tiểu luận Nghiên cứu phát triển các hoạt động văn hóa vui chơi giải trí ở Hải phòng - thực trạng và giải pháp

24 2.6K 8
tiểu luận Nghiên cứu phát triển các hoạt động văn hóa vui chơi giải trí ở Hải phòng - thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÓM TẮT LUẬN VĂN "Văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay" Hải Phòng là thành phố cảng công nghiệp hiện đại; đô thị trung tâm cấp quốc gia, đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, một cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế động lực phía Bắc, một động lực phát triển kinh tế biển, một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại lớn của cả nước và trung tâm dịch vụ, du lịch, thủy sản, giáo dục, y tế của vùng duyên hải Bắc Bộ Trong những năm đổi mới Hải Phòng đã có bước phát triển mạnh mẽ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân thành phố được nâng lên rõ rệt. Các hoạt động sản xuất - kinh doanh, thương mại, du lịch, dịch vụ, giáo dục, thông tin, văn hóa thể thao diễn ra sôi động, thu hót đông đảo các tầng líp dân cư thành phố Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nhiều lễ hội dân gian đặc sắc, có khu du lịch biển, đảo (Đồ Sơn, Cát Bà ) là những địa điểm rất thuận lợi cho việc khai thác, tổ chức các hoạt động văn hóa giải trí cho nhân dân. Bên cạnh đó, sự phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, sự đa dạng của hệ thống thiết chế văn hóa: Bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa, cung văn hoá, nhà thi đấu TDTT, sự sôi động trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật đã đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày càng phong phú và đa dạng của các tầng líp nhân dân. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được trong phát triển văn hoá thành phố Hải Phòng cũng còn có những tồn tại, yếu kém trong hoạt động này: - Mét số cấp, ngành thành phố chưa có nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của văn hoá, văn hoá giải trí, còn quá coi trọng khía cạnh kinh tế trong lĩnh vực giải trí, coi nhẹ yếu tố văn hóa, cảnh quan, môi trường. - Quá trình đô thị hoá nhanh khiến diện tích đất dành cho các hoạt động giải trí công cộng (nhất là dành cho trẻ em) ngày càng bị thu hẹp lại. Tình trạng thiếu điểm vui chơi giải trí và các nội dung hoạt động phù hợp, còn khá phổ biến. - Vấn đề văn hóa giải trí cho số công nhân lao động ở nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài còn rất được quan tâm, chú ý. - Thành phố chưa phát huy hết các tiềm năng hiện có để phát triển lĩnh vực vui chơi giải trí như các tiềm năng trong: Du lịch, dịch vụ văn hoá công cộng, văn hoá nghệ thuật, phương tiện thông tin đại chúng Chưa huy động được tốt các nguồn lực trong nước và nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực vui chơi giải trí. Những tồn tại nêu trên cần sớm được khắc phục nhằm thúc đẩy sự phát triển văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời gian tới. Việc lùa chọn và nghiên cứu đề tài, "Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay" sẽ góp phần vào việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời gian qua, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm đưa văn hoá giải trí ở Hải Phòng trong thời gian tới tiếp tục phát triển mạnh mẽ và đúng hướng, góp phần đáp ứng nhu cầu văn hoá ngày càng đa dạng, phong phú của các tầng líp nhân dân thành phố. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu văn hóa giải trí và các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí đã được một số nhà nghiên cứu, lý luận văn hóa, quản lý văn hóa quan tâm, đã có một số đề tài, công trình của các tác giả đi trước đề cập đến những vấn đề mà luận văn nghiên cứu. - Đề tài "Nghiên cứu phát triển các hoạt động văn hóa vui chơi giải trí ở Hà Nội - thực trạng và giải pháp" do PGS.TS Phạm Duy Đức làm chủ nhiệm, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội là cơ quan chủ trì, thực hiện năm 2003 và công trình "Hoạt động giải trí ở đô thị Việt Nam hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn"do PGS.TS Phạm Duy Đức (chủ biên) - Luận án tiến sĩ xã hội học của Đinh Thị Vân Chi, "Nhu cầu giải trí của thanh niên. Nghiên cứu khuôn mẫu giải trí của thanh niên và sự đáp ứng nhu cầu giải trí tại Hà Nội" (9) hoàn thành năm 2001 - Công trình, Vai trò của văn hóa dân gian trong các sân chơi trên truyền hình của PGS,TS. Trần Thị Trâm . - Luận văn thạc sỹ Văn hoá học " Phương pháp và tổ chức hoạt động Cung văn hoá, Nhà văn hoá lao động trong thời kỳ đổi mới hiện nay" (7) hoàn thành năm 1998 và Luận án tiến sỹ Lịch sử " Giao tiếp và ứng xử với tư cách là thành tố văn hoá trong hoạt động doanh nghiệp thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" (8) của tác giả Nguyễn Văn Bính, hoàn thành năm 2003 - Luận văn tốt nghiệp Đại học chính trị - Học viện CTQG Hồ Chí Minh (khoá 2000 - 2004) của tác giả Hoàng Đình Thi đã nghiên cứu " Báo chí Hải Phòng với nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc" - Công trình, " Lễ hội truyền thống văn hoá tiêu biểu Hải Phòng" do tác giả Trịnh Minh Hiên (chủ biên) (24) Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một phần của bức tranh toàn cảnh về văn hóa và văn hoá giải trí của thành phố Hải Phòng. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích bản chất, chức năng của văn hóa giải trí và vai trò của văn hoá giải trí, đề tài đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động văn hóa giải trí ở Thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa giải trí ở thành phố Cảng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích bản chất của văn hóa giải trí, vai trò của văn hóa giải trí trong đời sống xã hội và sự phát triển, hoàn thiện con người - Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của văn hóa giải trí hướng tới xây dựng con người Hải Phòng năng động, sáng tạo trong thời kỳ đổi mới hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng - Phạm vi nghiên cứu: Văn hóa giải trí là một vấn đề rộng lớn. Vì vậy đề tài chỉ tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về văn hóa giải trí và phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay. Các phương hướng và giải pháp được đề xuất hướng tới năm 2010. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài được tiến hành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: Phương pháp lịch sử và lôgíc, phương pháp so sánh, tổng hợp, thống kê và điều tra xã hội học, phương pháp liên ngành (đô thị học, văn hoá học, xã hội học ) 6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài - Làm sáng tỏ hơn khái niệm, đặc trưng, bản chất của văn hóa giải trí và vai trò của văn hoá giải trí đối với việc xây dựng, hoàn thiện con người và phát triển kinh tế - xã hội. - Phân tích thực trạng văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời gian qua - Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa giải trí ở Thành phố Hải Phòng trong những năm tới. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài * Về phương diện lý luận - Nhận thức sâu sắc hơn quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc trong thời kỳ đổi mới hiện nay. - Phân tích và làm sáng tỏ vai trò của văn hóa giải trí trong việc nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, phát triển KT - XH, xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người trong thời kỳ đổi mới hiện nay. * Về phương diện thực tiễn Kết quả mà luận văn đạt được có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc tìm hiểu hoạt động văn hoá giải trí và công tác lãnh đạo và quản lý văn hóa hiện nay ở Thành phố Hải Phòng. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết: Chương 1 VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ GIẢI TRÍ TRONG ĐỜI SỐNG Xà HỘI HIỆN ĐẠI trong ®êi sèng x· héi hiÖn ®¹i 1.1. QUAN NIỆM VỀ VĂN HOÁ GIẢI TRÍ 1.1.1. Quan niệm về giải trí Giải trí là một từ Hán - Việt. "Từ điển Hán - Việt" của cụ Đào Duy Anh giải thích: Giải trí là khi làm việc rỗi, làm cho trí não được khoan khoái, gần nghĩa với giải trí là tiêu khiển, tiêu khiển là giải muộn, khuây sầu. Giải trí còn đồng nghĩa với vui chơi cho nên người ta thường nói vui chơi, giải trí. - Hoạt động giải trí của con người bắt nguồn từ nhu cầu(giải trí) thể hiện ở 2 khía cạnh: + Ở khía cạnh sinh học: Sự thoả mãn nhu cầugiải trí là điều kiên để cơ sở phục hồi sức khoẻ sau quá trình lao động, lấy lại thăng bằng tâm - sinh lý để cơ thể tiếp tục làm việc. + Ở khía cạnh xã hội: Con người giải trí không phải chỉ để giải trí. Mọi hoạt động của con người đều có mục đích và bởi vậy, giải trí cũng mang lại cho họ sự phát triển về trí tuệ và nhân cách, sự thư thái, sảng khoái và những khoái cảm thẩm mỹ. - Hoạt động giải trí của con người thường được diễn ra trong thời gian rỗi - đó là khoảng thời gian mà trong đó con người không bị thúc bách bởi nhu cầu sinh tồn, không bị chi phối bởi bất cứ nghĩa vụ khách quan nào, nó được dành cho các hoạt động tự nguyện, theo sở thích của chủ thể nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người. Như vậy, giải trí là một dạng hoạt động của con người đáp ứng những nhu cầu phát triển của con người về các mặt thể chất, trí tuệ và thẩm mỹ. Giải trí không chỉ là nhu cầu của từng cá nhân mà còn là nhu cầu của đời sống cộng đồng, xã hội. 1.1.2. Quan niệm văn hoá giải trí Khái niệm văn hoá xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại. Theo người Trung hoa cổ đại thì “Văn hoá” là sự kết hợp giữa “vẻ đẹp” và “giáo hoá”được dùng để chỉ một triều đại thống trị dùa trên sự giáo dục, thuyết phục con người. Ở Hy Lạp cổ đại thì thuật ngữ “Cultus” ban đầu có nghĩa là gỉo trồng ngoài đồng ruộng (Cultus- agree), sau được dùng với ý nghĩa là gieo trồng tinh thần (Cultus –animi – tức là văn hoá), chỉ sự nâng niu, nuôi dưỡng bản chất, phẩm giá của con người theo những cái hay, cái đẹp, cái tiến bộ, cái văn minh Đến nay trên thế giới đã có hàng trăm định nghĩa về văn hoá Ở Việt Nam,ngay từ những năm 40 của thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về văn hoá: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn " Chóng ta biết rằng, giải trí là một nhu cầu hoạt động văn hoá của con người. Giải trí mang ý nghĩa bao trùm là các hình thức vui chơi, thưởng thức. Giải trí là dạng hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần lành mạnh và bổ Ých của con người. Nói “Văn hoá giải trí” cũg tức là “văn hoá vui chơi””văn hoá vui chơi giải trí” cũng cóthể hiểu là hoạt động vui chơi giải trí có văn hoá, bằng các hoạt động và sản phẩm văn hoá và thông qua các hoạt động ăn hoá giải trí nhằm xây dựng, hoàn thiện nhân cách con người. Đến đây có thể nêu lên một định nghĩa về văn hoá giải trí như sau: Văn hoá giải trí là một bộ phận của đời sống văn hoá xã hội, bao gồm toàn bộ những hoạt động giải trí của các cá nhân, các cộng đồng xã hội diễn ra một cách tích cực, chủ động, lành mạnh và tiến bộ. Thông qua những trò chơi và những hoạt động giải trí tạo nên cho các cá nhân và cộng đồng xã hội một đời sống tinh thần phong phú và lành mạnh, hoàn thiện và phát triển. 1.1.3. Các loại hình văn hoá giải trí 1.1.3.1. Loại hình văn hoá giải trí gắn với các trò chơi: Các loại trò chơi là những hoạt động vừa mang tính thể lực, vừa mang tính tinh thần nhằm rèn luyện sức khoẻ, năng lực tinh thần cho những người tham gia chơi và cả những người cổ vũ cuộc chơi, như: 1.1.3.2. Loại hình văn hoá giải trí gắn với sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật Giải trí gắn với sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật giúp con người phát triển các năng lực cảm thụ, thể nghiệm chủ quan của con người. Nó làm cho đầu óc con người nhạy bén, linh hoạt, sắc cạnh trước các biểu hiện sinh động và phức tạp của đời sống. 1.1.3.3. Loại hình văn hoá giải trí gắn với thể dục thể thao Hoạt động thể dục thể thao là hoạt động văn hoá thể chất, rèn luyện thể chất làm con người trở nên khoẻ đẹp. Thể thao là thao diễn thân thể phô bày vẻ đẹp và sức mạnh thể lực của con người. 1.1.3.4. Loại hình văn hoá giải trí gắn với thông tin đại chúng Thông tin đại chúng vừa là một loại hình tác phẩm văn hoá vừa là một phương thức chuyển tải văn hoá. Vì vậy nó là một hoạt động giải trí cơ bản của con người và xã hội. 1.1.3.5. Loại hình văn hoá giải trí gắn với du lịch, dịch vụ Du lịch dịch vụ là một hoạt động văn hoá mang tính tổng hợp, nguyên hợp nhưng cũng mang tính chuyên biệt. Con người tham gia các hoạt động du lịch, dịch vụ vừa để đáp ứng nhu cầu thực dụng, vừa đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí. 1.1.3.6. Loại hình văn hoá giải trí gắn với lao động sản xuÊt Có thể chia loại hình này thành các hoạt động chính là: + Giải trí trong khi lao động cần thiết: Đó là loại hình diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất như nghe nhạc, chuyện trò (kể chuyện tiếu lâm ) + Vui chơi giải trí sau lao động cần thiết: Đây là sự chuyển trạng thái từ lao động sản xuất cần thiết sang một hình thức khác mang tính giải trí + Vui chơi giải trí bằng lao động sản xuất trong thời gian rỗi 1.1.3.7. Loại hình văn hoá giải trí gắn với Èm thực Ăn uống cũng là một hoạt động văn hoá. Ăn uống trở thành hoạt động văn hoá Èm thực khi ăn uống gắn với một nhu cầu tinh thần nào đó, thể hiện một trình độ văn hoá thẩm mỹ của con người. 1.2. CHỨC NĂNG Xà HỘI CỦA VĂN HOÁ GIẢI TRÍ Hoạt động văn hoá giải trí là một hoạt động thiết yếu của xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển về tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ và thể chất của con người. Văn hoá giải trí của con người bắt nguồn từ lao động sản xuất và có tác động trở lại thúc đẩy quá trình sản xuất của xã hội phát triển. Ở đây chúng tôi nhận thấy văn hoá giải trí có một số chức năng cơ bản sau đây: 1.2.1. Chức năng nhận thức của các hoạt động văn hoá giải trí Các hoạt động văn hoá giải trí cung cấp cho con người những hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh và bản thân mình. 1.2.2. Chức năng giáo dục Hoạt động văn hoá giải trí chân chính bao giê cũng mang ý nghĩa giáo dục, góp phần xây dựng và phát triển toàn diện co người cả về thể chất và tinh thần, đánh thức khát vọng vươn tới tự do, công bằng, dân chủ và khát vọng vươn tới cái đúng, cái tốt và cái đẹp. 1.2.3. Chức năng điều chỉnh quan hệ xã hội Các quan hệ xã hội không phải bao giê cũng diễn ra chỉ trong các quan hệ kinh tế, quan hệ công quyền mà còn diễn ra các quan hệ dân sự phức tạp. Nhu cầu được thoả mãn khát vọng dân chủ, bình đẳng, công khai trên cơ sở bình đẳng trước "luật chơi "chung luôn cuốn hót sự quan tâm của cộng đồng. 1.2.4. Chức năng kinh tế của các hoạt động văn hoá giải trí Trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường và đẩy mạnh CNH –HĐH, nhu cầu văn hoá giải trí của xã hội ngày càng gia tăng và các ngành công nghiệp, các ngành dịch vụ hướng vào sản xuất các sản phẩm văn hoá, đáp ứng nhu cầu văn hoá giải trí ngày càng tăng. Như vậy, các hoạt động văn hoá giải trí không chỉ hướng tới thoả mãn nhu cầu về tinh thần mà còn thực hiện chức năng kinh tế, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. 1.3. VĂN HOÁ GIẢI TRÍ TRONG Xà HỘI HIỆN ĐẠI 1.3.1. Văn hoá giải trí trong xã hội tiền công nghiệp và công nghiệp Ở các chế độ xã hội trước thời kỳ chủ nghĩa tư bản, năng suất lao động và mức thu nhập lao động xã hội thấp nên thời gian rỗi Ýt và tập trung vào những thời điểm “nông nhàn”, sau vô thu hoạch hoặc chờ vụ thu hoạch. Các hoạt động vui chơi giải trí tập trung xung quanh các sinh hoạt nghi lễ mang tính chất tôn giáo tín ngưỡng là chủ yếu. Trong xã hội công nghiệp, thời gian nhàn rỗi của các tầng líp dân cư xuất hiện nhiều hơn do năng suất lao động công nghiệp tăng lên việc sử dụng thời gian nhàn rỗi đã kéo theo quá trình hình thành một nền văn hoá đại chúng. Thời gian nhàn rỗi lúc này đã trở thành một bộ phận trong cuộc sống của những người dân. 1.3.2. Văn hoá giải trí trong xã hội hiện đại Quan niệm mới về giải trí được coi là sản phẩm của xã hội công nghiệp hiện đại. Đây là thời kỳ có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Năng suất lao động, đời sống vật chất cao. Nhu cầu giải trí, tiêu khiển, tìm kiếm cơ hội trong thông tin, thể thao, nghệ thuật, giao tiếp cộng đồng của công chúng ngày càng phát triển. Các quan hệ trong hoạt động vui chơi giải trí chuyển đổi mạnh sang sản xuất hàng hoá, biến các hoạt động giải trí có thể lưu thông trên thị trường và đem lại lợi nhuận cho các chủ thể của nó trong tổ chức hoạt động giải trí. Chương 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA GIẢI TRÍ Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY 2.1. KHÁI QUÁT SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI VÀ VĂN HOÁ Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY 2.1.1. Sự phát triền kinh tế, văn hoá - xã hội của thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới Thành phố Hải Phòng có diện tích là 1.507,6km 2 , dân số 1.723.500 người. Trong những năm qua, thành phố Hải Phòng đã phát huy tốt tiềm năng, lợi thế và nội lực, kinh tế thành phố tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, năm sau cao hơn năm trước và luôn tăng gấp 1,5 lần so với mức tăng chung của cả nước, đặc biệt là năm 2005 là 12,25%, đây là năm GDP của thành phố đạt mức cao nhất từ trước tới nay. [...]... nay, luận văn " Văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay" đã đánh giá thực trạng và đề xuất các phương hướng và giải pháp phát triển văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời gian tới, làm cho văn hoá giải trí trở thành một động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, nhu cầu tinh thần ngày càng cao của nhân dân thành phố Hải Phòng. .. hoá các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí nhằm khai thác các tiềm năng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội vào xây dựng môi trường văn hoá giải trí lành mạnh ở Hải Phòng 3.3.7 Tăng cường đầu tư cho phát triển văn hoá giải trí Việc phát triển văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời gian tới đòi hỏi phải gia tăng các nguồn lực đầu tư của nhà nước và xã hội 3.3.8 Tăng cường quản lý các hoạt. .. hoá lâu đời là cơ sở để phát triển văn hoá vui chơi giải trí Các loại hình văn hoá vui chơi giải trí trong gia đình, trong cộng đồng dân cư, ở các trung tâm vui chơi giải trí công cộng, ở các trung tâm văn hoá thể thao, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật và các loại hình vui chơi giải trí trên sóng phát thanh, truyền hình, báo chí đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu văn hoá tinh thần của các tầng líp nhân dân... HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA GIẢI TRÍ Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THỜI KỲ 2006 – 2010 3.1 DỰ BÁO VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI - VĂN HOÁ VÀ NHU CẦU VĂN HOÁ GIẢI TRÍ Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1 Về sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng thời kỳ 2005 - 2010 Đến đầu năm 2005 dân số của Hải Phòng có trên 1,7 triệu người, dự báo đến năm 2010 dân số Hải Phòng. .. nữa các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực vui chơi giải trí 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VĂN HOÁ GIẢI TRÍ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VĂN HÓA GIẢI TRÍ Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.3.1 Những ưu điểm và yếu kém trong hoạt động văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng Điều kiện phát triển kinh tế và đặc điểm dân cư ở thành phố Hải Phòng gắn liền với truyền thống văn. .. m2/ người - Kinh phí dành cho hoạt động của ngành Văn hoá - Thông tin thành phố còn ở mức thấp do vậy hoạt động văn hoá giải trí ở thành phố gặp nhiều khó khăn 2.3.2 Về hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động văn hoá vui chơi giải trí ở Hải Phòng thời gian qua 2.3.2.1 Các chủ thể quản lý hoạt động văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 3 chủ thể... đổi mới vừa qua đã tác động mạnh mẽ tới nhu cầu văn hoá vui chơi giải trí của nhân dân thành phố Hải Phòng Để đáp ứng nhu cầu đó của nhân dân, các ngành hữu quan ở thành phố Hải Phòng đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí ở nhiều loại hình văn hoá giải trí, gồm: 2.2.1 Hoạt động văn hoá giải trí qua các thiết chế văn hoá công cộng 2.2.1.1.Bảo... thời phê phán xu hướng giải trí tiêu cực, chống các phản giá trị trong lĩnh vực văn hoá vui chơi giải trí KẾT LUẬN 1- Từ việc nhận thức toàn diện và sâu sắc hơn về vai trò, vị trí, chức năng xã hội của các hoạt động vui chơi giải trí, coi các hoạt động vui chơi giải trí như một bộ phận trọng yếu của văn hoá, có tác động to lớn đến việc xây dựng môi trường văn hoá, xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống... tu bổ, tôn tạo Văn học nghệ thuật Hải Phòng đã phản ánh được nhịp sống sôi động của thành phố, tôn vinh các giá trị tốt đẹp, phê phán thãi hư tật xấu, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần vui chơi, giải trí của nhân dân Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, Hải Phòng có bước phát triển tốt 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ GIẢI TRÍ Ở HẢI PHÒNG Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trong... thuật - Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật hệ thống các cơ sở biểu diễn nghệ thuật và các chương trình biểu diễn văn nghệ-nghệ thuật - Ngành văn hoá phối hợp với các ngành du lịch - dịch vụ, TDTT và các tổ chức xã hội sử dụng cơ sở vật chất-kỹ thuật để tổ chức biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động văn hoá giải trí khác - Phát triển thị trường dịch vụ văn . mà luận văn nghiên cứu. - Đề tài " ;Nghiên cứu phát triển các hoạt động văn hóa vui chơi giải trí ở Hà Nội - thực trạng và giải pháp& quot; do PGS.TS Phạm Duy Đức làm chủ nhiệm, Sở Văn hóa. VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA GIẢI TRÍ Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THỜI KỲ 2006 – 2010 3.1. DỰ BÁO VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI - VĂN HOÁ VÀ NHU CẦU VĂN HOÁ GIẢI TRÍ Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. mạnh và bổ Ých của con người. Nói Văn hoá giải trí cũg tức là văn hoá vui chơi văn hoá vui chơi giải trí cũng cóthể hiểu là hoạt động vui chơi giải trí có văn hoá, bằng các hoạt động và sản

Ngày đăng: 23/04/2015, 11:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan