bt ôn tập chương 6-7 có đáp án

5 700 2
bt ôn tập chương 6-7 có đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 6-7 1. Khi cho kim loại R vào dung dịch CuSO 4 dư được chất rắn X. X tan hoàn toàn trong dd HCl. R là kim loại nào? a. Mg b. Ag c. K d. Fe 2. Một hỗn hợp gồm Na, Al theo tỉ lệ tương ứng 1:2. Cho hỗn hợp này vào nước dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí (đktc) và m gam chất rắn. Giá trị m là a. 16,2g b. 5,4g c. 7,2g d. 10,8g 3. Hòa tan 7,7g hỗn hợp Na, K vào nước thu được 3,36 lít khí (đktc).Tìm % về khối lượng của Na, K. ĐS: 74,68% và 25,32% 4. Cho hấp thụ hết 2,24 lít NO 2 (đktc) trong 0,5 lít dd NaOH 0,2 M. Thêm tiếp vài giọt quỳ tím thì dd sẽ có màu gì? a. xanh b. đỏ c. hồng d. không đổi màu 5. Nung nóng 100g hh gồm Na 2 CO 3 và NaHCO 3 cho đến khi khối lượng không đổi thu được 69g chất rắn. Thành phần % khối lượng Na 2 CO 3 a. 44% b. 56% c. 84% d. 16% 6. Một loại xút có lẫn tạp chất là NaCl. Lấy 2g loại xút nói trên hòa tan vào nước, sau đó trung hòa dd này bằng HNO 3 , thêm tiếp AgNO 3 dư vào thu được 0,287g kết tủa. Hàm lượng của NaOH trong loại xút nói trên là a. 90% b. 91,45% c. 94,15% d. 95% 7. Cho 100ml dd A chứa Na 2 SO 4 0,1M và Na 2 CO 3 0,1M tác dụng vừa đủ vói 100ml dd B chứa Ba(NO 3 ) 2 0,05M và Pb(NO 3 ) 2 thu được m gam kết tủa. Giá trị m là a. 10,7g b. 5,35g c. 8,025g d. 39,46g 8. Cho 6 lít hỗn hợp gồm CO 2 và N 2 (đktc) đi vào dd KOH thu được 2,07g K 2 CO 3 và 6g KHCO 3 . phần trăm thể tích CO 2 trong hồn hợp là a. 42% b. 56% c. 28% d. 50% 9. Cho 9,1 g hh hai muối cacbonat trung hòa của 2 kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp tan hoàn toàn trong dd HCl dư thu được 2,24 lít CO 2 (đktc). Hai kim loại đó là a. Li, Na b. Na, K c. K, Rb d. kết quả khác 10. Lấy 197g hh gồm KClO 3 và KCl, thêm vào 3g MnO 2 làm xúc tác, trộn kĩ và nung nóng hh đến pứ hoàn toàn thu được bã rắn cân nặng 152g. % khối lượng KClO 3 trong hỗn hợp ban đầu. a. 50% b. 70% c. 62,18% d. 68,12% 11. Hòa tan hoàn toàn 6,9g Na vào 200ml dd HCl 1M. Cô cạn dd sau pứ thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là: a. 15,7 b. 14 c. 17,5 d. 17,55 12. Hòa tan mẫu hợp kim Ba-Na vào nước được dd A và có 6,72 lít khí H 2 (đktc) bay ra. Cần dùng bao nhiêu ml dd HCl 1M để trung hòa hoàn toàn 1/10 dd A? a. 40 ml b. 600ml c. 750ml d. 60ml 13. Trộn lẫn dd chứa 0,0075mol NaHCO 3 với dd chứa 0,01 mol Ba(OH) 2 thu được m gam kết tủa. m là ĐS: 1,47750g 14. Hỗn hợp X gồm 2 muối clorua của 2 kim loại hóa trị II, ĐP nóng chảy hết 15,05 g hỗn hợp X thu được 3,36 lít khí ở anot (đktc) và m gam kim loại ở catot. Giá trị m là a. 2,2 b. 4,4 c. 6,6 d. 8,8 15. hh X gồm 1 KL kiềm và 1 KL kiềm thổ tan hết trong nước được dd Y và thoát ra 0,12 mol khí H 2 . Tìm V (ml) dd H 2 SO 4 0,5M cần trung hòa dd Y. V là a. 60 b. 120 c. 240 d. kết quả khác 16. Đốt nhôm trong bình chứa khí clo, sau pứ thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng 4,26g . m Al tham gia pứ là a.1,08g b. 3,24g c. 0,86g d. 1,62g 17. Cho m gam hh X gồm nhôm và nhôm oxit phản ứng vừa đủ với 200ml dd NaOH 2 M, thu được 6,72 lít H 2 (đktc). Giá trị m là a. 10,5g b. 15,6g c. 13,2g d. 12,9g 18. Cho 100ml dd hh CuSO 4 1M và Al 2 (SO 4 ) 3 1M tác dụng với dd NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là a. 4g b. 8g c. 9,8g d. 18,2g 19. Hòa tan a gam hh gồm Mg, Al bằng dd HCl thu được 8,96 lít khí (đktc). Còn nếu hòa tan lượng hh trên bằng dd NaOH dư thì thu được 6,72 lít khí (đktc). Giá trị của a là a. 11g b. 15,6g c. 22g d. 7,8g 20. Cho 14,04 gam nhôm tan hoàn toàn trong dd HNO 3 thấy thoát ra hh khí N 2 , NO, N 2 O với tỉ lệ mol tương ứng 2:1:2. V hh khí thu được (đktc) là a. 1,12 lít b.4,48 lít c. 2,24 lít d. 3,36 lít 21. Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO 4 sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch , sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2 gam. Khối lượng đồng đã bám vào thanh sắt là: a. 9,4 b. 9,5 c. 9,3 d. 9,6 22. Khử m gam bột CuO bằng khí H 2 ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hòa tan hết X cần vừa đủ 1 lit dung dịch HNO 3 1M thu được 4,48 lit khí NO duy nhất (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO là: a. 70% b. 75% c. 80% d. 85% 23. Cho 2,52 gam một kim loại tác dụng hết với dung dịch H 2 SO 4 loãng thu được 6,84 gam muối sunfat. Kim loại đó là: a. Fe b. Mg c. Al d. Zn 24. Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO 3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là: a. 22,65 b. 22,56 c. 21,65 d. 21,56 25. Khử hoàn toàn 16 gam Fe 2 O 3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH) 2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là: a. 15 b. 20 c. 25 d. 30 26. Cho m gam Fe và Fe 2 O 3 tác dụng với 1,6 lít dd HNO 3 1M, pứ hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO (đkc), dd A và 2,8g sắt. Giá trị m là a. 54,4 b. 51,6 c. 44,5 d. 69,8 27. Hòa tan Al, Zn, Fe vào dd HCl đủ được dd X. Cho NH 3 dư vào X thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn Z. Z gồm a. Al 2 O 3, FeO b. Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 c. Al 2 O 3, FeO, Zn d. Al 2 O 3, Fe 2 O 3 , Zn 28. Một dd chứa hai cation Fe 2+ (0,1 mol); Al 3+ (0,2 mol) và 2 anion là Cl - (x mol); SO 4 2- (y mol). Cô cạn dd thu được 46,9 g muối khan. Trị số x, y lần lượt là a. 0,3 và 0,2 b. 0,2 và 0,3 c. 0,1 và 0,2 d. 0,2 và 0,4 29. Nung nóng hh X gồm Al và Fe 2 O 3 (không có không khí) đến pứ hoàn toàn được hh rắn Y. Cho Y vào dd NaOH dư thấy có 0,6 mol H 2 thoát ra và lọc được 11,2g phần không tan là Z. Khối lượng của X là a. 26,8 b. 32,2 c. 48,2 d. 25,78 30. Hòa tan một lượng FeSO 4 .7H 2 O trong nước để được 300ml dd. Thêm H 2 SO 4 vào 20ml dd trên thì dd hỗn hợp thu được làm mất màu 30ml dd KMnO 4 0,1M. Khối lượng FeSO 4 .7H 2 O là bao nhiêu gam? a. 4,15 b. 4,51 c. 62,22 d. 62,55 31. Cho hh Na, Mg lấy dư vào 100g dd H 2 SO 4 20%. Thì thể tích khí H 2 (đktc) thoát ra là a. 4,57 lít b. 57,35 lít c. 54,35 lít d. 49,78 lít 32. Sục 11,2 lít SO 2 (đktc) vào dd NaOH dư, dd thu được cho tác dụng với BaCl 2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là. a. 107,5g b.108,5g c. 106,5g d. 105,5g 33. Một hh rắn gồm Ca và CaC 2 tác dụng với nước dư thu được hh khí X có tỉ khối hơi đối với H 2 là 5. Để trung hòa dd sau pứ cần dùng 600ml dd HCl 0,5M. 1. Khối lượng hỗn hợp rắn đã dùng ban đầu là a. 5,2g b. 7,0g c. 7,2g d. 6,0g 2. Thành phần % về thể tích của khí H 2 trong X lần lượt là a. 66,67% b. 33,33% c. 55,57% d. 44,43% 34. Hòa tan hoàn toàn m gam bột Al vào dd HNO 3 dư thì thu được 8,96 lít hh khí X gồm NO và N 2 O (đktc) có tỉ lệ mol là 1:3. Giá trị m là a. 24,3 b. 42,3 c.25,3 d. 25,7 35. Khử hoàn toàn 0,3 mol oxit sắt Fe x O y bằng Al thu được 0,4 mol Al 2 O 3 . Công thức của oxit săt là a. FeO b. Fe 2 O 3 c. Fe 3 O 4 d. Không xác định được 36. Khi cho 1 gam sắt clorua nguyên chất tác dụng với lượng dư dd AgNO 3 tạo ra 2,6492g bạc clorua. Công thức của muối sắt ban đầu là a. FeCl 2 b. FeCl 3 c. Không xác định được 37. Khử a gam một oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao, thu được 0,84g Fe và 0,88g CO 2 1. Công thức của oxit đã dùng là: a. FeO b. Fe 2 O 3 c. Fe 3 O 4 2. Thể tích (ml) dd HCl 2M trung hòa hết a gam oxit sắt trên là: a. 20 b. 40 c. 60 d. 80 38. Cho 100g CaCO 3 tác dụng hoàn toàn với dd HCl để lấy khí thu được sục vào dd chứa 60g NaOH. Khối lượng muối natri thu được là a. 80g b. 84g c. 95g d. 4,2g và 4,0g 39. Trộn hh gồm 6,75g Al và 32g CuO rồi nung. Sau một thời gian thu được hh chất rắn. Hòa tan chất răn này vào dd HCl dư thu được 19,2g chất rắn không tan. Hiệu suất của pứ nhiệt nhôm là a. 70% b. 75% c. 80% d. 85% 40. Cho 13,5g Al tan trong dd NaOH nóng. Thể tích (lít) khí H 2 bay ra ở 735mmHg và 22,5 0 C là a.18,6 b. 18,5 c. 19 d. 18,8 41. Cho 5,75g hh Mg, Al, Cu tác dụng với dd HNO 3 loãng, dư thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và N 2 O. Tỉ khối của X đối với H 2 là 20,6. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dd là a.13,13g b. 58,91g c. 27,45g d.17,45g 42. Đốt một kim loại trong bình kín đựng khí clo thu được 32,5g muối clorua và nhận thấy thể tích khí clo trong bình giảm 6,72 lít (đktc). Kim loại đã dùng là a. Zn b. Fe c. Al d. Cu 43. Muốn điều chế được 6,72 lít khí clo (đktc) thì khối lượng K 2 Cr 2 O 7 tối thiểu cần lấy để cho tác dụng với HCl đặc, dư là a. 26,4 g b. 27,4 g c. 28,4 g d. 29,4 g 44. Khối lượng K 2 Cr 2 O 7 cần lấy để tác dụng đủ với 0,6 mol FeSO 4 trong dd (có H 2 SO 4 làm môi trường) là a. 26,4 g b. 27,4 g c. 28,4 g d. 29,4 g 45. Hòa tan 58,4g hh muối khan AlCl 3 và CrCl 3 vào nước, thêm dư dd NaOH sau đó tiếp tục cho thêm nước clo, rồi lại thêm dư dd BaCl 2 thì thu được 50,6g kết tủa. Thành phần % khối lượng AlCl 3 trong hh ban đầu là a. 45,7% b. 46,7% c. 47,7% d. 48,7% 46. Viết PTHH của các pứ trong quá trình chuyển hóa sau (1) (2) (3) (4) (5) 3 3 2 2 4 2 2 7 ( )Cr CrCl Cr OH NaCrO Na CrO Na Cr O→ → → → → 47. Cho từ từ dd NaOH vào dd chứa 9,02g hh muối Al(NO 3 ) 3 và Cr(NO 3 ) 3 cho đến khi lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Tách kết tủa ra khỏi dd, rửa và nung đến khối lượng không đổi thu được 2,54g chất rắn. Phần trăm khối lượng Al(NO 3 ) 3 trong hh ban đầu là a. 45,23% b. 46.23% c. 47,23% d. 48,23% 48. Cho V (lít) khí H 2 (đktc) đi qua bột CuO dư đun nóng, thu được 32g Cu. Nếu cho V lít khí H 2 (đktc) qua bột FeO dư đun nóng thì khối lượng Fe thu được là bao nhiêu? a. 24g b. 26g c. 28g d. 30g 49. Cho hh gồm 0,1 mol Ag 2 O và 0,2 mol Cu tác dụng hết với dd HNO 3 loãng, dư. Cô cạn dd thu được sau pứ được hh muối khan A. Nung A đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B có khối lượng là a. 26,8g b. 37,6g c. 13,4g d. 34,4g 50. Hòa tan hoàn toàn 9,6g Cu vào dd HNO 3 loãng, tất cả khí NO thu được đem oxi hóa thành NO 2 rồi sục vào nước có mặt O 2 để chuyển hết thành HNO 3 . Tính thể tích O 2 cần dùng. a. 2,24 lít b. 3,36 lít c. 4,48 lít d. 6,72 lít 51. Chia 4 g hh bột kim loại gồm Al, Fe, Cu thành 2 phần đều nhau P1: tác dụng với lượng dư dd HCl, thu được 560 ml khí (đktc) P2: tác dụng với lượng dư dd NaOH, thu được 336ml khí (đktc). Thành phần % của Fe trong hh ban đầu a. 25% b. 26,2% c. 27% d. 28% 52. Hai mẫu kẽm có khối lượng bằng nhau. Cho một mẫu hòa tan trong HCl tạo ra 6,8g muối. Cho mẫu còn lại hòa tan trong dd H 2 SO 4 thì khối lượng muối được tạo ra a. 16,1g b. 8,05g c. 13,6g d. 7,42g 53. Cho 20,4g hh Mg, Zn, Ag vào cốc đựng 600ml dd HCl 1M (vừa đủ) sau khi pứ kết thúc, thêm dần NaOH vào để đạt được kết tủa tối đa. Lọc kết tủa và nung nóng ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được a gam chất rắn. Giá trị của a là a. 23,2 b. 27,4 c. 25,2 d. 28,1 54. Ngâm một bản kễm vào 0,2 lít dd AgNO 3 aM Sau khi pứ kết thúc lấy bản kẽm ra, sấy khô, thấy khối lượng bản kẽm tăng 15,1g. Giá trị của a là a. 0,5M b. 1M c. 0,75M d. 1,5M 55. Muốn có đủ khí clo để tác dụng với 1,12 g Fe, cần phải dùng bao nhiêu gam K 2 Cr 2 O 7 và bao nhiêu ml dd HCl 36,5% (D=1,19g/ml) a. 2,94g và 11,76ml b. 3,94g và 12,76ml c. 4g và 11ml d.5,5g và 14ml 56. Hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. M đứng trước hiđro trong dãy điện hóa. Tỉ lệ mol của M và Fe trong hh là 1:2. Cho 13,9g hhA tác dụng với khí Cl 2 thì cần dùng 10,08 lít Cl 2 . Lượng A trên tác dụng với HCl thì thu được 7,84 lít H 2 (các chất khí đo ở đktc). Xác định kim loại M, % về khối lượng M trong hh ban đầu. a. Zn; 80,58% b. Al; 19,42% c. Mg; 19,42% d. Na; 80,58% 57. Hòa tan 9,14g hợp kim Cu, Mg, Al bằng dd HCl dư thu được khí X và 2,54g chất rắn Y. Trong hợp kim, khối lượng Al gấp 4,5 lần khối lượng Mg. Thể tích X (đktc) là a. 7,84 lít b. 5,6 lít c. 5,8 lít d. 6,2 lít 58. Cho 19,2 g Cu vào dd loãng chứa 0,4 mol HNO 3 , pứ xảy ra hoàn toàn thì thể tích khí NO (đktc) thu được là a. 1,12lit b. 2,24lit c. 4,48lit d. 3,36lit 59. Cho 0,07 mol Cu vào dd chứa 0,03 mol Al(NO 3 ) và 0,08 mol H 2 SO 4 loãng. Phản ứng hoàn toàn tạo khí NO là sản phẩm khử duy nhất. V NO (đktc) là a. 0,672 lít b. 0,896 lít c. 1,12 lít d. 0,56 lít 60. Điện phân 200 ml dd hh gồm Cu(NO 3 ) 2 1M và AgNO 3 0,5M với cường độ dòng điện 0,5 ampe với thời gian 16 giờ 5 phút thì khối lượng kim loại thu được ở cực âm là a. 10,8g Ag; 12,8g Cu b. 10,8g Ag; 9,6g Cu c. 10,8g Ag; 6,4g Cu d. 5,4g Ag; 12,8g Cu 61. Cho a gam hh Mg, Al vào 250ml dd hh HCl 1M và H 2 SO 4 0,5M thu được 4,368 lít H 2 (đktc) và dd B. dd B có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam kẽm? a. 0g b. 3,575g c. 5,357g d. 7,535g 62. Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hh gồm FeO và Fe 2 O 3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được hh rắn B gồm 4 chất nặng 4,784g, khí thoát ra khỏi ống cho hấp thụ vào dd Ba(OH) 2 dư được 9,062g kết tủa. % khối lượng FeO trong hh ban đầu là a. 87% b. 45,5% c. 13% d. 50% 62. Có 4 dd muối nitrat của 4 kim loại Cu, Fe (III), Zn, Al riêng biệt. Nếu thêm vào 4 muối trên dd NaOH dư rồi sau đó thêm tiếp dd NH 3 dư, thì sau cùng thu được bao nhiêu kết tủa? a. 1 b. 2 c. 3 d.4 63. Cho hh A gồm bột kim loại Mg và Fe vào dd B gồm Cu(NO 3 ) 2 và AgNO 3 lắc kĩ cho đến khi pứ xong thu được hh rắn C gồm 3 kim loại và dd D gồm 2 muối. Hỗn hợp rắn C gồm những kim loại nào? a. Mg, Fe, Cu b. Ag, Cu, Fe dư c. Ag, Cu, Mg dư d. Mg, Fe, Ag 64. Cho phản ứng: K 2 Cr 2 O 7 + FeSO 4 + H 2 SO 4 > Fe 2 (SO 4 ) 3 + K 2 SO 4 + Cr 2 (SO 4 ) 3 + H 2 O. Tổng các hệ số tối giản của các chất tham gia trong phản ứng trên (sau khi đã cân bằng) là: a. 12 b. 14 c. 16 d. 20 . BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 6-7 1. Khi cho kim loại R vào dung dịch CuSO 4 dư được chất rắn X. X tan hoàn toàn trong. nóng hh X gồm Al và Fe 2 O 3 (không có không khí) đến pứ hoàn toàn được hh rắn Y. Cho Y vào dd NaOH dư thấy có 0,6 mol H 2 thoát ra và lọc được 11,2g phần không tan là Z. Khối lượng của X là a Thêm tiếp vài giọt quỳ tím thì dd sẽ có màu gì? a. xanh b. đỏ c. hồng d. không đổi màu 5. Nung nóng 100g hh gồm Na 2 CO 3 và NaHCO 3 cho đến khi khối lượng không đổi thu được 69g chất rắn. Thành phần

Ngày đăng: 26/04/2015, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan