Hoàn thiện chính sách marketing mix tại tổng công ty giấy việt nam

35 374 1
Hoàn thiện chính sách marketing   mix tại tổng công ty giấy việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu cuối cùng của một công ty, dù sản xuất hay kinh doanh ở ngành này hay ngành khác, ở nước này hay nước khác đều là lợi nhuận và sự phát triển của công ty. Quá trình hình thành và phát triển gần 100 năm của Marketing suy cho cùng không nằm ngoài mục tiêu đó. Philip Kotler - nhà Marketing học lỗi lạc người Mỹ đã nói: "Marketing là một hoạt động của con người nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu và ước muốn của con người thông qua trao đổi, với sự ra đời tất yếu, khách quan Marketing đã làm tăng mức lưu chuyển hàng hoá trên thị trường kích thích sản xuất và tiêu dùng với chân lý "mồi câu phải phù hợp với khẩu vị của cá chứ không phải khẩu vị của người đi câu". Vì thế nghiên cứu Marketing- mix là một vấn đề quan trọng trong việc giúp công ty đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Ở Việt Nam hiện nay Marketing là một thuật ngữ không còn mới mẻ, đặc biệt ngay cả với các công ty trực tiếp sản xuất kinh doanh. Ở họ luôn thường trực một số từ ngữ khi nhắc đến Marketing như là: tiếp cận thị trường, thủ thuật bán hàng, nài ép, quảng cáo rầm rộ Tất nhiên điều đó không sai nhưng chưa đầy đủ và nếu coi Marketing chỉ bao hàm các phạm trù như vậy thì thật là sai lầm. Trên thế giới ngày nay, các công ty thành công nhất đều là những công ty coi Marketing như là một triết lý của toàn công ty, chứ không chỉ là một chức năng riêng biệt. Họ đều lấy thị trường làm trung tâm và hướng theo khách hàng, chứ không lấy sản phẩm làm trung tâm và hướng theo chi phí, nhu cầu khách hàng được thoả mãn tối đa, đó là thành công của Marketing và của công ty. Thời kỳ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp đã qua, ngày nay với chính sách mở cửa của nền kinh tế, với xu hướng hội nhập và tự do hoá toàn cầu thay vì một thị trường với những đối thủ cạnh tranh cố định và đã biết. Các công ty hoạt động với những đối thủ cạnh tranh biến đổi nhanh chóng, những tiến bộ về công nghệ, những đạo luật mới những chính sách quản lý thương mại và sự 1 trung thành của khách hàng ngày càng giảm sút, các công ty đang phải chạy đua với nhau trên cùng một tuyến đường với những biến báo và luật lệ luôn thay đổi, không có tuyến đích, không có chiến thắng vĩnh cửu. Họ không ngừng chạy đua và hy vọng mình đang chạy theo đúng phương hướng mà công chúng mong muốn. Đứng trước khó khăn này, các công ty cần phải nhận thức được vai trò của Marketing và tầm quan trọng của các công cụ Marketing- mix của công ty cũng như phải tìm ra được hướng đi đúng trong kinh doanh. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, vì vậy nhóm nghiên cứu đã chọn và đi sâu tìm hiểu đề tài "Hoàn thiện chính sách Marketing - Mix tại Tổng Công ty giấy Việt Nam ". 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá thực trạng về thực hiện chính sách Marketing - mix tại công ty Giấy Bãi bằng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing- mix tại công ty Giấy Bãi bằng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn chính sách Marketing - mix của công ty - Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách Marketing - mix tại công ty Giấy Bãi bằng - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách Marketing - mix tại công ty Giấy Bãi bằng 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chính sách Marketing - mix tại công ty Giấy Bãi bằng 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Chính sách Marketing - mix. - Phạm vi không gian: công ty Giấy Bãi bằng, địa chỉ: TT Phong Châu – Phù Ninh Phú Thọ. 2 - Phạm vi thời gian: Thu thập thông tin, số liệu từ năm 2010- 2012 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu nhập số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp và một số thông tin sơ cấp - Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phân tích các thông tin, số liệu rồi tổng hợp kết quả, đánh giá nhận xét - Phương pháp đối chiếu so sánh: Những số liệu thu thập được từ công ty qua các năm được tiến hành so sánh, phương pháp này cho thấy sự thay đổi theo các kì báo cáo - Phương pháp mô tả - khái quát: Mô tả thực trang sau đó khái quát những vấn đề chung nhất của công ty 5. Kết cấu của đề tài Chương 1: Cơ sơ lý luận về chính sách Marketing - mix. Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing - mix tại công ty Giấy Bãi bằng Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện Marketing - mix tại công ty Giấy Bãi bằng 3 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH MARKETING- MIX 1.1. Cơ sở lí luận của Marketing- Mix trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm Marketing- mix 1.1.1.1. Tổng quan về Marketing Có rất nhiều định nghĩa về Marketing, tùy theo từng quan điểm, góc độ nhìn nhận mà chúng ta có rất nhiều định nghĩa khác nhau nhưng bản chất của nó thì vẫn không thay đổi. Một số quan điểm nổi bật về Marketing như: Theo Viện nghiên cứu Anh thì “ Marketing là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự của một mặt hàng cụ thể, đến việc đưa hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng đảm bảo cho công ty thu hút được lợi nhuận dự kiến”. Khái niệm này liên quan đến bản chất của Marketing là tìm kiếm và thõa mãn nhu cầu, nhấn mạnh việc đưa hàng hóa tới người tiêu dùng, các hoạt động trong quá trình kinh doanh nhằm thu hút lợi nhuận cho công ty. Theo Philip Kotler, Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thõa mãn những nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua quá trình trao đổi. Những khái niệm trên đều cho thấy Marketing bao gồm mọi hoạt động của một công ty nhằm thích nghi với môi trường kinh doanh của mình một cách hiệu quả nhất. Trong lý thuyết Marketing hiện đại, vấn đề căn bản nhất của Marketing là phát hiện ra những nhu cầu của thị trường và biến những nhu cầu đó thành cơ hội kinh doanh. Chúng ta định nghĩa về Marketing như sau: "Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác". 4 1.1.1.2. Marketing - mix trong doanh nghiệp Marketing - mix là một tập hợp những công cụ Marketing mà doanh nghiệp sử dụng để theo đuổi những mục tiêu Marketing của mình. Marketing - mix bao gồm nhiều công cụ khác nhau. Theo McCarthy, có 4 yếu tố cơ bản - 4P là: Product - sản phẩm, Price - giá cả, Place - phân phối và Promotion- xúc tiến hỗn hợp. 4 yếu tố đó được mô tả như sau: Sơ đồ 1.1: Nội dung 4P của Marketing - mix Các biến số trên của Marketing - mix luôn tồn tại độc lập và có mối quan hệ mật thiết với nhau yêu cầu phải được thực hiện đồng bộ và liên hoàn. Marketing- mix tại một thời điểm nào đó là sự phối hợp giữa các yếu tố: Sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến hỗn hợp. Các yếu tố này có thể được thay đổi tùy thuộc vào thị trường và khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, không phải tất cả các biến trên đều có thể điều chỉnh được sau một thời gian ngắn. Vì thế, trong ngắn hạn, các công ty thường ít thay đổi Marketing - mix của từng thời kỳ mà chỉ thay đổi một số biến trong Marketing - mix. 5 Marketing - mix Thị trường mục tiêu Sản phẩm - Chủng loại SP - Danh mục SP - Chất lượng SP - Bao bì, tên nhãn Phân phối -Kênh phân phối - Phạm vi - Địa điểm - Dự trữ - Vận chuyển Giá cả Xúc tiến - Giá cả - Các bước trong quy trình định giá - Chiến lược điều chỉnh giá Quảng cáo Khuyến mãi Quan hệ công chúng Marketing trực tiếp Bán hàng cá nhân Marketing - mix với 4 yếu tố nêu trên chính là thể hiện quan điểm của người bán về các công cụ Marketing có thể sử dụng để tác động đến người mua. Còn xét theo quan điểm của người mua thì mỗi công cụ Marketing đều có chức năng cung ứng một lợi ích nhất định cho khách hàng. Theo Robert Lauterborn thì Marketing- mix 4P tương ứng với 4C. Bảng 1.2. Mô hình 4P- 4C 1.1.2. Nội dung của chính sách Marketing- Mix 1.1.2.1. Chính sách sản phẩm ( Product ) Sự thành công trong Marketing phụ thuộc vào bản chất của các sản phẩm và các quyết định cơ bản trong quản lý sản phẩm. Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của chiến lược Marketing- mix. Chính sách sản phẩm bao gồm các quyết định về: a. Quyết định về chủng loại sản phẩm. Chủng loại hàng hóa là một nhóm hàng hóa có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một khung giá. Tuỳ theo mục đích doanh nghiệp theo đuổi như cung cấp một chủng loại đầy đủ hay mở rộng thị trường, hay theo mục tiêu lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể lựa chọn theo các hướng: b. Quyết định về danh mục sản phẩm 4P 4C P1: Sản phẩm (Product) C1: Nhu cầu và mong muốn (Customer need and wants) P2:Giá cả (Price) C2: Chi phí (Cost to the Customer) P3: Phân phối (Place) C3: Sự thuận tiện (Convenience) P4: Xúc tiến hỗn hợp (Promotion) C4: Thông tin (Communication) 6 Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả các những loại sản phẩm và mặt hàng mà một người bán cụ thể đưa ra để chào bán cho người mua. Danh mục sản phẩm được phản ánh qua chiều rộng, chiều dài, chiều sâu và mật độ nhất định. Mật độ của danh mục sản phẩm thể hiện mối quan hệ mật thiết đến mức độ nào giữa các loại sản phẩm khác nhau xét theo cách sử dụng cuối cùng, kênh phân phối hay một phương diện nào khác. c. Quyết định về chất lượng sản phẩm. “Chất lượng sản phẩm là toàn bộ những tính năng và đặc điểm của một sản phẩm hay dịch vụ đem lại cho nó khả năng thoả mãn những nhu cầu được nói ra hay được hiểu ngầm”. Giữa chất lượng sản phẩm và dịch vụ, sự thoả mãn của khách hàng và khả năng sinh lời của công ty có một mối liên hệ mật thiết. Mức chất lượng càng cao thì mức độ thoả mãn của khách hàng cũng càng cao, trong khi đó có thể tính giá cao hơn. d. Quyết định về gắn nhãn và bao bì sản phẩm. Nhãn hiệu. Nhãn hiệu là một trong những yếu tố tác động vào khách hàng và trong nhiều trường hợp chính nhãn hiệu (thương hiệu) đã làm tăng giá trị của sản phẩm. Thông qua đó người tiêu dùng có thể phân biệt được sản phẩm của công ty này với sản phẩm của công ty khác, đồng thời hiểu được tính năng công dụng của sản phẩm, thời hạn sử dụng và khiến khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm. Mỗi nhãn hiệu sản phẩm có thể đem tới sáu cấp độ ý nghĩa khác nhau bao gồm: Thuộc tính, giá trị văn hoá, lợi ích, nhân cách, người sử dụng. Những đặc điểm này giúp cho nhà Marketing quyết định xem cần phải chốt lại ở đặc điểm nhận dạng nào của sản phẩm là hiệu quả nhất và mang lại sự thuyết phục nhất cho sản phẩm. Tuy nhiên, ý nghĩa lâu bền nhất của nhãn hiệu sản phẩm vẫn là ở giá trị văn hoá và giá trị nhân cách của nó chúng sẽ xác định bản chất của nhãn 7 hiệu. Chính vì vậy mà các công ty không ngừng quảng bá và bảo vệ nhãn hiệu của mình. Bao bì. Bao bì là cái bao phủ vật chất hoặc là cái chứa đựng sản phẩm. Nó là trung gian giữa sản phẩm và người tiêu dùng. Lúc đầu vai trò của bao bì là chứa đựng và bảo quản giá trị sử dụng của sản phẩm. Nhưng ngày nay bao bì đã trở thành một trong những công cụ Marketing quan trọng thực hiện nhiều chức năng như: tạo niềm tin và ấn tượng cho khách hàng, là người bán hàng im lặng, là vũ khí cạnh tranh sắc bén với các sản phẩm cùng loại khác, tạo nên nhiều cơ hội cải tiến và đổi mới sản phẩm cho công ty. 1.1.2.2. Chính sách giá ( Price ) Nhìn từ góc độ hành vi mua và bán thì người mua và người bán có quan niệm khác nhau về giá sản phẩm. Đối với người mua: Giá của sản phẩm là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được sử dụng hoặc sở hữu sản phẩm đó. Đối với người bán: Giá sản phẩm là số tiền mà người bán thu được của người mua từ việc cung cấp sản phẩm. Nhìn từ góc độ của kinh doanh thì giá cả là một biến số tạo nên doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. a. Mục tiêu của chính sách giá. - Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. - Mục tiêu doanh số bán. - Mục tiêu thị phần. - Thực hiện các mục tiêu tình thế trong kinh doanh: như thâm nhập thị trường, tung sản phẩm mới ra thị trường… b. Cơ sở để xác định giá. - Phân tích chi phí và giá thành. - Phân tích điểm hoà vốn. - Phân tích hệ số co giãn của cầu với giá. 8 - Phân tích mức giá thị trường: giá của đối thủ cạnh tranh, phân tích các mức giá chào hàng (cố định và tự do). - Phân tích giá theo bốn giai đoạn của vòng đời sản phẩm. c. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về giá Sơ đồ 1.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về giá d. Quy trình định giá bán Đầu tiên doanh nghiệp phải xác định được mục tiêu hàng đầu của giá và phương hướng định giá tại doanh nghiệp là gì? Là lợi nhuận hay tiêu diệt đối thủ cạnh tranh? Là giành thị phần khống chế hay là để xâm nhập thị trường mới? Thứ hai, doanh nghiệp phải xác định được chi phí. Để xác định được chi phí thì doanh nghiệp phải xác định được giá thành sản xuất, xác định giá thành bán buôn và giá bán lẻ, xác định mức chi phí cho giá thành bán hàng thống nhất, rồi xác định mức chi phí riêng biệt cho giá thành bán hàng riêng biệt. Bước thứ ba là dự đoán tổng cầu của thị trường, rồi từ đó đưa ra được bản dự đoán khối lượng bán của doanh nghiệp. Bước thứ tư là xác định giá cạnh tranh: xác định mức giá của đối thủ cạnh tranh chính, so sánh mức giá của đối thủ cạnh tranh, rồi xác định mức giá đang thống trị thị trường. e. Chiến lược điều chỉnh giá * Định giá chiết khấu và bớt giá: - Bớt giá là sự giảm giá cho khách hàng mua và thanh toán tiền ngay. Các nhân tố bên trong 1.Các mục tiêu marketing 2.Marketing - Mix 3.Chi phí 4.Các nhân tố khác Các quyết định về giá Các nhân tố bên ngoài 1.Đặc điểm của thị trường và cầu 2.Bản chất và cơ cấu cạnh tranh 3.Các nhân tố khác 9 - Chiết khấu theo số lượng là giảm giá cho khách hàng mua sản phẩm với số lượng lớn. - Chiết khấu thương mại được nhà sản xuất áp dụng cho các thành viên của kênh phân phối, là những người đang thực hiện những chức năng nào đó trong công ty. - Chiết khấu theo mùa là sự giảm giá cho khách hàng mua sản phẩm vào trái mùa. * Định giá phân biệt - Định giá theo nhóm khách hàng: các khách hang khác nhau sẽ phải trả những khoản tiền khác nhau. - Định giá theo dạng sản phẩm: các kiểu sản phẩm hay mặt hang khác nhau được định giá khác nhau nhưng không tỉ lệ tương ứng với chi phí của nó. - Định giá theo địa điểm: Các địa điểm khác nhau sẽ được định giá sản phẩm khác nhau. - Định giá theo thời gian: Giá cả được thay đổi theo ngày, theo mùa, theo giờ. - Định giá theo hình ảnh: Doanh nghiệp định giá cùng một loại sản phẩm bằng hai hay nhiều mức giá khác nhau dựa trên cơ sở hình ảnh khác nhau. f. Phân hoá giá trong kinh doanh. Phân hoá giá trong kinh doanh là việc xác định các mức giá bán khác nhau cho cùng một loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của thị trường và khách hàng. Doanh ngiệp có thể thực hiện chính sách phân hoá giá theo nhiều chiều khác nhau: - Phân hoá giá theo thời gian: ở những thời điểm khác nhau, do quan hệ cung cầu thay đổi,giá bán của một loại sản phẩm được xác định theo mức giá khác nhau. - Phân hoá giá theo không gian: ở những vùng thị trường khác nhau, đặc điểm tiêu dùng, quan hệ cung cầu, doanh nghiệp áp dụng giá bán sản phẩm khác nhau cho một loại hàng hóa. 10 [...]... chiến lợc mở rộng kinh doanh của công ty trong tơng lai * Về giá cả: Theo quy định của Nhà nớc Việt Nam, giấy vở là sản phẩm chịu sự điều tiết giá của Nhà nớc, các công ty sản xuất giấy khi xác định giá đều phải dựa vào khung giá giấy chuẩn do Tổng công ty giấy Việt Nam đa ra Công ty giấy Bãi Bằng là một doanh nghiệp Nhà nớc sản xuất giấy, trực thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam nên cũng phải chấp nhận sự... không khuyến khích Công ty giấy Bãi Bằng làm ra nhiều lợi nhuận hơn nữa d- Bao gói sản phẩm giấy cuộn của Công ty (sản phẩm chiếm tới 85% tổng sản phẩm giấy của công ty ) cha đủ bền đẹp Nguyên nhân: Theo chủ trơng của ngành giấy, Công ty hỗ trợ các công ty giấy yếu hơn trong ngành Nên Công ty mua giấy Kraft (giấy bao gói) của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nhà máy giấy Vạn Điểm, chất lợng giấy Kraft của các... các đại lý của công ty, công ty quản lý giá bán của các đại lý và cho họ hởng hoa hồng Tuy nhiên, có thể khẳng định một lợi thế về giá của Công ty hiện nay là do Công ty là một Công ty lớn, có vị trí quan trọng trong ngành giấy Việt Nam nên mặc dù chịu sức ép từ khung giá của Tổng công ty giấy Việt Nam nhng khung giá đó lại có một phần đợc xây dựng dựa trên căn cứ giá giấy chuẩn của Công ty 21 * Về phân... khách hàng ở vùng sâu, vùng xa Công ty nên áp dụng chế độ bán cùng một giá tại công ty và tại các chi nhánh của công ty (Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh, Đà Nẵng), thậm chí cả các tỉnh trong cả nớc Chính sách này, Công ty đã xây dựng, nhng cha đợc Tổng Công ty giấy Việt Nam chấp thuận Hoặc Công ty cần hỗ trợ chi phí vận chuyển cho các khách hàng vùng sâu xa vùng xa bằng cách , Công ty sẽ xâm nhập sâu hơn vào thị... công ty đem so sánh với mức giá do Tổng công ty quy định và mức giá của đối thủ cạnh tranh để đa ra mức giá cuối cùng là 11.396.000 đồng/tấn Giá giấy cuộn độ trắng > 82o ISO Giá của công ty giấy Bãi bằng : 11.396.000 đồng/tấn Giá của công ty giấy Tân mai : 13.441.000 Giá của công ty giấy Đồng Nai : 11.800.000 Còn so với sản phẩm nớc ngoài là giấy ram (giấy đợc phép nhập ) thì: Sản phẩm của Công ty. .. loại giấy mà trên thị trờng Việt Nam đang có nhu cầu các công ty giấy Việt Nam vẫn cha sản xuất đợc, đó là giấy có tráng phủ bề mặt Loại giấy này là một mặt hàng cao cấp và sử dụng công nghệ cao Thời gian tới công ty nên chuẩn bị nhập công nghệ hiện đại có khả năng sản xuất loại hàng này Trớc mắt công ty nên xúc tiến tạo điều kiện để đa ra giới thiệu loại mặt hàng giấy có tráng phủ bề mặt Công ty cũng... thời Công ty cũng thiết lập đợc mối quan hệ thân thiện với công chúng địa phơng 23 2.3 Những tồn tại, yếu kém, khó khăn trong hoạt động Marketing của công ty Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém, khó khăn a- Công ty cha tuyển đợc nhân viên chuyên ngành Marketing, và cũng cha thành lập đợc nhóm chuyên về Marketing Nguyên nhân: Nhà nớc bảo hộ giấy sản xuất trong nớc thông qua chính sách thuế đối với giấy. .. sản phẩm, Công ty cha đợc tự quyết định giá bán sản phẩm nên: - Không thể điều chỉnh giá bán sản phẩm trên cơ sở thị trờng - Cha áp dụng đợc việc bán sản phẩm cùng một giá trên toàn quốc, do đó khó có thể nắm bắt đợc nhu cầu về sản phẩm của công ty ở các khu vực khác nhau Nguyên nhân: Tổng công ty giấy Việt Nam quản lý giá bán sản phẩm của Công ty giấy Bãi Bằng trên cơ sở hỗ trợ các công ty giấy yếu... nớc Chính vì vậy xác định giá bán giấy, công ty phải dựa vào các căn cứ sau: + Căn cứ quyết định khung giá bán sản phẩm giấy của Tổng công ty giấy Việt Nam ban hành + Căn cứ vào giá thành kế hoạch (Giá thành toàn bộ) + Căn cứ vào chi phí của từng loại sản phẩm khác nhau để xác định giá bán cho từng loại sản phẩm + Căn cứ vào lợi nhuận mục tiêu của công ty Bảng 2.3 Giá bán một số sản phẩm giấy tại công. .. cụng ty 3.2 Mt s gii phỏp nhm nõng cao hot ng Marketing ca cụng ty Giy Bói Bng Những giải pháp Marketing cụ thể (4P) Để nâng cao chất lợng và hiệu quả hoạt động Marketing, Công ty cần cải tiến các biện pháp Marketing chủ yếu sau đây a - Chính sách sản phẩm: Trớc tiên Công ty muốn có đợc khả năng ban đầu để làm hài lòng khách hàng thì Công ty cần phải phát triển chủng loại hàng hoá (bởi thị trờng Công ty . tiễn chính sách Marketing - mix của công ty - Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách Marketing - mix tại công ty Giấy Bãi bằng - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách Marketing. " ;Hoàn thiện chính sách Marketing - Mix tại Tổng Công ty giấy Việt Nam ". 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá thực trạng về thực hiện chính sách Marketing - mix tại. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện Marketing - mix tại công ty Giấy Bãi bằng 3 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH MARKETING- MIX 1.1. Cơ sở lí luận của Marketing- Mix trong hoạt động

Ngày đăng: 26/04/2015, 11:38

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan