lần/ tháng. (18 lần/ năm học). - Những cải tiến trong sinh hoạt chuyên môn: + Sinh hoạt theo từng chuyên đề, chủ đề của tháng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. + Đổi mới sinh hoạt chuyên môn, xác định kiến thức trọng tâm, kỹ năng cần đạt, phương pháp dạy học, thiết bị dạy học… đối với từng bài, từng môn để thống nhất trong tổ những biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất đối với điều kiện thực tế của học sinh, lớp, nhà trường và địa phương nhằm nâng cao chất lượng thực chất của học sinh. V. CAM KẾT CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA TỔ XÃ HỘI TRƯỜNG THCS XÃ VŨ LĂNG 5.1. Kết quả giảng dạy: - Học kỳ I: STT M«n häc Tæng sè häc sinh Häc lùc Giái Kh¸ Trung b×nh yÕu kÐm Ghi chó SL % SL % SL % SL % SL % 1 Ng÷ v¨n 319 15 4,7 65 20,4 210 65,8 29 9,1 0 2 LÞch sö 319 50 15,7 125 39,2 130 40,8 14 4,4 0 3 GDCD 319 55 17,2 137 42,9 116 36,4 11 3,4 0 4 Tiếng anh 319 15 4,7 52 16,3 231 72,4 21 6,6 0 5 Mĩ thuật 319 98 30,7 161 50,5 51 16 9 2,8 0 6 Âm nhạc 319 115 36,1 132 41,4 65 20,4 7 2,1 0 - Hc k II: STT Môn học Tổng số học sinh Học lực Giỏi Khá Trung bình yếu kém Ghi chú SL % SL % SL % SL % SL % 1 Ngữ văn 319 20 6,3 60 18,8 200 62,7 29 9,1 0 2 Lịch sử 319 55 17,2 120 37,6 130 40,8 14 4,4 0 3 GDCD 319 60 18,8 135 42,3 114 35,7 10 3,1 0 4 Tiếng anh 319 18 5,6 50 15,7 230 72,1 21 6,6 0 5 Mĩ thuật 319 100 31,3 160 50,2 50 15,7 9 2,8 0 6 Âm nhạc 319 120 37,6 130 40,8 65 20,4 4 1,2 0 - C nm: STT Môn học Tổng số học sinh Học lực Giỏi Khá Trung bình yếu kém Ghi chú SL % SL % SL % SL % SL % 1 Ngữ văn 319 20 6,3 60 18,8 200 62,7 29 9,1 0 2 Lịch sử 319 55 17,2 120 37,6 130 40,8 14 4,4 0 3 GDCD 319 60 18,8 135 42,3 114 35,7 10 3,1 0 4 Tiếng anh 319 18 5,6 50 15,7 230 72,1 21 6,6 0 5 Mĩ thuật 319 100 31,3 160 50,2 50 15,7 9 2,8 0 6 Âm nhạc 319 120 37,6 130 40,8 65 20,4 4 1,2 0 5.2. Xp loi o c: (t l chung ca cỏc giỏo viờn trong t lm cụng tỏc ch nhim) Tt: 98% Khỏ: 2% Trung bỡnh: 0 Yu: 0 5.3. T l hc sinh lờn lp thng: 96% Sau thi li: 98,5%. ( t l chung ca cỏc giỏo viờn trong t lm cụng tỏc ch nhim) 6. S hc sinh gii qua cỏc kỡ thi HSG cỏc cp: Cấp trường: 3 học sinh; Cấp huyện: 1 học sinh; Cấp tỉnh: 0 HS; Cấp quốc gia: 0 HS Trên đây là những nội dung chính về đổi mới PPDH mà Tổ Xã Hội đề ra trong năm học 2010 - 2011. Vũ lăng, ngày 10 tháng 09 năm 2010 Phê duyệt của Hiệu trưởng Tổ trưởng (Kí, đóng dấu) (Kí, ghi rõ họ tên) Hà Văn Dũng Dương Quốc Kỳ . quả các hoạt động dạy học. 4.1.4. Đổi mới môi trường dạy học và các thiết bị dạy học. 4.1.5. Đổi mới kiểm tra, thi cử. 4.1.6. Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. 4.1.7. Đổi mới cơ chế quản. sang tổ chức dạy học theo các hình thức tương tác: học cá nhân, học theo nhóm - Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học: + Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, làm cho việc học sinh động,. thành năng lực tự học, năng lực sáng tạo của học sinh. 4.1.3. Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học. Cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học theo môn học theo nhiều hình

Ngày đăng: 26/04/2015, 23:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan