Câu hỏi thi tốt nghiệp quản lý nguồn nhân lực xã hội

40 476 4
Câu hỏi thi tốt nghiệp quản lý nguồn nhân lực xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu hỏi thi tốt nghiệp Quản lý nguồn nhân lực xã hội –––––––––––– Câu 1: Phân tích các đặc điểm cơ bản về qui mô và cơ cấu theo tuổi của dân số Việt Nam. Các đặc điểm đó đã và sẽ tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển KT-XH ở nước ta? Câu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh, nhân tố nào tác động làm mức sinh đột biến ở nước ta ở giai đoạn 2000 – 2005. Câu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức chết của trẻ sơ sinh. Tại sao nói mức chết của trẻ sơ sinh có ảnh hưởng rất lớn đến gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội. Câu 4: Trình bày thực trạng dân số Việt Nam hiện nay. Phân tích ảnh hưởng của thực trạng đó đến qui mô, chất lượng nguồn nhân lực xã hội và giải pháp việc làm ở nước ta hiện nay. Câu 5: Phân tích và làm rõ mối quan hệ giữa dân số với nguồn nhân lực xã hội và việc làm ở nước ta hiện nay. Đề xuất các giải pháp góp phần đảm bảo hợp lý mối quan hệ trên. Câu 6: Phân tích và làm rõ nhận định: “Các yếu tố dân số kết hợp với sự nghèo đói và thiếu hụt nguồn nhân lực ở một số khu vực cộng với sự tiêu dùng quá mức và mô hình sản xuất lãng phí ở các khu vực khá đã gây ra suy thoái moi trường, cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng đến phát triển bền vững”. Câu 7: Phân tích và làm rõ tình hình dân số hiện nay. Trình bày mục tiêu của chiến lược dân số VN 2001 – 2010. Câu 8: Trình bày mục tiêu và biện pháp thực hiện mục tiêu chính sách dân số Việt Nam hiện hành. Tại sao nói biện pháp thông tin giáo dục, tuyên truyền là cơ bản trong thực hiện mục tiêu chíh sách dân số Việt Nam ở nước ta (Lưu ý: 4 biện pháp) - Thông tin giáo dục tuyên truyền. - Hành chính pháp luật. - Dùng đòn bẩy kinh tế - xã hội. - Y tế - đặt vòng tránh thai. Câu 9: Phân tích quan điểm của Đảng về chính sách dân số Việt Nam. Tại sao nói đầu tư cho công tác dân số kế hoạch hóa gia đình là đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp rất cao. Câu 10: Phân tích và liên hệ việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về dân số kế hoạch hóa gia đình ở nước ta hiện nay. Câu 11: Phân tích và liên hệ việc thực hiện phương thức quản lý nhà nước về dân số kế hoạch hóa gia đình ở việt nam hoặc địa phương anh (chị) sinh sống hoặc công tác. Cần phải làm gì để làm tốt hơn trong thời gian tới. Câu 12: Phân tích đặc điểm chủ yếu của nguồn nhân lực. Những đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và tiến trình hội nhập ở nước ta. Câu 13: Phân tích và làm rõ nhận định: trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, dân số - nguồn nhân lực có vai trò quan trọng vừa là mục tiêu vừa là động lực vừa là nhân tố quyết định cho sự phát triển. Câu 14: Tại sao nói nguồn nhân lực và con người Việt Nam là lợi thế và là nguồn lực quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế xã hội. Câu 15: Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đặt ra yêu cầu phát triển nguồn nhân lực xã hội như thế nào? Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội đáp ứng đòi hỏi của tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Câu 16: Phân tích vai trò của giáo dục, đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực xã hội nói riêng, cần đổi mới chính sách giáo dục đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam như thế nào? Câu 17: Các hình thức phát triển nguồn nhân lực xã hội trong hệ thống các trường dạy nghề? Liên hệ thực tiễn Việt Nam? Cần đổi mới các hình thức đó để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước như thế nào? 1 Câu 18: Các hình thức phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp? Liên hệ thực tiễn Việt Nam? Cần đổi mới các hình thức đó để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước như thế nào? Câu 19: Phân tích khái niệm và ý nghĩa việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội. Liên hệ việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội ở nước ta hiện nay. Câu 20: Phát triển tình hình lao động và việc làm ở nước ta hiện nay. Trình bày quan điểm của Đảng về giải quyết việc làm cho nguồn nhân lực xã hội trong điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam. Câu 21: Phân tích quan điểm của Đảng về vấn đề lao động – việc làm, trình bày ý nghĩa của các quan điểm đó. Câu 22: Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động ở nước ta. Hiện nay nhân tố nào ảnh hưởng mạnh nhất, tại sao? (tích cực và chưa tích cực) Câu 23: Phân tích các giải pháp tạo việc làm chủ yếu cho lao động nước ta hiệ nay, giải pháp nào thu hút được nhiều lao động? vì sao? Câu 24: Phân tích bản chất của tiền lương trong nền kinh tế thị trường, vai trò của tiền lương trong phát triển kinh tế - xã hội. Liên hệ việc thực hiện vai trò của tiền lương trong chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay. Câu 24: Phân tích các nguyên tắc tổ chức tiền lương, liên hệ việc thực hiện những nguyên tắc này ở điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay (4 nguyên tắc – ý nghĩa). Câu 25: Phân tích nội dung quản lý nhà nước về tiền lương, liên hệ việc thực hiện những nôi dung này trong điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay. Câu 26: Phân tích khái niệm và ý nghĩa bảo hiểm xã hội trong quản lý nhà nước nói chung và đối với người lao động nói riêng. Liên hệ việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành ở nước ta. Câu 27: Phân tích các nguyên tắc bảo hiểm xã hội. Liên hệ việc thực hiện những nguyên tắc này trong điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay. Câu 28: Phân tích nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. Liên hệ việc thực hiện những nội dung này trong điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay Câu 29: Phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam. Những hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn Việt Nam hiện nay, phương ướng khắc phục. Câu 30: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn nước ta. Làm rõ các ảnh hưởng của nhân tố chính sách. 2 PHẦN DÂN SỐ Câu 1: Phân tích các đặc điểm cơ bản về qui mô và cơ cấu theo tuổi của dân số Việt Nam. Các đặc điểm đó đã và sẽ tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển KT-XH ở nước ta? * Quy mô dân số: - Ngày càng lớn và mặc dù tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm đã giảm nhưng nhịp độ tăng dân số ở Việt Nam là rất lớn và ngày càng nhanh. - Quy mô dân số lớn tính đến năm 1999 là 76,3 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới, đứng thứ 7 Châu Á và thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2005 là 80,5 triệu người. - Mặc dù tốc độ tăng dân số đã giảm nhưng vẫn còn cao, từ 1,86% (1991) xuống 1,65% năm (1995), 1,36% (2000) và 1,33% (2005). Quy mô dân số năm 2005 là 8.3121,7 nghìn người, tăng 1.5879,3 nghìn người so với năm 1991, bình quân 1 năm tăng 1.058,6 nghìn người. Trong thời gian 80 năm, dân số Việt Nam tăng 4,5 lần (1995), 7,0 lần (1999) với số lượng là 76 triệu người (năm 1999) và 80,5 triệu người (năm 2005). Giai đoạn 1921 – 1955 (35 năm) tăng 9,5 triệu người. Giai đoạn 1955 – 1999 (45 năm) tăng 67 triệu người. Trong những năm gần đây, do đẩy mạnh chính sách dân số, tốc độ tăng dân số tuy giảm nhưng vẫn còn cao, dự báo đến năm 2004 là 95,13 triệu người ở phương án thấp và 104,28 triệu người ở phương án cao nhất. * Cơ cấu dân số: - Đang có xu hướng giảm tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi và tăng tỷ lệ người già trong tổng số dân (hiện nay là dưới 15 tuổi giảm 33,1% và trên 15 – 16 tuổi là 59,3%) trên 60 là tăng 7,6%. - Trong cơ cấu giới đang có sự mất cân đối giữa nam và nữ. - Trong cơ cấu dân số tỷ lệ biết đọc tăng nhưng không đáng kể, có sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ biết đọc của nam và nữ ở đô thị và nông thôn. - Dân số nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh là đông nhất (83%) và 53 dân tộc còn lại chiếm 17% -> chênh lệch quá lớn. * Thuận lợi & khó khăn: + Thuận lợi: - Với qui mô dân số đông nước ta có nguồn lao động dồi dào, đáp ứng cho việc phát triển KT- XH. - Với qui mô dân số trên, nguồn lao động dồi dào, giá nhân công tương đối rẻ so với các nước khác trong khu vực, do đó thu hút được đầu tư nước ngoài vào VN, đặc biệt là ở những ngành công nghiệp cần nhiều công nhân. - Cơ cấu dân số trẻ, có người lao động trẻ, khoẻ dễ tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới, hăng say làm việc. - Tạo lợi thế cho nước ta về lao động, xuất khẩu lao động ra nước ngoài, thu hút đầu tư, giảm giá thành sản phẩm tăng sức cạng tranh của sản phẩm. Sản phẩm của VN thường có giá thành rẻ hơn so với các sản phẩm cùng loại, cùng chất lượng với sản phẩm của các nước trong khu vực. + Khó khăn: - Với qui mô dân số quá đông như vậy đã gây sức ép về lao động và việc làm, với sự tăng nhanh của lực lượng lao động, mỗi năm tăng thêm 1,2 triệu lao động mà trong đó tăng trưởng kinh tế chưa đáp ứng tương xứng với tăng dân số, tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp còn cao (khoảng 68%) đặc biệt là thất nghiệp ở lứa tuổi trẻ. - Mặc dù lực lượng lao động của ta trẻ, khoẻ tuy nhiên lực lượng lao động này lại chưa được đào tạo, tay nghề chưa cao do đó không đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. - Cơ cấu đào tạo bất cập, không đáp ứng được nhu cầu thực tế dẫn đến một số đào tạo rồi nhưng khó tìm được thị trường cho lĩnh vực được đào tạo đó, một số lĩnh vực cần nhiều lao động nhưng lại ít lao động đáp ứng được dẫn đến việc đề ra các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn. 3 Câu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh, nhân tố nào tác động làm mức sinh đột biến ở nước ta ở giai đoạn 2000 – 2005. * Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh: Mức sinh chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau và ảnh hưởng riêng biệt của từng yếu tố cũng thể hiện ở các mức độ khác nhau giữa các quốc gia và giữa các thời kỳ của một quốc gia. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh bao gồm: Các yếu tố tự nhiên sinh vật: Mọi sinh vật, trong đó có con người, theo quy luật tự nhiên đều trải qua các giai đoạn sinh ra, trưởng thành, phát triển và diệt vong. Khả năng sinh sản chỉ có ở 1 nhóm tuổi nhất định. Thông thường lứa tuổi sinh đẻ của phụ nữ được xác đinh từ 15 đến 49 tuổi. Nơi nào số người trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ con, thì mức sinh đẻ càng cao và ngược lại. các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn, đó là một trong những nguyên nhân làm cho mức sinh cao. Tập quán và tâm lý xã hội: Mỗi nước, mỗi thời kỳ, mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có các tập quán và tâm lý xã hội khác nhau. Những tập quán và tâm lý này xuất hiện và tồn tại trên cơ sở thực tế khách quan nhất định. Khi những cơ sở này thay đổi thì tập quán và tâm lý xã hội sớm muộn cũng thay đổi theo. Tâm lý muốn có nhiều con, thích có con trai, tập quán kết hôn sớm đó là tập quán và tâm lý chung của xã hội cũ đặc biệt ở vùng nông thôn truyền thốn đã làm tăng mức sinh. Kết hôn muộn, gia đình ít con, bình đẳng giữa nam và nữ cả trong gia đình và ngoài xã hội là tiêu biểu của tập quán và tâm lý xã hội mới. Những yếu tố này đã tạo điều kiện cho quá trình sinh giảm mạnh. Những yếu tố kinh tế: Nhóm yếu tố này rất đa dạng và tác động theo nhiều hướng khác nhau. Có nhiều quan điểm khác nhau về ảnh hưởng của nó đối với mức sinh. Trên bình diện chung đã chứng minh rằng, đời sống thấp thì mức sinh cao và ngược lại. tuy nhiên, ở cấp độ hộ gia đình, đời sống vật chất đâyd đủ có tác động trực tiếp làm mức sinh cao hơn và tác động gián tiếp làm mức sinh giảm đi. khi phân tích ảnh ưởng của các yếu tố kinh tế đến mức sinh phải thấy mối quan hệ phức tạp, tác động lẫn nhau giữa yếu tố này với yếu tố khác, cả trực tiếp và gián tiếp, cả thuận và nghịch. Chính sách dân số: là những chủ trương và biện pháp của Nhà nước nhằm điều tiết quá trình biến đổi dân số. Đây là công cụ quan trọng và thực tế đã phát huy tác dụng rất to lớn trong việc điều tiết quá trình biến động dân số theo hướng cần thiết. Chính sách dân số có thể là khuyến khích hoặc hạn chế mức sinh, tuỳ theo điều kiện của từng nước trong từng thời kỳ. Một số quốc gia Châu âu có chính sách hoặc chủ trương khuyến khích sinh đẻ, trong khi đó đa số các nước đang phát triển có chính sách điều tiết và giảm sinh như Trung quốc, Thái Lan, Việt Nam Mức sinh chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nhưng nó vẫn diễn ra theo một xu hướng nhất định, có tính quy luật. Trong cùng một thời kỳ, đối với các nước, các vùng khác nhau, sự biến động mức sinh cũng khác nhau. Các chỉ số về tỷ suất sinh thô và tổng tỷ suất sinh của các nước đang phát triển thường cao hơn ở các nước đều có xu hướng giảm mạnh nhưng khoảng cách giữa 2 nhóm nước trên vẫn chưa thu hẹp nhiều. * Các nhân tố tác động làm mức sinh đột biến ở nước ta giai đoạn 2001 – 2005 . 1. Mức sinh của Việt Nam thấp hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á, song có sự dao động trong 2 năm qua. Mặc dù mức sinh năm 2003 có tăng so với 2002, song vẫn nằm trong xu thế giảm nếu xét cả thời kỳ 5- năm 1998-2003. Đây là trường hợp khá phổ biến khi mức sinh (của nước ta) vừa đạt mức thay thế vào năm 2002. Việc phấn đấu đạt mức sinh thay thế và giữ ổn định nó đỏi hỏi phải đầu tư đồng bộ và liên tục trong một thời gian nhất định. Về độ lớn, TFR=2,23 con/phụ nữ vào năm 2003 đã xấp xỉ mức sinh thay thế, thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực. Nhận xét này phù hợp với quan điểm đánh giá mới đây của một số chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực nhân khẩu học và của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA). 2. Tỷ lệ phần trăm phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên giảm liên tục với tốc độ chậm, đến cuộc điều tra 1/4/2004 còn 20,2%. Tuy nhiên, tỷ lệ này hiện vẫn còn cao. Điều này khẳng định lý do làm tăng mức sinh năm 2003 hoàn toàn không phải vì tăng tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên trong năm 2003. 3. Mức sinh năm 2003 tăng lên chủ yếu vì 2 loại nguyên nhân sau: 4 • Thay đổi cơ cấu tuổi của dân số. Mức sinh và số lượng trẻ em gái sinh trong thời kỳ 1975- 1985 rất lớn, nay đã lần lượt bước vào nhóm 20-29 tuổi là nhóm phụ nữ có mức mắn đẻ cao nhất và khá ổn định (vì số phụ nữ này thường chưa đạt số con mong muốn). Kết quả điều tra cho thấy nhóm phụ nữ 20-29 tuổi đã tăng mạnh vào năm 2003 (sau đó giảm nhẹ vào năm 2004); • Khả năng dự báo, nắm bắt và xử lý tình hình còn yếu. Trong báo cáo điều tra biến động dân số -KHHGĐ 1/4/2002 gửi Ủy ban DSGĐ&TE và các ngành, các cấp, Tổng cục Thống kê đã cảnh báo mấy nguy cơ làm cho mức sinh có thể tăng mạnh vào năm 2003: (1) Năm 2003 là năm Quý Mùi nên mức sinh có thể tăng mạnh theo phong tục truyền thống của Việt Nam; (2) Số phụ nữ 20-29 tuổi tăng rất mạnh trong khi tỷ lệ phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai năm 2002 lại giảm, tỷ lệ không sử dụng biện pháp tránh thai vì hai lý do “đang mang thai” và “muốn có con” đã tăng khá vào năm 2002; (3) Tỷ lệ nạo /phá thai và hút điều hòa kinh nguyệt đã giảm mạnh vào năm 2002; (4) Tuổi kết hôn lần đầu không tăng nhưng tỷ lệ kết hôn năm 2002 đã tăng khá nhanh. Đây là “các yếu tố trực tiếp quyết định mức sinh”, theo mô hình Boongaarts chúng chiếm khoảng 96% sự thay đổi mức sinh. Trong 2 loại nguyên nhân nói trên, các nguyên nhân thuộc khía cạnh “nhân khẩu học” (tăng phụ nữ 20-29 tuổi) là nằm ngoài tầm kiểm soát của ta, còn “các yếu tố trực tiếp quyết định mức sinh” đều thay đổi theo hướng làm tăng mức sinh năm 2003. Tuy nhiên, kết quả thu được từ hai cuộc điều tra 1/4/2003 và 1/4/2004 cho thấy có sự thay đổi của cả 2 loại nguyên nhân trên theo hướng làm cho mức sinh sẽ giảm vào năm 2004. 5 Câu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức chết của trẻ sơ sinh. Tại sao nói mức chết của trẻ sơ sinh có ảnh hưởng rất lớn đến gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội. * Các yếu tố ảnh hưởng: -Yếu tố sinh học: Sự khác biệt mức chết có thể do những sự khác biệt sinh học giữa nam và nữ: cơ cấu giới và tuổi khác nhau. -Yếu tố môi trường: đây là điều kiện trực tiếp tới sức khỏe của người dân và ảnh hưởng mức chết của trẻ sơ sinh -Trình độ phát triển kinh tế- xã hội Mức sống: mức sống càng cao -> thể lực càng tăng trưởng, con người càng có khả năng chống đỡ bệnh tật -> mức chết giảm và ngược lại. Trình độ dân trí: trình dộ dân trí cao, tiếp thu được khoa học, y học hiện đại, biết nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, mức chết giảm. Trình độ phát triển của y học: mạng lưới y tế, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường góp phần làm giảm dịch bệnh, giảm mức chết. Tâm lý tập quán lối sống: nó có sự tác động khác nhau tùy thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng đất nước. * Tại sao nói mức chết của trẻ sơ sinh có ảnh hưởng rất lớn đến gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội + Ảnh hưởng đến gia tăng dân số: tỷ suất chết của trẻ sơ sinh càng giảm thì gia tăng dân số càng nhanh và ngược lại tỷ suất chết trẻ sơ sinh càng nhanh thì gia tăng dân số chậm. + Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế- xã hội: Tỷ suất chết trẻ sơ sinh ảnh hưởng rất lớn tới phát triển kinh tế- xã hội. Nếu tỷ suất chết trẻ sơ sinh càng thấp thì nó thể hiện một nền kinh tế phát triển, và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân được đảm bảo mạng lưới y tế công cộng phát triển rộng khắp, cuộc sống của người dân được đảm bảo và được nâng cao. Nền kinh tế phát triển và trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao, chăm sóc sức khỏe con cái một cách khoa học, giảm tỷ lệ chết. và ngược lại nếu tỷ suất chết trẻ sơ sinh cao thì nó thể hiện đó là một nền kinh tế kém phát triển, lạc hậu, đời sống của người dân quá thấp, các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em không đáp ứng được nhu cầu do đó mà tỷ suất chết trẻ sơ sinh cao. Ví dụ: ở các nước Châu Phi có mức chết trẻ sơ sinh cao, do đó nghèo đói và thiếu dinh dưỡng. * Giải pháp nào làm giảm mức chết: - Thực hiện mạnh mẽ chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ sinh dần dần tiến tới mức sinh ổn định, dân số ổ định. - Đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội nâng cao đời sống cho người dân. - Tăng cường các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân. - Tuyên truyền cách sống khoa học, chăm sóc con cái đúng cách để giảm tỷ lệ chết. 6 Câu 4: Trình bày thực trạng dân số Việt Nam hiện nay. Phân tích ảnh hưởng của thực trạng đó đến qui mô, chất lượng nguồn nhân lực xã hội và giải pháp việc làm ở nước ta hiện nay. * Thực trạng dân số Việt Nam: + Quy mô dân số: - Ngày càng lớn và mặc dù tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm đã giảm nhưng nhịp độ tăng dân số ở Việt Nam là rất lớn và ngày càng nhanh. - Quy mô dân số lớn tính đến năm 1999 là 76,3 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới, đứng thứ 7 Châu Á và thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2005 là 80,5 triệu người. - Mặc dù tốc độ tăng dân số đã giảm nhưng vẫn còn cao, từ 1,86% (1991) xuống 1,65% năm (1995), 1,36% (2000) và 1,33% (2005). Quy mô dân số năm 2005 là 8.3121,7 nghìn người, tăng 1.5879,3 nghìn người so với năm 1991, bình quân 1 năm tăng 1.058,6 nghìn người. Trong thời gian 80 năm, dân số Việt Nam tăng 4,5 lần (1995), 7,0 lần (1999) với số lượng là 76 triệu người (năm 1999) và 80,5 triệu người (năm 2005). Giai đoạn 1921 – 1955 (35 năm) tăng 9,5 triệu người. Giai đoạn 1955 – 1999 (45 năm) tăng 67 triệu người. Trong những năm gần đây, do đẩy mạnh chính sách dân số, tốc độ tăng dân số tuy giảm nhưng vẫn còn cao, dự báo đến năm 2004 là 95,13 triệu người ở phương án thấp và 104,28 triệu người ở phương án cao nhất. + Cơ cấu dân số: - Đang có xu hướng giảm tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi và tăng tỷ lệ người già trong tổng số dân (hiện nay là dưới 15 tuổi giảm 33,1% và trên 15 – 16 tuổi là 59,3%) trên 60 là tăng 7,6%. - Trong cơ cấu giới đang có sự mất cân đối giữa nam và nữ. - Trong cơ cấu dân số tỷ lệ biết đọc tăng nhưng không đáng kể, có sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ biết đọc của nam và nữ ở đô thị và nông thôn. - Dân số nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh là đông nhất (83%) và 53 dân tộc còn lại chiếm 17% -> chênh lệch quá lớn. + Sự phân bố dân cư: - Mật độ dân số Việt Nam tăng lên nhanh chóng và thuộc loại cao trong khu vực và thế giới. Hiện nay khoảng 230 người/km 2 . - Có sự chênh lệch và phân bố không điều giữa các vùng lãnh thổ khu vực trong cả nước, các tỉnh với nhau. - Mật độ giữa vùng đông dân nhất với vùng thưa dân nhất có chênh lệch rất lớn là 17,2 lần (đồng bằng sông Hồng 1.157 người/km 2 – Tây Nguyên 67 người/km 2 ), giữa các tỉnh cũng có chênh lệch rất lớn là 17,6 lần (Hà Nội 1.180 người/km 2 – Sơn La, Lai Châu: 67 người/km 2 ). + Chất lượng dân số thể hiện qua chỉ số HDI: HDI là chỉ số phát triển con người, được thể hiện qua 3 lĩnh vực cơ bản trong sự phát triển của con người, đó là: mức số, trình độ học vấn, sức khỏe. Trong đó: - Mức sống: thu nhập trong nước tính theo đầu người (GDP/người). - Trình độ học vấn: là tổng hợp của 2 chỉ tiêu: tỷ lệ dân số biết chữ (chỉ tính từ 15 tuổi trở lên) và số năm bình quân đã được nhận đến trường học của người từ 25 tuổi trở lên. - Sức khỏe: tuổi thọ bình quân, tuổi sống trung bình của người dân trong phạm vi cả nước. -> Chỉ số phát triển của người Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2005: Tổng quát HDI có xu hướng tăng dần, năm 2005 đạt 0,704 tăng thêm 0,022 so với năm 2001 trung bình mỗi năm tăng 0,0044 (0,44%). Mức tăng này là chậm vì tốc độ tăng hiện có thì dự báo HDI của nước ta sau 5 năm đến báo cáo phát triển con người 2010 của UNDP chỉ tăng thêm 0,022 đạt giá trị 0,726. Như vậy, dự báo HDI của nước ta khi kết thúc “chiến lược kinh tế xã hội giai đoạn 2001- 2010” chỉ ở mức 0,735. Mức chỉ số của các quốc gia phát triển cũng không đứng yên mà tăng lên. Đồng thời các thành phần trong HDI vận động không đều, chỉ số tuổi thọ, kinh tế tăng lên trong khi giáo dục giảm đi bằng 3/5 mức tăng của chỉ số kinh tế. - Chỉ số tuổi thọ: năm 2005 là 0,758, mỗi năm tăng trung bình là 0,009 (0,9%). Chỉ số giáo dục: năm 2005 là 0,815 so với năm 2001 giảm 0,29 (2,9%) -> Trung bình mỗi giai đoạn giảm 0,006 (0,6%) - Chỉ số kinh tế: năm 2005 là 0,537 tăng 0,05 so với 2001 -> Trung bình mỗi năm tăng 0,01 (1%) 7 * Ảnh hưởng: + Tích cực: Là nguồn nhân lực có quan hệ nhân quả: dân số hôm nay là nguồn nhân lực trong tương lai. Sự biến động trong dân số là sự biến động trong nguồn nhân lực. Dân số là cơ sở hình thành nguồn nhân lực cho xã hội, cho đất nước. - Với dân số tới dưới 80 triệu người đây là nguồn hình thành nguồn nhân lực tự nhiên của nước ta, nước ta có quy mô nguồn nhân lức đông đảo có khoảng dưới 40 triệu trong độ tuổi lao động - Dân số nước ta là dân số trẻ, do đó có nguồn nhân lực dồi dào, mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng 1 đến 1,2 triệu lao động, hiện nay nước ta có khoảng 40 triệu người trong độ tuổi lao động. - Dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào tạo động lực để phát triển đất nước, phát triển kinh tế- xã hội, thu hút được nhiều sự đầu tư của nước ngoài do giá nhân công ở nước ta tương đối rẻ so với các nước khác trong khu vực, đồng thời nguồn nhân lực nước ta có sức khỏe, ham học hỏi, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến rất nhanh của thế giới. + Tiêu cực: - Ngoài ra cũng có những tác động tiêu cực, với dân số động và tăng nhanh trong đó kinh tế lại chưa phát triển tiến kịp với phát triển dân số do đó đã tạo ra sức ép về việc làm dẫn đến tình trạng thất nghiệp còn cao dưới 6% số người chưa có việc làm trong tổng số người lao động. Từ không có việc làm kéo theo những vấn đề xã hội. - Nguồn lao động nước ta tương đối dồi dào tuy nhiên nguồn lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn do đó chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa được đảm bảo, chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó cũng gây không ít khó khăn trong công tác đào tạo, đào tạo lại cho người lao động và hiệu quả đạt được cũng không cao. Chất lượng lao động thấp cũng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của lao động Việt Nam với các nước khác trên thế giới nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. + Ảnh hưởng đến việc làm: quy mô gây áp lực cho giải quyết việc làm, phân bổ dân số, cơ cấu dân số, chất lượng lao động đến ảnh hưởng tới việc làm, nhu cầu của công việc, vấn đề hoàn thành và chất lượng công việc. Việc làm có vai trò rất quan trọng đối với vấn đề dân số. Vì việc làm góp phần tạo ra thu nhập giúp ổn định cuộc sống, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Vấn đề giải quyết việc làm hiện nay đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn xã hội, nó vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài. 8 Câu 5: Phân tích và làm rõ mối quan hệ giữa dân số với nguồn nhân lực xã hội và việc làm ở nước ta hiện nay. Đề xuất các giải pháp góp phần đảm bảo hợp lý mối quan hệ trên. 1. Phân tích mối quan hệ giữa dân số, nguồn nhân lực xã hội và việc làm: a) Tình hình dân số hiện nay của Việt Nam: + Quy mô dân số: - Ngày càng lớn và mặc dù tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm đã giảm nhưng nhịp độ tăng dân số ở Việt Nam là rất lớn và ngày càng nhanh. - Quy mô dân số lớn tính đến năm 1999 là 76,3 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới, đứng thứ 7 Châu Á và thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2005 là 80,5 triệu người. - Mặc dù tốc độ tăng dân số đã giảm nhưng vẫn còn cao, từ 1,86% (1991) xuống 1,65% năm (1995), 1,36% (2000) và 1,33% (2005). Quy mô dân số năm 2005 là 8.3121,7 nghìn người, tăng 1.5879,3 nghìn người so với năm 1991, bình quân 1 năm tăng 1.058,6 nghìn người. Trong thời gian 80 năm, dân số Việt Nam tăng 4,5 lần (1995), 7,0 lần (1999) với số lượng là 76 triệu người (năm 1999) và 80,5 triệu người (năm 2005). Giai đoạn 1921 – 1955 (35 năm) tăng 9,5 triệu người. Giai đoạn 1955 – 1999 (45 năm) tăng 67 triệu người. Trong những năm gần đây, do đẩy mạnh chính sách dân số, tốc độ tăng dân số tuy giảm nhưng vẫn còn cao, dự báo đến năm 2004 là 95,13 triệu người ở phương án thấp và 104,28 triệu người ở phương án cao nhất. + Cơ cấu dân số: - Đang có xu hướng giảm tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi và tăng tỷ lệ người già trong tổng số dân (hiện nay là dưới 15 tuổi giảm 33,1% và trên 15 – 16 tuổi là 59,3%) trên 60 là tăng 7,6%. - Trong cơ cấu giới đang có sự mất cân đối giữa nam và nữ. - Trong cơ cấu dân số tỷ lệ biết đọc tăng nhưng không đáng kể, có sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ biết đọc của nam và nữ ở đô thị và nông thôn. - Dân số nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh là đông nhất (83%) và 53 dân tộc còn lại chiếm 17% -> chênh lệch quá lớn. + Sự phân bố dân cư: - Mật độ dân số Việt Nam tăng lên nhanh chóng và thuộc loại cao trong khu vực và thế giới. Hiện nay khoảng 230 người/km 2 . - Có sự chênh lệch và phân bố không điều giữa các vùng lãnh thổ khu vực trong cả nước, các tỉnh với nhau. - Mật độ giữa vùng đông dân nhất với vùng thưa dân nhất có chênh lệch rất lớn là 17,2 lần (đồng bằng sông Hồng 1.157 người/km 2 – Tây Nguyên 67 người/km 2 ), giữa các tỉnh cũng có chênh lệch rất lớn là 17,6 lần (Hà Nội 1.180 người/km 2 – Sơn La, Lai Châu: 67 người/km 2 ). b) Mối quan hệ giữa dân số - nguồn nhân lực – việc làm: Trong cơ chế thị trường, việc làm và thất nghiệp là 2 phạm trù có liên quan chặt chẽ với nhau và có liên hệ mật thiết tới dân số và nguồn nhân lực xã hội. + Mối liên hệ giữa việc làm và nguồn nhân lực - dân số: Sự phân bố dân cư: Việc làm và thu nhập chính là 1 trong những yếu tố cơ bản tạo nên các luồn di dân từ nông thôn lên thành thị, các khu chế xuất, khu công nghiệp, thậm chí là sang nước ngoài, đi xuất khẩu lao động. Ở đâu có sự phát triển kinh tế - xã hội có công ăn việc làm là nơi đó thu hút dân cư đến làm ăn, dù diện tích hay vấn đề kinh tế - xã hội ở nơi đó ra sao. - Chất lượng dân số, việc làm đem lại thu nhập cho dân số, đảm bảo cho người dân có điều kiện tái sản xuất sức lao động, có điều kiện hưởng các dịch vụ giáo dục 9 Câu 6: Phân tích và làm rõ nhận định: “Các yếu tố dân số kết hợp với sự nghèo đói và thiếu hụt nguồn nhân lực ở một số khu vực cộng với sự tiêu dùng quá mức và mô hình sản xuất lãng phí ở các khu vực khác đã gây ra suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng đến phát triển bền vững”. * Mối quan hệ giữa dân số, môi trường và phát triển bền vững Trong khái niệm phát triển bền vững, có ba yếu tố cơ bản: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững là nhiệm vụ trọng tâm. Như vậy, dân số và môi trường vừa là mục tiêu, vừa là những nội dung quan trọng của phát triển bền vững. Dân số, môi trường và phát triển có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần cho phát triển nhưng không đồng nghĩa với phát triển. Phát triển chỉ dựa trên tăng trưởng đơn thuần thì sự tăng trưởng đó không lâu bền. Nhiều bài học kinh nghiệm cho thấy, nếu sự phát triển không tương ứng hoặc chỉ đáp ứng tăng nhu cầu cho dân số hiện đại nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của dân số tương lai, phát triển dựa trên vào khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, không dựa trên cơ sở bảo vệ môi trường thì sự phát triển đó không thể gọi là bền vững. Tăng trưởng kinh tế là mục đích để phát triển con người, tạo điều kiện để nâng cao đời sống con người, bảo vệ môi trường một cách tốt nhất. Bảo vệ môi trường kết hợp bảo đảm hài hoà những mục tiêu khác của con người là cần thiết để đạt được sự phát triển bền vững. Dân số và môi trường là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Không thể có phát triển bền vững nếu môi trường bị huỷ hoại, suy thoái, chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của người dân bị sa sút. Sự phát triển bền vững tuỳ thuộc rất lớn vào công tác dân số và bảo vệ môi trờng. Nhiều khi, giá phải trả cho chi phí về môi trường nhiều hơn những cái mà con người thu về từ thiên nhiên. Như vậy, dân số, môi trường và phát triển tạo thành vòng quay tuần hoàn khép kín, ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau. Khi các nhân tố này không tạo ra được sự phát triển hợp lý thì vòng quay đó sẽ bị hỗn loạn, gây tác động tiêu cực ngược trở lại, phá vỡ cấu trúc và làm tổn hại đến nhau. Thực tế cho thấy, cách thức phát triển của loài người trong mấy chục năm qua đã tạp ra áp lực làm kiệt quẹ tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái, tổn hại đến môi trường - cơ sở tồn tại của chính bản thân con người. Trong khi loài người chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học thì cũng là lúc phải đối mặt với nhiều thách thức từ môi trường; con người luôn bị đặt vào những tình huống bất ngờ không lường trước được. Các nước công nghiệp phát triển đã mất hàng chục năm để nhận ra rằng sự phát triển theo kiểu truyền thống đã đến giới hạn của "vạch cấm". Do vậy, cần có sự thay đổi, điều chỉnh để có thể phát triển lâu bền. Thực ra, ý tưởng về một thế giới bền vững, cân bằng đã có từ thế kỷ XIX, do nhà khoa học người Anh Giôn Xtu-át Min (1806 - 1873) một trong những người đầu tiên thừa nhận sự thống nhất giữa kinh tế và các giới hạn tự nhiên ủa trái đất. Nửa thế kỷ sau, một nhà khoa học khác L. Mem-phót đã viết: "Phát triển, nhân bản, hợp tác, cộng sinh - đó là những vấn đề then chốt của nền văn hoá thế giới mới"(1). Nhưng từ nhận thức cho đến khi xuất hiện một chương trình nghị sự hành động cho cả thế giới thì phải mất đến hàng mấy chục năm. Vấn đề môi trường từ lâu đã trở thành vấn đề cấp bách của các nước công nghiệp phát triển, nhưng phải đến năm 1972, Hội nghị Xtốc-khôm về môi trường mới được tổ chức lần đầu tiên, với lời kêu gọi bảo vệ ngôi nhà trái đất. Năm 1980, hiệp hội thế giới bảo tồn thiên nhiên (IUCN) đưa ra "chiến lược bảo tồn thế giới" đã đề xuất việc sử dụng lâu bền các loài và các hệ sinh thái. Năm 1987, Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới đưa ra bản báo cáo Tương lai chung của chúng ta, trong đó khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên được nhắc đến. Và đến năm 1992, trong Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển tổ chức tại Ri-ô đờ Gia-nê-rô (Braxin), khái niệm phát triển bền vững cính thức được đưa ra. Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp quốc về môi trường và phát triển đã được tổ chức tại Giô-han-ne-xbớc (Nam Phi). Tuy nhiên, kể từ sau các Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu đến nay, thế giới đang phát triển thiếu bền vững, như công bố của bản Báo cáo phát triển bền vững do Chương trình bảo vệ môi trường Liên Hợp quốc (UNEP) đưa ra cuối năm 2004. Đó là tình trạng 1/5 dân số thế giới có mức thu nhập chưa đến 1 đô la/ngày; 80 triệu người ở các nước đang phát triển bị suy dinh dưỡng; hàng năm có tới 10 triệu người chết vì các bệnh có thể phòng tránh được và hơn 150 triệu trẻ em không được đến trường do nghèo đói; 1/5 dân số thế giới không 10 [...]... 26 Câu 19: Phân tích khái niệm và ý nghĩa việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội Liên hệ việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội ở nước ta hiện nay * Khái niệm: -Sử dụng nguồn nhân lực xã hội là quá trình thu hút và phát huy lực lượng lao động xã hội vào hoạt động lao động sản xuất nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu của xã hội và của mỗi thành viên trong xã hội. .. xã hội là đề cập người lao động có việc làm trong xã hội, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội không chỉ là mức độ thu hút lực lượng lao động vào sản xuất xã hội, là thu hút khả năng sẵn có của mọi lực lượng lao động sản xuất trong xã hội * Tại sao lại sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội: - Thứ nhất: Công nghiệp sản xuất hiện đại luôn đòi hỏi đội ngũ lao động phát huy cao độ trí tuệ và óc... có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội không chỉ là mức độ thu hút lao động vào sản xuất xã hội mà còn thể hiện ở trình độ phát huy mọi tiềm năng sẵn có của mọi lực lượng lao động trong quá trình hoạt động -Theo nghĩa hẹp thì sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực xã hội là được thể hiện các chỉ tiêu mức độ sử dụng thời gian lao động và mức tăng năng suất lao động cá nhân Sử dụng nguồn nhân lực xã hội là đề cập... sẽ tạo ra nguồn lực trong tương lai có đủ khả năng đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội cho đất nước 19 Câu 13: Phân tích và làm rõ nhận định: trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, dân số nguồn nhân lực có vai trò quan trọng vừa là mục tiêu vừa là động lực vừa là nhân tố quyết định cho sự phát triển Nguồn nhân lực là mục tiệu tác động chính của sự phát triển Nói đến vai trò nguồn nhân lực là nói... thức quản lý nhà nước về công tác quản lý Dân số - Kế hoạch hóa gia đình như sau: + Quản lý theo chương trình, mục tiêu, điều phối tổ chức các cơ quan ban ngành thực hiện thông qua hợp đồng trách nhiệm + Công khai hóa nguồn lực và tập trung tuyệt đại bộ phận nguồn lực về cho cơ sở * Cần phải làm gì để làm tốt hơn trong thời gian tới: 18 PHẦN NGUỒN NHÂN LỰC Câu 12: Phân tích đặc điểm chủ yếu của nguồn nhân. .. kinh tế 21 Câu 16: Phân tích vai trò của giáo dục, đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực xã hội nói riêng, cần đổi mới chính sách giáo dục đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam như thế nào? Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí đào tạo nguồn nhân lực bồi dưỡng nhân tài,... hình mới Chính vì nguồn nhân lực là mục tiêu và là động lực chủ yếu của sự phát triển, nên trong nghị quyết đại hội VIII đã nêu: nâng cao dân trí, phát huy nguồn nhân lực to lớn của Việt Nam là nhân tố quyết định nền công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nguồn nhân lực thể hiện rất rõ qua các chủ trương, chính sách nhằm tác động đến nguồn nhân lực như kế hoạch... phù hợp Trong đó khâu cải tiến đột phá quan trọng nhất là cải tiến giáo dục đào tạo 20 Câu 14: Tại sao nói nguồn nhân lực và con người Việt Nam là lợi thế và là nguồn lực quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế xã hội * Nguồn nhân lực là mục tiệu tác động chính của sự phát triển - Nói đến vai trò nguồn nhân lực là nói đến vai trò của con người trong sự phát triển Con người là trung tâm của mọi... triển của đất nước - Dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào tạo động lực để phát triển đất nước, phát triển kinh tế- xã hội, thu hút được nhiều sự đầu tư của nước ngoài do giá nhân công ở nước ta tương đối rẻ so với các nước khác trong khu vực, đồng thời nguồn nhân lực nước ta có sức khỏe, ham học hỏi, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến rất nhanh của thế giới * Nguồn nhân lực Việt Nam đang ngày càng được... kém hiệu quả do nguồn và khả năng tài chính từ tích lũy cá nhân cho mục đích bảo hiểm cuộc sống rất hạn chế Xã hội phát triển lên, Nhà nước với vai trò quản lý tài chính và tổ chức thực hiện các hoạt động xã hội nhận thấy trách nhiệm phải tổ chức hoạt động trên phạm vi toàn xã hội để thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu về bảo hiểm xã hội Khi kinh tế phát triển, Nhà nước hoạt động vì lợi ích nhân dân càng có . Câu hỏi thi tốt nghiệp Quản lý nguồn nhân lực xã hội –––––––––––– Câu 1: Phân tích các đặc điểm cơ bản về qui mô và cơ cấu theo tuổi. phát triển nguồn nhân lực xã hội như thế nào? Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội đáp ứng đòi hỏi của tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Câu 16:. cực: Là nguồn nhân lực có quan hệ nhân quả: dân số hôm nay là nguồn nhân lực trong tương lai. Sự biến động trong dân số là sự biến động trong nguồn nhân lực. Dân số là cơ sở hình thành nguồn nhân lực

Ngày đăng: 26/04/2015, 08:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tỷ lệ gia tăng GDP tính trên đầu người = Tỷ lệ gia tăng GDP - Tỷ lệ gia tăng dân số

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan