Quản lý đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay

129 387 1
Quản lý đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Hình 1.2: Mối quan hệ giữa thông tin với các chức năng trong chu trình QL 15 1.2.1.3. Các nguyên tắc quản lý 15 2.1.3.Về chất lượng đội ngũ giáo viên hiện tại 42 CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT STT KÍ HIỆU CHÚ THÍCH 1 BGH Ban giám hiệu 2 BDGĐT Bộ giáo dục và Đào tạo 3 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 4 KT- ĐG Kiểm tra đánh giá 5 ĐNGV Đảm bảo chất lượng 6 NCKH Nghiên cứu khoa học 7 GV Giáo viên 9 BGH Ban giám hiệu 10 XD Xây dựng 11 QL Quản lý 12 KT Kiểm tra 13 CNTT Công nghệ thông tin 14 TBDH Thiết bị dạy học 15 THPT Trung học phổ thông 16 THCS Trung học cơ sở 17 QLGD Quản lý giáo dục 18 PPDH Phương pháp dạy học 19 CB,NV Cán bô, nhân viên 20 UBND Uỷ ban nhân dân DANH MỤC SƠ ĐỒ Hình 1.2: Mối quan hệ giữa thông tin với các chức năng trong chu trình QL 15 1.2.1.3. Các nguyên tắc quản lý 15 2.1.3.Về chất lượng đội ngũ giáo viên hiện tại 42 DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 1.2: Mối quan hệ giữa thông tin với các chức năng trong chu trình QL 15 1.2.1.3. Các nguyên tắc quản lý 15 2.1.3.Về chất lượng đội ngũ giáo viên hiện tại 42 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Như chúng ta đã biết, ngày nay phát triển giáo dục được nhận thức như là con đường quan trọng nhất để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đầu tư cho phát triển giáo dục chính là đầu tư cho phát triển bền vững, một loại đầu tư mà hiện nay tất cả các quốc gia đều quan tâm nhất. Hiện nay, thế giới đang có những biến động phức tạp về kinh tế, chính trị văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ… Đất nước ta đang bước trên con đường hội nhập quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Trong hoàn cảnh nền kinh tế thế giới suy thoái, tác động nhiều mặt của nền kinh tế thị trường, hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam đang có một số bất cập cần phải đổi mới. Để khắc phục những khó khăn đó, chúng ta phải củng cố và phát triển giáo dục, tiếp tục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hoàn thiện và phát triển nhân cách, tạo ra sức mạnh tinh thần mới của dân tộc. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 của nước ta đưa ra ba đột phá chiến lược trong đó chiến lược thứ hai là:“Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”[17]; Ngày 13 tháng 6 năm 2012, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020” với mục tiêu tổng quát “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”[10]; 1 Những năm qua nền giáo dục nước ta đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ đắc lực cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển rộng khắp các tỉnh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội, chúng ta đã xây dựng một đội ngũ giáo viên ngày càng đông đảo, có phẩm chất tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng đáp ứng phần nào nhu cầu học tập của toàn xã hội, từ đó trình độ dân trí được nâng cao và nguồn nhân lực có chất lượng cao được tăng lên. Công tác quản lý giáo dục đã có nhiều chuyển biến, tạo đà cho sự thay đổi về chất của toàn bộ hệ thống giáo dục. Những thành tựu của giáo dục đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, và giữ vững an ninh chính trị của đất nước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của công cuộc đổi mới căn bản toàn diện của giáo dục Việt Nam, đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập, những đánh giá của Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI “Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.” [18]; Do đó, việc xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên là một trong những yêu cầu bức thiết hiện nay. Ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà Giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010" đã đưa ra giải pháp: "Xây dựng chuẩn giáo viên các cấp, bậc học; xây dựng, hoàn thiện nội dung, quy trình, phương thức bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng nâng chuẩn cho các nhà giáo". Ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT. Nhằm giúp giáo viên tự đánh giá năng lực nghề nghiệp (dạy học và giáo dục) và giúp các cấp quản lý có cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hàng năm, phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, 2 bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học. Đồng thời, chuẩn nghề nghiệp là cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học, nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên trung học. Thực tế, trường THPT Trưng Vương tỉnh Hưng Yên qua 14 năm xây dựng và phát triển, đến nay đã có sự ổn định về cơ sở vật chất, đội ngũ, nền nếp dạy và học. Nhà trường được sự tín nhiệm của địa phương, của ngành, được đầu tư cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như con người. Đội ngũ lãnh đạo nhà trường luôn yêu nghề, năng động và sáng tạo trong quản lý điều hành đơn vị đã đảm bảo cho nhà trường luôn phát triển đi lên đáp ứng được yêu cầu hiện tại. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ giáo viên của trường THPT Trưng Vương chưa đủ về số lượng, cơ cấu chưa đồng bộ, một số giáo viên còn chưa có kĩ năng giáo dục, chậm trong đổi mới phương pháp, chưa tích cực tiếp cận các công nghệ, quy trình dạy học hiện đại. Công tác đánh giá, phân loại, xếp loại đội ngũ chưa thực sự khoa học đôi lúc còn cả nể mang nặng cảm tính. Vì vậy, quản lí đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành giáo dục nói chung và nhu cầu phát triển của giáo dục THPT nói riêng. Quản lí đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân giáo viên, học sinh. Mặc dù nghiên cứu vấn đề quản lý ĐNGV trong nhà trường theo chuẩn nghề nghiệp không phải là mới, đã được một số tác giả làm công tác giáo dục đã đề cập, nhưng trong từng giai đoạn với từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của các cơ sở đào tạo, việc vận dụng lý luận và các biện pháp quản lý có khác nhau. Do vậy, việc đánh giá đúng và tìm ra các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV các trường THPT nói chung và trường THPT Trưng Vương, tỉnh Hưng Yên theo Chuẩn nghề nghiệp là rất quan trọng và cấp thiết. Với những lý do trên nên tác giả chọn đề tài: “Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT Trưng Vương, tỉnh Hưng Yên theo Chuẩn nghề nghiệp” 3 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng đội ngũ giáo viên tại trường THPT Trưng Vương tỉnh Hưng Yên, từ đó đề xuất biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông theo Chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý đội ngũ giáo viên ở trường THPT Trưng Vương 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT theo Chuẩn nghề nghiệp. 4. Giả thuyết khoa học Việc quản lý đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên Trường THPT Trưng Vương đã được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau và đã mang lại những kết quả nâng cao chất lượng đội ngũ từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. Song có những biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp thiết thực, khả thi thì sẽ góp phần quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên đồng bộ, khoa học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn ở các trường trung học phổ thông. - Nghiên cứu thực trạng quản lý giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp trong trường THPT Trưng Vương. - Đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp và khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp phát triển đã đề ra. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở trường THPT Trưng Vương từ năm 2010 đến nay. 4 Giới hạn chủ thể quản lý các biện pháp: Hiệu trưởng các trường THPT, ngoài ra có thể là Lãnh đạo Sở giáo dục và Đào tạo hoặc phó hiệu trưởng, nếu biện pháp đề xuất gắn trực tiếp với trách nhiệm cụ thể. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu tài liệu, phân tích, khái quát hóa, so sánh, tổng hợp các thông tin, tư liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu, cụ thể: - Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về quản lý giáo dục. - Các văn bản pháp quy như: Chỉ thị, thông tư, quy chế, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên. - Kinh nghiệm thực tế của các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà quản lý giáo dục đề cập tới những vấn đề chung của quản lý giáo viên. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên trong trường THPT Trưng Vương. 7.2.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Xem xét và so sánh kinh nghiệm đánh giá giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp. Qua đó rút ra kinh nghiệm thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu. 7.2.3 Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi về thực trạng quản lý giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. 7.3 Phương pháp bổ trợ khác: sử dụng một số công thức toán học để phân tích, xử lý các số liệu thu thập trong quá trình hoàn thành sáng kiến . 8. Đóng góp mới của đề tài Làm sáng tỏ hơn các khái niệm cơ bản, phát hiện thực trạng công tác quản lý đội ngũ GV ở trường THPT Trưng Vương, tỉnh Hưng Yên. Đề xuất biện pháp quản lý đội ngũ GV ở trường THPT Trưng Vương, tỉnh Hưng Yên theo Chuẩn nghề nghiệp. Đồng thời góp phần vào việc phổ biến kinh nghiệm quản lý đội ngũ GV trong các trường THPT trong tỉnh. 5 9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu khoa học Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp Chương 2 : Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên ở trường THPT Trưng Vương theo Chuẩn nghề nghiệp Chương 3: Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên ở trường THPT Trưng Vương theo Chuẩn nghề nghiệp 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong bất kì giai đoạn nào, dù ở hoàn cảnh nào Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người. Trong toàn bộ di sản tư tưởng giáo dục của Người, vấn đề cơ bản nhất là vấn đề xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục. Người đã dạy:“ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Lời dạy của Bác đã trở thành thông điệp cốt lõi của chiến lược phát triển giáo dục, chiến lược phát triển con người của đất nước. Từ năm 1945, ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, Bác Hồ đã quan tâm xây dựng một nền giáo dục toàn dân, chỉ đạo xây dựng đội ngũ GV phục vụ sự nghiệp giáo dục. Người chỉ rõ: “vấn đề then chốt, quyết định chất lượng giáo dục là phải xây dựng được một đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”[35] Bác Hồ rất coi trọng vấn đề bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Người chỉ rõ: “Về cách học, phải lấy tự học làm cốt” và “các thầy cô giáo phải là kiểu mẫu về mọi mặt, tư tưởng, đạo đức, lối làm việc”. Trước lúc đi xa, Bác Hồ kính yêu đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân bản “Di chúc" lịch sử, gởi gắm cho chúng ta và các thế hệ mai sau. Trong “Di chúc", Bác dặn: “Đầu tiên là công việc đối với con người" “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Theo Người, thế hệ kế tục sự nghiệp sẽ là thế hệ quyết định sự thành công của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta. Trong bức thư cuối cùng của người gửi cho ngành giáo dục, sau những lời chúc mừng thăm hỏi Bác đã dạy: “Dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt… phải phấn đấu nâng cao chất lượng vǎn hoá và chuyên 7 [...]... nhau Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến một khía cạnh, đó là công tác quản lý đội ngũ giáo viên để tìm ra cơ chế quản lý thích hợp cho công tác quản lý giáo viên, mà trước hết là công tác quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường THPT Ngày nay, trong thời đại kinh tế tri thức, đội ngũ cán bộ có trình độ cao đóng vai trò hết sức quan trọng Chính vì thế, quản lý đội ngũ. .. Điều lệ Trường trung học, giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường Đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng của phát triển giáo dục - đào tạo, thông qua hoạt động giảng dạy - giáo dục và các hoạt động khác trong và ngoài nhà trường, đội ngũ giáo viên là người hằng ngày trực tiếp thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo của hệ thống giáo. .. triển đội ngũ gắn liền với những đặc trưng phát triển tổ chức nói chung và đặc trưng công tác cán bộ nói riêng 1.2.2.2 Đội ngũ giáo viên Khái niệm giáo viên đã được định nghĩa trong Điều 70- Luật Giáo dục: "Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên" [23]... về quản lý đội ngũ giáo viên như trên, và theo nghiên cứu của Fred C Lunenburg và Allan C Ornstein (Mỹ) trong quá trình quản lý nhà trường, chúng ta có thể chỉ ra các bước trong quá trình quản lý đội ngũ giáo viên: Hoạch định nguồn nhân lực, tuyển chọn, lựa chọn và sử dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá thực hiện và đãi ngộ Theo Luật Viên chức, giáo viên trong các trường công lập được gọi là viên. .. 1.4 Quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp 1.4.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về vai trò và tác dụng của Chuẩn nghề nghiệp trong xây dựng và phát triển đội ngũ Cần làm cho mỗi cán bộ, giáo viên thấy rõ được vai trò và tác dụng của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Đây là công cụ quản lý nhưng đồng thời là một “chuẩn mực” để mọi giáo viên. .. Tuyển mộ giáo viên là một tiến trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn làm giáo viên tại các 24 trường phổ thông Hiện nay, việc tuyển mộ giáo viên được thực hiện theo hướng: Tuyển giáo viên tốt nghiệp từ các trường đại học Có rất nhiều phương pháp tuyển mộ giáo viên từ bên ngoài như: Qua thông tin quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng: Thông báo... nghiệp vụ 2 Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học 3 Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học 4 Làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên trung học; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác 1.3.2.3... yếu tố đó thì nhà trường không thể đạt hiệu quả hoạt động dù cho đã lựa chọn đúng và phát triển được một đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ và năng lực cao Trong bối cảnh hiện nay, thách thức lớn nhất trong lĩnh vực này là làm sao để cải thiện chế độ tiền lương, tạo ra các điều kiện sống và làm việc trong một môi trường tốt cho giáo viên Quá trình quản lý đội ngũ giáo viên ở nhà trường được minh hoạ... của giáo viên Từ đó yêu cầu đội ngũ giáo viên phải tự nâng cao trình độ lên ngang tầm với yêu cầu đổi mới giáo dục, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Theo Virgil Rowland: Đội ngũ giáo viên là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ nắm vững tri thức và hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào và có khả năng cống hiến toàn bộ tài năng và sức lực của họ cho giáo dục" Đội ngũ giáo viên. .. động quản lý Nó trả lời câu hỏi: ai quản lý ? 12 Khách thể quản lý: là đối tượng tiếp nhận các tác động quản lý Khách thể quản lý có thể là người (trả lời câu hỏi: quản lý ai?), là vật (trả lời câu hỏi: quản lý cái gì?) hoặc sự việc (trả lời câu hỏi: quản lý việc gì?) Mục tiêu quản lý là quỹ đạo đặt ra cho các đối tượng và chủ thể, chính mục tiêu là căn cứ cho chủ thể tạo ra các tác động quản lý Nói . pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT theo Chuẩn nghề nghiệp. 4. Giả thuyết khoa học Việc quản lý đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên Trường THPT Trưng Vương đã được thực hiện. khoa học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn ở các trường trung học phổ thông. - Nghiên cứu thực trạng quản lý giáo viên. chung và chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý đội ngũ giáo viên ở trường THPT Trưng

Ngày đăng: 23/04/2015, 22:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hình 1.2: Mối quan hệ giữa thông tin với các chức năng trong chu trình QL

  • 1.2.1.3. Các nguyên tắc quản lý

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan