ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA KHÁCH SẠN FURAMA ĐÀ NẴNG

58 4.5K 21
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA KHÁCH SẠN FURAMA ĐÀ NẴNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1. Biểu diễn lượt khách đến khách sạn ( 2008 – 2010)……………………….30 Biểu đồ 2.2. Biểu diễn doanh thu của từng loại dịch vụ qua các năm………………… 32 Biểu đồ 2.3. Tính thời vụ của khách sạn Furama……………………………………… 34 Biểu đồ 2.4. Biểu diễn tình hình kinh doanh của nhà hàng Café Indochine qua các năm 42 DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG Bảng 2.1. Các loại phòng và giá phòng của khách sạn Furama………………………….18 Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính năm 2009………………………….26 Bảng 2.3.Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ………….28 Bảng 2.4. Tình hình khai thác khách…………………………………………………….29 Bảng 2.5. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh chung của khách sạn Furama………… 32 Bảng 2.6. Bảng phân tích chỉ số thời vụ…………………………………………………34 Bảng 2.7. Chỉ tiêu CSSDBTB của khách sạn………………………………………… 35 Bảng 2.8. Chỉ tiêu HSKSDBTB của khách sạn………………………………………….37 Bảng 2.9. Hệ số sử dụng chỗ ngồi thiết kế của nhà hàng Café Indochine……………….39 Bảng 2.10. Khả năng phục vụ tối ưu của nhà hàng Café Indochine…………………… 40 Bảng 2.11. Vòng quay của ghế tại Nhà hàng Café Indochine………………………….40 Bảng 2.12. Tình hình kinh doanh của dịch vụ ăn uống tại nhà hàng Café Indochine… 41 MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN - 1 - MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT TRONG KHÁCH SẠN 4 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.1.1. Khái quát về khách sạn và cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn 4 1.1.1.1. Khái niệm về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn 4 1.1.1.2. Khái niệm khách sạn 5 1.1.1.3. Khái niệm hiệu quả 7 1.1.2. Bố trí các khu vực và hệ thống trang thiết bị tiện nghi bên trong khách sạn 8 1.1.2.1. Các khu vực chính của khách sạn 8 a. Khu vực kỹ thuật (Technological area) 8 b. Khu vực lối vào dành cho công cụ (Area of service entrance) 8 c. Khu vực kho và bếp (Storage and kitchen area) 9 d. Khu vực dành cho sinh hoạt của nhân viên (Personal area) 9 e. Khu vực nhà hàng (Restaurant area) 9 f. Khu vực phòng ngủ (Rooms area) 9 g. Khu vực giặt là (Laundry area) 10 h. Khu vực phòng làm việc (Offices area) 10 i. Khu vực cửa ra vào chính (Principal entrance area) 10 j. Khu vực thương mại và dịch vụ (Commercial and services area) 10 k. Khu vực hội nghị (Congress area) 10 l. Các khu vực khác 11 1.1.2.2. Một số hệ thống kỹ thuật cơ bản trong khách sạn 12 a. Hệ thống cung cấp nước 12 - 2 - b. Hệ thống thoát nước 12 c. Hệ thống làm lạnh 12 d. Hệ thống cung cấp nước nóng 12 e. Hệ thống thông hơi 13 f. Hệ thống thoát khói nhà bếp 13 g. Hệ thống điện 13 h. Hệ thống radio và tivi 13 i. Hệ thống điện thoại 13 j. Hệ thống thang máy 13 k. Hệ thống phòng chữa cháy 13 1.2. Cơ sở thực tiễn 13 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA KHÁCH SẠN FURAMA ĐÀ NẴNG 16 2.1. Sự hình thành phát triển của khách sạn Furama Đà Nẵng 16 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn 16 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn Furama 17 2.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn 17 2.2.1. Bộ phận phòng (Room) 17 2.2.1.1. Hệ thống phòng ngủ hiện tại 18 2.2.1.2. Danh sách các vật dụng trong phòng khách ở 18 2.2.2. Bộ phận kinh doanh ăn uống (Food and Beverage) 20 2.2.2.1. Hải Vân Lounge Bar 21 2.2.2.2. Café Indochine 21 2.2.2.3. Don Cipriani 23 2.2.2.4. Banquetting 24 2.2.2.5. Lagoon bar 24 2.2.3. Bộ phận kinh doanh dịch vụ bổ sung (Recreation) 24 2.2.4. Bộ phận tiền sảnh (Front Office) 25 - 3 - 2.2.5. Lao động trong khách sạn 25 2.2.5.1. Số lượng và cơ cấu lao động của khách sạn 25 2.2.5.2. Chất lượng lao động của khách sạn 27 2.3. Tình hình kinh doanh của khách sạn Furama trong thời gian qua 29 2.3.1. Phân tích tình hình khai thác khách thời kì 2008-2010 29 2.3.2. Kết quả kinh doanh của khách sạn Furama trong năm 2008-2010 31 2.3.3. Tính thời vụ của khách sạn 34 2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn 35 2.4.1. Trong kinh doanh lưu trú 35 2.4.1.1. Chỉ tiêu công suất sử dụng buồng trung bình 35 2.4.1.2. Chỉ tiêu hệ số khách sử dụng buồng trung bình 37 2.4.2. Trong kinh doanh ăn uống 38 2.4.2.1. Chỉ tiêu hệ số sử dụng chỗ ngồi thiết kế 38 2.4.2.2. Chỉ tiêu khả năng phục vụ tối ưu của nhà hàng 39 2.4.2.3. Chỉ tiêu vòng quay của ghế 40 2.4.2.4. Kết quả kinh doanh của nhà hàng 41 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA KHÁCH SẠN 43 3.1. Cơ sở đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn 43 3.1.1. Vị thế của khách sạn so với các khách sạn khác trong khu vực 43 3.1.2. Áp lực cạnh tranh 43 3.2. Phương hướng và mục tiêu kinh doanh của khách sạn 45 3.2.1. Phương hướng kinh doanh của khách sạn 45 3.2.2.Mục tiêu kinh doanh của khách sạn 45 3.2.2.1. Mục tiêu chung 45 3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể…………………………………………………………… 45 - 4 - 3.3. Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn trong thời gian tới…………………………………………………… 46 3.3.1. Phương hướng 46 3.3.1.1. Tiết kiệm chi phí bất hợp lý 46 3.3.1.2. Tăng doanh thu 48 3.3.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật trong khách sạn Furama 50 3.3.2.1. Về chính sách vốn 50 3.3.2.2. Về nhân lực trong sách sạn 50 3.3.2.3. Thị trường 52 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54 TÀI KIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo: - 5 - 1) Tiến sĩ Nguyễn Văn Mạnh, Thạc Sĩ Hoàng Thị Lan Hưong, Giáo trình Quản Trị Kinh Doanh Khách Sạn , NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2008. 2) Th.S Nguyễn Thị Hải Đường, Bài giảng môn “ Quản trị kinh doanh lưu trú”, NXB Đại học kinh tế Đà Nẵng. 3) Giáo trình kinh tế du lịch - khoa thương mại du lịch trường đại học kinh tế Đà Nẵng. 4) PGS.TS Trịnh Xuân Dũng, Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn, xuất bản năm 2002. 5) PGS.TS Trịnh Xuân Dũng, Khách sạn và lễ tân khách sạn, xuất bản năm 2003. 6) Nguyễn Trọng Đẵng, Nguyễn Doãn Thị Liệu, Vũ Đức Minh, Trần Thị Phùng, Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn du lịch, NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 2000. PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay du lịch không chỉ là một hiện tượng mốt nhất thời mà còn là xu thế chung của thời đại, nó đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá xã hội của con người. Đây còn là món ăn tinh thần của con người và nó có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của xã hội. Thực vậy, ngành du lịch đã, đang và sẽ đem lại những - 6 - nguồn thu khổng lồ cho ngân sách quốc gia. Nguồn thu này chiếm tỉ trọng không nhỏ trong việc đóng góp vào GDP nhà nước. Nhận thức được tiềm năng du lịch của nước nhà và cơ hội có thể phát triển du lịch ở Việt Nam, chính phủ đã phấn đấu đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Trong hoạt động kinh doanh du lịch, kinh doanh khách sạn là một khâu rất quan trọng, là mối quan tâm hàng đầu và là nơi cung cấp cho du khách sự thoải mái về tiện nghi trong lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí…trong một chuyến du lịch. Theo sự nhận định của các chuyên gia về khách sạn du lịch, cũng như xu hướng phát triển của du lịch hiện nay thì quy mô của khách sạn trong tương lai sẽ thực sự trở thành một thành phố thu nhỏ. Vào những năm gần đây, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và do sự phát triển ồ ạt của các nhà hàng khách sạn đã làm cho ngành du lịch Việt Nam, trong đó có ngành kinh doanh khách sạn hoạt động kém hiệu quả hơn: làm giảm mạnh giá buồng hay khách sạn ngừng hoạt động kinh doanh do không có hiệu quả, số lượng khách đến nghỉ tại khách sạn giảm,… Trước tình hình đó, vấn đề cạnh tranh giữa các khách sạn đã gay gắt lại càng gay gắt hơn. Đối mặt với thực tế này, đòi hỏi các nhà quản lý du lịch phải có các giải pháp hữu hiệu để duy trì sự phát triển và tăng cường khả năng cạnh tranh. Với khách sạn Furama-một resort năm sao thuộc vào loại bậc nhất tại thành phố Đà Nẵng có bề dày truyền thống kinh doanh hiệu quả, có lợi thế về vị trí, nguồn tài nguyên …nhưng khách sạn còn tồn tại một số vấn đề mà bất cứ khách sạn nào cũng gặp phải. Tồn tại từ khá lâu nên khách sạn vẫn giữ nguyên những gì mình có chứ không hề đổi mới cơ sở vật chất có trong khách sạn. Vì thế chưa thực sự phục vụ được khách một cách hiệu quả nhất xứng đáng với tầm vóc khách sạn mình. Chính vì vậy mà đem lại hiệu quả kinh doanh không cao cho khách sạn. Nhận thức được vấn đề này trong thời gian thực tập tại khách sạn, em đã chọn đề tài ”Đánh giá hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Furama Đà Nẵng “ 2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu - 7 - - Mục tiêu của đề tài là: a) Đánh giá tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Furama, tìm ra những điểm tốt và điểm xấu của tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện tại. b) Qua đó xác định hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn trong việc phục vụ khách hàng. - Đối tượng nghiên cứu là: toàn thể cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Furama. 3. Phương pháp nghiên cứu Thu thập và phân tích số liệu của khách sạn, từ các tài liệu trên internet và sách báo. Ngoài ra xin ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các anh chị tại khách sạn. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Furama, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục tình trạng hiện tại và nâng cao doanh thu cho khách sạn 5. Kết cấu của chuyên đề Gồm ba phần: Phần 1: Mở đầu. Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật trong khách sạn. Chương 2: Đánh giá hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Furama. Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Furama. Phần 3: Kết luận và kiến nghị. - 8 - PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT TRONG KHÁCH SẠN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái quát về khách sạn và cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn 1.1.1.1. Khái niệm về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi ngành đều thực hiện những chức năng kinh tế rất khác nhau. Trong ngành du lịch, các khách sạn cũng thực hiện chức năng riêng và có - 9 - những đặc điểm riêng. Điều đó tạo ra cơ sở để đưa ra khái niệm về cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh khách sạn. Tiếp cận theo quan điểm kinh tế chính trị học Mác-Lênin, cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn là toàn bộ những tư liệu lao động để “ sản xuất “ và bán các dịch vụ và hàng hoá nhằm đáp ứng các nhu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống và các nhu cầu bổ sung khác của khách. Theo cách tiếp cận này có thể đưa ra định nghĩa về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn như sau : “ Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn bao gồm các công trình phục vụ việc lưu trú và ăn uống của khách. Nó bao gồm các công trình bên trong và bên ngoài khách sạn, toà nhà, các trang thiết bị tiện nghi, máy móc, các phương tiện vận chuyển, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống bưu chính liên lạc viễn thông, các vật dụng được sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách sạn “ (Thạc Sĩ Hoàng Thị Lan Hương, giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2008) Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn là điều kiện vật chất cơ bản giúp thoả mãn nhu cầu của khách du lịch tại các điểm du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn góp phần làm tăng giá trị, sức hấp dẫn và khả năng khai thác triệt để và toàn diện tài nguyên du lịch tại các trung tâm du lịch. Về phần mình, cơ sở vật chất kỹ thuật của các khách sạn cũng chịu sự phụ thuộc vào tài nguyên du lịch. Vì vậy mọi hoạt động xây dựng, cải tạo, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn đều phải được nghiên cứu kỹ lưỡng trong mối quan hệ với tài nguyên du lịch ở các điểm du lịch. 1.1.1.2. Khái niệm khách sạn Thuật ngữ “hotel” – khách sạn có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Vào thời trung cổ, nó được dùng để chỉ những ngôi nhà sang trọng của các lãnh chúa. Từ đó khách sạn theo nghĩa hiện đại được dùng ở Pháp vào cuối thế kỷ XVII, mãi đến cuối thế kỉ XIX mới được phổ biến vào các nước khác. Cơ sở chính để phân biệt khách sạn và nhà trọ thời kì bấy giờ là sự hiện diện của các buồng ngủ riêng với đầy đủ tiện nghi bên trong hơn. Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, sự phát triển của khách sạn thay đối cả về số lượng lẫn chất lượng. Tại thủ đô của các nước cũng như các thành phố lớn ở Châu Âu, những khách sạn sang trọng (Palas) được xây dựng chủ yếu là phục vụ tầng lớp thượng - 10 - [...]... 2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA KHÁCH SẠN FURAMA ĐÀ NẴNG 2.1 Sự hình thành phát triển của khách sạn Furama Đà Nẵng 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Khu nghỉ mát Furama Đà Nẵng được xây từ tháng 3/1997 với tổng số vốn lên đến 42 triệu USD, là đơn vị kinh doanh của Công ty liên doanh khu du lịch Bắc Mỹ An, được hình thành giữa một bên là Công ty du lịch Quảng... trong khách sạn Các hệ thống kỹ thuật là một phần không thể thiếu trong cấu trúc của một khách sạn Vì vậy kích thước, chất lượng kỹ thuật và hiệu quả hoạt động của chúng có tác động quyết định đến công tác điều hành quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của một khách sạn Trong rất nhiều trường hợp, chất lượng phục vụ khách của khách sạn phụ thuộc trực tiếp vào vấn đề các hệ thống kỹ thuật có hoạt động được hay... lịch của cả nước Trong những năm qua, du lịch Đà Nẵng có sự phát triển khá nhanh về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, theo đó lao động được thu hút vào ngành du lịch liên tục tăng Khách sạn là loại hình cơ sở vật chất cực kỳ quan trọng của ngành du lịch Chính vì vậy phát triển cơ sở hạ tầng vững chắc xứng đáng với thứ hạng của khách sạn là điều cực kỳ quan trọng trong việc kinh doanh khách sạn. .. hợp với xu hướng phát triển của các khách sạn trong giai đoạn hiện nay Như vậy, bằng việc tìm hiểu khái niệm khách sạn đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về cơ sở vật chất kỹ thuật của một doanh nghiệp khách sạn 1.1.1.3 Khái niệm hiệu quả Ở bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, hiệu quả kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế, nó là vấn đề sống còn của doanh nghiệp Khi tham... vật dụng này có tuổi đã hơn 10 năm nhưng vẫn chưa có một chính sách nào của công ty để thay mới cho phù hợp với chuẩn của khách sạn 5 sao Nhiều vật dụng chưa được vệ sinh sạch sẽ nhưng vẫn đem ra cho khách sử dụng Điều này là sự bất cập trong công tác quản lý của khách sạn gây ra sự không hài lòng cho khách Ngoài ra thực phẩm được sử dụng trong bộ phận bếp của nhà hàng cũng không được kiểm tra và quản... tuyển dụng bài bản chặt chẽ cũng góp phần là nâng cao chất lượng đầu vào của người lao động Qua việc phân tích cơ cấu lao động và chất lượng lao động, có thể thấy Furama đang có một nguồn lực lao động dồi dào và chất lượng cao Đây thật sự là tài sản quý giá nhất của khách sạn, là một lợi thế cạnh tranh rất mạnh để khẳng định thương hiệu, uy tín của khách sạn 2.3 Tình hình kinh doanh của khách sạn Furama. .. một lượng lớn khách du lịch cả khách quốc tế và khách nội địa Số lượt khách quốc tế chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu số lượt khách là do: khách quốc tế là đoạn thị trường mục tiêu mà khách sạn Furama Đà Nẵng nhắm, do vậy các chính sách marketing luôn luôn nhắm đến việc thu hút khách quốc tế mà chưa chú trọng đến khách nội địa đến khách sạn Với hơn 10 năm hình thành và phát triển, khách sạn Furama đã có... lý tưởng, cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất để các doanh nghiệp và cơ quan - 22 - chính quyền tổ chức các sự kiện quan trọng của doanh nghiệp, tổ chức, địa phương và quốc tế 2.2 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn 2.2.1 Bộ phận phòng (Room) Với hệ thống 198 phòng phòng nghỉ sang trọng, tiện nghi sẽ tạo cho du khách cảm giác thoải mái như đang ở nhà Tỉ lệ sử dụng phòng đạt bình quân hàng... dung của khái niệm khách sạn Nhà nghiên cứu về du lịch và khách sạn Morcel Gotie đã định nghĩa: “ Khách sạn là nơi lưu trú tạm thời của du khách Cùng với các buồng ngủ còn có các nhà hàng với nhiều chủng loại khác nhau.” (Thạc Sĩ Hoàng Thị Lan Hương, giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2008) Sự nghiên cứu sơ lược về lịch sử phát triển của khách sạn và khái niệm về khách. .. Đà Nẵng) - Furama Resort Danang (68 Hồ Xuân Hương, Đà Nẵng) - Son Tra Resort and Spa (Bai Nam - Bai Con, Tho Quang Ward, Son Tra District, Bán Đảo Sơn Trà / Núi Khỉ, Đà Nẵng) Các cơ sở kinh doanh lưu trú này đều đạt thứ hạng cao 5 sao do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nên đều có cơ sở vật chất, trang thiết bị tiện nghi hiện đại, theo phong cách riêng của từng khách sạn và có các dịch vụ phục vụ khách . CỦA KHÁCH SẠN FURAMA ĐÀ NẴNG 16 2.1. Sự hình thành phát triển của khách sạn Furama Đà Nẵng 16 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn 16 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn. TRONG KHÁCH SẠN 4 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.1.1. Khái quát về khách sạn và cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn 4 1.1.1.1. Khái niệm về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn 4 1.1.1.2. Khái niệm khách. 2.2.5. Lao động trong khách sạn 25 2.2.5.1. Số lượng và cơ cấu lao động của khách sạn 25 2.2.5.2. Chất lượng lao động của khách sạn 27 2.3. Tình hình kinh doanh của khách sạn Furama trong thời gian

Ngày đăng: 25/04/2015, 14:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Biểu đồ 2.1 Biểu diễn lượt khách đến khách sạn (2008-2010)

  • Tháng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan