phương pháp quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp thôn bản

23 1.1K 4
phương pháp quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp thôn bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của mỗi quốc gia. Nó là điều kiện không thể thiếu trong mọi qúa trình phát triển. Vì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở không gian của mọi quá trình sản xuất, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng… Đất đai là điều kiện cần thiết để tồn tại và tái sản xuất. Do đó, đất đai phải được sử dụng một cách hợp lý, triệt để và có hiệu quả cao nhất. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay áp lực đối với đất đai càng lớn. Vấn đề này đang trở nên rất bức thiết đối với công tác quản lý đất đai. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đang rất quan tâm đến công tác quy hoạch sử dụng đất. Theo Luật đất đai năm 2003, quy hoạch sử dụng đất là 01 trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế kỹ thuật, pháp chế của nhà nước về sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, hiệu quả thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất, tổ chức sử dụng lao động và các tư liệu sản xuất có liên quan đến đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo điều kiện bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. Trong quy hoạch sử dụng đất thì quy hoạch cấp xã đóng vai trò quan trọng. Nó là cơ sở để lập và phân bổ đất cho các ngành, quy hoạch phân bổ đất đai theo lãnh thổ, bổ sung hoàn chỉnh cho quy hoạch sử dụng đất cấp trên. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất cấp xã nắm chắc quỹ đất hiện tại của xã, phân tích những hợp lý, bất hợp lý trong sử dụng đất. Từ đó dự tính phân bổ, quản lý sử dụng đất cho các mục đích một cách hợp lý, tiết kiệm để đạt được hiệu quả cao nhất. Quy hoạch sử dụng đất giúp xã xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm, làm cơ sở cho quản lý nhà nước về đất đai theo đúng quy định. Muổi Nọi là xã có diện tích nhỏ so với các xã khác trong huyện, nằm ở phía Tây Nam của huyện Thuận Châu, cách trung tâm huyện không xa. Nền kinh tế thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ, chưa 1 chuyên sâu vùng sản xuất hàng hóa, trồng cây chuyên canh tập trung. Đất đai trong xã đã được quy hoạch cho các mục đích sử dụng khác nhau nhưng chưa được sử dụng hợp lý, nhất là đối với quy hoạch sử dụng đất cho mục đích lâm nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm phần lớn trong tổng diện tích tự nhiên toàn xã 1.872,91 ha/2.927,1 ha, toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp đã được giao cho các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng. Nhưng thực tế còn rất nhiều diện tích đất lâm nghiệp chưa được đưa vào sử dụng, một số đã đưa vào sử dụng thì còn nhiều điều bất hợp lý nên gây khó khăn cho công tác quản lý và lập kế hoạch sử dụng. Chính vì vậy, ngoài việc quy hoạch tổng thể thì việc quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp chi tiết đến từng thôn bản cũng rất cần thiết. Nó sẽ góp phần đưa diện tích đất lâm nghiệp chưa được sử dụng và đang sử dụng được sử dụng một cách có hiệu quả. Nhất là phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp lại có sự tham gia của người dân ở địa phương, họ chính là những người sử dụng trực tiếp nên họ hiểu rõ được thực trạng, những khó khăn tồn tại, phân tích được các điều kiện và đưa ra giải pháp sử dụng đất tối ưu nhất cho chính mình. 2. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp thôn bản. - Xác định được khu vực trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, quản lý rừng dựa trên cơ sở cộng đồng (để thực hiện các hợp phần của dự án Phát triển lâm nghiệp),… phù hợp và đạt được sự thống nhất cao trong cộng đồng dân cư về kế hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trong tương lai. - Người dân địa phương tự thảo luận, đánh giá về cơ cấu cây trồng phù hợp với từng khu vực quy hoạch, xây dựng quy định, quy ước, hương ước để đảm bảo thực hiện hiệu quả phương án đã quy hoạch. - Lập kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn và hàng năm về quản lý và phát triển rừng cộng đồng trong suốt quá trình thực hiện dự án và cả sau khi dự án kết thúc. 3. Cơ sở pháp lý và phương pháp quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp thôn bản. 2 3.1. Cơ sở pháp lý lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp: - Căn cứ điều 17, 18 hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992. - Căn cứ điều 21 đến điều 30 Luật đất đai năm 2003 ngày 26 /11/ 2003. - Căn cứ Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. - Căn cứ quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/ 02/ 2007 của Bộ tài nguyên & Môi trường về việc ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. - Căn cứ thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/ 11/ 2009 của Bộ tài nguyên & Môi trường về việc Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Căn cứ thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/3/ 2010 của Bộ tài nguyên & Môi trường về định mức kinh tế kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Căn cứ vào quyết định số 2295/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch ba loại rừng của UBND tỉnh Sơn La. - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai huyện Thuận Châu đến năm 2010 và dự báo đến năm 2015. - Căn cứ vào hướng dẫn Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp thôn bản có sự tham gia của người dân đã được Ban quản lý các dự án lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt. 3.2. Phương pháp quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp thôn bản: Nguyên tắc: - Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. - Tôn trọng ý kiến và nguyện vọng của người dân, không áp đặt hay vận dụng máy móc khi quy hoạch. Quy hoạch dựa trên các hộ gia đình trong bản là nhân tố chính thức. - Có tính tổng hợp cao và dài hạn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 3 - Đảm bảo sử dụng đất lâm nghiệp có hiệu quả và bền vững. - Đảm bảo tính công bằng xã hội. - Tôn trọng tính lịch sử và xã hội, ổn định và kế thừa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước. Phương pháp: Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp thôn bản chính là phương pháp quy hoạch dựa trên cơ sở tiếp cận các nhu cầu của người sử dụng đất hay còn gọi là phương pháp quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân. Quá trình lập quy hoạch được lập từ dưới lên với sự tham gia của người dân. Trong quá trình lập quy hoạch, nhóm quy hoạch sử dụng các công cụ PRA (đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân) như họp dân, đắp sa bàn, xây dựng lát cắt, bảng biểu đánh giá nhu cầu nhằm thu hút sự tham gia của người dân. Trên cơ sở số liệu, các thông tin thu thập được tiến hành xây dựng bản đồ và viết phương án. Công tác Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp xã Muổi Nọi được tiến hành như sau: - Ban quản lý dự án phát triển lâm nghiệp huyện cùng với UBND xã Muổi Nọi tiến hành họp triển khai, sau đó khảo sát diện tích đất lâm nghiệp của các bản trên bản đồ và thực địa, đã lựa chọn được 06 bản đủ điều kiện tham gia dự án: Bản Sang, Sẳng, Lóng Phặng, Thán, Sàng, Co Cại. Từ đó cùng thống nhất xây dựng kế hoạch triển khai quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp tại các bản. - Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban quản lý dự án huyện, UBND xã, đoàn Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp gồm cán bộ hiện trường của dự án, cán bộ xã, phổ cập viên, lãnh đạo ban quản lý các bản và nhóm hỗ trợ (do dân tự bầu ra trong cuộc họp bản lần 1) đã tiến hành thu thập số liệu trong bản, đi thực tế và khoanh vẽ hiện trạng và quy hoạch vùng tham gia dự án, đi lát cắt, đắp sa bàn, đánh giá nhu cầu của bản, phân tích lựa chọn loài cây trồng,… Từ đó đánh giá, phân tích, đề xuất phương án Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp của bản, đồng thời xây dựng quy ước bảo vệ rừng thôn bản. Tất cả công việc này được báo cáo lại trong cuộc họp bản lần 2 để người dân trong bản tham gia đóng góp ý kiến và đề xuất những ý tưởng của mình phù hợp với đặc thù vùng dự án. Phương pháp 4 Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp dựa trên các số liệu do người dân thảo luận thống nhất, để họ có ý thức và trách nhiệm, tôn trọng quy ước được xây dựng, đồng thời đảm bảo được tiêu chí quản lý và phát triển bền vững tài nguyên rừng. - Từ kết quả Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp của các bản xây dựng lên phương án Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp của xã. Sau đó báo cáo tại cuộc họp xã nhằm để các thành viên trong xã tham gia ý kiến bổ sung để phương án được hoàn thiện hơn. PHẦN II: PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 1. Điều kiện tự nhiên. 1.1. Vị trí địa lý. Muổi Nọi là một trong những xã có diện tích nhỏ của huyện Thuận Châu, nằm ở phía Tây Nam cuả huyện, cách trung huyện lỵ không xa. - Phía Bắc giáp xã Bon Phặng và thành phố Sơn La. - Phía Nam giáp xã Bản Lầm và thành phố Sơn La. - Phía Đông giáp thành phố Sơn La. - Phía Tây giáp xã Nậm Lầu. Đường quốc lộ 6 chạy qua xã và chia xã làm hai phần, đồng thời là con đường trục xã. 1.2. Địa hình, địa mạo Xã Muổi Nọi có địa hình đặc trưng của các xã miền núi phía Bắc, dốc và chia cắt mạnh. Điển hình có các dãy núi chạy theo hướng tây Bắc - Đông Nam có độ cao trung bình nằm trong vùng 600 - 650 m so với mặt nước biển, xen kẽ giữa những dãy núi là những thung lũng, phiêng bãi, ruộng nước tương đối bằng phẳng có diện tích không lớn. 1.3. Khí hậu. Xã Muổi Nọi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi với hai mùa rõ rệt: - Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 5 - Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Muổi Nọi là xã đặc trưng cảu khí hậu vùng núi Tây Bắc, mùa đông lạnh, mùa hè rất nóng. - Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình trong năm là 22 0 C, mùa hè nhiệt độ trung bình từ 24 O C-27 O C, mùa đông nhiệt độ trung bình từ 16 O C-18 O C. Nhiệt độ tối cao trung bình là 30,6 O C vào tháng 5, nhiệt độ thấp nhất là 11 O C vào tháng 12. - Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.052 giờ/năm. Số giờ nắng trung bình mùa hè từ 6-7 giờ/ngày, mùa đông từ 4-5 giờ /ngày. Trung bình số giờ ngày nắng/tháng là 26 ngày. -Mưa: Lượng mưa bình quân là 1.371,8mm/năm với lượng mưa phân bố không đều ở các tháng trong năm. Mùa mưa kéo dài 5-6 tháng (từ tháng 4 - tháng 9), mưa tập trung vào tháng vào tháng 6,7,8 lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. - Độ ẩm và lượng bốc hơi: Độ ẩm trung bình năm là 80%, độ ẩm và lượng bốc hơi phụ thuộc vào từng thời điểm khác nhau trong năm, từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau là thời kỳ khô hạn lượng mưa ít,lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa nhiều lần, độ ẩm của tầng đất mặt rất thấp, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Mùa mưa lượng bốc hơi không đáng kể và độ ẩm tầng đất cao. - Gió bão: Hướng gió trên địa bàn xã là hướng Đông Bắc nhưng lại chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng (tháng 7) và gió lốc. - Sương muối: Thường xuất hiện mỗi năm vài đợt vào các tháng 12 và tháng 01 gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của huyện. Nhìn chung khí hậu thời tiết của xã Muổi Nọi mang đặc trưng của miền núi phía Tây Bắc thích hợp cho sự đa dạng về sinh học, phù hợp cho sự phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau: Cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực Và thích hợp cho chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Tuy nhiên yếu tố bất lợi do khí hậu đem lại cuãng có ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. 6 1.4. Thuỷ văn. Xã Muổi Nọi không có sông nên thủy văn xã chỉ là hệ thống mương, mó nước và suối là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất của xã. Do địa hình cao và chia cắt nên thủy văn xã chỉ là hệ thống suối và mương phân bố không đều, độ dốc lớn, mặt nước thấp hơn so với mặt đất canh tác và các điểm dân cư. Do vậy khả năng khai thác cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân còn hạn chế, đặc biệt vào mùa khô. 2. Điều kiện kinh tế - xã hội. 2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập. * Dân số và lao động. Toàn xã có bốn dân tộc anh em cùng chung sống là Kinh, Thái, Mường và Khơ Mú. Tổng số có 760 hộ với 3.497 nhân khẩu, trong đó có: 03 hộ dân tộc Mường, với 16 nhân khẩu chiếm 0,5 % ; dân tộc Khơ Mú 05 nhân khẩu, chiếm 0,1%; dân tộc Thái 3.012 nhân khẩu, chiếm 86,1%; dân tộc Kinh 464 nhân khẩu, chiếm 13,3%. Bình quân số người trên hộ là 4,6 người/hộ. Ngoài yếu tố tự nhiên, nguồn nhân lực là yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội của toàn xã. Có 1.778 lao động (trong đó lực lượng lao động nam là 889 người, nữ là 879 người). Vùng dự án (6/15 bản) gồm 314 hộ với 1.604 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Thái. Có 687 lao động, chiếm 39% lao động của toàn xã (trong đó lực lượng lao động nam là 360 người, nữ là 327 người). Ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, một số ít làm dịch vụ và nghề thủ công. * Việc làm và thu nhập. Đảng bộ và nhân dân xã Muổi Nọi đã nỗ lực trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, bình quân thu nhập đầu người là 3 triệu đồng/năm. Người dân xã Muổi Nọi sống chủ yếu bằng nghề nông, nhưng do điều kiện kinh tế mở, nên trong những năm gần đây, cuộc sống của người dân đã thay đổi hơn rất nhiều, theo hướng công nghiệp và dịch vụ. 7 2.2. Thực trạng phát triển các nghành kinh tế. Trong những năm gần đây nền kinh tế của xã Muổi Nọi đã có nhiều đổi mới, đời sống văn hoá - kinh tế - xã hội của nhân dân từng bước ổn định, có phần được cải thiện. Cơ sở hạ tầng, đường giao thông thuỷ lợi, trường học, trạm xá và các công trình văn hoá phúc lợi được xây mới, nâng cấp phục vụ cho phát triển kinh tế dân sinh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của của xã đạt 14.5%. * Sản xuất nông nghiệp. Trồng trọt: Cây trồng hàng năm chính của xã Muổi Nọi là cây lúa, ngô, sắn; Cây công nghiệp chủ yếu là cà phê. Ngoài ra còn các loại cây trồng khác trồng trên diện tích nhỏ như cây bông, lạc, đỗ tương. Cây ăn quả lâu năm là cây, mận, mơ, xoài được trồng trong khu dân cư diện tích nhỏ, không mang tính hàng hoá. - Diện tích trồng cà phê là 234,4 ha, năng suất bình quân đạt 8-10 tấn/ha. Diện tích lúa nước là 50,47 ha, năng suất bình quân đạt 4 tấn/ha; Diện tích trồng ngô xuân hè là 141,6 ha, năng suất bình quân đạt 05 tấn/ha; Diện tích trồng sắn là 48,5 ha, năng suất bình quân đạt 15 tấn/ha. Bình quân lương thực quy thóc là 500 kg/người/năm. - Ngoài ra, trong phát triển lâm nghiệp, diện tích đất lâm nghiệp được giao cho cộng đồng chủ yếu tập trung vào nhận khoán khoanh nuôi, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện còn. Trên địa bàn xã đã có dự án 327, 661 trồng rừng nhưng diện tích còn quá nhỏ so với tiềm năng đất lâm nghiệp. Chăn nuôi: Vật nuôi ở đây chủ yếu là lợn, gia cầm, gia súc. Năm 2011 toàn xã ước có 1.885 con lợn, gia súc có 1.135 con, gia cầm khoảng 14.480 con. Tình hình chăn nuôi của xã đang ngày càng phát triển. * Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã phát triển chậm và ít nghành nghề mới chỉ có nghề xay xát. Trong những năm tới xã cần chú trọng đến phát triển một số nghành nghề tiểu thủ công nghiệp để tạo thêm công ăn viêc làm cho người trong xã. Với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường đã thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng nhu cầu giao lưu trao đổi hàng hoá, đã 8 hình thành chợ tại ngã 3 đường QL6 - đường vào trung tâm xã. Tuy nhiên hình thức tổc chức khai thác các loại hình thương mại - dịch vụ trên địa bàn xã chưa thật phong phú mới chỉ là các cửa hàng bán tạp hoá nhỏ lẻ,. cơ sở vật chất chưa được đầu tư đúng mức vì vậy trong quá trình khai thác hiệu quả đạt chưa cao. 2.3. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. * Giao thông. Toàn xã hiện có 22,77ha đất sử dụng vào mục đích giao thông, chiếm 0,78% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp chính quyền và các ban ngành hữu quan khác, hệ thống giao thông của xã đã được cải tạo nâng cấp và cứng hóa, đặc biệt xã có đường Quốc lộ 6 chạy qua tạo nên mạng lưới giao thông đồng bộ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại và vận chyển hàng hóa của người dân. Có một tuyến đường liên xã, xe ô tô đến được trung tâm xã và đi sang được xã Bản Lầm. Hiện tại tuyến đường đang được sửa chữa và nâng cấp thành đường dải nhựa. Từ trung tâm xã đến các bản đều có đường xe máy. Tuy vậy, chất lượng đường còn kém, đường đất mùa mưa các phương tiện cơ giới rất khó khăn trong việc đi lại. * Thuỷ lợi. Thủy lợi là yếu tố vô cùng quan trọng phát triển nông nghiệp đã và đang cải thiện từng bước nâng cao hiệu quả đầu tư, hiện xã có một đập đất, trên 50% kênh mương đã được kiên cố hóa. Tuy nhiên các công trình thủy lợi phần lớn vẫn là tạm thời, chưa được xây dựng đồng bộ, quy mô nhỏ, một số chưa được kiên cố hóa nên hầu hết đã xuống cấp, khả năng giữ nước trong mùa khô rất khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất và tưới ẩm cho cây trồng đặc biệt là các loại cây hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả … * Giáo dục và đào tạo. Các cấp học được củng cố và phát triển khá, được đào tạo theo hướng chuyển hóa, tăng cường cơ sở vật chất trường lớp học. Năm 2010 - 2011 tuyên 9 truyền, vận động được 98% số em trong độ tuổi đi học đến trường, chất lượng dạy và học được nâng lên. - Trường mầm non: Tổng số học sinh: 232. Số điểm trường: 04. - Trường tiểu học: Tổng số học sinh: 306. Số điểm trường: 02. - Trường trung học cơ sở: Tổng số học sinh: 156. Số điểm trường: 01. Về cơ sở vật chất nói chung cả 3 trường còn lại nhiều khó khăn, nhà cửa xuống cấp, trang thiết bị để phục vụ cho việc dậy và học chưa đáp ứng được nhu cầu. Tuy gặp nhiều khó khăn thiếu về cơ sở vật chất nhưng các thầy, cô giáo đã có nhiều cố gắng tạo mọi điều kiện để đảm bảo có chất lượng dậy và học, các thầy cô giáo luôn quan tâm phối kết hợp với các ban ngành của xã và các bậc phụ huynh cùng trao đổi để hoàn thành cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo. * Vấn đề y tế. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhân dân, công tác khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, không để phát sinh thành dịch. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm các công trình vệ sinh trên địa bàn toàn xã. Công tác tuyên truyền phòng chống ma túy, phòng chống HIV/AIDS được tích cực thực hiện. Mạng lưới y tế xã được củng cố và phát triển, Trạm xá xã đã có 4 giường bệnh, đội ngũ cán bộ y tế được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng. Toàn xã có 01 bác sỹ, 2 y sĩ, 01 nữ hộ sinh và có 15 y tế bản. Chương trình dân số KHHGĐ được triển khai thực hiện đạt hiệu quả, đã đưa dụng cụ thiết yếu phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe sinh sản trong 15 bản. Toàn xã có 88% số người tham gia bảo hiểm y tế. * Văn hoá. Xã đã làm tốt công tác giáo dục thanh niên bảo vệ chăm sóc giáo dục thiếu niên, nhi đồng, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá. Giáo dục truyền thống đạo đức tốt đẹp, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, ngăn chặn việc truyền bá văn hoá đồi trụy, bài trừ mê tín, hủ tục, chống các tệ nạn xã hội và những biểu hiện không lành mạnh trong đời sống xã hội ở địa phương. 10 [...]... nhiên đất đai trên địa bàn xã là đất feralit nâu đỏ khá thuận lợi cho phát triển các cây lương thực và các cây công nghiệp (đặc biệt là cây cà phê) Có nguồn lao động rồi dào, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thuỷ lợi đang được đầu tư nâng cấp và làm mới 17 PHẦN III: QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP 1 Tổng hợp kết quả quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp Qua quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất. .. gia dự án phát triển lâm nghiệp - KfW7 theo quy trình của dự án (Tiến hành trồng rừng mới) 1.2 Nhu cầu sử dụng đất của người dân: Đoàn quy hoạch đã hướng dẫn người dân trong bản tự phân tích nhu cầu sử dụng các loại đất tại địa phương mình Bằng phương pháp so sánh cặp đôi, chấm điểm, kết quả thu được dưới bảng sau: Bảng: Nhu cầu sử dụng đất và thứ tự ưu tiên Stt Nhu cầu sử dụng đất Thứ tự ưu tiên 1... Chủ yếu nuôi cá phục vụ sinh hoạt trong gia đình * Đất phi nông nghiệp Tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 92,63 ha chiếm 3,16% tổng diện tích tự nhiên Đất phi nông nghiệp chủ yếu là đất ở và đất sử dụng cho mục đích công cộng như đường xá, trường học, * Đất chưa sử dụng Diện tích đất chưa sử dụng là chủ yếu là đất đã được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp và chưa có rừng (873,42 ha), chiếm 30% 3.2.2... năng sử dụng đất phi nông nghiệp Việc sử dụng đất ở trong khu dân cư phải được sử dụng theo quy hoạch Hiện tại đất phi nông nghiệp còn hạn chế, để đáp ứng được nhu cầu về sau này cần phải được mở rộng (từ quỹ đất dành cho nông nghiệp) * Khả năng sử dụng đất vào mục đích thương mại, dịch vụ Thương mại là ngành đóng vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, ... trường đất là không nhỏ Nhất là đối với và những khu vực canh tác nương rẫy; những diện tích đất lâm nghiệp chưa được sử dụng, phần lớn còn trống trọc nên không đảm bảo được chức năng phòng hộ, đất bị xói mòn, rửa trôi… 3.2.6 Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất, nguyên nhân chính, giải pháp khắc phục, những kinh nghiệm về sử dụng đất tại địa phương Sử dụng đất không đúng mục đích, và sử dụng chưa... thực hiện các văn bản, quy phạm phát luật về đất đai do các cấp có thẩm quy n ban hành như: Các văn bản, hướng dẫn kiểm kê đất đai, hướng dẫn lập hồ sơ địa chính, văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 181/CP, thông tư 19/2009/TT-BTNMT, văn bản về thanh tra, kiểm tra đất đai do UBND huyện chỉ đạo… 11 - Công tác điều tra và quy hoạch sử dụng đất: Xã đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006... đưa vào sử dụng, diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng có hiệu quả tương đối cao Tuy nhiên, việc khai thác sử dụng đất nông nghiệp vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng đất đai vốn có của xã, diện tích đất lâm nghiệp còn chưa được đưa vào sử dụng còn quá nhiều Trong thời gian tới vẫn còn có thể tăng thêm diện tích thâm canh, tăng vụ, 15 mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp, cây lâm nghiệp lấy... Hiệu quả sử dụng đất Dù vẫn có những điểm chưa hợp lý trong quản lý và sử dụng đất nhưng hiệu quả sử dụng đất của xã Muổi Nọi là tương đối cao Bộ mặt kinh tế văn hoá xã hội của xã đang ngày một thay đổi theo chiều hướng tích cực 3.2.5 Những tác động đến môi trường đất trong quá trình sử dụng đất Bên mặt những mặt tích cực nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất thì ảnh hưởng của việc sử dụng đất không... quả đất đai…là những tồn tại cơ bản trong sử dụng đất của xã Muổi Nọi mà nguyên nhân chính là do công tác quản lý đất đai chưa chặt chẽ, chưa tuân thủ sử dụng theo đúng quy hoạch, kế hoạch đề ra Giải pháp cho những tồn tại này là: đào tao, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ địa chính, thực hiện quản lý đất đai theo đúng quy định của pháp luật đất đai theo Luật đất đai năm 2003 Hầu hết quỹ đất. .. xử lý các trường hợp lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích - Thực hiện nhiệm vụ thống kê, kiểm kê đất đai theo đúng hiện trạng sử dụng đất Thực hiện thu đủ, thu đúng đối với các khoản thu liên quan tới đất đai theo đúng quy định của pháp luật - Quản lý chặt chẽ việc mua bán chuyển nhượng quy n sử dụng đất và giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất - Phối hợp với phòng thanh . thúc. 3. Cơ sở pháp lý và phương pháp quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp thôn bản. 2 3.1. Cơ sở pháp lý lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp: - Căn cứ điều 17, 18 hiến pháp nước CHXHCN. pháp: Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp thôn bản chính là phương pháp quy hoạch dựa trên cơ sở tiếp cận các nhu cầu của người sử dụng đất hay còn gọi là phương pháp quy hoạch sử dụng đất có sự tham. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp thôn bản có sự tham gia của người dân đã được Ban quản lý các dự án lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt. 3.2. Phương pháp quy hoạch sử dụng đất lâm

Ngày đăng: 24/04/2015, 07:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan