Nguồn tài nguyên biển trong chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

21 675 4
Nguồn tài nguyên biển trong chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguồn tài nguyên biển trong chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

NGUỒN TÀI NGUYÊN BIỂN TRONG "CHIẾN LƯỢC BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020" MỞ ĐẦU "Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư BCHTW Đảng Khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" đã nêu rõ Mục tiêu "Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học&công nghệ, tăng cường cũng cố quốc phòng, an ninh, làm cho đất nước giàu mạnh từ biển, bảo vệ môi trường biển. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước .". Tài liệu sau đây giới thiệu khái quát về tầm quan trọng của nguồn tài nguyên biển và đại dương đối với nhân loại, kinh nghiệm một số nước trong việc xây dựng phát triển kinh tế biển. Khái quát nguồn tài nguyên biển của nước ta, phân tích những mặt hạn chế và những lợi thế để lý giải tính khả thi trong việc triển khai thực hiện “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Xin trân trọng giới thiệu để các Đ/c tham khảo. I. BIN V AI DNG I VI NHN LOI Bin v i dung th gii l mt kho ti nguyờn sinh vt t nhiờn vụ cựng to ln, vi din tớch khong 360 triu km2, chim 71% din tớch b mt Trỏi t. Theo cỏc nh dinh dơng hc quc t phõn tớch thỡ sn phm bin l loi thc phm Anbumin cao, cha m thp, cú cụng nng b nóo, tng tui th, phũng cha nhiu bnh v m bo v p cho con ngơi. Bin v i dng cha khong 1,5 t km3 nc, bng 97,3% ton b lng nc ca hnh tinh. Theo tớnh toỏn ca cỏc nh khoa hc, trong lũng bin v i dng th gii cú khong 180.000 loi thc vt v 20.000 loi ng vt, trong ú ó phỏt hin hn 400 loi cỏ v hn 100 loi hi sn cú giỏ tr kinh t cao (cú ti liu cụng b: trong th gii i dng cú 26.000 t tn ti nguyờn sinh vt, cú khong 50 vn loi ng vt sng trong bin v ven b; 1,35 triu loi thc vt). Ngoi ra cũn cú khong 260 loi chim sng gn bú vi bin v i dng. c tớnh sc sn xut nguyờn khai ca bin v i dng khong 500 t tn sinh khi/nm, trong ú sn lng cỏ bin c tớnh khong 600 triu tn/nm. Hin nay, sn lng khai thỏc hi sn ca th gii mi t trờn 100 triu tn/nm. Nh vy, bin v i dng cũn tim nng rt ln m con ngi cha khai thỏc n. V ti nguyờn khoỏng sn, trong bin v i dng cha ng gn nh tt c cỏc loi khoỏng sn ó c phỏt hin trờn t lin, trong ú nhiu loi ó c khai thỏc nh du m, khớ thiờn nhiờn, than, st, cỏt, silic, thic, inmenit, rutin . c bit du khớ v cỏc kt cui st-mngan, cỏc m sunfit a kim khng l di ỏy bin v i dng c coi l khoỏng sn quan trng nht. V tr lng, theo s liu thm dũ di ỏy bin cú khong 25-30 t tn du, khong 14-15 ngn t m3 khớ thiờn nhiờn, chim 26% tng tr lng du m v 23% tr lng khớ thiờn nhiờn ca ton th gii. Tng tr lng kt cui st-mangan trờn b mt cỏc ỏy i dng c tớnh lờn ti 3.000 t tn, trong ú khu vc Thỏi Bỡnh Dung c t khong trờn 1.700 t tn, trong ú cha khong 207 t tn st, khong 43 t tn nhụm, khong 10 t tn titan, 1,3 t tn chỡ . Ngoi ra cũn cú cỏc m sunfit a kim nm dc theo cỏc dói nỳi ngm gia i dng cng l nhng m kim loi khng l cha ti 11% ng; 0,8% km v cỏc cht bc, chỡ, molipden, thic . Trong lũng bin cũn cha ng mt ngun nng lung tỏi to khng l, ú l ngun nng lng thy triu, nng lng súng, nng lng dũng chy, nng lng nhit bin . Theo ỏnh giỏ ca cỏc chuyờn gia nng lng quc t, hng nm bin v i dng cú th cung cp cho nhõn loi hng chc t MW in nng, trong ú nng lng thy triu c t 1 t MW, nng lng súng khong 2-3 t MW, nng lng do chờnh lnh nhit nc bin c t 2 t MW, nng lng do chờnh lch mn nc bin khong 2,6 t MW v nng lng hi lu khong 5 t MW . Vi tim nng to ln ca bin v i dng nờn t nhiu thp k nay ó cú trờn 100 nc v lónh th tham gia thm dũ, khai thỏc ngun li bin. Kinh nghim ca cỏc nc cho thy xõy dng cỏc ngnh kinh t bin mnh, trc ht cn xõy dng nhng cn c a ven b nh khu cụng nghip ch bin cỏc loi sản phẩm hải sản, khu công nghiệp cảng, khu công nghiệp hải dương học, khu công nghiệp du lịch, khu công nghiệp khai thác khoáng sản biển, khu công nghiệp phục vụ các loại dịch vụ biển . Các nước như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc . đều đi theo con đường đó nên các vùng duyên hải của họ đã trở thành các vùng phát triển nhất của nền kinh tế. Một số nước và vùng lãnh thổ nhỏ như Singapo, Ha-oai, Hồng Công (Trung Quốc) . tuy tài nguyên nghèo nàn nhưng họ đã dựa vào ưu thế của biển để phát triển mạnh các dịch vụ như cảng biển, không gian biển, du lịch biển . và đã đạt được những thành tựu kinh tế biển to lớn. Quan sát các hoạt động khai thác tài nguyên biển của các quốc gia có biển đều cho thấy ”Để đạt được hiệu quả kinh tế cao” họ đều “Phải sử dụng công nghệ cao” trong hàng loạt các hoạt động thăm dò và khai thác biển như: Công nghệ khai thác năng lượng biển; Công nghệ thăm dò và khai thác hải sản xa bờ; Công nghệ sinh vật biển, nghiên cứu chủ yếu để tạo ra các giống nuôi trồng mới ưu việt, các giống có tính đột phá để đẩy mạnh quá trình nuôi sản phẩm biển; Công nghệ khai thác các loại dược phẩm, nghiên cứu vai trò tính tự nhiên của sinh vật biển, từ trong các sinh vật biển rút ra những kháng khuẩn, các chất độc kháng bệnh, kháng khối u, kháng già hoá, tạo nên những dược phẩm mới và thực phẩm dưỡng sinh tốt; Công nghệ thăm dò khai thác tài nguyên khoáng sản đáy biển, nhất là công nghệ khai thác dầu khí, công nghệ khai thác kim loại đáy biển; Công nghệ tổng hợp tài nguyên biển, trong đó có công nghệ làm nhạt nước biển, công nghệ tách, rút các nguyên tố: K, Br, Li, U từ nước biển; Công nghệ thăm dò môi trường biển để tăng khả năng dự báo về môi trường biển, đề phòng thiên tai, tăng năng lực bảo vệ môi trường biển… Tóm lại, các nước trên thế giới đều chú trọng hướng vào xây dựng và phát triển các ngành kinh tế biển chủ yếu, đó là: Phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong khảo sát, điều tra, thăm dò tài nguyên biển và đại dương; Khai thác và chế biến hải sản; Thăm dò và khai thác dầu khí; Thăm dò và khai thác khoáng sản biển; Du lịch biển; Dịch vụ cảng biển và không gian biển; Công nghiệp tầu thuỷ và vận tải biển… Đồng thời chú trọng đến khả năng dự báo, phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường biển. II. BIỂN ĐÔNG Biển Đông là cửa ngõ thông ra thế giới, là "mặt tiền", là nhân tố đảm bảo lợi thế địa - chiến lược trọng yếu của nước ta, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Biển Đông là một biển lớn nửa kín, được bao quanh bởi lục địa phía Tây và các đảo, quần đảo ở phía Đông. Theo Văn phòng Thủy đạc Quốc tế, ranh giới phía Bắc của Biển Đông là đường thẳng nối điểm cực Bắc của lãnh thổ Đài Loan và bờ biển lục địa Trung Quốc, ranh giới phía Nam nằm giữa các đảo Sumatra và Kalimanta. Biển Đông được bao bọc bới các nước: Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Brunây, Malaixia, Thái Lan, Cămpuchia, Singapo và lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông có diện tích 3.447.000 km2, chiều dài khoảng 1.620 hải lý, chiều rộng, nơi rộng nhất khoảng 459 hải lý, độ sâu trung bình 1.140 m. Biển Đông được bao bọc bởi hệ thống các đảo, quần đảo nên tạo ra các eo biển nối liền với các biển, đại dương xung quanh và có những eo biển ở vị trí hết sức quan trọng như: • Eo biển lãnh thổ Đài Loan nối liền Biển Đông với biển Trung Quốc, biển Nhật Bản trước khi thông ra Thái Bình Dương. Eo biển này có chiều dài 200 hải lý, chiều rộng khoảng 100 hải lý, độ sâu từ 40m đến 70m, vận tốc dòng chảy 3-5 hải lý/giờ. • Eo biển Singapo nối Biển Đông với eo biển Malacca, có chiều dài 60 hải lý, chiều rộng 2,5-10 hải lý, độ sâu từ 22m đến 157m, biên độ thuỷ triều từ 3m đến 3,5m, vận tốc dòng chảy 0,4-1,4 hải lý/giờ. • Eo biển Malacca nối liền Singapo với Ấn Độ Dương, có chiều dài 430 hải lý, chiều rộng 20-150 hải lý, độ sâu từ 25m đến 151m, biên độ thuỷ triều từ 2,5m đến 5m. Xung quanh Biển Đông có nhiều Vịnh quan trọng như Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Thái Lan, Vịnh Cam Ranh, Vịnh Xubích, Vịnh Manila ., trong đó có 2 Vịnh lớn là Vịnh Bắc Bộ (có diện tích khoảng 130.000 km2), Vịnh Thái Lan (có diện tích khoảng 210.000 km2). Trong khu vực Biển Đông có những cảng quan trọng như Manila (Philippin), Singapo (Singapo), Hải Phòng và Sài Gòn (Việt Nam), Trạm Giang và Hồng Kông (Trung Quốc), Cao Hùng (Đài Loan), Kelang và Pinang (Malaixia), trong đó cảng Singapo và cảng Hồng Kông vào loại cảng lớn và hiện đại. Cảng Hồng Kông có chiều dài 9km, độ sâu là 12,1m, có khả năng tiếp nhận 35 tầu cùng một lúc, lưu lượng hàng hoá vận chuyển qua cảng hàng năm là 20 triệu tấn. Cảng Singapo lớn nhất Đông Nam Á, đứng thứ tư thế giới, có chiều dài 7 km, độ sâu 14m, có khả năng tiếp nhận 30 tàu cùng một lúc, lưu lượng hàng vận chuyển trên 60 triệu tấn/năm. Gần đây cảng Singapo đã được nâng cấp và trở thành cảng Container lớn thứ hai thế giới, ước tính 85% tầu đi qua eo biển Singapo đều cập cảng để tiếp dầu, sửa chữa, thay thế thuyền viên. Biển Đông nằm án ngữ trên các tuyến đường hàng hải, hàng không huyết mạch của thế giới, thông thương giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, giữa châu Âu, châu Phi, Trung cận Đông với các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Trong tổng số 10 tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới hiện nay, có tới 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông, đó là: - Tuyến đường biển từ Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Xuy-ê, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, đến bờ Đông Bắc Mỹ và vùng Caribe. - Tuyến đường biển từ Đông Á đến Ôxtrâylia, New Zealand . - Tuyến đường biển Bắc Thái Bình Dương: Từ Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam Á. - Tuyến đường biển từ Đông Á đi qua kênh đào Panama đến bờ Đông Bắc Mỹ và vùng Caribe. - Tuyến đường biển từ Trung Đông đến Đông Á, Ôxtrâylia và New Zealand. Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, Biển Đông là con đường biển nhộn nhịp vào loại thứ 2 trên thế giới (sau Địa Trung Hải), trung bình mỗi ngày có từ 250-300 tầu biển các loại đi qua lại trên Biển Đông, trong đó có hơn 50% tầu trọng tải trên 5.000 tấn và khoảng 15% tầu biển cỡ lớn có trọng tải trên 30.000 tấn. Nhiều nước trong khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan, Singapo . phụ thuộc rất lớn vào con đường biển này. Theo đánh giá, hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu (từ Trung Đông và Đông Nam Á) và khoảng 45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển trên các tuyến đường biển qua Biển Đông. Trung Quốc cũng coi Biển Đông là địa bàn chiến lược trong thương mại quốc tế, khoảng 60% khối lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu của nước này được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông. Đối với Mỹ, tuy nằm cách Biển Đông nửa vòng Trái đất nhưng vẫn coi Biển Đông là con đường chiến lược của mình đi từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương đến Trung Đông. III. BIỂN VIỆT NAM Vùng biển Việt Nam có lợi thế là nằm ngay trên một số tuyến hàng hải chính của quốc tế qua Biển Đông, trong đó có tuyến hàng hải đi qua eo biển Malasca và Singapo, là một trong những tuyến đường biển có số tầu qua lại nhiều nhất trên thế giới. Mặt khác, bờ biển nước ta rất gần các tuyến đường hàng hải đó (nơi gần nhất chỉ cách khoảng 100 hải lý) nên rất thuận lợi trong việc phát triển thương mại quốc tế. Bờ biển nước ta có chiều dài trên 3.620 km, vùng bờ biển được bao bọc bởi hệ thống đảo ven bờ, gồm trên 2.773 đảo lớn, nhỏ, tạo nên đới chuyển tiếp giữa đất liền và biển. Căn cứ vào Công ước Quốc tế và Luật Biển năm 1982, Nhà nước ta đã công bố đường cơ sở để từ đó tính lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Theo đó, diện tích vùng biển Việt Nam bao gồm: Nội thủy, lãnh hải 226.000 km2 và vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2. Có thể nhận thấy rõ rằng vùng biển và dải ven biển nước ta có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, Nghị quyết quan trọng về biển và dải ven biển: Ngày 5/06/1993, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 03 NQ/TW đề cập đến việc phát triển kinh tế biển, đã nêu rõ "Vị trí và đặc điểm địa lý của nước ta cùng với bối cảnh phức tạp trong khu vực vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về kinh tế biển". Chỉ thị 20 CT/TW ngày 22/09/1997 của Bộ Chính trị khẳng định: "Vùng biển, hải đảo và ven biển nước ta là địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng và môi trường sống; có nhiều lợi thế phát triển và là cửa ngõ lớn của nước ta để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu nhút đầu tư nước ngoài". Ngày 09 tháng 02 năm 2007, Hội nghị lần thứ Tư BCHTW (khóa X) đã ra Nghị quyết về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" (sau đây xin được gọi tắt là “Chiến lược biển”), Nghị quyết nêu rõ: "Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh". Trên cơ sở phân tích các kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học xác định các nguồn tài nguyên biển, đó là cơ sở, là tiền đề quan trọng để chúng ta tin tưởng rằng, nước ta có đầy đủ các điều kiện để phát triển toàn diện "Chiến lược biển": 1/ Tài nguyên khoáng sản biển và dải ven bờ Tài nguyên dầu khí: Nước ta nằm trong khu vực có tiềm năng dầu khí không nhỏ, tại vùng biển và thềm lục địa nước ta đã xác định được nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, trong đó các bể Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá là có triển vọng dầu khí và điều kiện khai thác thuận lợi nhất. Tổng trữ lượng dầu khí tiềm năng của toàn thềm lục địa của nước ta dự báo khoảng 2,5 - 3 tỷ tấn quy đổi (gồm khoảng 1 tỷ tấn dầu và khoảng 1.500 tỷ m3 khí). Tài nguyên khoáng sản dải ven bờ: Than đá, phân bố dọc theo ven biển Hòn Gai- Cẩm Phả và kéo dài ra các đảo. Trữ lượng than đá ven biển Quảng Ninh khoảng 3 tỷ tấn, cho phép khai thác hàng chục triệu tấn /năm. Tại đảo Kế Bào mới phát hiện mỏ than lớn với trữ lượng 120 triệu tấn. Than nâu, phân bố ở độ sâu từ 300-1.000 m thuộc Đồng bằng Sông Hồng và kéo dài ra biển với trữ lượng dự đoán hàng trăm tỷ tấn, đây là nguồn năng lượng dự trữ lớn của nước ta. Than bùn, phân bố rải rác dọc ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đã Nẵng, Cà Mau ., đặc biệt là tập trung lớn ở vùng U Minh, với trữ lượng trên 100 triệu tấn. Quặng sắt, tại dải ven biển nước ta đã phát hiện ra hàng chục mỏ và điểm quặng có quy mô khác nhau, trong đó quan trọng nhất là mỏ than Thạch Khê (Hà Tĩnh) có trữ lượng 580 triệu tấn, chiếm 65% trữ lượng sắt của cả nước, hàm lượng quặng đạt 60-65%, đảm bảo nguyên liệu cho cơ sở luyện kim quy mô lớn. Sa khoáng Titan, với trữ lượng dự đoán khoảng 13 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở các khu vực Bình Ngọc, Sầm Sơn, Kỳ Anh, Cát Khánh, Hàm Tân .Cát thủy tinh, trữ lượng ước tính hàng trăm tỷ tấn, các mỏ lớn như Vân Hải, Ba Đồn, Nam Ô, Thủy Triều, Hòn Gốm .hàm lượng SiO2 có mỏ đạt tới 99,8%, có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất các loại thủy tinh cao cấp và vật liệu khác. Các khoáng sản khác như đá vôi, đá xây dựng, đá ốp lát, cao lanh . phân bố ở khắp các địa phương ven biển. Đây cũng là nguồn nguyên liệu quan trọng phục vụ phát triển công nghiệp xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng có ý nghĩa lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các địa phương ven biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. 2/ Tài nguyên hải sản Nguồn lợi cá biển, theo thống kê chưa đầy đủ, tại vùng biển nước ta đã phát hiện được hơn 2.000 loài cá khác nhau, song chỉ có khoảng 130 loài có giá trị kinh tế, đặc biệt trong số đó có hơn 50 loài có giá trị kinh tế cao. Về thành phần loài, theo kết quả điều tra cho thấy, số loài cá nổi chiếm ưu thế (khoảng 73%), so với cá đáy và cá gần đáy (chỉ 27%); số loài mang tính chất sinh thái gần bờ 83,2%, số loài mang tính chất đại dương chỉ chiếm 16,8% tổng số loài. Về trữ lượng, cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra các kết quả đánh giá khác nhau, song nhìn chung đều cho rằng trữ lượng cá của vùng biển nước ta trên dưới 3 triệu tấn và khả năng khai thác hàng năm là từ 1,1 đến 1,4 triệu tấn. Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng (Bộ Thuỷ Sản cũ) đã đánh giá trữ lượng cá biển của nước ta khoảng 3,07 triệu tấn, trong đó cá đáy là 822, 8 ngàn tấn (chiếm 26,8%), cá nổi nhỏ là 1.740 ngàn tấn (chiếm 56,6%) và cá nổi đại dương là 510 ngàn tấn (chiếm 16,6%). Khả năng khai thác tối đa hàng năm là 1,43 triệu tấn, trong đó cá đáy là 329,1 ngàn tấn (chiếm 23,1%), cá nổi nhỏ là 867,5 ngàn tấn (60,8%) và cá nổi đại dương là 230 ngàn tấn (16,1%). Khả năng khai thác lớn nhất là khu vực có độ sâu từ 21m đến 50 m, chiếm 53% tổng khai thác toàn vùng biển, khai thác ở khu vực có độ sâu từ 51 m đến 100 m chiếm 24% và khu vực ven bờ có độ sâu từ 20 m nước trở vào chỉ chiếm 18%. Khả năng khai thác trên từng vùng biển như sau: - Vùng biển Vịnh Bắc Bộ: 256.092 tấn, chiếm 17,9%. - Vùng biển Trung Bộ: 298.998 tấn, chiếm 21%. - Vùng biển Đông Nam Bộ: 415.952 tấn, chiếm 29,2%. - Vùng biển Tây Nam Bộ: 233.075 tấn, chiếm 15,6%. - Vùng gò nổi, cá nổi đại dương: 232.500 tấn, chiếm 16,3%. Hiện nay, chúng ta đã xác định được 15 bãi cá tập trung lớn, trong đó có 12 bãi cá ở khu vực gần bờ và 3 bãi cá ở các gò nổi ngoài khơi. Đó là những khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nghề cá ở nước ta. Nguồn lợi hải sản khác Ngoài các loài cá, vùng biển và dải ven bờ nước ta còn có các loài hải sản khác khá phong phú, đặc biệt là: - Tôm, có giá trị kinh tế cao, tiềm năng khai thác lớn. Tôm ở khu vực biển nước ta, nhất là dải ven bờ rất đa dạng, gồm 75 loài, thuộc 6 họ tôm: Tôm he, tôm hùm, tôm rồng, tôm gai, tôm vỗ và moi biển, trong đó tôm he chiếm vị trí cao nhất về số loài (60 loài) và giá trị xuất khẩu. Tôm phân bố rộng khắp ở các khu vực gần bờ từ Quảng Ninh đến Cà Mau, Kiên Giang. Các khu vực tập trung chính là ven biển Quảng Ninh-Hải Phòng, Cửa La Bạt, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, đặc biệt là ven biển Nam Bộ từ Vũng Tàu đến Rạch Giá. Theo kết quả đánh giá của Viện Nghiên cứu Hải sản, trữ lượng tôm biển nước ta có khoảng 52,6 - 58,1 ngàn tấn, khả năng khai thác hàng năm khoảng 30 ngàn tấn, trong đó khai thác ở độ sâu dưới 30 m chiếm 36,5% và ở độ sâu trên 30 m chiếm 63,5%. - Mực, cũng chính là đối tượng khai thác và xuất khẩu chính của biển. ở vùng biển nước ta, mực có tới 25 loài, trong đó mực ống và mực nang là 2 loài có sản lượng và giá trị kinh tế cao nhất. Mực phân bố rộng, hầu như khắp vùng biển từ Bắc vào Nam, nhưng tập trung nhiều nhất là ở vùng biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ, đặc biệt là từ Khánh Hòa đến Vũng Tầu. Trữ lượng mực ước tính khoảng 123.200 tấn, hàng năm khai thác được khoảng 50.000 tấn, trong đó mực nang 25.655 tấn, mực ống 23.645 tấn. - Cua, yến sào, hải sâm, bào ngư, trai ngọc, sò huyết, rong biển . dự tính hàng năm khai thác được hàng trăm ngàn tấn. Các nguồn lợi khác ở biển và ven biển như nguồn năng lượng biển, các hóa chất từ nước biển và các khoáng sản dưới đáy biển (ngoài dầu khí) chưa có điều kiện điều tra nghiên cứu song sơ bộ cho thấy khá phong phú, đó là nguồn dự trữ nguyên liệu, năng lượng khá lớn, có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài của đất nước. 3/ Tài nguyên du lịch biển Các bãi biển: Dọc bờ biển nước ta có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ có khả năng khai thác sử dụng vào mục đích du lịch, nghỉ dưỡng. Trong đó có những bãi biển đẹp nổi tiếng như Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Văn Phong, Nha Trang, Ninh Chữ, Cà Ná, Mũi Né, Long Hải, Vũng Tàu, Hà Tiên . Trong số 125 bãi biển, có 20 bãi biển có chiều dài trên 10 km, có thể xây dựng thành các trung tâm du lịch biển lớn đạt quy mô và tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống đảo ven bờ: Theo thống kê, vùng biển nước ta có 2.773 đảo ven bờ, trong đó có 24 đảo có diện tích trên 10 km2, 3 đảo có diện tích trên 100 km2 (Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu). Cảnh quan thiên nhiên trên đảo hoang sơ, không khí trong lành, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới với tính đa dạng sinh học cao trên các đảo, các hệ sinh thái đặc sắc ở vùng nước quanh các đảo, cùng với các bãi tắm cát mịn, nước trong xanh là điều kiện rất thích hợp để phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch tham quan . Hệ hang động: Hang động là một dạng tài nguyên du lịch tự nhiên, có sức hút đặc biệt đối với du khách, bởi vì ngoài cảnh quan đẹp quyến rũ, phần lớn các hang động đều gắn liền với các truyền thuyết hấp dẫn hoặc các sự tích lịch sử trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam như hang Thiên Cung, Đầu Gỗ, Bồ Nâu, Sửng Sốt, Trinh Nữ, Con Cóc .(Vịnh Hạ Long-Bái Tử Long), động Hà Sen, động Cao Vọng (đảo Cát Bà), hang Bích Động (Ninh Bình), hang Từ Thức (Thanh Hóa), động Lam Châu (Hà Tĩnh), động Phong Nha (Quảng Bình-Động Phong Nha có chiều dài 7.730m là một kỳ quan tuyệt đẹp được mệnh danh là "Phong Nha đệ nhất động"), hang Hòn Đất (Kiên Giang) . sẽ là những điểm du lịch lý tưởng đối với khách trong nước và quốc tế. Tài nguyên sinh thái: Tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú của biển và dải ven biển, trong đó có các hệ sinh thái đặc thù, các khu rừng nguyên sinh, các khu bảo tồn tự nhiên . Có tới 11 Vườn Quốc gia nằm ở dải ven biển, trong đó có 5 Vườn Quốc gia biển - đảo (Cát Bà, Bái Tử Long, Hòn Mun, Côn Đảo, Phú Quốc), 6 Vườn Quốc gia trên đất liền ven biển là Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế), Bến En (Thanh Hóa), Cúc Phương (Ninh Bình), Pù Mát (Nghệ An), Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình), U Minh Thượng (Kiên Giang), các khu bảo tồn thiên nhiên như Yên Tử (Quảng Ninh), Xuân Thủy (Nam Định), Bán đảo Sơn Trà và Bà Nà (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Bình Châu-Phước Bửu (Bà Rịa - Vũng Tàu), các sân chim ở Cà Mau . có giá trị rất lớn cho hoạt động du lịch. Nước khoáng: Nước khoáng cũng là dạng tài nguyên phục vụ du lịch quan trọng ở dải ven bờ: - Nước khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh - giải khát, chữa bệnh), - Nước khoáng Tiên Lãng (Hải Phòng - chữa bệnh), - Nước khoáng Kênh Gà (Ninh Bình - giải khát), - Nước khoáng Bản Khang (Quỳ hợp, Nghệ An - giải khát), - Nước khoáng Bang (Lệ Thủy, Quảng Bình- giải khát), - Nước khoáng Tân Lâm (Quảng Trị - giải khát), - Nước khoáng Mỹ An và Thanh Tân (Huế- giải khát), - Nước khoáng Phú Ninh (Đà Nẵng - giải khát), - Nước khoáng Hội Vân (Bình Định - giải khát, chữa chệnh), - Nước khoáng Đảnh Thạnh (Khánh Hòa - giải khát, chữa bệnh), - Nước khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận - giải khát, chữa bệnh), - Nước khoáng Bình Châu (Bà Rịa -Vũng Tàu- chữa bệnh), - Nước khoáng Tri Tôn (Kiên Giang - giải khát), Tài nguyên du lịch văn hóa Trên lãnh thổ nước ta, có gần 40.000 di tích lịch sử-văn hóa các loại, trong đó có hơn 2.500 di tích đã được xếp hạng. Riêng dải ven bờ biển có khoảng hơn 1.000 di tích được xếp hạng, chủ yếu là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Nhiều di tích không những có giá trị về lịch sử mà còn là những kiệt tác kiến trúc nghệ thuật có giá trị văn hóa cao như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, đền Nguyễn Bính, chùa Vẽ, Cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, bảo tàng Hải Dương học, tháp Chàm Pônaga, Thích ca Phật Đài. Cùng với các di tích, các Lễ hội truyền thống của dải ven bờ biển có tới 35 trong số trên 100 lễ hội tiêu biểu của cả nước, với quy mô và tính đặc sắc khác nhau như Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), Lễ hội Phủ Giày (Nam Định), Lễ hội Trường Yên (Ninh Bình), Lễ hội Katê (Ninh Thuận), Lễ hội Nghinh Ông (Bà Rịa-Vũng Tàu), Lễ hội đua Ghe Ngo (Sóc Trăng). Các Làng nghề, cũng là đối tượng được nhiều nước quan tâm khai thác phục vụ du lịch, ở nước ta có nhiều làng nghề thủ công truyền thống, có lịch sử phát triển lâu đời ở dải ven biển như: - Chạm khắc đá ở Ninh Bình, Thanh Hóa và Ngũ Hoành Sơn. - Đúc đồng ở Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế. - Nghề mộc ở Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam . - Nghề dệt ở Quảng Nam, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, . [...]... 5 Biển và dải ven biển nước ta có điều kiện tự nhiên và khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên bị bão lụt nên gây thiệt hại rất lớn đến việc sản xuất, kinh doanh các ngành kinh tế biển và đời sống cư dân ven biển Bên cạnh đó môi trường biển ngày càng bị ô nhiểm nặng V NHỮNG KHUYẾN NGHỊ TRONG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN "CHIẾN LƯỢC BIỂN" Dựa trên cơ cở phân tích bối cảnh quốc tế, khu vực, các nguồn tài nguyên biển. .. phần vận tải của Đội tàu biển Quốc gia",T/c Hàng Hải, số 6/2007, tr 15-16 5 Anh Thư, "Chúng ta biết quá ít về biển bạc", T/c Biển, số 11/2006, tr.9 6 Trần Đại Nghĩa, "Vị trí chiến lược của Biển Đông", T/c Biển, số 4/2007 tr 5-7 7 Nguyễn Hồng Thao, Tổng quan về tài nguyên và môi trường biển, Số 6/2001 8 Nguyễn Đức Phương, "Biển trong tâm thức của cộng đồng cư dân người Việt" , T/c Biển, số 12/2006,tr 32-35... những thông tin hàm chứa trong truyền thuyết chính là lời nhắc nhở của các bậc tiền nhân người Việt về ý nghĩa sống còn của biển đối với dân tộc Trong tư duy thời hiện đại cho thấy, hàng loạt các quốc gia có biển đều nhất loạt hướng về biển, coi biển là lối thoát trên bước đường phát triển đi lên Việt Nam cũng đang trong dòng chảy hướng ra biển thăm dò và khai thác nguồn lợi biển, vì vậy, cần "Đẩy mạnh... bờ biển Để bảo vệ môi trường biển, cụ thể là chất lượng nước biển, tài nguyên sinh học, hệ sinh thái, đa dạng sinh học biển rất cần thiết: • • • • • Bảo vệ môi trường phải tiến hành đồng bộ trên cả 3 mặt : nước, không khí và đất, việc khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển theo cách tiếp cận quản lý tổng hợp Bảo vệ môi trường biển phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế biển, ... Minh Lai TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Ngô Doãn Vịnh, "Cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế-xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất các Mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm", KC.09.11, 2004 2 Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Điều tra cơ bản và nghiên cứu ứng dụng công nghệ biển với Chiến luợc phát triển kinh tế biển" , KC.09, 2003 3 Trần Kỳ Hình, " Hướng tới thực hiện Chiến lược biển Việt Nam" , T/c... biển có giá trị về lý luận và thực tiễn, các nguồn tài nguyên biển và dải ven biển được xác định là khá phóng phú và đa dạng, đó chính là cơ sở quan trọng để nước ta thực hiện thành công Chiến lược biển 3 Những thành tựu của công cuộc đổi mới trong hơn 20 năm, nền kinh tế nước ta vẫn giữ ở mức tăng trưởng cao, bước đầu đã có tích lũy, tình hình chính trị xã hội ổn định; Quốc phòng, an ninh trên biển. .. dưới 600m (phía Nam) , thảm thực vật độ cao trên 600m (phân bố chủ yếu từ Đèo Hải Vân trở vào) 6/ Nguồn nhân lực ven biển Theo số liệu thống kê, dân số trong độ tuổi lao động của dải ven biển (năm 2003) có khoảng 14 triệu người, chiếm 54% dân số toàn vùng ven biển Trung bình mỗi năm, nguồn nhân lực ven biển tăng 2,5-2,8% Về cơ cấu lao động theo độ tuổi cho thấy, phần lớn lao động ven biển thuộc loại... biển nước ta, hàng năm có 2 kỳ lũ, đó là lũ tiểu mãn và lũ chính vụ Ngập lụt là do lũ gây ra thường ở ven biển Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và vùng châu thổ Sông Cửu Long Hàng năm thường xẩy ra 2-3 trận lũ gây ngập lụt ở các đồng bằng ven biển, thậm chí có năm lên tới 6-7 trận lũ Tại ven biển Trung Bộ hình thành 5 tiểu vùng sinh lũ khác nhau trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12, trong. .. và dải ven bờ, những lợi thế và cơ hội phát triển của đất nước trong vòng 15 năm tới, có thể nghiên cứu thực hiện Chiến lược biển theo các hướng: 1 Nhà nước cần đầu tư xây dựng mạnh tiềm lực khoa học và công nghệ biển, trước mắt là công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản có tính đồng bộ, tính toàn diện nguồn tài nguyên biển, môi trường biển nước ta để có đầy đủ số liệu, luận cứ khoa học nhằm phục vụ... động trong vùng ở độ tuổi dưới 45, trong đó nhóm từ tuổi 15-24 chiếm 28,3%, nhóm từ 25-35 chiếm 24%, nhóm còn lại là từ 36-45 tuổi Lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ trọng cao là một lợi thế lớn của dải ven biển trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong tương lai Sự phân bố nguồn nhân lực ven biển không đồng đều: Ven biển Bắc Bộ chiếm 34,4%; ven biển Trung Bộ chiếm 35%; còn lại là các khu vực ven biển . NGUỒN TÀI NGUYÊN BIỂN TRONG "CHIẾN LƯỢC BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020& quot; . 02 năm 2007, Hội nghị lần thứ Tư BCHTW (khóa X) đã ra Nghị quyết về " ;Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020& quot; (sau đây xin được gọi tắt là “Chiến

Ngày đăng: 05/04/2013, 08:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan