Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp về đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Định Quán- tỉnh Đồng Nai

118 377 1
Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp về đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Định Quán- tỉnh Đồng Nai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Định Quán là một huyện thuộc khu vực miền núi, nằm phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, phía Bắc và Đông giáp huyện Tân Phú; phía Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận; phía nam giáp các huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Thống Nhất, phía Tây giáp huyện Vĩnh Cửu. Diện tích tự nhiên là 97.123,7 ha chiếm 16,50% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, với dân số 194.476 người, mật độ 228 người/km2. Huyện có 14 đơn vị hành chính gồm 13 xã và 1 thị trấn. Với số lượng lao động trên địa bàn huyện gần 130.000 người, tuy nhiên qua điều tra thì số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp, điều này cho thấy chất lượng lao động của huyện chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn và cả trong việc cung ứng thị trường lao động. Phần lớn lao động của huyện chưa qua đào tạo là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng tìm được việc làm nhưng thu nhập thấp (chỉ thực hiện được công việc giản đơn), điều này tạo ra những khó khăn nhất định cho bản thân người lao động, gia đình và xã hội. Xác định công tác đào tạo nghề có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội việc làm, thu nhập đáp ứng nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong thời gian qua, công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện đã được cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm và tổ chức thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình đào tạo nghề của Trung ương, của tỉnh cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn những bất cập và hạn chế đó là: tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp so với yêu cầu của huyện; chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa cao; đào tạo chưa gắn liền với giải quyết việc làm, nhất là trong việc chuyển đổi nghề nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất, giải toả, tái định cư để thực hiện quy hoạch và các dự án đầu tư trên địa bàn huyện; cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với thực tiễn, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp; việc huy động nguồn lực xã hội cho công tác đào tạo nghề chưa nhiều... Trước tình hình đó, để đạt được mục tiếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo Nghị quyết của Đảng bộ huyện và HĐND huyện đã đề ra, đáp ứng nhu cầu phát triển các khu vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp hiện đại, thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của huyện là việc làm cần thiết và cấp bách.

LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Trung Thành LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình học tập và luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế ngành quản lý kinh tế và chính sách. Tôi xin chân thành và trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Viện đào tạo sau đại học, qúy thầy cô Trường Đại học kinh tế quốc dân đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn giúp đỡ tôi trong thời gian học tập. Tôi bày tỏ lòng biết ơn và xin ghi nhận sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của PGS, TS Trần Thọ Đạt - Trường Đại học kinh tế quốc dân. Xin chân thành cảm ơn Huyện ủy Định Quán, cơ quan Ủy ban Kiểm tra huyện ủy, các cơ quan: Phòng Lao động- Thương binh - Xã hội huyện, Phòng Thống kê huyện, Trung tâm dạy nghề huyện, Phòng Giáo dục & đào tạo huyện, các Trường PTTH trên địa bàn huyện Định Quán đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong công tác và thu thập số liệu để hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng xin cảm ơn những người thân yêu, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, dành nhiều tình cảm và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp./. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH : Công nghiệp hoá CNKT : Công nhân kỹ thuật CMKT : Chuyên môn kỹ thuật CĐ : Cao đẳng DS : Dân số ĐT : Đào tạo ĐVT : Đơn vị tính ĐH : Đại học GDP : Tổng sản phẩm trong nước HĐH : Hiện đại hoá HĐND : Hội đồng nhân dân KH : Kế hoạch LĐ : Lao động NQ : Nghị quyết NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở UBND : Uỷ ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ BẢNG MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: Định Quán là một huyện thuộc khu vực miền núi, nằm phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, phía Bắc và Đông giáp huyện Tân Phú; phía Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận; phía nam giáp các huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Thống Nhất, phía Tây giáp huyện Vĩnh Cửu. Diện tích tự nhiên là 97.123,7 ha chiếm 16,50% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, với dân số 194.476 người, mật độ 228 người/km 2 . Huyện có 14 đơn vị hành chính gồm 13 xã và 1 thị trấn. Với số lượng lao động trên địa bàn huyện gần 130.000 người, tuy nhiên qua điều tra thì số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp, điều này cho thấy chất lượng lao động của huyện chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn và cả trong việc cung ứng thị trường lao động. Phần lớn lao động của huyện chưa qua đào tạo là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng tìm được việc làm nhưng thu nhập thấp (chỉ thực hiện được công việc giản đơn), điều này tạo ra những khó khăn nhất định cho bản thân người lao động, gia đình và xã hội. Xác định công tác đào tạo nghề có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội việc làm, thu nhập đáp ứng nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong thời gian qua, công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện đã được cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm và tổ chức thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình đào tạo nghề của Trung ương, của tỉnh cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn những bất cập và hạn chế đó là: tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp so với yêu cầu của huyện; chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa cao; đào tạo chưa gắn liền với giải quyết việc làm, nhất là trong việc chuyển đổi nghề nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất, giải toả, tái định cư để thực hiện quy hoạch và các dự án đầu tư trên địa bàn huyện; cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với thực tiễn, nhu 1 cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp; việc huy động nguồn lực xã hội cho công tác đào tạo nghề chưa nhiều Trước tình hình đó, để đạt được mục tiếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo Nghị quyết của Đảng bộ huyện và HĐND huyện đã đề ra, đáp ứng nhu cầu phát triển các khu vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp hiện đại, thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của huyện là việc làm cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, bản thân tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là “Một số giải pháp về đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Định Quán- tỉnh Đồng Nai” nhằm góp phần vào việc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới. 2. Mục đích nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: - Hệ thống hoá lý luận cơ bản về các lĩnh vực đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Phân tích, đánh giá thực trạng lao động, đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Định Quán thời gian qua. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về vấn đề đào tạo nghề nhằm để thực hiện các mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Về thời gian: luận văn nghiên cứu giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010, từ đó có các giải pháp cho giai đoạn tiếp theo. 4. Tình hình nghiên cứu: Vấn đề đào tạo nghề ở nước ta nói chung và ở các tỉnh nói riêng đã được quan tâm nghiên cứu, phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau và đã trở thành chủ trương của đảng trong đường lối, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội trong công cuộc đổi mới. 2 Đến nay đã có nhiều công trình được công bố trên sách, tạp chí, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học công bố Trong đó có một số nghiên cứu liên quan đến nội dung của đề tài như: - Đề tài nghiên cứu về “giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề dài hạn cho người lao động ở Hà Tây”; - Đề tài nghiên cứu về “Đa dạng hoá các nguồn lực để phát triển đào tạo nghề, thực trạng và giải pháp”; - Đề tài nghiên cứu về “Thực trạng và giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên” Nhìn chung, các công trình nói trên đã tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và có đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề ở từng địa phương. Đồng thời, đã đề ra nhiều giải pháp về đào tạo nghề để phục vụ vấn đề phát triển kinh tế- xã hội nói chung ở từng địa phương. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào đi sâu tìm hiểu về “đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, nhất là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn như ở huyện Định Quán – tỉnh Đồng Nai. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: + Ý nghĩa khoa học: Làm rõ cơ sở lý luận về đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. + Ý nghĩa thực tiễn: - Đề xuất giải pháp nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế- xã hội theo định hướng chung của huyện. - Góp phần thực hiện tốt các chương trình về việc làm và giảm nghèo của huyện. Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người lao động, nhất là lao động nông thôn, dân tộc ít người. - Góp phần nâng cao chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong và ngoài huyện. 3 - Gắn đào tạo nghề với mục tiêu, chương trình phát triển tổng thể kinh tế- xã hội của huyện và của tỉnh gắn với nhu cầu thị trường sức lao động trong và ngoài huyện. Đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế trên địa bàn. - Đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo nghề cho người lao động. Gắn đào tạo nghề với chương trình hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo nghề gắn với yêu cầu của thị trường lao động. 6. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích, phương pháp khảo sát thực tế, ý kiến chuyên gia và các phương pháp cụ thể khác để thực hiện. 7. Kết cấu luận văn: Tên luận văn: “Một số giải pháp về đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Định Quán- tỉnh Đồng Nai”. Kết cấu luận văn: Ngoài mục lục, lời mở đầu, danh mục chữ viết tắt, bảng biểu, kết luận và các tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chương 2: Thực trạng về đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Định Quán thời gian qua Chương 3: Một số giải pháp phát triển đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Định Quán- tỉnh Đồng Nai 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.1. Đào tạo nghề: 1.1.1. Khái niệm đào tạo nghề: * Nghề: Theo giáo trình Kinh tế lao động của trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động của xã hội, là toàn bộ kiến thức (hiểu biết) và kỹ năng mà một người lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định. Quan niệm ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau nhất định về khái niệm nghề. Cho đến nay thuật ngữ “nghề” được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. + Khái niệm nghề ở Nga được định nghĩa: " Là một loại hoạt động lao động đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn" + Khái niệm nghề ở Pháp: " Là một loại lao động có thói quen về kỹ năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống". + Khái niệm nghề ở Anh được định nghĩa: "Là công việc chuyên môn đòi hỏi một sự đào tạo trong khoa học nghệ thuật". + Khái niệm nghề ở Đức được định nghĩa: "Là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định đòi hỏi phải được đào tạo ở trình độ nào đó". Như vậy, nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử rất phổ biến gắn chặt với sự phân công lao động, với tiến bộ khoa học kỹ thuật, và văn minh nhân loại. Bởi vậy được nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau + Ở Việt nam, nhiều định nghĩa nghề được đưa ra song chưa được thống nhất, chẳng hạn có định nghĩa được nêu: Nghề là một tập hợp lao động do sự phân công lao động xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi được. Nghề mang tính tương đối, nó phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của nền sản xuất và nhu cầu xã hội. 5 [...]... rất rõ ở chỗ một mặt chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặt ra những yêu cầu khách quan của chuyển dịch cơ cấu lao động, hay nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo và quyết định chuyển dịch cơ cấu lao động; mặt khác, chuyển dịch cơ cấu lao động lại tạo điều kiện, tiền đề để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả, yêu cầu đặt ra... cao mức sống của các tầng lớp dân cư Chuyển dịch cơ cấu kinh tế yêu cầu phải có cơ cấu lao động phù hợp trong từng thời kỳ phát triển Cơ cấu kinh tế luôn luôn ở trạng thái động và chuyển dịch khách quan, theo hướng tích cực, nên cơ cấu lao động cũng phải luôn biến động và chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao... quan hệ giữa đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động có mối quan hệ biện chứng, khách quan, tác động qua lại lẫn nhau, không thể tách rời trong nền kinh tế quốc dân thống nhất Điều này xuất phát từ tình tất yếu khách quan của chuyển dịch cơ cấu 23 kinh tế theo hướng CNH... chính sách và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn, theo kịp tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế thường chuyển dịch với tốc độ nhanh hơn cơ cấu lao động do sự tác động mạnh của cơ cấu đầu tư và áp dụng công nghệ mới Cơ cấu lao động thường lạc hậu hơn nhiều sơ với cơ cấu kinh tế và không theo kịp tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hiện tượng... thành mắt xích quan trọng, là nhiệm vụ trung tâm để chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.3.2 Đào tạo nghề tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế : Đào tạo nghề là đào tạo lao động kỹ thuật nằm trong cơ cấu lao động và là lực lượng nòng cốt, đầu tầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng CNH - HĐH trên nền tảng áp dụng khoa học, kỹ thuật và công... chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ tạo ra áp lực và động lực để chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động Tuy nhiên, khoảng cách quá lớn giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động sẽ làm cản trở không nhỏ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vì không đảm bảo được kịp thời và đầy đủ lao động có chất lượng và trình độ cao, nhất là lao động kỹ thuật cho nhu cầu các ngành, các vùng kinh tế Vì vậy, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu. .. như giải pháp chủ động có tính đột phá để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thực tế Việt Nam là nước đang trong quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế hiện đại Mâu thuẫn lớn nhất của chúng ta bắt gặp là giữa yêu cầu phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế cũ, lạc hậu sang cơ cấu kinh tế mới, tiến bộ hơn theo hướng CNH, HĐH, trong khi đó lại phải đối mặt cơ cấu. .. hệ cung - cầu trên thị trường, đảm bảo sự phát triển cân đối của nền kinh tế 1.2.4 Nội dung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước... biến đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo quy luật vận động khách quan, phù hợp với cơ chế kinh tế với tính cách là cơ chế vận hành hệ thống Không chỉ có các nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển mới có sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế Ngày nay, chính các nền kinh tế công nghiệp phát triển cũng phải thường xuyên điều chỉnh cơ cấu kinh tế để tiếp tục phát triển Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá... tố quyết định nhất của lực lượng sản xuất, của nền kinh tế - xã hội và sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào quá trình sản xuất và do đó là một trong những yếu tố quyết định nhất của tăng trưởng kinh tế nhanh và bề vững - Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đào tạo nghề giữ vị trí và vai trò rất quan trọng, nó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế mở ra . pháp cụ thể khác để thực hiện. 7. Kết cấu luận văn: Tên luận văn: Một số giải pháp về đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Định Quán- tỉnh Đồng Nai . Kết. cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Định Quán- tỉnh Đồng Nai 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.1. Đào tạo nghề: 1.1.1. Khái niệm đào tạo nghề: * Nghề: Theo. tiễn nêu trên, bản thân tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là Một số giải pháp về đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Định Quán- tỉnh Đồng Nai nhằm góp

Ngày đăng: 25/04/2015, 23:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan