Tiểu luận quản trị sản xuất Thực trạng cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam

49 850 2
Tiểu luận quản trị sản xuất Thực trạng cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1. Khái niệm Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1980. Theo Aldington Report (1985) “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”. Định nghĩa này cũng được nhắc lại trong sách trắng về năng lực cạnh tranh của Vương Quốc Anh năm 1994. Năm 1998, Bộ thương mại và Công nghiệp anh đưa ra định nghĩa “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng yêu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả cao hơn các doanh nghiệp khác”. Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh tranh đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Theo Buckley(1988), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần được gắn kết với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Theo Collins và Polart (1996), khái niệm năng lực cạnh tranh gắn với nhiệm vụ của doanh nghiệp với 3 yếu tố là: các giá trị chủ yếu của doanh nghiệp, mục đích chính của doanh nghiệp và các mục tiêu giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu của mình. Điểm lại các tài liệu trong nước và ngoài nước có nhiều cách quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, dưới đây là một số khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý: - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó khả năng cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng thu lợi của doanh nghiệp. Hạn chế của quan niệm này là chưa bao hàm các phương thức, các yếu tố duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn công của các doanh nghiệp khác. Theo đó năng lực cạnh tranh là năng lực của doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính định tính, khó có thể định lượng được. - Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Theo Michiel Porter (1990), năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp. - Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực kinh doanh. Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu thống nhất. Khi đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần lưu ý một số vấn đề sau: + Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. + Năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa, mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới. + Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức cạnh tranh phù hợp bao gồm cả những phương thức truyền thống và phương thức hiện đại – không chỉ dựa vào lợi thế so sánh mà còn dựa vào lợi thế cạnh tranh. Từ những yêu cầu trên có thể đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh như sau: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. (Trích dẫn "Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay" do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia vừa ấn hành, TS. Nguyễn Hữu Thắng chủ biên). Như vậy năng lực cạnh tranh không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà là mang tính tổng hợp bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định được cho các nhóm doanh nghiệp và từng doanh nghiệp. 2. Đo lường và các tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Cũng như khái niệm năng lực cạnh tranh, việc đo lường và xác định các tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh là những vấn đề chưa được hiểu một cách thống nhất. Để có căn cứ xác định rõ các tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh, trước hết, cần hệ thống hóa cách thức và các tiêu chí đo lường được sử dụng trên thế giới những năm gần đây: Năm 1994, Chalharbaghi và Feurer đưa ra khuôn khổ đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, theo đó năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào đánh giá của khách hàng và người cung ứng, môi trường cạnh tranh và động cơ thúc đẩy cạnh tranh. Họ phân ra 3 loại giá trị: giá trị của khách hàng, giá trị của những người cộng tác và khả năng hành động – phản ứng. Theo Wangwe (1995), Biggs và Saturi (1997), chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hiệu quả kỹ thuật và năng suất; theo Cockburn(1997) đó là hiệu quả tài chính theo nghĩa hẹp (lợi nhuận); theo Porter (1990), đó là khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh (chi phí thấp và sự khác biệt hóa của sản phẩm); theo Salinger (2001), đó là năng suất lao động và năng lực vốn con người… Mô hình Kim cương của Porter (1990) đưa ra khung khổ phân tích để hiểu bản chất và đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (hình 1.1). Theo mô hình này, các nhóm hình thành nên 4 đỉnh của cấu trúc Kim cương là: các điều kiện yếu tố (Con người, các yếu tố vật chất, tri thức), các điều kiện nhu cầu (quy mô, cơ cấu và sự tinh tế của thị trường nội địa), các ngành cung cấp và ngành có liên quan (sự hiện diện hay không có sự cạnh tranh quốc tế đối với ngành kinh doanh hoặc các ngành liên quan), hiện trạng của doanh nghiệp (chiến lược, cơ cấu, sự cạnh tranh trong nước). Một số nước và tổ chức quốc tế sử dụng mô hình này để phân tích, xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh trong dài hạn đối với quốc gia, ngành và thậm chí doanh nghiệp. Như vậy, theo mô hình Kim cương của M.Porter việc đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ dựa vào khả năng bên trong doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Mô hình này góp phần làm rõ vì sao các công ty ở các nước kém phát triển cũng có thể cạnh tranh với các công ty mạnh ở các nước phát triển trong cạnh tranh quốc tế hiện nay. Trên cơ sở mô hình Kim cương của Porter, một số nhà nghiên cứu đã phát triển thành mô hình Kim cương đúp (Moon, Rugman và Verbeke – 1995), mô hình 9 yếu tố (Cho – 1994), mô hình Tam giác năng lực cạnh tranh (Lall – 2001). Các điều kiện yếu tố Ngữ cảnh của DN Các điều kiện nhu cầu Các ngành cung ứng và liên quan Ngẫu nhiên Nhà nước Trong các mô hình phân tích và đo lường năng lực cạnh tranh, đối với cấp độ doanh nghiệp đáng chú ý là mô hình Tài sản cạnh tranh  Quá trình cạnh tranh  Thực hiện cạnh tranh (Assets  Process  Performance (APP)) của Bekley cùng các cộng sự (1988). Theo đó, năng lực cạnh tranh và đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn với 3 nhóm yếu tố: khả năng hoạt động, khả năng tạo đầu ra của Doanh nghiệp và quá trình quản lý. Theo các nhà nghiên cứu này, cả 3 nhóm yếu tố cần được phối hợp để bảo đảm cạnh tranh bền vững cho quốc gia, ngành và từng doanh nghiệp. Hình 1.2. Các yếu tố chủ yếu của mô hình APP Mô hình này được các tổ chức thế giới như diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và Viện phát triển quản lý (IMD) áp dụng để tính toán và xác định năng lực cạnh tranh với công thức: x = Một số nghiên cứu ở Việt Nam cũng đưa ra các tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, có tổ chức đưa ra 5 nhóm tiêu chí như: trình độ công nghệ sản xuất; tài sản, vốn của doanh nghiệp; các yếu tố đầu vào, nguyên vật liệu, chi phí; thị phần và đầu ra của sản phẩm; giá trị gia tăng của sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Có tác giả lại đưa ra 10 nhóm yếu tố cấu thành và 11 tiêu chí đánh giá, nhưng trong đó Tài sản cạnh tranh: - Chi phí yếu tố -Nguồn nhân lực -Hạ tầng kỹ thuật -Công nghệ. -Các điều kiện cầu. -Thể chế Quá trình cạnh tranh: - Quản lý chiến lược -Kế hoạch. -Tác nghiệp. -Phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện cạnh tranh: - Năng suất. -Nguồn nhân lực. -Chất lượng/hiệu quả. -Chi phí. -Chỉ tiêu tài chính. -Chỉ tiêu quốc tế. Tài sản(tiềm năng) Quá trình Hoạt động thực tế phần lớn là các tiêu chí thể hiện khả năng kinh đoanh hơn là năng lực cạnh tranh, chẳng hạn như quản lý môi trường, nguồn lực của doanh nghiệp… II. THỰC TRẠNG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1. Phân tích môi trường bên trong 1.1 Tài chính: Với mục tiêu ưu tiên là ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trong năm qua Chính phủ đã tập trung thực hiện các gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng; đồng thời chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ vậy, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2009 theo giá thực tế ước tính đạt 704,2 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2008 và bằng 42,8% GDP, bao gồm vốn khu vực Nhà nước 245 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,8% tổng vốn và tăng 40,5%; khu vực ngoài Nhà nước 278 nghìn tỷ đồng, chiếm 39,5% và tăng 13,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 181,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,7% và giảm 5,8%. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2009 Nghì n tỷ đồng Cơ cấu (%) So với cùng kỳ năm trước (%) TỔNG SỐ 704,2 100,0 115,3 Khu vực Nhà nước 245,0 34,8 140,5 Khu vực ngoài Nhà nước 278,0 39,5 113,9 Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 181,2 25,7 94,2 Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước đạt 153,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư cả nước, bằng 106,8% kế hoạch năm. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do Trung ương quản lý đạt 63,9 nghìn tỷ đồng, bằng 112,8% kế hoạch, trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đạt 3715,9 tỷ đồng, bằng 125,8%; Bộ Giao thông Vận tải đạt 10924,6 tỷ đồng, bằng 113,9%; Bộ Công Thương đạt 252,2 tỷ đồng, bằng 106%; Bộ Y tế đạt 1065,1 tỷ đồng, bằng 105,3%; Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 787,2 tỷ đồng, bằng 102,5%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đạt 541,1 tỷ đồng, bằng 100,5%; riêng Bộ Xây dựng mới đạt 828,5 tỷ đồng, bằng 91,9% kế hoạch năm 2009. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước tính thực hiện 89,9 nghìn tỷ đồng, bằng 102,9% kế hoạch năm, trong đó một số địa phương có số vốn thực hiện lớn là: Thành phố Hồ Chí Minh đạt 14 nghìn tỷ đồng, bằng 101,4% kế hoạch; Hà Nội đạt 10,7 nghìn tỷ đồng, bằng 91,7%; Đà Nẵng đạt 3,8 nghìn tỷ đồng, bằng 113,8%; Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 2,5 nghìn tỷ đồng, bằng 96,5%; Bình Dương đạt 2,4 nghìn tỷ đồng, bằng 106,4%; Thừa Thiên - Huế đạt 2,3 nghìn tỷ đồng, bằng 214%; Hà Tĩnh đạt 2,2 nghìn tỷ đồng, bằng 72,2%; Hải Phòng đạt 2 nghìn tỷ đồng bằng 117,8%. Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2009 đạt thấp do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Tính đến ngày 15/12/2009, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 21,5 tỷ USD, giảm 70% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm: Vốn đăng ký của 839 dự án được cấp phép mới đạt 16,3 tỷ USD (giảm 46,1% về số dự án và giảm 75,4% về vốn); vốn đăng ký bổ sung của 215 dự án được cấp phép từ các năm trước đạt 5,1 tỷ USD, giảm 1,7%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2009 ước tính đạt 10 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2008. Trong năm 2009, lĩnh vực kinh doanh bất động sản thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 7,4 tỷ USD vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới, chiếm 45,1% tổng vốn đăng ký mới; tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống 5 tỷ USD, chiếm 30,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo với 2,2 tỷ USD, chiếm 13,6%. Trong năm 2009, có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án được cấp phép mới, trong đó một số nhà đầu tư lớn là: Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký mới là 5,9 tỷ USD chiếm 36,4% tổng vốn đăng ký mới; Đảo Cay-man 2 tỷ USD, chiếm 12,3%; Sa-moa 1,7 tỷ USD, chiếm 10,4%; Hàn Quốc 1,6 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 9,8%. Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đăng ký tăng thêm năm 2009, Hoa Kỳ dẫn đầu với 3,9 tỷ USD, chiếm 75% tổng vốn đăng ký tăng thêm. Năm 2009 cả nước có 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Quảng Nam có vốn đăng ký dẫn đầu với 4,2 tỷ USD, chiếm 25,4% tổng vốn đăng ký mới; Bà Rịa-Vũng Tàu 2,9 tỷ USD, chiếm 17,5%; Đồng Nai 2,3 tỷ USD, chiếm 14,1%; Bình Dương 2,2 tỷ USD, chiếm 13,2%; Phú Yên 1,7 tỷ USD, chiếm 10,3%. 1.2 Quản lý: Theo kết quả điều tra, có 40,6% doanh nghiệp đã áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong quản lý, giảm tối đa biên chế quản lý là 48,4%, tiết kiệm các chi phí gây lãng phí 73,7%, việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO: 9000 sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng qui trình công tác cho từng lao động và mối quan hệ dây chuyền giữa các lao động và bộ phận công tác nhằm hợp lý hóa sản xuất và quản lý, giảm biên chế hành chính, góp phần giảm chi phí quản lý, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, việc thuê chuyên gia và đào tạo để ứng dụng ISO có thể đòi hỏi một số chi phí tương đối lớn ban đầu, coi như một khoản đầu tư để cải tiến quản lý. Có 32,0% doanh nghiệp đã quản lý doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, mặc dù đã có chủ trương xoá bỏ chủ quan, nhưng hiện đang có quá nhiều cấp, ngành trực tiếp can thiệp công việc kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Việc phân cấp trên dưới, ngang đọc chưa rõ ràng đã gây ra tình trạng doanh nghiệp chịu nhiều cấp, nhiều ngành cùng ra sức "tăng cường quản lý", công tác thanh tra, kiểm tra chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp hoạt động. Cơ chế "bộ chủ quản", "cấp chủ quản" đang gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Việc phân chia "quốc doanh trung ương", "quốc doanh địa phương' đã tạo nhiều bất hợp lý, phân biệt đối xử, ảnh hưởng đến kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong nội bộ mỗi doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức quản lý còn quá cồng kềnh so với doanh nghiệp ngoài Nhà nước, nhiều ban, bệ, nhiều thủ tục hành chính rườm rà chưa được sửa đổi đã làm cho doanh nghiệp không thể năng động, linh hoạt, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường. Trình độ cán bộ quản lý thấp, hạn chế trong tiếp cận với những kiến thức, phong cách quản lý hiện đại, đặc biệt là kinh nghiệm giao dịch xuất nhập khẩu, nghiên cứu tiếp cận với thị trường thế giới. Khả năng quản lý cả về kỹ thuật và kinh doanh kém. Thiếu đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, đây là một trong những tồn tại lớn đối với các doanh nghiệp hiện nay. Biên chế bộ máy quản lý của doanh nghiệp Nhà nước gấp tới 2-3 lần so với doanh nghiệp ngoài Nhà nước cùng ngành nghề và quy mô, cùng có số tài sản cố định như nhau nhưng doanh nghiệp Nhà nước có số lượng lao động gấp 10 lần doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. 1.3 Sản phẩm, Công nghệ: Việc gia nhập WTO cũng góp phần làm tăng tính cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Thời kỳ 2007-2008, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào các nước bạn hàng chính luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của các nước này. Năm 2009, mức giảm xuất khẩu của Việt Nam vào các quốc gia này nhỏ hơn mức giảm nhập khẩu của họ. Điều này cho thấy, sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam đã được cải thiện và thị phần của hàng Việt Nam trên các thị trường lớn này đã gia tăng. Xét về số lượng các mặt hàng có năng lực cạnh tranh ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản sau khi gia nhập WTO, các mặt hàng có tính cạnh tranh đã tăng lên tương đối cao, kể cả các mặt hàng sử dụng công nghệ cao. Ví dụ trên thị trường Hoa Kỳ, số mặt hàng sử dụng công nghệ cao có tính cạnh tranh đã tăng từ 61 mặt hàng năm 2006 lên đến 86 mặt hàng năm 2009. Con số này trên thị trường Nhật Bản và EU tương ứng là 92 và 117 mặt hàng và 80 và 100 mặt hàng (năm 2008). Số lượng các mặt hàng có tính cạnh tranh ở các nhóm hàng khác cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy, trong 3 năm gia nhập WTO, khối lượng và giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam như sản phẩm gỗ, giày dép, dây điện và cáp điện vẫn chưa thấy có sự biến đổi mạnh so với thời kỳ trước đó, thậm chí có xu hướng chững lại. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch của các sản phẩm này đều thấp hơn so với giai đoạn trước khi gia nhập WTO. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm trong hai năm 2007-2008 của các sản phẩm dây điện và dây cáp điện giảm xuống còn 19,1%/năm, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 42,7%/năm trong các năm 2004-2006. Xuất khẩu dễ bị tổn thương trước biến động từ bên ngoài như các cú sốc giá cả hay sự xuất hiện rào cản thương mại mới. Điều này, một phần do chủng loại mặt hàng xuất khẩu còn nghèo nàn, tập trung vào một số ít hàng xuất khẩu chủ lực, thiếu đột phá. Nếu bỏ dầu thô ra khỏi nhóm các mặt hàng xuất khẩu chính thì tỷ trọng các mặt hàng khác trong tổng kim ngạch xuất khẩu gần như không đổi. 1.4 Nhân lực: Lao động là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam bởi chi phí lao động rẻ, trình độ dân trí của lao động Việt Nam cao, có truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi, khéo tay, nhanh trí, Nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng, chi phí lao động tuy rẻ nhưng năng suất lao động chỉ ở mức trung bình và thấp (trên 60%), chủ yếu lại là lao động thủ công, tác phong lao động công nghiệp còn kém. Do đó nếu so sánh lao động Việt Nam với lao động các nước trong khu vực thì có thể nói đây là điểm yếu của Việt Nam. Nếu xét chi phí lao động thì chi phí lao động của Việt Nam cao hơn nhiều so với Inđônêxia, nếu xét tới lao động có trình độ kỹ thuật và có năng suất cao thì lao động Việt Nam lại không thể so sánh với Thái Lan, Malaixia, Singapo. Thêm nữa, phần lớn các doanh nghiệp phải tự đào tạo tay nghề cho người lao động (chiếm 85,06%), chứ không phải lao động được đào tạo qua hệ thống trường dạy nghề tập trung, điều này dẫn đến chi phí đào tạo cho lao động cao, nhưng trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật của lao động thấp. Trong một khảo sát về lĩnh vực này, tỷ lệ đào tạo giữa Đại học, Trung cấp, Công nhân kỹ thuật là 110/ 831/ 06. Một vấn đề thuộc chiến lược giai đoạn - đào tạo quốc gia được đặt ra là sớm khắc phục mô hình "hình tháp lộn ngược" này để lao động Việt Nam được đào tạo lành nghề, có năng suất cao chứ không phải chỉ vì "giá rẻ", để thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Chất lượng và khả năng cạnh tranh về mặt quản lý còn yếu kém: Đội ngũ chủ doanh nghiệp (DN), giám đốc và cán bộ quản lý DN còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Số lượng doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ DN và giám đốc DN tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh, đặc biệt là yếu về năng lực kinh doanh quốc tế. Từ đó, khuynh hướng phổ biến là các DN hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên các phương diện: Quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu, sử dụng máy tính và công nghệ thông tin. Một số chủ doanh nghiệp mở công ty chỉ vì có sẵn tiền vốn và thích kinh doanh, trong khi đó thiếu kiến thức và kỹ năng về kinh doanh, vì vậy đã dẫn đến rủi ro và thất bại. 1.5 Marketing: Về hoạt động nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp: theo một điều tra của tác giả với 175 doanh nghiệp, có 16% số doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên, 84% số doanh nghiệp còn lại cho rằng công tác nghiên cứu thị trường không nhất thiết phải làm thường xuyên, họ chỉ tiến hành nghiên cứu trước khi có ý định xâm nhập thị trường. Một số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, chỉ chưa đầy 10% số doanh nghiệp là thường xuyên thăm thị trường nước ngoài, chủ yếu là những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp Nhà nước, 42% số doanh nghiệp thỉnh thoảng mới có cuộc đì thăm thị trường nước ngoài, và khoảng 20% không một lần đặt chân lên thị trường ngoài nước. Các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp tư nhân thì khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài hầu như không có. Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế và yếu kém, nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác, nhiều doanh nghiệp đã phải chịu thua lỗ lớn và mất thị trường do không đi sâu vào nghiên cứu thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường và đã tiến hành nghiên cứu, song "lực bất tòng tâm", vốn ít, ngân sách dành cho việc nghiên cứu thị trường rất hạn hẹp, khả năng thăm quan, khảo sát thị trường nước ngoài rất hạn chế vì mỗi chuyến đi chi phí khá tốn kém, hiệu quả không cao. Do khả năng tìm kiếm, khai thác và xử lý thông tin của cán bộ còn yếu, lợi ích đem lại không đủ bù chi phí. Hoạt động nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp chưa được tổ chức một cách khoa học, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu là chính. Các doanh nghiệp còn rất hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin, công cụ toán học, thống kê trong nghiên cứu thị trường. Đa số các doanh nghiệp trên cơ sở thông tin thu thập được họ tiến hành phân tích bằng cảm tính rồi đưa ra dự báo. Các thông tin sơ cấp về thị trường không có đủ chi phí để thu thập, dẫn đến tình trạng đa số các doanh nghiệp kinh doanh thụ động, không chắc chắn. Về việc xác định thị trường mục tiêu: các doanh nghiệp thường lựa chọn thị trường mục tiêu theo cách phản ứng lại với thị trường, thấy cơ hội của đoạn thị trường nào hấp dẫn thì tập trung vào đoạn thị trường đó. Chẳng hạn, khi hạn hán mất mùa ở Inđônêxia làm xuất hiện nhu cầu nhập khẩu gạo thì họ tập trung vào đó. Cũng tương tự như với thị trường Irắc về đổi lương thực lấy dầu và trả nợ thì các doanh nghiệp lại tập trung vào đoạn thị trường này. Tình trạng phổ biến diễn ra là các doanh nghiệp không chủ động tiếp cận với thị trường để chọn ra cho mình một thị trường mục tiêu, để từ đó có kế hoạch thâm nhập, giữ vững hay mở rộng thị trường. Nhìn chung, công tác nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém. Dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh như nghiên cứu thị trường, thông tin kinh tế, ngân hàng dữ liệu còn hạn chế. Trình độ khai thác và sử dụng thông tin của cán bộ còn thấp, sự quan tâm chưa đúng mức của lãnh đạo doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức không tương ứng Còn có những mặt hàng của doanh nghiệp Nhà nước đang được bảo hộ tuyệt đối (ưu đãi độc quyền) hoặc bảo hộ qua hàng rào thuế quan, trợ cấp [...]... giá trị khấu hao lớn dẫn đến sản phẩm bán ra không cạnh tranh được Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam luôn lạc hậu so với thế giới Sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ra kém sức cạnh tranh do hàm lượng chất xám trong sản phẩm còn thấp, trong khi ở nhiều nước tỷ lệ tri thức trong sản phẩm đã chiếm 70-80% Theo xếp hạng của WEF thể hiện như bảng dưới đây thì ở hầu hết các chỉ tiêu, doanh. .. các sản phẩm công nghiệp thì nếu không thể sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cao với giá thành rẻ thì nền kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng rất lớn Thực trạng cho thấy đối với các ngành hàng xuất khẩu trong của các Doanh nghiệp Việt Nam còn non yếu, chủ yếu lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nên hiệu quả xuất khẩu không cao Theo đánh giá của Bộ Công Thương, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn chưa phát... làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp đánh giá cao tầm quan trọng của ảnh hưởng văn hóa – xã hội đến hoạt động kinh doanh đã có những bước đi đúng hướng và nâng cao hiệu quả cạnh tranh lâu dài Tiêu biểu cho mặt hàng nước giải khát của Tân Hiệp Phát, yếu tố văn hóa xã hội ảnh hưởng sâu sắc đên sản phẩm của doanh nghiệp, như: Thị hiếu trào lưu Việt Nam hiện nay... vị sản phẩm cao Với năng lực công nghệ thấp như vậy, doanh nghiệp Việt Nam rất khó cạnh tranh trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới 2.1.3 Yếu tố chính trị, pháp luật: Việt Nam ổn định về chính trị và sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn khiến các nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan về thị trường Mặt khác, nền chính trị ổn định cũng góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp Doanh nghiệp. .. hoạt động của doanh nghiệp (năm 2008 là 52,1%) 2.1.2 Yếu tố khoa học công nghệ: Năng lực khoa học công nghệ của doanh nghiệp thể hiện trước hết ở trình độ của máy móc, thiết bị, kỹ thuật sản xuất mà doanh nghiệp đang sử dụng Theo đánh giá mới nhất của Bộ Kế hoạch đầu tư cùng với khảo sát của UNIDO thì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới... triển”, là cụm từ rất thường được dùng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất Nếu như cách đây vài năm, hoạt động nghiên cứu và phát triển vẫn còn rất xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam thì thời gian gần đây, các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ đã bắt đầu chú trọng đến hoạt động này Hầu hết các doanh nghiệp lớn đều có một bộ phận (hoặc phòng) R&D Bộ... hiện có, các doanh nghiệp hay các công ty cũng phải chịu áp lực của đối thủ cạnh tranh kinh doanh cùng chủng lọai sản phẩm Trong kinh doanh việc xác định đúng đối thủ cạnh tranh sẽ cho mỗi doanh nghiệp một mục tiêu đúng, một định hướng đúng Việc xác định đối thủ cạnh tranh còn đặc biệt quan trọng hơn trong một thị trường đã phát triển, có nhiều đối thủ tham gia Nhiều Doanh nghiệp Việt Nam đã thành... cao phục vụ sản xuất của doanh nghiệp Trung Quốc đều được nhập khẩu từ châu Âu, Nhật Bản, Mỹ - những nơi được coi là có công nghệ, thiết bị nguồn thì công nghệ, thiết bị kỹ thuật nhập khẩu của Việt Nam phục vụ cho sản xuất, kể cả các ngành công nghệ cao phần lớn đều từ Châu Á mà tập trung là ở Đông Nam Á, không phải là thiết bị công nghệ nguồn Vì vậy, sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất luôn đi... tiềm ẩn và đối thủ cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải giảm giá để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế khác của doanh nghiệp Chính điều này gây nên sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp Điển hình có thể thấy Tân Hiệp Phát cũng phải chịu áp lực cạnh tranh với các hàng khác như Heineken, URC, Pepsi, Coca cola…… o Thách thức của chuyển dịch cơ cấu kinh tế : Một trong những hệ quả tất yếu của hội nhập kinh... ổn vê chính trị ở các thị trường chủ chốt hay sự phát triển công nghệ mới làm cho các phương tiện và dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp có nguy cơ trở nên lạc hậu Với việc phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp, các mặt mạnh về tổ chức doanh nghiệp có tthể là các kỹ năng, nguồn lực và những lợi thế mà doanh nghiệp có được trước các đối thủ cạnh tranh (năng lực chủ chốt của doanh nghiệp) như . năng lực cạnh tranh, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn công của các doanh nghiệp. công nghệ sản xuất; tài sản, vốn của doanh nghiệp; các yếu tố đầu vào, nguyên vật liệu, chi phí; thị phần và đầu ra của sản phẩm; giá trị gia tăng của sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Có. việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Theo Collins và Polart (1996), khái niệm năng lực cạnh tranh gắn với nhiệm vụ của doanh nghiệp với 3 yếu tố là: các giá trị chủ yếu của doanh nghiệp,

Ngày đăng: 25/04/2015, 16:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan