KẾ HOẠCH MARKETING SẢN PHẨM MỚI “LIGHT BEER” CÔNG TY BIA G1

27 758 2
KẾ HOẠCH MARKETING SẢN PHẨM MỚI “LIGHT BEER” CÔNG TY BIA G1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KẾ HOẠCH MARKETING SẢN PHẨM MỚI “LIGHT BEER” CÔNG TY BIA G1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ____________*____________ MÔN HỌC: QUẢN TRỊ MARKETING Lớp IE07C BÀI TẬP NHÓM 1 (W) KẾ HOẠCH MARKETING SẢN PHẨM MỚI“LIGHT BEER” CÔNG TY BIA G1 Hà Nội 12-2007 1 Sinh viên thực hiện: Nguyến Khắc Sơn Hoàng Xuân Hoan Nguyễn Trọng Phong Phùng Đông Nguyễn Thị Thúy Thiệp Vũ Thị Mai Anh Ngô Đức Thịnh Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Vũ Trí Dũng CHƯƠNG 1 Thực trạng về thị trường, sản phẩm và nội dung kế hoạch phát triển sản phẩm Bia nhẹ “Light Beer” Trong năm 2006 công ty bia G1 tồn tại như một cơ sở sảm xuất bia đứng hàng thứ 7 với thị phần khoảng 4% và một doanh số khiêm tốn. Trong khi đó các hãng khác như Hà Nội, Việt Hà . có doanh số đang tăng lên từ 8-10% một năm, gấp hai lần tỷ lệ phát triển chung của toàn ngành. Mặt khác hiện tại công ty đang chiếm giữ một thị phần đáng kể khách tiêu thụ là nữ giới và khách hàng có mức thu nhập cao, nhưng nhược điểm họ lại không phải đối tượng uống nhiều bia. Trong khi qua nghiên cứu chung thì 30% dân nhậu tiêu thụ 80% số lượng bia. Một vấn đề nữa: qua nghiên cứu các báo cáo nội bộ công ty nhận thấy giới phụ nữ, người ăn kiêng và người lớn tuổi đều nghĩ rằng chai bia Heniken, Sài gòn đóng 330ml là hơi nhiều và bia Hà Nội, Việt Hà đóng 450ml là quá nhiều. Để đạt được kế hoạch Marketing năm 2008 của công ty bia G1 nhằm tạo ra một mức tăng đáng kể doanh số bán và lợi nhuận của công ty so với năm trước. Chỉ tiêu lợi nhuận là 50.000.000.000đ chỉ tiêu doanh số là 252.000.000.000, mục đích tăng 18,5% so với năm 2006. Mức tăng này xem ra có thể đat được nhờ : 1. Đưa ra sản phẩm “Light Beer” - Bia nhẹ, đây là loại bia nồng độ nhẹ (dưới 3 độ alchol) có tính chất như một loại bia ít say và lượng calorie thấp, chai nhỏ dung tích 280ml và bia nhẹ lon dung tích 250ml. 2. Cải tiến gía (sẽ có giá rẻ hơn so với bia chai cùng loại vì có dung tích lớn hơn), quảng cáo theo khẩu hiệu: “Nếu bạn có thời gian thì chúng tôi có bia” với đối tượng Thanh niên, “rượu sâm banh của các thứ bia” với đối tượng nữ doanh nhân và giới có mức lợi tức cao nhưng không phải dân uống nhiều bia, “galang đích thực” đối với dân nhậu tiêu thu nhiều vì bia nhẹ có lượng calorie thấp nên họ có thể uống nhiều bia hơn mà không cảm thấy say. 3. Phân phối sản phẩm bia nhẹ “Light Beer”. 4. Kinh phí Marketing cần thiết là 8 tỷ đồng năm 2008. 2 CHƯƠNG 2 Thực trạng về thị trường, sản phẩm, cạnh tranh, phân phối và môi trường vĩ mô của Công ty Bia G1 1/ Quy mô và cơ cấu thị trường bia Việt Nam. Tình hình thị trường (cầu): • Quy mô: Bình quân 1 người dân Việt Nam uống 14 lít/người/năm, năm 2005 công suất bia cả nước đạt 1,29 tỷ lít, năm 2006 đạt 1,37 tỷ lít, năm 2008 dự kiến đạt gần 1,5 tỷ lít và dự kiến đến năm 2015 là 2,5 tỷ lít. Lượng tiêu thụ bia này là thấp so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới như: tại Mỹ là 85 lít/người/năm, tại cộng hoà séc là 171 lít/người/năm, tại Đức là 117 lít/người/năm tuy nhiên đối với những nước đang phát triển thì đây là mức tiêu thụ tương đối. • Cơ cấu: Lượng tiêu thụ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và tăng mạnh vào mùa cưới (giáp Tết), dịp lễ tết đặc biệt vào mùa hè. Trong những dịp này các cơ sở sản xuất bia làm việc hết công suất mà nhiều cơ sở vẫn không đủ bia để cung cấp cho thị trường người tiêu dùng. • Hành vi: Sự hoạt động của hệ thống đo lường chất lượng quốc tế và các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng không cho phép các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bia một cách tự do vì mục đích cá nhân mà buộc họ phải chú ý tới khía cạnh xã hội. • Xu hướng: Thị trường Việt Nam là một thị trường đầy sức hấp dẫn, với hơn 86 triệu dân. Trong thời gian từ năm 1997 đến 2007 tỷ lệ gia tăng dân số và thu nhập bình quân tăng nhanh, đặc biệt là ở thành phố, thị xã. Mặt khác, cơ cấu dân cư cũng thay đổi, xuất hiện nhiều tầng lớp người có thu nhập cao nên nhu cầu của họ ngày càng phong phú và đa dạng hơn, không chỉ đơn giản về chất lượng mà còn về chủng loại, nhãn hiệu và các dịch vụ đi kèm. Điều này làm cho nhu cầu về bia ở nước ta tăng lên đáng kể về quy mô và cơ cấu, cơ hội cho các nhà sản xuất bia là rất lớn. Tình hình thị trường (cung): Những năm trước các nhóm bia là đại gia chủ yếu là Heneiken, Tiger, nhưng những năm gần đây một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam: phía bắc là bia Hà Nội, phía nam là bia Sài Gòn, miền trung là bia HuDa Huế, đã đủ lớn mạnh để chi phối thị trường bia của Việt Nam. 2/Tình hình sản phẩm: Các đại gia trên thị trường bia Việt Nam luôn luôn tìm cách giành giật từng khúc thị trường về tay mình, nhưng ở một góc của thị trường bia cũng có một loại bia chiếm thị phần khá lớn và tương đối mạnh, đó là bia nhẹ một thứ uống giải khát phù hợp với mọi tầng lớp người dân kể cả những 3 người có thu nhập cao đến những người có thu nhập thấp đều có thể uống nó và uống vào bất kỳ lúc nào thời điểm nào nếu họ khát và cảm thấy thích uống, mà tính chất cạnh tranh của nó trên thị trường lại không khốc liệt như bia hơi nhưng nó lại thoả mãn đại đa số các thượng đế nhất vào các ngày hè nắng nóng. Để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bia G1 có thể phân tích một vài chỉ tiêu sau: Nhận xét: • Mức tiêu thụ của ngành hàng năm tăng trưởng là 5,4%, • Thị phần của công ty G1 tương đối ổn định là 4% • Giá bán bình quân 1 lít bia có xu hướng giảm từ 11% xuống 6% • Chi phí biến đổi vật tư, nhân công, nguyên nhiên vật liệu mỗi năm đều tăng. • Mức lãi gộp trên một đơn vị lít bia giảm trong năm 2006. • Năng lực sản xuất tăng cao dẫn theo chi phí quản lý tăng hàng năm. • Mức lãi ròng năm 2006 giảm thấp hơn năm 2005 • Lợi nhuận năm 2005 tăng so với 2004, nhưng đặc biệt 2006 lợi nhuận giảm hơn năm 2004. Trước tình hình này công ty cần một chiến lược cho năm 2008, nhằm phục hồi mức tăng trưởng lành mạnh cho doanh số bán và lợi nhuận công ty cụ thể: Kế hoạch Marketing năm 2008 của công ty bia G1 là đưa ra sản phẩm mới Bia nhẹ “Light Beer” nhằm tạo ra một mức tăng đáng kể doanh số bán và lợi nhuận của công ty so với năm trước. Chỉ tiêu lợi nhuận là 50.000.000.000đ chỉ tiêu doanh số là 252.800.000.000đ, mục đích tăng 18,5% so với năm 2006. 4 3/ Tình hình cạnh tranh: • Thị trường bia phong phú về chủng loại: bia hơi, bia lon, bia chai… với đủ mọi kiểu dáng (cao, thấp, bình tròn, bình trụ), kích cỡ • Đa dạng về nhãn hiệu cả bia nội và bia ngoại hay liên doanh: Bia Hà Nội, bia Sài gòn, bia Thanh Hoá, bia Thái Bình, bia Tiger, Heineiken, Carlberg, Huda… • Với nhiều độ bia khác nhau phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng: thanh niên, người già, trẻ em, nam giới, phụ nữ… • Và mức giá phù hợp với thu nhập của đa số người dân Việt Nam (bia Hà Nội: 8000đ/chai, bia Tiger: 12.000đ/chai, bia Heineken: 15.000đ/chai .). Khi kinh doanh trên thị trường thì yếu tố cạnh tranh là yếu tố không thể tránh khỏi đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là đối với công ty bia G1, sản phẩm biasản phẩm không để được lâu. Do đó tính chất cạnh tranh luôn luôn gay gắt và khắc nghiệt đặc biệt trong tình hình hiện nay đối thủ lớn nhất của công ty bia G1 tại thị trường Hà Nội là bia Hà Nội, tiếp đó là bia Halida của công ty Việt Hà. Để đánh giá mức độ cạnh tranh có thể phân tích mấy yếu tố sau: + Cạnh tranh giữa các nhà sản xuất: Hiện nay trên thị trường bia có thể kể đến là nhà máy bia Sài Gòn(công suất 268 tr.lít/năm), nhà máy bia Việt Nam(công suất 150 tr.lít/năm). thứ 3 là Công ty Bia Hà Nội có lịch sử trên 100 năm sản lượng không ngừng được tăng lên, sản phẩm chủ yếu là bia chai và bia hơi (chiếm 95 % công suất) có uy tín cao trên thị trường miền Bắc. Do thị trường truyền thống và có tiếng lâu nay với “gu” đã tạo được, nhà máy Bia Hà Nội là đối thủ với bất cứ hãng bia nào. Do sản lượng hiện nay quá thấp, mới đảm bảo được 40% nhu cầu của thị trường nên nhà máy bia Hà Nội chỉ đủ cung ứng cho thị trường Hà Nội không đủ phân phối ra các tỉnh lân cận, tuy nhiên, công ty có hệ thống phân phối được đánh giá là rất tốt và thương hiệu bia Hà Nội đã ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng từ khi sản phẩm bia của nhà máy được phân phối theo tem phiếu đến người tiêu dùng. Đối thủ cạnh tranh lớn thứ hai của bia nhẹ “Light Beer”bia hơi Halida của Việt Hà. Với giá bán cao hơn so với bia nhẹ nhưng đã gây được sự chú ý của người tiêu dùng và có chỗ đứng nhất định. Phạm vi cạnh tranh và thay thế của nước giải khát lại rộng hơn, mạnh mẽ và thường xuyên hơn, những thứ nước giải khát có chất lượng cao luôn là đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của bia nhẹ “Light Beer”, nhất là trong nữ giới. 5 Những hình thức cạnh tranh chủ yếu giữa các nhà sản xuất: + Cạnh tranh qua giá cả: Cuộc sống của người dân đang ngày càng khấm khá hơn nên họ có điều kiện để đòi hỏi chất lượng cao hơn nhưng mặt khác người tiêu dùng Việt nam lại muốn giá thấp hơn vì mức thu nhập của người Việt Nam dù sao cũng còn thấp. + Cạnh tranh nhau vị trí quảng cáo: Bây giờ ra ngoài đường ai cũng thấy đâu đâu cũng có những pano, áp phích quảng cáo chiếm các vị trí có thể thu hút được tầm nhìn của mọi người. Các hãng cũng cạnh tranh nhau những vị trí mà có thể thu hút được sự quan sát của công chúng nhất, trên truyền hình thì các công ty cạnh tranh những giờ cao điểm để có thể thu hút được càng nhiều công chúng mục tiêu càng tốt. +Cạnh tranh nhau qua các chương trình khuyến mại: Để có thể kích thích sự tiêu dùng của khách hàng khi hãng bia Tiger ra chương trình bật nấp chai trúng xe ôtô BMW thì bia Hà Nội lại ra chương trình bật nấp trúng xe Toyota, hay HALIDA uống bốn cốc tặng một cốc, các hãng bia càng ngày càng chay đua về giá trị trúng thưởng của hàng khuyến mại. 4/ Tình hình phân phối: Mạng lưới cung ứng bia rộng khắp, các Doanh nghiệp tổ chức kênh phân phối dưới nhiều hình thức: trực tiếp, qua một trung gian, qua nhiều trung gian (đại lý, người bán buôn, người bán lẻ…) tập trung chính ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng đặc biệt là khu vực phía Nam. Khu vực Hà Nội là khu vực chiếm trên 80% sản lượng tiêu thụ của công ty bia G1, còn lại là do các tỉnh phía bắc tiêu thụ. Khu vực Hà Nội được các cán bộ phòng Marketing chia làm 5 địa bàn hoạt động. Địa bàn hoạt động tại Hà Nội Thị phần (%) - Quận Đống Đa 35 - Huyện Thanh Trì 15 - Gia Lâm, Từ Liêm 21 - Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy 18 - Sóc Sơn, Đông Anh 11 Các tỉnh phía Bắc, các thị trường chủ yếu bao gồm Quảng Ninh, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hưng Yên, Hoà Bình, Thái Nguyên, Nam Định, Thanh Hoá, Vinh: 6 Bên cạnh đó sự lấn chiếm thị trường của các loại bia “cỏ”, bia hơi kém chất lượng với giá rẻ được sản xuất bởi các cơ sở tư nhân, lượng bia này cũng có khả năng thu hút được một lượng khách hàng đáng kể tập trung phần lớn ở các khu ven đô, ngoại thành và các tỉnh lân cận Hà Nội. 5/ Tình hình môi trường vĩ mô: 5.1. Ảnh hưởng của môi trường nhân khẩu học. Lực lượng đầu tiên của môi trường mà có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của một công ty là dân số, bởi vì con người là lực lượng tạo nên thị trường, đặc điểm tiêu dùng cũng phụ thuộc vào trình độ học vấn của một cụm dân cư hay cơ cấu tuổi tác cũng chi phối tới sản lượng tiêu thụ bia của công ty. Qua những cuộc nghiên cứu cho thấy rằng những người sống ở thành phố đi làm sẽ uống nhiều bia hơn là những người sống ở những vùng thôn quê, và những người ở những độ tuổi từ 22 đến 49 là tầm tuổi tiêu thụ bia nhiều nhất nó là cơ sở để công ty có thể hướng những công cụ marketing vào những nhóm khách hàng này nhiều hơn. Ngoài ra, yếu tố giới tính cũng ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ mặt hàng bia vì Việt Nam tuy mở cửa với thế giới những vẫn còn một cái nhìn khắt khe đối với phụ nữ cho nên bia và rượu không phải là hai thứ uống giành cho phụ nữ như ở các nước phát triển. Nhưng sản phẩm Bia nhẹ “Light Beer”của công ty G1 đã nhằm đến nhóm đối tượng này. ở Việt nam theo dự báo đến năm 2050 dân số sẽ là 117,7 triệu người, theo tổng kết năm 2004 con số này là hơn 82 triệu người trong đó nam là hơn 40 triệu người và nữ là hơn 41 triệu người, tốc độ tăng dân số Việt Nam hàng năm gần 0,3%, đây là một thị trường lớn và đầy tiềm năng đối với thị trường nước uống nhất là thị trường bia. 5.2. Ảnh hưởng của môi trưởng văn hoá. Mỗi nơi lại có một phong tục tập quán và tiêu dùng khác nhau. Đây cũng là những thói quen của con người được lặp đi lặp lại, thói quen tạo lập vừa mang tính truyền thống vừa do tác động của hoàn cảnh, thói quen mang tính cá nhân khi có nhiều người có cùng thói quen và rộng ra trên phạm vi lớn của cộng đồng lại trở thành một tập quán. Tập quán tiêu dùng bia không mang tính chung chung, nó bao giờ cũng gắn với một sản phẩm cụ thể, với mỗi nhóm ngưới khác nhau có thể tập quán riêng và đó là “gu” trong tiêu dùng bia. Người ta thích uống những loại bia hợp “gu” của mình. Từ đặc trưng này, công ty bia G1 sẽ tạo ra “gu” riêng đó là loại bia nhẹ “Light Beer” có nồng độ alcoholic thấp, bọt mịn, màu vàng sáng và ít say. Qua thực tế khảo sát người tiêu dùng Việt Nam cũng có những đặc tính: Người uống thường uống theo nhóm, ít uống đơn độc. Bên cạnh đó một đặc tính nữa của người tiêu dùng Việt Nam là bình thường thì ít uống, nhưng khi uống thì lại uống không ít. 5.3. Ảnh hưởng của tính thời vụ trong tiêu dùng bia 7 Môi trường sống là yếu tố ảnh hưởng lớn trong tiêu dùng của người dân vì con người ai cũng lo cho sức khoẻ của mình là trên hết. Do bia là một loại đồ uống giải khát có tính thời vụ khá rõ ràng, mùa nóng ấm thì người ta uống bia nhiều hơn, mùa lạnh uống ít hơn. Tính thời vụ liên quan đến điều kiện địa lý và khí hậu, tại những nơi tính mùa vụ được phân biệt rõ ràng thì tính thời vụ trong tiêu dùng bia cũng rất rõ. Những ngày giá rét của miền Bắc Việt Nam người ta dùng bia ít, mùa hè nhu cầu giải khát bằng bia nhiều hơn, tính thời vụ càng mạnh mẽ dẫn đến căng thẳng cung cầu ở một số thời điểm là rất lớn. một mặt do thời tiết lạnh giá ở các tỉnh phía Bắc mặt khác trong thời gian này có rất nhiều các dịp đặc biệt như lễ, Tết, hội hè, cưới hỏi, sản phẩm tiêu thụ mạnh là các loại bia lon, bia chai. Do hạn chế ở mức thu nhập vì vậy vào mùa hè người tiêu dùng thường tìm đến với loại bia rẻ tiền là bia hơi và đây là một lợi thế đối với sản phẩm bia nhẹ “Light Beer” của công ty bia G1. 5.4. Ảnh hưởng thị hiếu của người tiêu dùng - Nhóm 1: Tập hợp những người thích uống những loại bia có nồng độ nhẹ, dễ uống và uống nhiều không bị say. Họ chủ yếu là những người uống bia kém hoặc phụ nữ hoặc những người mới uống bia. Những người này uống được ít và đa số họ chỉ uống vào các dịp lễ, tết hoặc các buổi liên hoan. - Nhóm 2: Tập hợp những người thích uống những loại bia nặng, có nhiều cồn. Đây chủ yếu là những người uống được bia và những người nghiện bia. Những người này thường uống lai rai nên họ có thể uống được nhiều, tuy nhiên, những người trong nhóm này uống nhiều nhưng số lượng người uống thì lại ít. - Nhóm 3: Gồm những người thích uống loại bia có nồng độ vừa phải, họ uống bia để giải khát, tạo sự ngon miệng trong các bữa ăn. Đây thực sự là nhóm người tiêu dùng lớn vì số lượng đông đảo, lượng uống tương đối nhiều và uống thường xuyên. Hàng ngày, những người này có thể ngày uống 2 -3 lần và trở thành thị hiếu truyền thống. Một bộ phận đáng kể trong số này là các cán bộ giao dịch, các nhà kinh doanh, họ thường uống bia khi phải đàm đạo công việc và tổ chức kinh doanh. Đây chính là nhóm người mà các cơ sở sản xuất cần phải nhằm vào để tạo ra sự tiêu thụ mạnh mẽ hơn nữa. Nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng như trên và với hương vị đặc trưng của bia nhẹ “Light Beer” là nồng độ nhẹ và ít say cho thấy rằng sản phẩm bia công ty G1 sẽ đáp ứng được thị hiếu của bộ phận lớn những người hay uống bia và uống được bia (nhóm 1 và nhóm 3) 5.5. Ảnh hưởng của môi trường chính trị. 8 Thứ nhất – cơ hội: Bia đã trở thành một thứ nước giải khát thông dụng. Nhu cầu ngày càng tăng khi đời sống thu nhập của dân cư tăng lên, nó làm căng thẳng cung cầu, nhất là vào mùa hè. Do đó phát triển ngành bia để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân là một điều tất yếu. Hơn nữa, bia lại là ngành đang mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, tạo thêm nhiều công ăn việc làm vì vậy phát triển ngành là một tất yếu khách quan. Thứ hai – thách thức: sản phẩm bia cũng có tác động hạn chế, nó là đồ uống có cồn do đó nó không phải là thứ được khuyến khích tiêu dùng. Đứng trên góc độ này thì phát triển ngành bia là một bất lợi. Chính vì vậy sản phẩm bia trên thị trường nói chung cũng như sản phẩm “Light Beer”của công ty bia G1 luôn bị liệt vào một trong những mặt hàng hạn chế tiêu dùng và chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, cụ thể là: - Bia chai, bia lon biểu thuế 50% + 10% VAT - Bia hơi biểu thuế 30% + 10% VAT - Nhưng lợi thế với bia nhẹ là 10% + 10%VAT 9 CHƯƠNG 3 Phân tích những đe dọa và cơ may - Trên thị trường luôn xuất hiện những cơ hội Kinh doanh mới, nên công ty bia G1 không thể chỉ trông dựa vào những sản phẩm hiện có, sản phẩm bia nhẹ sẽ tạo ra cơ may trên thị trường mới phù hợp với mục tiêu, nguồn lực và sở trường của công ty. - Cơ hội này cho phép công ty phát triển được lợi thế khó bắt chước sản phẩm, và đem lại lợi nhuận lớn, lâu dài. Đây là một lợi thế cạnh tranh của công ty bia G1 so với các hãng bia khác, nó sẽ giúp công ty bia G1 chiếm được thị trường rộng lớn hơn, và các đối thủ khó có thể ‘bắt chước sao chép” nhanh chóng. Đó là việc chúng ta có thể làm. 1. Điểm mạnh: - Sản phẩm mới, có chất lượng cao, trong thị trường hiện nay chỉ có hàng ngoại nhập. - Uy tín hơn 10 năm bán hàng của công ty bia G1 cũng là một lợi thế. - Công nghệ mới, sản phẩm ngoài giải khát còn có tác dụng chữa bệnh như một loại thực phẩm chức năng (có bổ sung vitamin). 2. Điểm yếu: - Hướng chiến lược từ trước chưa rõ ràng có thể đối thủ cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm là các loại giải khát, tăng lực rất có sẵn và đa dạng đang có trên thị trường. - Hệ thống quản lý còn quan liêu, bộ máy cồng kềnh nhiều cấp gây lên chi phí sản xuất cao và lãng phí nhiều trong các khâu sản xuất. - Doanh thu hàng năm tăng thấp vì mạng luới cung cấp, phân phối mỏng, thị trường nhỏ chưa mở rộng được thị trường tên tuổi công ty ít người biết đến. - Sản phẩm của Công ty được ít người biết đến vì khâu quảng báo và chưa có sản phẩm chiến lược, độc đáo trên thị trường. 3. Cơ may : - Các hãng bia lớn như Hà Nội, Halida, Liên doanh Hà Tây, Sài gòn … chỉ tập trung vào thị trường bia từ trung bình đến nặng không có sản phẩm bia nhẹ giống của bia G1 là loại bia từ 0 đến 5 độ. - Thị người tiêu dung ngày càng quan tâm đến sức khỏe hơn đặc biệt nước ta số người mắc bệnh gan, tim hạch chiếm 50% dân số Việt Nam cho nên mọi người sẽ quan tâm đến loại bia độ cồn thấp để không ảnh hưởng đến sức khỏe ngược lại tốt cho sức khỏe. Tốt cho mọi người có bệnh về huyết áp, tim mạch, thận, gan đều có thể dùng loại bia nhẹ của công ty bia G1 . - Kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu hưởng thụ sẽ ngày càng cao hơn nhất là tại các đô thị và đặc biệt việc bình đẳng về giới sẽ ngày càng rõ rệt phụ nữ sẽ cũng “nhậu nhẹt” như đàn ông chăng, 10 [...]... nhà hàng để ăn uống Chủng loại sản phẩm: Với thương hiệu “Light Beer” Công ty bia G1 sẽ cho ra đời hai sản phẩm chính thức đó là bia chai “Light Beer” ( 280ml), bia lon “Light Beer” (250ml), bia hộp “Light Beer” ( 250ml) 16 Bia “Light Beer” có màu vàng tươi, trong độ khô của bia đạt 10,5 độ (độ khô tiêu chuẩn là 12 độ) lượng đường chiếm 75% Chất lượng bia “Light Beer” khi sản xuất cũng như khi tiêu thụ... tuổi Sản phẩm: - Nghiên cứu, phát triển sản phẩm như một thứ đồ uóng có lợi cho sức khỏe - Qua nghiên cứu phân tích thị trường nhận thấy sản phẩm bia nhẹ chúng ta có thể sản xuất và phân phối là tốt nhất Mạng lưới phát triển sản phẩm công ty bia G1 đang trong giai đoạn “Phát triển sản phẩm dựa trên thị trường hiện tại cũng là một lợi thế - Trong điều kiện các nguồn lực sẵn có, khả năng của công ty bia. .. sản phẩm bia nhẹ của công ty bia G1 - Các hãng bia Hà Nội, Halida, công ty bia liên doanh có chi phí sản xuất thấp giá thành hạ - Các đối thủ cạnh tranh đạt doanh thu cao trong các thị trường của họ đặc biệt bia Hà nội họ sẽ phát triển thương hiệu bia hơi, bia chai ngày càng phát triển về bia liên doanh thì bia Heniken vẫn là ưu tiên hàng đầu của khách hàng có thu nhập trung bình khá rồi - Nhiều sản. .. những những người khác cũng chọn và tin tưởng vào sản phẩm này Công ty lấy một nét đặc trưng mang tính tích cực của bia “Light Beer” làm khẩu hiệu quảng cáo cho sản phẩm của mình Ngoài ra tại các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Công ty có nhiều món ăn mới lạ nhưng lại ăn nhanh để cho khách hàng có thể ăn kèm khi uống bia, các quán hàng của Công ty có những chỗ đỗ xe thuận tiện giúp cho khách... kiến kết quả tài chính trông đợi từ sản phẩm bia nhẹ Dự báo doanh thu và doanh số bán trên đơn vị sản phẩm hàng tháng 24 CHƯƠNG 8 Theo dõi kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch MARKETING Nhằm phát hiện những sai lệch giữa thực hiện với kế hoạch, xác định nguyên nhân gây nên sai lệch; trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu kỳ vọng Công ty bia G1 chú trọng 3 loại kiểm tra marketing: ... điều này một cách hiệu quả hay không 1 Kiểm tra kế hoạch năm: Mục đích kiểm tra kế hoạch hàng năm của Công ty bia G1 đối với sản phẩm bia nhẹ “Light Beer” là nhằm đảm bảo cho công ty đạt được mức doanh số, lợi nhuận, thị phần cùng những mục tiêu khác của kế hoạch đã đề ra trong chiến lược Marketing sản phẩm Tiến trình kiểm tra gồm 4 bước sau đây: Chúng ta muốn đạt điều gì? Điều gì đang diễn ra? Vì sao... thiệu sản phẩm, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn vào các thị trường mục tiêu, tập trung vào việc nâng cao hình ảnh của sản phẩm - Nghiên cứu địa bàn quảng cáo trọng tâm: Công ty xác định trong thời gian trước mắt sản phẩm bia chưa thể phân phối đến những vùng quá xa vì Công ty chưa đủ khả năng về nhân lực và về vốn Do đó địa bàn trọng tâm mà Công ty cần tiến hành quảng cáo để hình ảnh sản phẩm có... theo cách của họ và chắc chắn họ sẽ chọn sản phẩm của chúng tôi, uống bia mà vẫn hòan thành công việc gia đình - Khí hậu ngày càng nóng lên vậy nhu cầu uống là không thể giảm được và tại sao mọi người lại không chọn loại bia có thể uống tại bất kỳ nơi nào và lại tốt cho sức khỏe được - Công nghệ mới trong sản xuất sản phẩm bia nhẹ ngày càng phát triển công ty bia G1 sẽ áp dụng cung cấp thêm các Vitamin... khi uống bia Light Beer” Nồng độ cồn nhẹ dưới 3 độ dễ uống và giá của sản phẩm là yếu tố quan trọng để các khách hàng lựa chọn uống bia “Light Beer” 5.3 Chiến lược sản phẩm Cuộc cạnh tranh về sản phẩm không phải là giữa những gì mà các Công ty sản xuất ra tại nhà máy của mình, mà là giữa những thứ mà họ cung cấp ra thị trường có đáp ứng được đại đa số nhu cầu của người tiêu dùng hay không Bia là loại... Trong những năm sắp tới, trước khi Công ty tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, sẽ lập một chính sách định giá năng động, phân biệt giá đối với các sản phẩm khác nhau Đặc biệt đối với “Light Beer” mới Công ty sẽ định giá dưới mức giá của đối thủ cạnh tranh đứng đầu thị trường Công ty cũng hỗ trợ về giá cho các đại lý ở xa vì những tỉnh lân cận để chiếm lĩnh thị trường và tăng sản lượng tiêu thụ, vì đa phần . loại sản phẩm: Với thương hiệu “Light Beer” Công ty bia G1 sẽ cho ra đời hai sản phẩm chính thức đó là bia chai “Light Beer” ( 280ml), bia lon “Light Beer”. thị trường, sản phẩm và nội dung kế hoạch phát triển sản phẩm Bia nhẹ “Light Beer” Trong năm 2006 công ty bia G1 tồn tại như một cơ sở sảm xuất bia đứng

Ngày đăng: 05/04/2013, 10:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan