tiểu luận đai học sư phạm Chất liệu Sơn mài

37 4.4K 14
tiểu luận đai học sư phạm  Chất liệu Sơn mài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Sơn mài Việt Nam, một nét đẹp truyền thống của người Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm, nhờ chất sơn keo dính và bóng sâu thẳm đã tạo nên một nét đẹp mang tính bản sắc truyền thống mà bất cứ người Việt Nam nào cũng có quyền tự hào với vẻ đẹp lộng lẫy của ánh vàng son, óng ánh của trai trứng, sâu thẳm của những sắc đỏ tươi và xanh thẳm dưới lớp sơn cánh dán vàng trong, ở đó chứa đựng những gì vang lên âm thanh của ngàn xưa vọng lại bắt nhịp vào cuộc sống ngày nay. Cùng với thời gian sự tiếp thu những vốn quí nghề sơn của cha ông để lại, được lớp lớp các nghệ nhân, hoạ sỹ đem đến cho sơn mài không chỉ là những sản phẩm mỹ nghệ, mà còn những khả năng biểu cảm không kém gì các chất liệu khác của hội hoạ và có phần độc đáo hơn, bởi chất liệu sơn ta không chỉ bền chắc mà còn đẹp - một nét đẹp thầm kín nhưng cũng vô cùng lộng lẫy, sâu thẳm nhưng cũng rất rực rỡ và trang trọng. Để tới ngày nay bảng màu sơn mài càng phong phú hơn về phong cách thể hiện, cũng như nhiều chất liệu mới được tìm ra trong quá trình lao động sáng tác nghệ thuật của các nghệ nhân và hoạ sỹ. Cho tới hôm nay, sơn mài Việt Nam nói chung có một vị trí danh dự và trên thực tế nghệ thuật sơn mài không những không bị phôi phai mà vẫn giữ được cốt cách, đặc thù vốn có và từng bước chuyển mình mang được tính thời đại. Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, nghệ thuật sơn mài ngày càng phát huy hơn thế mạnh của chất liệu truyền thống, nhưng không bị lạc lõng giữa nhu cầu cuộc sống đương đại, những hoà sắc lung linh ý nhị, là chất liệu quí chắc, óng ả, trong trẻo, rạng rỡ sâu thẳm có sức ngân, sức rung, sức vọng theo 2 chiều sâu của các tác phẩm mỹ thuật, hay của các sản phẩm được đem vào cuộc sống được thể hiện một cách hài hòa trong không gian sống hiện đại, đưa đến sự hợp lý, không lỗi thời trong xu hướng thị hiếu hiện đại. Khả năng biểu hiện của nghệ thuật sơn mài trong cuộc sống người Việt từ xưa tới nay vô cùng phong phú và đa dạng. Ông cha ta cũng đã đưa nghệ thuật sơn vào với cuộc sống từ việc dùng sơn trang trí đồ thờ, những bức tượng thờ, hoành phi, câu đối mang nhiều ý nghĩa dọc theo hai bên cột bàn thờ, những của võng đẹp, các loại kiệu làng, ngai thờ, và rất nhiều đồ dùng chất liệu sơn ta. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “ Chất liệu Sơn mài” làm đề tài tiểu luận của mình. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Sơn mài là một chất liệu vô cùng độc đáo, nó mang phong cách đặc trưng cho tâm hồn của con người Việt Nam. Chính vì vậy em muốn nghiên cứu về đề tài: “Chất liệu sơn mài ’’ nhằm trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về chất liệu. Hơn nữa cũng mong muốn đưa lại cho mọi người cái nhìn cụ thể hơn về kỹ thuật sử dụng chất liệu cũng như các khâu đoạn để làm nên một bức tranh không những có giá trị lớn lao về mặt vật chất mà còn mang một giá trị không thể phù nhận về mặt tinh thần. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đối tượng được đưa ra nghiên cứu trong tiểu luận của em đó là chất liệu Sơn mài những họa sĩ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho thể loại chất liệu Sơn mài trong những ngày đầu thành lập trường Cao Đẳng Mĩ Thuật Đông Dương cùng những tác phẩm tiêu biểu của họ. 3 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp phân tích tài liệu. - Phương pháp so sánh đối chiếu. PHẦN NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM: Sơn mài được coi là một trong các chất liệu hội họa ở Việt Nam. Đây là sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) thủ công truyền thống của Việt Nam thành kỹ thuật sơn mài riêng. Tuy nhiên, từ dùng để gọi sơn mài thường được hiểu sang các đồ dùng sơn mỹ nghệ của Nhật, Trung Quốc. Xin lưu ý, kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ công sơn mỹ nghệ và tranh sơn mài Việt Nam. Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai, v.v. vẽ trên nền vóc màu đen. Đầu thập niên 1930, những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, v.v. và đặc biệt đưa kỹ thuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn. Sau cùng là đánh bóng tranh. Người ta thường lưu ý rằng sơn mài có những điểm "ngược đời": muốn lớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao. Muốn nhìn thấy tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình. 4 II. VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẤT LIỆU SƠN MÀI: 1. Lịch sử phát triển sơn mài trên thế giới: Ở Trung Quốc, khi khai quật những ngôi mộ đời Tây Chu(1075-770 trước Công nguyên) đã phát hiện ra những đò sơn có hai màu son và đen. Ngoài ra, họ còn có kĩ thuật khảm đá, pha lê hoặc ốc. Theo cố họa sĩ Hoang Tích CHù trong bài viết về lịch sử phát triển của chất liệu sơn mài ở các nước Châu Á và Châu Âu thì Trung Quốc là nước đầu tiên khám phá ra sơn và phát minh ra kĩ thuật làm sơn. Với Nhật Bản, kĩ thuật sơn truyền thống có khoảng 500 năm trước Công nguyên. Ngoài ra ở một số nước Châu á khác như Ấn Độ… cũng có nghề sơn mĩ nghệ phát triển. 2. Lịch sử phát triển sơn mài ở Việt Nam: Trong lịch sử dân tộc, nghề sơn xuất hiện khá sớm. Cư dân Việt cổ từ khoảng 2.500 năm trước đã tìm thấy cây sơn mọc hoang dã và đã biết cách sử dụng nhựa cây để trám thuyền hay dùng để phủ lên các vật dụng khác nhằm tăng độ bền chắc cho vật dụng. Trong quá trình phát triển, có thể nói, nghề sơn hầu như luôn song hành với nghề tạc tượng, các chạm khắc trang trí trong các công trình kiến trúc. Vì vậy, suốt thời kỳ phong kiến Đại Việt, nghề sơn khá hoàn hảo. Khắp các xứ Đông, Nam, Đoài, Bắc, đâu đâu cũng có nghề sơn. Xứ Đông có làng Hà Cầu (Đồng Minh, Vĩnh Bảo, Hải Phòng) nổi tiếng bởi hai nghề sơn và tạc tượng; Xứ Bắc có Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) nổi danh nhờ độc quyền chất sơn then bóng mịn không đâu bằng; Vùng Sơn Nam Hạ có làng sơn quang Cát Đằng (nay thuộc ý Yên, Nam Định); Vùng Hà Tây (thuộc xứ Đoài xưa) có mật độ các làng nghề sơn khá dầy đặc: Chuyên Mĩ, Bối Khê, Bình Vọng, Hạ Thái, Văn Giáp 5 Tranh sơn mài của những nghệ nhân xưa thường được vẽ trực tiếp hoặc gián tiếp lên gỗ (nhưng không có công đoạn mài) với các mảng màu được vẽ riêng rẽ. Ngoài kỹ thuật pha chế nhựa sơn mầu và nước sơn, sở trường vẽ và sáng tác các mẫu trang trí hoa văn có thể nói là rất điêu luyện đi kèm với kỹ thuật chạm trổ, đắp sơn. Nếu chia theo đề tài, ta có thể thấy có mấy dạng tranh sơn cổ như sau: Tranh nằm trong kết cấu kiến trúc cổ bao gồm tranh trần thiết (có ở chùa Dâu, chùa Mía, đình Chèm ), tranh cửa (có ở đình Chèm, chùa Vĩnh Phúc ), bích họa có bộ tranh Nhị thập tứ hiếu ở lăng Đồng Khánh Ngoài ra, còn có một số bức vẽ nằm ở dạng khác như vẽ trên ván nong, cốn hay trong khám thờ Thực chất mà nói, nó chưa hẳn là tranh mà là những cấu kiện nằm trong kiến trúc, chỉ là những mô-típ, đồ án hoa văn trang trí; Dạng tranh sơn cổ thứ hai chính là tranh thờ, chủ yếu là tranh chân dung và tranh nhân vật, dân gian quen gọi là tranh Thần, có thể được vẽ đơn chiếc hay theo bộ; Cuối cùng, không thể không kể đến thể loại tranh liên hoàn, bao gồm các dạng tranh có nội dung khuyến giáo, ngâm vịnh hoặc kể chuyện. Đặc tính của loại tranh này là tính liên hoàn có kế tục, thường được vẽ dưới dạng “Nhất thư nhất họa”, đậm nét mô tả. Về lịch sử tranh sơn mài, từ xa xưa, người Việt đã biết dùng loại sơn đặc biệt này để trang hoàng tại các đền chùa, miếu mạo, cung đình, nhưng theo họa sĩ Đằng Giao, loại sơn này đã được chính thức đi vào nghệ thuật nước nhà kể từ khi lớp nghệ sĩ đầu tiên của Việt Nam được đào tạo từ trường Mỹ Thuật Đông Dương đã đưa sơn mài vào những sáng tác nghệ thuật của họ. Từ lúc khởi đầu đến khi hoàn tất được một bức tranh sơn mài đòi hỏi rất nhiều công phu, có những bức phải mất cả nửa năm trời mới xong. Khi nói đến nghệ thuật thì chắc chắn là phải có sáng tạo, nhưng ngay cả dến kỹ thuật của tranh sơn mài, người nghệ sĩ cũng phải tự tìm tòi và sáng tạo rất nhiều, 6 giả tỉ như màu trắng trong tranh sơn mài phải tạo từ vỏ trứng gà hay trứng vịt chẳng hạn. Sự hấp dẫn của chất liệu độc đáo, vừa bền lại vừa có vẻ đẹp lộng lẫy vàng sơn này đã thu hút các họa sĩ Việt Nam ra công nghiên cứu tìm tòi, khai thác mọi khả năng biểu hiện của chất liệu sơn cổ truyền để áp dụng vào trong nghệ thuật tạo hình hiện đại. Công cuộc cách tân trong nghệ thuật sơn mài gắn liền với sự ra đời của trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương (nay là trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội). Thực chất, giai đoạn mới mở trường (1925-1930) chính là giai đoạn đầu tiên đánh dấu quá trình khám phá chất liệu sơn dầu châu Âu như một điểm tham chiếu cho sự phát triển các loại hình, chất liệu á Đông. Riêng về hội họa sơn mài, trên bình diện lịch sử, Claude Mahoudot cũng đã có những lời nhận định khá chính xác: “Trường Mỹ thuật Hà Nội bắt đầu hoạt động từ năm 1926. Khoá đầu tốt nghiệp năm 1931. Mười lăm năm trong cuộc sống nghệ thuật của một nước có ý nghĩa gì? Tuy nhiên, công việc làm được rất lớn. Một giáo sư, Inguimberty, đã thực sự tạo ra được một phong trào hội họa, và đã đưa cái gọi là “sơn ta” vào phục vụ các họa sĩ. Chất sơn sau này hình như sẽ có một vị trí rất lớn trong lịch sử tương lai của nghệ thuật Đông Dương”. Năm 1934, xuất phát từ những đòi hỏi của thực tế nghiên cứu và thực nghiệm về “sơn ta” ngày càng trở nên nghiêm túc và có triển vọng, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã “chính thức” mở xưởng kỹ thuật nghiên cứu “sơn ta”, đặt cơ sở cho sự hoàn thiện về mặt kỹ thuật và cho sự phát triển của tranh sơn mài. Bốn năm sau, 1938, trường đã được tổ chức lại và lấy tên là Trường Cao đẳng Mỹ thuật và Nghệ thuật thực hành Đông 7 Theo đó, nhà trường có hai ban chính: ban hội họa, điêu khắc và sơn mài và ban kiến trúc, đều thuộc ngành giáo dục đại . Ba ban phụ thuộc về nghệ thuật thực hành: ban trần thiết (bậc 2), ban kim hoàn và chạm trổ (bậc1, nghề thủ công), ban gốm (bậc1) và cuối cùng là một lớp bổ túc về hội họa và nghệ thuật trang trí. Thời kỳ này, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã thuộc quyền giám đốc của nhà điêu khắc évariste Jonchère (người chủ trương tăng cường giáo dục thủ công mỹ nghệ), sau cái chết của ông Victor Tardieu vào năm 1937. Như vậy là “sơn mài”, từ chỗ là một môn học thử nghiệm, đã trở thành một môn học cơ bản tương đương với hội họa và điêu khắc. Nếu bức tranh sơn mài “Bờ ao” (bình phong, sáu tấm, mỗi tấm 110x25cm) của Trần Quang Trân, sáng tác vào năm 1932, có thể được xem như bằng chứng đầu tiên khẳng định đẳng cấp “hội họa” đích thực của thể loại sơn mài - thì lịch sử biên niên của hội họa sơn mài trước và sau thời điểm ra đời của tác phẩm ấy quả là những bước đi dồn dập. Sơn mài - tuy xuất hiện có muộn hơn đôi chút so với tranh lụa và tranh khắc gỗ (là những chất liệu hội họa đã có nền tảng ở á Đông, tất nhiên) - nhưng có thể nói giấc mộng về một chất liệu hoàn toàn có tính dân tộc Việt Nam thì đã được các nghệ sĩ Việt Nam ấp ủ ngay từ ban đầu. Trong sách “Các họa sĩ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương”, họa sĩ Quang Phòng đã viết: “ Sự kiện đặc biệt quan trọng ở thời kỳ đầu xây dựng nền hội họa hiện đại Việt Nam là sự xuất hiện tranh sơn mài. Từ kỹ thuật “sơn ta” cổ truyền đến kỹ thuật “sơn mài hiện đại” là cả một bước ngoặt lớn - đánh dấu kỷ 8 nguyên về một chất liệu mới mang tính đặc thù dân tộc có khả năng áp dụng vào hội họa.” Đồng quan điểm với học giả người Pháp Claude Mahoudot, họa sĩ Quang Phòng khẳng định: “Người quan tâm đến vấn đề này (tức vấn đề chuyển hoá “sơn ta” vào hội họa sớm nhất là họa sĩ Joseph Inguimberty (1896 - 1971), bắt đầu ngay từ khi ông mới sang nhậm chức giảng viên môn trang trí Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, năm 1925.” Và dưới đây là một câu chuyện đã được họa sĩ Quang Phòng viết lại trong cuốn sách, theo lời kể trực tiếp của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn (1890 - 1973): “ Nguyên một buổi được họa sĩ Nam Sơn hướng dẫn đi vẽ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Joseph Inguimberty đã thực sự sửng sốt, bàng hoàng trước các hoành phi, câu đối, đồ thờ sơn son thếp vàng lâu đời, lên nước thời gian, ngả sang các gam màu vô cùng phong phú và kỳ lạ, ở nhà đại bái. Ông đã đề xuất ngay ý kiến với hiệu trưởng Victor Tardieu để đưa sơn ta vào chương trình nghiên cứu và thực tập Từ đó trở về sau, chất liệu sơn mài luôn luôn và bao giờ cũng là niềm kỳ vọng về sự sáng tạo một ngôn ngữ nghệ thuật riêng cho dân tộc của nhiều nghệ sĩ tài năng lớp trước ” Sách “Lê Phổ”, với lời tựa nhan đề “Người họa sĩ tuyệt diệu” của Waldemar George, xuất bản tại Paris, 1970, trong phần niên biểu cho biết: “1930. Ông tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương, nhận những bản hợp đồng đầu tiên: những bình phong lớn bằng sơn ta và tranh trang trí cho Dinh Toàn quyền. 9 1931. Ông được Toàn quyền Đông Dương chỉ định làm phụ tá cho ông Victor Tardieu, Giám đốc nghệ thuật Toà Angkor tại triển lãm thuộc địa Paris. Thành viên ban giám khảo ngành mỹ nghệ do Jean Dunand - một chuyên gia về đồ sơn phương Đông, người đã trang trí cho con tàu thủy chở khách Normandie bằng những tấm sơn nổi danh - làm chủ tịch ” Với bức hoành sáu tấm “Phong cảnh Bắc Kỳ”, sáng tác vào khoảng 1929- 1930 (sử dụng then, son, vàng và bạc ), in trong tập “Ba trường mỹ thuật Đông Dương”, nhân dịp Đấu xảo Paris 1931, có thể nói, Lê Phổ (1907-2002) là một trong số ít họa sĩ Việt Nam đầu tiên đặt chân trên con đường mới của chất liệu sơn ngàn năm cổ truyền của dân tộc. Tuy nhiên, theo họa sĩ Hoàng Tích Chù, trong tập giáo trình về sơn mài: “ kết quả những bước đầu ấy vẫn chưa thoát được những hình thức trang trí cổ điển vì kỹ thuật chưa phát triển được, nên còn tình trạng đóng khung trong những phương pháp cũ trong việc làm sơn cũng như pha chế chất liệu và màu sắc. Trong những thời kỳ ấy, mỗi màu sơn được sử dụng riêng cho những họa tiết, như núi thì màu đen, nhà cửa màu nâu, cây cối màu đỏ, trời thì thếp vàng hòa sắc chỉ vẻn vẹn có mấy màu đơn giản Từ màu nọ đến màu kia màu nào cũng đều sơn một nền màu nguyên vẹn, và mỗi màu sơn đều có cách biệt về mặt sơn cao thấp, nghĩa là trước khi bôi những màu sơn, trong lúc làm vóc phải can (in) bản họa tiết xuống và phải khắc những mảng màu cao thấp khác nhau của từng họa tiết một số sinh viên tiếp tục nghiên cứu thực nghiệm đã phát triển thêm một bước nữa cho chất liệu sơn mài bằng cách áp dụng phương pháp gắn vỏ trứng rồi mài nhẵn trên những hình vẽ 10 Nhưng vẫn phải còn chờ đợi một nghiên cứu tìm tòi mới nữa mới có thể đưa nền nghệ thuật sơn mài đến một trình độ nghệ thuật có khả năng diễn tả těnh cảm, biểu hiện được hiện thực” . Đến năm 1935, tại triển lãm SADEAI ( Hội An Nam khuyến khích Mỹ thuật và Kỹ nghệ) lần thứ nhất, tổ chức ở Hà Nội, mùa xuân, có khoảng 200 bức sơn dầu, lụa, khắc gỗ, mực tàu trên giấy bản, nhưng chỉ có một bức bình phong “sơn” duy nhất của Lê Phổ, kỹ thuật và bút pháp vẫn hoàn toàn theo lối cũ. Từ 1937, họa sĩ Lê Phổ sang Pháp định cư, và kể từ đó ông không còn có cơ hội để tiến xa hơn nữa trên con đường chinh phục chất liệu sơn mài - một công việc rất phù hợp với khả năng sáng tạo nghệ thuật toàn diện của ông. Năm 1927, nghệ nhân Đinh Văn Thành (tức Phó Thành hay còn gọi là Thiềng, sinh năm 1898 - mất 1977) đã được mời vào làm việc tại xưởng nghiên cứu “sơn ta” (sơ khai) của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, bên cạnh Joseph Inguimberty - giáo sư phụ trách chuyên ngành trang trí. “ Bác Thành kể lại cho tôi nghe cái việc tìm ra cách làm sơn mài - họa sĩ Lê Quốc Lộc đã ghi trong bài “Gặp gỡ nghệ nhân sơn mài cao tuổi Đinh Văn Thành” - Từ năm 1932, lớp sinh viên mỹ thuật thường sử dụng sơn ta để vẽ bài trang trí. Các thứ sơn cánh gián, sơn cánh gián pha son, lúc đó đều có pha dầu trẩu, gọi là sơn quang dầu. Vẽ xong, sơn khô là được, chứ không mài để ra tranh. Cho nên mặt sơn có dầu thường bóng loáng, gợn nét vẽ, không phẳng nhẵn, mịn màng như sơn mài về sau. Có lần anh Trần Văn Cẩn vẽ hình con phượng bằng sơn then, rồi phủ sơn son lên hình phượng, phủ bằng sơn không có dầu mà có nhựa thông khi sơn khô bác Thành đem mài, hình phượng rõ ra, mặt tranh nhẵn phẳng. Sự tìm tòi ra cách làm này mở đầu cho kỹ thuật mài sơn, khiến người giáo sư Pháp khi [...]... III ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẤT LIỆU SƠN MÀI: 1 Nền vóc sơn mài: 13 Chất liệu sơn mài không chỉ đặc biệt về kĩ thuật mà còn đặc biệt ở nền tranh và màu sắc Sơn mài được vẽ trên nền vóc Vóc sơn là cốt gỗ được bọc giấy hoặc vải, bó sơn và mài Từ cốt gỗ trải qua từ 8 đén 10 lượt nước sơn mới được tấm vóc đẻ làm tranh sơn mài Cuối cùng phải quét vài nước sơn sống đẻ ngâm chất hoặc pha them đất, hoặc đổ phù sa Cũng... Màu sắc: Nguyên liệu làm tranh sơn mài không giống với các chất liệu khác như sơn dầu, thuốc nước, lụa Bảng màu của sơn mài cổ truyền bao gồm: • Màu vàng của vàng ta • Mùa trắng của bạc, vỏ trứng, bột nhôm, bột thiếc • Màu đen của sơn then, của nền vóc • Màu nâu của sơn cánh gián • Màu đỏ: Chất bột son chế biến từ “thần sa” gồm son trai, son tươi, son thắm , son nhì Đến nay, bảng màu sơn mài đã phong... phẩm sơn mài của hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí được sáng tác với chất liệu chủ lực bằng sơn son, sơn then, vàng, bạc, vỏ trứng và sơn cánh gián Bởi vậy, ông đã tạo cho bức "Dọc mùng" một vẻ đẹp lộng lẫy, có chiều sâu bí ẩn, đưa kĩ thuật sơn mài lên đỉnh cao, khẳng định tầm quan trọng của chất liệu hội hoạ này trong nền mỹ thuật Việt Nam, đồng thời, đánh dấu sự khởi đầu cho khuynh hướng sáng tác đưa sơn mài. .. của tranh sơn mài truyền thống Việt Nam d Độ sâu trong tranh sơn mài truyền thống 19 Bản thân chất sơn để kết dính là sơn then và sơn cánh gián đã có đọ sâu rồi, không đâu dễ thấy một chất liệu có màu đen sâu thăm thẳm như sơn then rong tranh sơn mài Sơn cánh gián tốt thì trong hổ phách với độ sâu 1cm vẫn nhìn thấy Trong quá trình vẽ, sơn bay đi bay lại càng trong thì càng thấy độ sâu ở các lớp Cho... thọ cho đồ vật cần sơn, mỗi tác phẩm sơn mài có tuổi thọ 300-400 năm Sơn lót Sơn lót hực chất là khâu phù trợ nhưng cũng là một yêu cầu cần thiết Lót không chỉ làm bền vật liệu mà còn nhờ lót mà những chỗ lõm nhỏ trên bề mặt được lấp đầy và làm hoàn thiện hơn lên sản phẩm Sơn lót được dùng sơn nguyên chất, loại sơn tốt nhất không cần pha trộn gì hơn Điều đán g chú ý là trước khi sơn lót pải kiểm tra... truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh dợt I về văn học nghệ thuật (1996) Trần Văn Cẩn và phong cách sơn mài độc đáo Thời đó, chất liệu để làm tranh sơn mài chủ yếu là "sơn ta" "Sơn ta" đã có từ lâu đời ở Việt Nam - chuyên dùng để sơn các đồ thờ và đồ gia dụng Bảng màu của nó chỉ có: cánh gián - then - son - vàng - bạc; thêm xà cừ, vỏ trứng để khảm, gắn Các chất liệu khác pha chế vào không mấy khi đạt hiệu... dầu trong sơn cánh gián, nhựa chỉ có trong sơn then Sáng kiến đó đem lại một tác dụng rất tốt đẹp góp phần làm phong phú nền nghệ thuật của dân tộc sau này Bác Thành nhớ khá rõ, kể cho tôi nghe về các tác phẩm sơn không mài và có mài vào những năm 1932-1937 của các sinh viên vẽ sơn ta ngày trước: ông Nguyễn Đăng Bốn vẽ sơn ta không mài trên bình phong, cảnh chùa Láng; ông Phạm Hữu Khánh vẽ sơn mài trên... Sơn mài 35 PHẦN KẾT LUẬN Với Mỹ Thuật Việt Nam, sơn mài gần như là một kho tàng quý báu lưu giữ các giá trị nghệ thuật đặc trưng riêng cho nên hội hoạ cổ truyền và đương đại Việt Nam Ở mọi thời đại thì sơn mài vẫn thu hút được các hoạ sĩ, những người yêu mĩ thuật tìm hiểu và nghiên cứu Và cũng với sự say mê, bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của sơn mài mà em cũng có công góp nhặt, tìm tòi kiến thức về sơn mài. .. lên màu sơn cánh dán để chuyển màu và chất Sự kiện này đã đưa sơn ta từ lĩnh vực trang trí sang nghệ thuật hội hoạ Tuy học sơn dầu nhưng Trần Văn Cẩn cũng nghiên cứu về sơn mài, sau nhiều lần thất bại, ông đã thành công cùng với những hoạ sĩ khác như: Trần Quang Trân, Nguyễn Gia Trí, Lê Phổ, Phạm Hậu, Nguyễn Khang Ông đã có những đóng góp lớn cho sự ra đời và phát triển của nghệ thuật sơn mài mặc... trộn sơn khác lối vẫn làm từ xưa Hai người hì hục mà phải làm giấu giáo sư Hai lần thử không kết quả, đến lần thứ ba, mới thành công Với cách pha chế mới này, ông đã có thể vẽ nhiều lớp chồng lên nhau, và mài đều tất cả mặt tranh, cả đỏ, cả đen đều được Từ đó một số anh em khác như được khích lệ bởi kết quả của Trần Văn Cẩn, đã tìm thêm màu và thuật ngữ sơn mài ra đời” III ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẤT LIỆU SƠN MÀI: . thờ, và rất nhiều đồ dùng chất liệu sơn ta. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “ Chất liệu Sơn mài làm đề tài tiểu luận của mình. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Sơn mài là một chất liệu vô cùng độc đáo, nó. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẤT LIỆU SƠN MÀI: 1. Nền vóc sơn mài: 13 Chất liệu sơn mài không chỉ đặc biệt về kĩ thuật mà còn đặc biệt ở nền tranh và màu sắc. Sơn mài được vẽ trên nền vóc. Vóc sơn là cốt gỗ được. tranh sơn mài truyền thống Việt Nam. d. Độ sâu trong tranh sơn mài truyền thống 19 Bản thân chất sơn để kết dính là sơn then và sơn cánh gián đã có đọ sâu rồi, không đâu dễ thấy một chất liệu

Ngày đăng: 23/04/2015, 13:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang trí

  • Mài và đánh bóng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan