Tiểu Luận: Cho Vay Kích Cầu Đối Với Các Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng Thương Mại Ở Việt Nam Hiện Nay

18 601 0
Tiểu Luận: Cho Vay Kích Cầu Đối Với Các Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng Thương Mại Ở Việt Nam Hiện Nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận: Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay nêu lý luận chung về cho vay doanh nghiệp. Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA NGÂN HÀNG    MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Tiểu luận: CHO VAY KÍCH CẦU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh HVTH: Lớp: Ngân hàng 4 ngày 1 – K17 TP.HCM, tháng 01/2009 CHO VAY KÍCH CẦU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CỦA NHTM Ở VN HIỆN NAY Chương I: Lý luận chung về cho vay doanh nghiệp(DN): I. Các vấn đề chung về cho vay DN: 1. Khái niệm: Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. * Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. * Dựa vào thời hạn, có thể chia cho vay doanh nghiệp thành cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn: - Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. - Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. - Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên. 2. Nguyên tắc vay vốn: - Việc vay vốn ngắn hạn là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là cơ hội để ngân hàng cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hoạt động của mình. Tuy nhiên, cấp tín dụng liên quan đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nên phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Nói chung, khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo hai nguyên tắc: * Sử dụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. * Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. 3. Điều kiện vay: Mặc dù khi cho vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải bảo đảm các nguyên tắc như vừa nêu trên, nhưng thực tế không phải khách hàng nào cũng có thể tuân thủ đúng các nguyên tắc này. Do vậy, để giúp cho việc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng thoả mãn một số điều kiện vay nhất định. Theo quy chế cho vay khách hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành, các điều kiện vay vốn khách hàng cần có bao gồm: * Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. * Có mục đích vay vốn hợp pháp. * Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. * Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả. * Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, các điều kiện vay vốn trên đây chỉ là hướng dẫn chung cần thiết cho các NHTM. Khi cụ thể hoá các điều kiện cho vay này, các NHTM có thể đặt ra các điều kiện riêng của mình như: - Có vốn tự có tham gia vào dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh( đối với vay trung dài hạn: vốn tự có tham gia tối thiểu là 30%). - Cáo tài sản bảo đảm hợp pháp cho khảon vay hoặc được bên thứ ba bảo lãnh. - Có trụ sở trên cùng địa bàn hoạt động với ngân hàng cho vay. 4. Mục đích vay vốn: Các NHTM khi cho vay yêu cầu khách hàng phải có mục đích vay vốn hợp pháp và cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận. Đa số NHTM đồng ý cho khách hàng doanh nghiệp vay vốn để sử dụng vào các mục đích sau: * Bổ sung vốn lưu động thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ. * Tài trợ vốn để sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu. * Thanh toán tiền hàng trong nước theo hợp đồng mua bán. * Thanh toán tiền nhập khẩu mua nguyên liệu, hàng hoá. * Thực hiện các phương án mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, hiện đại hoá sản xuất. * Thực hiện dự án đi dời nhà máy vào khu công nghiệp, khu chế xuất, dự án đầu tư xây dựng mới. * Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản. (Trừ các thanh toán và chi phí mà pháp luật cấm) 5. Hồ sơ vay vốn: Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng một bộ hồ sơ vay vốn bao gồm giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn. Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng hướng dẫn các loại tài liệu khách hàng cần gửi cho tổ chức tín dụng phù hợp với đặc điểm cụ thế của từng loại khách hàng, loại cho vay và khoản vay. Thông thường bộ hồ sơ vay vốn gồm có: * Giấy đề nghị vay vốn * Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn như giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động. * Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án đầu tư. * Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất. * Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết. Đối với cho vay bằng ngoại tệ: ngoài những tài liệu quy định như trên, khách hàng phải gửi cho NHTM: Giấy phép hoặc hạn ngạch nhập khẩu(nêu có), hợp đồng nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu và tài liệu khác liên quan đến sử dụng vốn vay. 6. Thẩm định và quyết định cho vay: Tổ chức tín dụng quy định cụ thế và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn và thông tin cần thiết của khách hàng. Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay. Trường hợp quyết định cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ ký kết hợp đồng tín dụng và thực hiện các khâu tiếp theo của quy trình tín dụng. Thẩm định và quyết định cho vay là khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng. 7. Hợp đồng tín dụng: Việc cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá tr ị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thoả thuận. 8. Giới hạn cho vay: Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng thương mại bị giới hạn cho vay theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo an toàn. Các giới hạn tín dụng khi chi vay ngắn hạn bao gồm: * Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì ngân hàng có thể cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. * Trong trường hợp đặc biệt, ngân hàng chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn cho vay theo quy định vừa nêu khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng trường hợp cụ thể. * Việc xác định vốn tự có của các ngân hàng để làm căn cứ tính toán giới hạn cho vay được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 9. Các phương thức cho vay: Hiện nay trong cho vay đối với doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại có thể thoả thuận với khách hàng về sử dụng loại phương thức cho vay. Tuỳ theo đặc điểm chu chuyển vốn của khách hàng, ngân hàng và khách hàng có thể thoả thuận lựa chọn phương thức cho vay thích hợp. * Cho vay từng lần * Cho vay theo hạn mức tín dụng * Cho vay theo dự án đầu tư * Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng * Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng * Cho vay hợp vốn * Cho vay trả góp * Cho vay theo hạn mức thấu chi * Cho vay uỷ thác II. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp: 1. Xác định nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp: Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần đầu tư vốn vào tài sản lưu động và tài sản cố định. Về nguyên tắc, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạn hoặc dài hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định rất lớnnên thông thường doanh nghiệp khó có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản lưu động. Do vậy, để đầu tư vào tài sản lưu động, doanh nghiệp thường phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn. Nhìn vào bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp thường sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động gồm có: * Các khoản nợ phải trả người bán; * Các khoản ứng trước của người mua; * Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước; * Các khoản phải trả công nhân viên; * Các khoản phải trả khác; * Vay ngắn hạn từ ngân hàng. Tóm lại: trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có nhu cầu tài trợ ngắn hạn, thường xuyên hoặc thời vụ từ ngân hàng. Chính nhu cầu tài trợ này là cơ sở để ngân hàng thực hiện cấp tín dụng cho doanh nghiệp. 2. Phương thức cho vay ngắn hạn: Có nhiều phương thức cho vay như vừa trình bàỷơ phần trước, nhưng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp, các NHTM thường thoả thuận với khách hàng áp dụng một trong hai phương thức cho vay phổ biến hiện nay là: * Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và NHTM thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. * Cho vay theo hạn mức tín dụng: NHTM và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. III. Cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp: 1. Mục đích của tín dụng trung và dài hạn: Cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay đến 60 tháng. Cho vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên. Mục đích của cho vay trung và dài hạn là nhằm đầu từ vào tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc đầu tư vào các dự án đầu tư. 2. Thủ tục vay vốn trung và dài hạn: gọi chung là vay dài hạn Để vay vốn của ngân hàng, khách hàng phải lập và nộp bộ hồ sơ vay vốn. Nhìn chung hồ sơ vay vốn cũng tương tự như là hồ sơ vay vốn ngắn hạn chỉ khác ở chỗ khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng dự án đầu tư vốn dài hạn, thay vì gửi cho ngân hàng phương án sản xuất kinh doanh hoặc kế hoạch vay vốn như khi vay ngắn hạn. Nhìn chung, một dự án đầu tư thường bao gồm các nội dung chính sau: * Giới thiệu chung về khách hàng vay vốn và về dự án * Phân tích sự cần thiết phải đầu tư dự án * Phân tích sự khả thi về mặt tài chính của dự án * Phân tích các yếu tố kinh tế xã hội của dự án Để thấy được sự khả thi về tài chính của dự án, khách hàng phải nêu bật được những căn cứ như sau: * Phân tích và đánh giá tình hình nhu cầu thị trường và giá cả tiêu thụ để làm căn cứ dự báo doanh thu từ dự án. * Phân tích và đánh giá tình hình thị trường và giá cả chi phí để làm căn cứ dự báo chi phí đầu tư ban đầu và chi phí trong suốt quá trình hoạt động của dự án. * Phân tích và dự báo dòng tiền ròng thu được từ dự án. * Phân tích và dự báo chi phí huy động vốn cho dự án. * Xác định các chỉ tiêu(NPV, IRR,PP) dùng để đánh giá và quyết định sự khả thi về tài chính của dự án. * Nếu dự án lớn và phức tạp cần có thêm các phân tích về rủi ro thực hiện dự án như phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng. 3. Thẩm định dự án đầu tư: Trước khi xem xét và quyết định cho vay hay không, ngân hàng cần thẩm định lại dự án đầu tư do khách hàng lập. Cần chú ý thẩm định ở đây là thẩm định của nhân viên tín dụng đứng trên góc độ ngân hàng chứ không phải thẩm định trên góc độ của doanh nghiệp. Việc thẩm định này cực kỳ quan trọng. Một mặt, nó cung cấp thông tin cho lãnh đạo ngân hàng có thể quyết định cho vay hay từ chối cho vay. Mặt khác, nó giúp ngân hàng phân tích, tiên lượng và quản lý rủi ro tín dụng sau khi cho vay. 4. Các phương thức cho vay trung và dài hạn: Dựa vào mục tiêu vay, ngân hàng có thể cho khách hàng vay vốn dài hạn để đầu tư mua sắm tài sản cố định như máy móc thiết bị hoặc cho khách hàng vay vốn dài hạn đầu tư vào một dự án đầu tư. Cho nên về phương thức cho vay dài hạn có thể là: * Cho vay mua sắm máy móc thiết bị * Cho vay đầu tư dự án Chương II: Thực trạng cho vay và tình hình kinh tế của DN trong năm 2008. Hiện nay cả nước hiện có 349.309 doang nghiệp có đăng ký kinh doanh với số vốn lên đến 1.389.000 tỷ đồng( tương đương 84,1 tỷ USD), trong đó có tới hơn 95% là các doanh nghiệp đã đóng góp khoảng 26% GDP, tạo ra trên 70% việc làm. Ở các nước, doanh nghiệp là đối tượng khách hàng tiềm năng của các NHTM. Song ở Việt Nam, doanh nghiệp rất thiếu vốn, nhưng chỉ có 32,38% tiếp cận được. Vì thế, khu vực này đang gặp không ít khó khăn trong sản xuất – kinh doanh. * Do ảnh hưởng của lạm phát: Trong suốt những tháng đầu năm 2008, lạm phát liên tục tăng cao khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpbị đình trệ, do giá vật liệu, năng lượng, chi phí vận chuyển, chi phí nhân công, chi phí vốn tăng mạnh. Thực tiễn này buộc Chính phủ phải áp dụng hàng loạt các giải pháp kinh tế và hành chính để giảm đà tăng của chỉ số giá. * Khó khăn khi tiếp cận vốn ngân hàng: Mặc dù trong 2 tháng 10 và 11/2008, dấu hiệu của lạm phát đã được kiềm chế, NHNN liên tục giảm lãi suất cơ bản, điều chỉnh thời hạn trả nợ đối với những trường hợp gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan, thế nhưng DN vẫn khó khăn trong tiếp cận vốn. Theo ý kiến của một số NHTM cổ phần, thì có đến 74,4% DN gặp khó khăn về thủ tục và tài sản bảo đảm khi vay vốn, gần 30% gặp khó khăn về hạn mức và thẩm định giá Không ít DN không thể vượt qua được những trở ngại này, nhưng để có vốn để sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, họ đã phải vay vốn từ bên ngoài với lãi suất cao hơn nhiều so với vay vốn từ các định chế tín dụng chính thức. Gánh nặng “ kép” đè lên vai các doanh nghiệp: Khi lạm pháp tăng, để thực thi chính sách thắc chặt tiền tệ nhằm giảm lạm phát, các NHTM thường sử dụng song hành hai công cụ “ thắt chặt” đó là tăng lãi suất huy động nhằn hút tiền từ bên ngoài về NH, và giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng nhằm hạn chế cung tiền. Như vậy, hệ luỵ mà đối tượng DN phải gánh chịu cùng một lúc 2 khó khăn đó là: lãi suất vay NH ngày một cao và khó tiếp cận với những khoản vay mới. Thứ nhất khi lãi suất huy động của NH tăng cao, đồng nghĩa với lãi suất cho vay ra của NH đối với DN cũng tăng cao tương ứng. Như vậy, DN phải gánh thêm một khoản chi phí “ khổng lồ” mà nhẽ ra nếu nền kinh tế ổ định, lạm phát thấp thì DN không phải trả. Trong đó, nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho SXKD cũng đua nhau tăng giá do các doanh nghiệp cũng phải đi vay NH để nhập nguyên vật liệu với lãi suất cao. Khi lãi suất vay cao, chi phí cấu thành trong hàng hoá đó cũng tăng theo, làm giá thành nguyên vật liệu đội lên. Thứ hai: khi doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động SXKD trong giai đoạn này sẽ gặp phải rào cản kỹ thuật thứ hai đó là hạn chế tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Vì vậy các DN, kể cả những DN làm ăn tốt cũng khó tiếp cận với các khoản vay mới từ ngân hàng. Đặc biệt là các cá nhân và DN kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản và chứng khoán càng ít có cơ hội tiếp cận với nguồn tín dụng ngân hàng, vì đây là 2 đối tượng nằm trong diện kiểm soát và khống chế cho vay [...]... hết các ngân hàng đã vận động thuyết phục và thậm chí èp khách hàng nâng lãi suất cho các khoản vốn vay để giảm thiểu thiệt hại do chi phí d8ầu vào tăng cao Với tình hình hiện nay, kể cả các ngân hàng tuyên bố hạ lãi suất thì vấn đề họ thực sự giải ngân được là bao nhiêu, bao nhiêu doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi với lãi suất này Ngân hàng nhà nước cần phải đưa ra chính sách nâng lãi suất trên cơ sở... cũng thể hiện sự chia sẽ, động viên của nhà nước với người dân b Thông qua phương án sử dụng 17.000 tỷ đồng kích cầu đầu tư Nguồn vốn kích cầu đầu tư này được sử dụng chủ yếu bằng hình thức bù lãi suất khi doanh nghiệp vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh( các doanh nghiệp vay vốn lưu động để nhập khẩu hàng tiêu dùng chưa thiết yếu, vay kinh doanh chứng khoán, tài chính, ngân hàng, vay vốn để... dẫn, đào tạo cho DN Đồng thời bản thân các ngân hàngcũng cần cải cách các thủ tục cho vay theo hướng đơn giản hơn và tạo cơ hội cho các DN có triển vọng phát triển được tiếp cận vốn Ngoài ra, các ngân hàng cũng nên tạo ra một kênh để khuyến khíchcác DN tiếp cận được dịcg vụ cho thuế tài chính- Một dịch vụ khá phù hợp với các DN mà không cần thế chấp và thủ tục nhanh gọn * Về phía các doanh nghiệp: cần... nợ các hợp đồng tín dụng khác không được hưởng chính sách ưu đãi này) Theo đó, sẽ bù lãi suất 4% cho các khoản vay vốn lưu động theo tiêu chí nêu trên trong năm 2009 Đối tượng được vay là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế Đầu mối cho vay là các ngân hàng thương mại VN, thời điểm thực hiện bắt đầu ngay từ đầu năm 2009, thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 12 tháng Quyết định hỗ trợ các. .. nguồn vốn Tóm lại: đứng ở bất cứ góc độ nào của bất cứ loại hình doanh nghiệp nào trong nền kinh tế, cũng cho thấy, đều bị tổn hại bởi lãi suất gây ra Vì vậy, nếu các doanh nghiệp cùng bắt tay với ngân hàng trong cuộc chiến chống lạm phát, giữ nguyên tài khoản tiền gửi, ổn định lãi suất, ổn định g iá cả hàng hoá, thì chắc chắc các bên đều đỡ thiệt hại Đặc biệt đối với các doanh nghiệp, việc nêu cao tinh... cách tiêu dùng và tiết kiệm của người dân sau này Tuy nhiên, việc lãi suất tiền gửi cao kéo theo lãi suất cho vay cao cũng rất ảnh hưởng tới cá nhân và các doanh nghiệp Các cá nhân muốn vay mượn với số vốn nhỏ lẻ phục vụ cho những mục đích cá nhân, nhưng vì lãi sấut cao trong khi khả năng sinh lời thấp tạo ra tâm lý lo ngại đố i v ới các khảon vay có lãi suất cao Đối với doanh nghiệp cũng tương tự như... nợ Tóm lại :Doanh nghiệp và NH đều có hoàn cảnh và khó khăn riêng đòi hỏi cả NH và DN đều phải vượt qua Doanh nghiệp phải vươn lênđáp ứng được yêu cầu của NH, NH cũng cần có đánh giá cụ thể, giúp DN hoàn thiện những thủ tục để hai bên hỗ trợ lẫn nhau trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của cả ngân hàng và doanh nghiệp Chỉ khi đó DN mới tiếp cận được vốn NH và các NH m ới khai thác được thế mạnh của DN 4 Kiến... chính sách tỷ giá một cách nhịp nhàng, đúng lúc, đúng nơi thì chắc chắc những thiệt hại mà chúng ta phải gánh chịu hôm nay sẽ bớt đi rất nhiều 3 Giải pháp cho năm 2009: a Giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn: Rõ ràng vấn đề khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệpcần được nhìn từ nhiều góc độ, không chỉ từ 2 phía là doanh nghiệp và các NHTM Vì vậy, các giải pháp đưa ra không... xuất hàng tiêu dùng Một mặt g iữ nguyên lãi sấu cơ bản để tiếp tục kiềm chế lạm phát Mặt khác, việc tăng lãi suất cho tiền gửi dự trữ bắt buộc lên 8,5% sẽ hỗ trợ không nhỏ cho các NHTM g iảm chi phí đầu vào Đây là cơ sở để các NHTM giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua tình cảnh khó khăn hiện tại Nếu các chính sách kinh tế v ĩ mô có dự báo trước, kết hợp với quá trìnhthực thi các chính.. .của các NHTM Mặc dù trên thực tế, trong giai đoạn này, thị trường bất động sản và chứng khoán đã quay về với giá trị thực, thuận lợi cho quá trình kinh doanh đầu tư dài hạn nếu các doanh nghiệp được tiếp thêm vốn từ ngân hàng Thứ ba: Trong bối cảnh lạm phát, tỷ giá ngoại t ệ thường thay đổ i theo chiều hướng bất lợicho các hoạt động nhập khẩu tức ngoại t ệ tăng, dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp . các khoản cho vay có thời hạn cho vay đến 60 tháng. Cho vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên. Mục đích của cho vay trung và dài hạn là nhằm đầu từ v o tài. * Cho vay hợp vốn * Cho vay trả góp * Cho vay theo hạn mức thấu chi * Cho vay uỷ thác II. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp: 1. Xác định nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp: Trong. nghiệp thành cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn: - Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. - Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên

Ngày đăng: 24/04/2015, 21:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan